You are on page 1of 74

CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG VÀ


CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Kế toán các khoản dự phòng


3.1.1. Kế toán dự phòng tổn thất tài sản.
3.1.2. Kế toán dự phòng nợ phải trả
3.2. Các bút toán điều chỉnh Báo cáo tài chính
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
3.1. Kế toán các khoản dự phòng

❑ NGUYÊN TẮC CHUNG


✓ Thời điểm lập dự phòng: cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối
kỳ kế toán giữa niên độ
✓ Phương pháp trích lập hay hoàn nhập dự phòng: Số
chênh lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn giữa số dự phòng phải
trích lập cho kỳ sau và số dự phòng đã trích lập chưa sử
dụng hết;
✓ Phương pháp ghi nhận: Trích lập (hoặc trích lập bổ sung)
ghi tăng vào chi phí; còn hoàn nhập ghi giảm chi phí.
✓ Thực hiện theo Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày
08/08/2019 về Hướng dẫn chế độ trích lập và xử lý các
khoản dự phòng
3.1.1. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN

❑ Tổn thất tài sản là sự giảm


giá trị của một tài sản do
giá trị có thể thu hồi nhỏ
hơn giá trị sổ sách.

❖ Nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất tài sản:


➢ Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận có sự suy giảm
giá trị của tài sản trong doanh nghiệp.
(1) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

❑ Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự


phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá
các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì
mục đích kinh doanh;

❑ Đối tượng trích lập dự phòng:


✓ Là các loại chứng khoán được DN
đầu tư theo đúng quy định của
pháp luật,
✓ Được tự do mua bán trên thị
trường mà tại thời điểm lập BCTC
có giá thị trường giảm so với giá
đang hạch toán trên sổ kế toán.
(1) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

NGUYÊN TẮC

a) Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối


với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi
có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị
trường của các loại chứng khoán DN đang
nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so
với giá trị ghi sổ.

b) Xác định số dự phòng phải trích lập:


Số dự phòng giảm giá CK = Số lượng từng loại CK bị
giảm giá x (Giá ghi sổ của CK – Giá thị trường của CK)
(1) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

NGUYÊN TẮC

▪ c) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản Dự phòng giảm giá
chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập
BCTC:
✓ Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự
phòng đang ghi trên sổ kế toán thì DN trích lập bổ sung số
chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
✓ Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư DP đã
lập năm trước chưa sử dụng hết thì DN hoàn nhập số
chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.
(1) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

❑ TK sử dụng: TK 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán


kinh doanh
✓ Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn
nhập khoản dự phòng giảm giá CKKD.

TK 2291
✓ Hoàn nhập dự ✓ Trích lập dự
phòng CKKD phòng CKKD

✓ Số dư Có: Số dự
phòng CKKD hiện có
(1) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

Trình tự kế toán
TK635
TK2291

(1)
Trích lập hoặc trích lập bổ sung dự
phòng CKKD

(2)
Hoàn nhập dự phòng CKKD
(1) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH
VÍ DỤ 1:
Trích tài liệu tại cty ABC liên quan đến các loại CKKD như sau: (ĐVT:
1.000đ)
I.Ngày 1/1/N, số dư TK 121: 0, TK 2291: 0
II.Các nghiệp vụ phát sinh trong năm N:
1.Ngày 15/3/N, mua 20.000 cổ phiếu cty X, mệnh giá 10/1CP, giá mua
12/CP, tổng chi phí mua 40.000; được thanh toán bằng TGNH.
2.Ngày 25/4/N, mua 10.000 trái phiếu dài hạn của cty M, mệnh giá 100/1TP,
giá mua 105/1TP, tổng chi phí mua 50.000; được thanh toán bằng
TGNH.
3.Ngày 31/12/N, giá thị trường của cổ phiếu cty X là 11/1CP, trái phiếu cty
M là 120/1TP.
III.Trong năm N+1:
1.Ngày 2/5/N+1, bán 20.000 cổ phiếu cty X, giá bán 10/1CP, tổng chi phí bán
10.000; được thanh toán bằng TGNH.
2.Ngày 25/6/N+1, bán 5.000 trái phiếu dài hạn của công ty M, giá bán
130/1TP; được thanh toán bằng TGNH.
3.Ngày 31/12/N+1, giá thị trường của trái phiếu cty M là 105/1TP
(1) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH
VÍ DỤ 1:
Trích tài liệu tại cty ABC liên quan đến các loại CKKD như sau:
(ĐVT: 1.000đ)
I.Ngày 1/1/N, số dư TK 121: 0, TK 2291: 0
II.Các nghiệp vụ phát sinh trong năm N:
1.Ngày 15/3/N, mua 20.000 cổ phiếu cty X, mệnh giá 10/1CP, giá mua
12/CP, tổng chi phí mua 40.000; được thanh toán bằng TGNH.
Nợ TK 1211(CP X): 280.000
Có TK 1121: 280.000
2.Ngày 25/4/N, mua 10.000 trái phiếu dài hạn của cty M, mệnh giá
100/1TP, giá mua 105/1TP, tổng chi phí mua 50.000; được thanh toán
bằng TGNH.
Nợ TK 1212 (TP M): 1.100.000
Có TK 1121: 1.100.000
3.Ngày 31/12/N, giá thị trường của cổ phiếu cty X là 11/1CP, trái phiếu
cty M là 120/1TP.
Mức DPGG CKKD cần lập: - CP X: 20.000x(14-11)= 60.000
Nợ TK 635: 60.000
Có TK 2291: 60.000
(2) Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

❑ Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị


khác: Là khoản DP tổn thất do DN nhận
vốn góp đầu tư (công ty con, LD, LK) bị lỗ,
dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn
hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị
các khoản đầu tư vào công ty con, công ty
LD, LK
(2) Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

NGUYÊN TẮC

a) Đối với khoản Đầu tư vào công ty liên doanh,


liên kết, nhà đầu tư chỉ trích lập khoản dự phòng do
công ty liên doanh, liên kết bị lỗ nếu Báo cáo tài
chính không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên
kết
(2) Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

NGUYÊN TẮC

✓ Riêng khoản đầu tư mà nhà ĐT nắm giữ lâu dài (không phân
loại là CKKD) và không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được
ĐT (đầu tư dài hạn khác), việc lập DP được thực hiện như sau:
• + Đối với khoản ĐT vào CP niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản ĐT
được xác định tin cậy, việc lập DP dựa trên giá trị thị trường của CP
(tương tự như DP giảm giá CKKD);
• Đối với khoản ĐT không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm
báo cáo, việc lập DP được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được
ĐT (trừ TH lỗ đã được xác định theo kế hoạch trong phương án kinh
doanh trước khi đầu tư) (DP tổn thất ĐT vào đơn vị khác)
✓ Điều kiện: Chỉ thực hiện trích lập DP khi tổng số vốn đầu tư thực tế
của CSH cao hơn tổng giá trị vốn CSH thực có của tổ chức kinh tế
được đầu tư
(2) Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

NGUYÊN TẮC

b) Việc trích lập và hoàn nhập khoản DP tổn thất ĐT vào đơn
vị khác được thực hiện ở thời điểm lập BCTC cho từng khoản
ĐT theo nguyên tắc:
✓ Nếu số DP phải lập năm nay cao hơn số dư DP đang ghi
trên sổ kế toán thì DN trích lập bổ sung số chênh lệch đó
và ghi nhận vào chi phí tài chính
✓ Nếu số DP phải lập năm nay thấp hơn số dư DP đã lập
năm trước chưa sử dụng hết thì DN hoàn nhập số chênh
lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính
(2) Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

❑ TK sử dụng: TK 2292 – DP tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: TK


này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự
phòng do DN nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư
có khả năng mất vốn.
TK 2292
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
✓ Hoàn nhập dự phòng tổn ✓ Trích lập dự phòng tổn
thất ĐT vào đơn vị khác thất Đầu tư vào đơn vị
✓ Bù đắp giá trị khoản ĐT khác
vào đơn vị khác khi có QĐ
dùng số DP đã lập để bù
đắp số tổn thất xảy ra.

✓ Số dư Có: Số dự phòng
tổn thất Đầu tư vào đơn
vị khác hiện có
(2) Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

Trình tự kế toán

(2) Hoàn nhập dự phòng tổn thất Đầu tư vào đơn vị khác

TK 635
TK 2292
(1)Trích lập hoặc trích lập bổ sung dự
phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

TK 221, 222, 228 TK111,112

Số đã lập DP

(3) Các khoản đầu tư thực sự không


có khả năng thu hồi hoặc thu hồi
Số chưa lập dự
thấp hơn giá gốc ban đầu
phòng
(2) Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

Ví dụ 2: Trích tài liệu tại Cty A như sau: (ĐVT: 1.000d)


I. Số dư ngày 31/12/N của 1 số TK:
- TK 221: 3.600.000 (góp vốn vào cty D, tỷ lệ vốn góp 60%)
- TK 222: 1.200.000 (góp vốn vào cty liên doanh X, tỷ lệ vốn góp 25%)
- TK 228: 200.000 (20.000 CP thường của cty niêm yết Y)
- TK 2292: 100.000 (trước khi trích lập DP năm N)
II. Tại ngày 31/12/N, giá thị trường của CP cty D là 11/1CP, cổ phiếu cty Y 12/1CP
- Tại ngày góp vốn, vốn góp của chủ SH của D là 6.000.000. Ngày 31/12/N, do thua lỗ,
tổng vốn chủ sở hữu của D là 5.400.000.
- Tại ngày góp vốn, vốn góp của chủ SH của X là 4.800.000. Ngày 31/12/N, do thua lỗ,
tổng vốn chủ sở hữu của X là 4.000.000.
Tính mức trích lập DP tổn thất ĐT vào đơn vị khác năm N? ĐKKT?
Mức DP tổn thất ĐT vào đvi khác trích lập tại 31/12/N
-ĐT vào cty con D: (6.000.000-5.400.000)x60%=360.000
-ĐT vào cty LD X: (4.800.000-4.000.000)x25%= 200.000
Cộng: 560.000
→Số DP trích bổ sung: 560.000-100.000=460.000
ĐK: Nợ TK 635: 460.000
Có TK 2292: 460.000
(3) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

❑ DP phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá


trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm
giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các
khoản phải thu, khó có khả năng thu hồi.
(3) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

NGUYÊN TẮC

a) DN trích lập DP phải thu khó đòi khi:


✓ Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong HĐKT, các khế
ước vay nợ, bản cam kết HĐ hoặc cam kết nợ, DN đã đòi
nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.
✓ Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu
được xác định là khó đòi phải trích lập DP được căn cứ vào
thời gian trả nợ gốc theo HĐ mua, bán ban đầu, không tính
đến việc gia hạn nợ giữa các bên;
✓ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ
đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải
thể, mất tích, bỏ trốn;
(3) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

NGUYÊN TẮC
b) Điều kiện, căn cứ trích lập DP nợ phải thu khó đòi
✓ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số
tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước
vay nợ, bản thanh lý HĐ, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...
✓ Mức trích lập DP các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện
theo quy định hiện hành.
✓ Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

c) Xác định số dự phòng phải trích lập:


✓ 30%: quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
✓ 50%: quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
✓ 70%: quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
✓ 100%: quá hạn từ 3 năm trở lên
✓ Đối với nợ chưa đến hạn thanh toán: DN dự kiến tổn thất
để trích lập dự phòng
(3) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

NGUYÊN TẮC

▪ d) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải


thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập BCTC.
✓ Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ
kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó
đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn
được ghi tăng dự phòng và ghi tăng CPQLDN
✓ Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ
kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó
đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn
được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm
CPQLDN
(3) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

NGUYÊN TẮC

e) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều
năm, DN đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng
vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không
có khả năng thanh toán thì DN có thể phải làm các thủ tục bán
nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải
thu khó đòi trên sổ kế toán (điều kiện xóa nợ theo thông tư
228). Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện
theo quy định của pháp luật và điều lệ DN. Số nợ này được
theo dõi trong hệ thống quản trị của DN và trình bày trong
Thuyết minh BCTC. Nếu sau khi đã xoá nợ, DN lại đòi được
nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào TK 711 "Thu
nhập khác".
(3) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

TK sử dụng: TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi: phản ánh


tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản DP các khoản phải
thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

TK 2293
✓ Bù đắp phần giá trị đã ✓ Trích lập dự phòng nợ
được lập DP của khoản phải thu khó đòi
nợ không thể thu hồi
được phải xóa sổ.
✓ Hoàn nhập dự phòng

✓ Số dư Có: Số dự phòng nợ
phải thu khó đòi hiện có
(3) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI
2 - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
Trình tự kế toán
TK2293 TK642(6)

1- Trích lập hoặc trích lập bổ sung DP


phải thu khó đòi

Phần đã
TK131,138 lập DP Phần chưa
lập DP
3 - Các khoản nợ phải thu khó đòi khi
xác định thực sự là không đòi được.

TK711 TK111,112

4 - Các khoản nợ phải thu khó đòi đã


được xử lý xoá nợ nhưng sau đó thu
hồi được.
Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Ví dụ 3
1.Trích tài liệu ngày 31/12/N tại cty A như sau: (ĐVT: 1.000đ)
- Số dư của TK 2293 (trước khi lập DP): 180.000
-Phải thu cty HP, số tiền 500.000, quá hạn 10 tháng
-Phải thu cty TA, số tiền 600.000, quá hạn 20 tháng
-Phải thu cty B, số tiền 400.000, chưa đến hạn thanh toán nhưng cty B đang làm
thủ tục phá sản; cty A ước tính tổn thất từ khoản phải thu cty B là 300.000
2. Trong năm N+1:
-Ngày 3/5/N+1, thu được 20.000 bằng TGNH từ khoản phải thu cty B
-Ngày 6/7/N+1, cty B có quyết định phá sản của tòa án, số nợ còn lại của cty B
không thu hồi được, cty A xử lý xóa khoản nợ của cty B
-Ngày 31/12/N+1, có các tài liệu sau:
+ Phải thu cty HP, số tiền 500.000, quá hạn 22 tháng
+ Phải thu cty TA, số tiền 600.000, quá hạn 32 tháng
(4) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

❑ Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho: Là


khoản dự phòng khi có sự suy giảm của
giá trị thuần có thể thực hiện được so với
giá gốc của hàng tồn kho.
(4) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

NGUYÊN TẮC

❑ a) DN trích lập DP giảm giá HTK phải lập khi có


những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị
thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của HTK.
▪ Đối tượng trích lập dự phòng:
✓ NLVL, CCDC, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dở
dang, chi phí dịch vụ dở dang khi giảm giá, hư hỏng,
lỗi thời, hoặc CP hoàn thiện, CP bán hàng tăng lên
✓ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh giá gốc
HTK
✓ Là HTK thuộc quyền sở hữu của DN tại thời điểm lập
BCTC
(4) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

NGUYÊN TẮC

❑ b) Lập dự phòng giảm giá HTK phải tính theo từng loại
VT, HH, SP tồn kho. Đối với DV cung cấp dở dang, việc
lập DP giảm giá HTK phải được tính theo từng loại DV có
mức giá riêng biệt.

❑ c) Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK là giá
bán ước tính của HTK trong kỳ SXKD bình thường trừ
(-) CP ước tính để hoàn thành SP và CP ước tính cần
thiết cho việc bán chúng.
(4) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

NGUYÊN TẮC

❑ d) Khi lập BCTC, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần
có thể thực hiện được của từng loại vật tư, HH, từng loại DV
cung cấp dở dang, xác định khoản DP giảm giá HTK phải lập:
✓ Nếu khoản DP giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này
lớn hơn khoản DP giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế toán thì số
chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng Giá
vốn hàng bán.
✓ Nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế
toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên
sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm
dự phòng và ghi giảm Giá vốn hàng bán.
(4) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

❑ TK sử dụng: TK 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:


phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
TK 2294
✓ Bù đắp phần giá trị đã ✓ Trích lập dự phòng
được lập DP của HTK đã giảm giá HTK
bị hủy bỏ do hết hạn sử
dụng, mất phẩm chất…
✓ Hoàn nhập dự phòng

▪ Số dư Có: Số dự phòng
giảm giá HTK hiện có
(4) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Trình tự kế toán (1b) Hoàn nhập dự phòng

TK2294 TK 632
(1a)Trích lập; hoặc trích lập bổ
sung DP giảm giá HTK

TK152,153,155...

(2) Xử lý giá trị tổn thất thực tế HTK bị hủy bỏ do


hết hạn sử dụng, mất phẩm chất
(4) KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Ví dụ 4: Trích tài liệu ngày 31/12/N, HTK của công ty H như sau: (ĐVT: 1.000đ)
- Vật liệu A: số lượng 1.500 kg, giá gốc 21/kg, GTT có thể thực hiện được
19/kg
- Vật liệu B: số lượng 2.500 kg, giá gốc 15/kg, GTT có thể thực hiện được 14/kg
- Sản phẩm X, số lượng 2.000 SP, giá gốc 55/SP, giá bán ước tính 60/SP, CP bán
ước tính 2/SP
- Sản phẩm Y, số lượng 1.000 SP, giá gốc 46/SP, giá bán ước tính 45/SP, CP bán
ước tính 3/SP
- Sản phẩm Z, số lượng 3.000 SP, giá gốc 48/SP, giá bán ước tính 50/SP, CP bán
ước tính 5/SP
Biết rằng:
+ Số dư TK 2294 trước khi trích DP giảm giá HTK là 40.000
+ Vật liệu A được dùng để SX sản phẩm X, vật liệu B được dùng để SX sản phẩm
Y.
+ Trong 3.000 SP Z tồn kho có 2.000 SP dự trữ cho hợp đồng không hủy ngang
với giá bán 60/SP, CP bán ước tính của hợp đồng là 6/SP
3.1.2. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

❑ Dự phòng: Là một khoản nợ phải trả không chắc


chắn về giá trị hoặc thời gian

▪ Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải trả.


➢ Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các
điều kiện sau:
✓ a) Đơn vị có nghĩa vụ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc
nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy
ra;
✓ b) Đơn vị có thể chắc chắn rằng phải sử dụng các
nguồn lực gắn liền với những lợi ích kinh tế để thanh
toán nghĩa vụ; và
✓ c) Giá trị của nghĩa vụ có thể được ước tính một cách
đáng tin cậy.
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

✓ Giá trị được ghi nhận của khoản dự phòng phải trả
là giá trị được ước tính hợp lí nhất về các chi phí cần
thiết để thanh toán nghĩa vụ hiện tại tại thời điểm
kết thúc kì báo cáo.
✓ Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng
yếu, thì giá trị của một khoản dự phòng cần được
xác định là giá trị hiện tại của khoản chi phí dự tính
để thanh toán nghĩa vụ nợ.
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


❑ Khoản DP phải trả được lập tại thời điểm lập BCTC:
▪ TH số DP phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự
phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì
số chênh lệch được ghi nhận vào CPSXKD của kỳ kế toán đó.
▪ TH số DP phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng
phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số
chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm CPSXKD của kỳ
KT đó.
▪ Đối với DP phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập
cho từng công trình xây lắp. TH số DP phải trả về bảo hành
công trình xây lắp đã lập lớn hơn CP thực tế phát sinh thì số
CL được hoàn nhập ghi vào TK 711 “TN khác”.
▪ Chỉ những khoản CP liên quan đến khoản DP phải trả đã lập
ban đầu mới được bù đắp bằng khoản DP phải trả đó
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá,


công trình xây lắp
▪ Dự phòng chi phí cho những SP, HH, công trình xây lắp
đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng DN vẫn có
nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo HĐ
hoặc cam kết với khách hàng.
▪ Phương pháp ghi nhận:
✓ Sản phẩm hàng hoá: trích lập hoặc hoàn nhập: tăng,
giảm CP BH
✓ Công trình xây lắp: trích lập ghi tăng CP SXC, hoàn nhập
ghi tăng thu nhập khác
✓ Hết thời hạn bảo hành: số dư được hoàn nhập ghi tăng
TN khác
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá,


công trình xây lắp

Ví dụ 5: Công ty LV cung cấp bảo hành 1 năm cho tất cả


các sản phẩm động cơ mà họ bán.
Trong năm 2015, công ty đã sản xuất và bán được 1000
động cơ. Thống kê trong quá khứ cho thấy ước tính có
khoảng 10% số động cơ cần sửa chữa với chi phí sửa
chữa trung bình là 4.000/1 động cơ
Yêu cầu: Xác định dự phòng về bảo hành sản phẩm LV
phải ghi nhận?(đvt: 1.000đ)
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá,


công trình xây lắp

• Một DN bán hàng cho khách hàng có kèm giấy bảo hành sửa chữa các
hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong vòng 6 tháng sau khi
mua. Nếu tất cả các SP bán ra đều có lỗi hỏng hóc nhỏ thì tổng CP sửa
chữa là 100 trđ, nếu tất cả các SP bán ra đều có lỗi hỏng hóc lớn thì
tổng CP sửa chữa là 400 trđ.
• Kinh nghiệm cho thấy, 75% SP bán ra không bị hỏng hóc, 20% SP bán
ra sẽ hỏng hóc nhỏ và 5% SP bán ra sẽ có hỏng hóc lớn.
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về tái cơ cấu doanh nghiệp

❑ Tái cơ cấu: Ví dụ về những sự kiện nằm trong định nghĩa về


"tái cơ cấu":
✓ a) Bán hoặc chấm dứt một dây chuyền sản xuất sản phẩm;
✓ b) Đóng cửa cơ sở kinh doanh ở một địa phương, một quốc
gia khác hoặc chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ địa
phương này, quốc gia này sang một địa phương hoặc một
quốc gia khác;
✓ c) Thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý, ví dụ loại bỏ một cấp
quản lý;
✓ d) Hoạt động tái cơ cấu cơ bản sẽ gây ra tác động lớn đến
bản chất và mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về tái cơ cấu doanh nghiệp

Một khoản DP cho các khoản CP tái cơ cấu DN chỉ được ghi
nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản DP
theo quy định tại VAS 18. Khi tiến hành tái cơ cấu DN thì
nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi DN:
- Có KH chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu DN,
trong đó phải có ít nhất 5 ND sau:
+ Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan;
+ Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;
+ Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được
nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;
+ Các khoản CP sẽ phải chi trả; và
+ Khi nào kế hoạch được thực hiện.
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về tái cơ cấu doanh nghiệp

- Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng
và tiến hành quá trình TCC bằng việc bắt đầu thực hiện KH đó hoặc
thông báo những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh
hưởng của việc TCC
h) Một khoản DP cho việc TCC chỉ được dự tính cho những CP trực
tiếp PS từ hoạt động TCC, đó là những CP thoả mãn cả 2 đk:
- Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu;
- Ko liên quan đến các hoạt động thường xuyên của DN.
Khoản DP cho việc tái cơ cấu không bao gồm các CP như:
- Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có;
- Tiếp thị;
- ĐT vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.
+ Mức trích lập hoặc hoàn nhập: tăng, giảm CP QLDN
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về tái cơ cấu doanh nghiệp

Ví dụ 6: Tái cơ cấu DN – Đóng cửa một bộ phận

• Vào ngày 12/12/20X0, ban giám đốc đã quyết


định sẽ đóng cửa một bộ phận. Trước ngày kết
thúc kì báo cáo (31/12/20X0), quyết định này
chưa được thông báo tới những đối tượng chịu
ảnh hưởng từ quyết định này và ban giám đốc
cũng chưa tiến hành hành động nào để thực
hiện quyết định đóng cửa này.

43
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả về tái cơ cấu doanh nghiệp


Ví dụ 7: tái cơ cấu đơn vị – Đóng cửa một bộ phận

• Vào ngày 12/12/20X0, ban giám đốc đã quyết định sẽ


đóng cửa bộ phận A. Vào ngày 20/12/20X0, kế hoạch
chi tiết về việc đóng cửa bộ phận này đã được ban
giám đốc thông qua. Thông báo đã được gửi tới những
khách hàng của bộ phận này để khuyến cáo họ tìm
nguồn cung cấp mới. Đồng thời nhận viên của bộ phận
này cũng nhận được thông báo về việc đóng cửa.

44
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn


✓ Hợp đồng có rủi ro lớn: Là hợp đồng trong đó
những chi phí không thể tránh được buộc phải
trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng
vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp
đồng đó.
✓ Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì
nghĩa vụ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi
nhận và đánh giá như một khoản dự phòng
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn

▪Ví dụ 8:

Công ty A kí hợp đồng thuê tòa nhà trong vòng 10 năm. Tiền thuê hàng năm
theo thỏa thuận là $36.000. Công ty đã quyết định thay đổi trụ sở công ty
khi hợp đồng thuê vẫn còn thời hạn là 5 năm. Công ty A được phép cho thuê
lại tòa nhà này, và mặc dù giá văn phòng cho thuê đã giảm công ty A cho
rằng họ có thể cho thuê lại tòa nhà với giá là $24.000/ năm trong vòng 5
năm còn lại
Xác định khoản dự phòng công ty A phải ghi nhận liên quan tới hợp đồng
thuê tòa nhà?
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng nợ phải trả khác:

Bao gồm khoản DP trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật,
khoản DP cho việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (theo yêu
cầu kỹ thuật),...
+ Mức trích lập hoặc hoàn nhập:
- DP trợ cấp thôi việc: tăng, giảm CP QLDN
- DP cho việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ: tăng, giảm CP SXKD
liên quan đến bộ phận có TSCĐ
- DP cho các khoản CP hoàn nguyên môi trường, CP thu dọn, khôi
phục và hoàn trả mặt bằng: tăng, giảm CPSXC
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

Dự phòng nợ phải trả khác:

Ví dụ 9:

• Công ty A sản xuất SP thể thao vừa cho ra đời loại giầy
thể thao mới nhưng bị kiện vì một công ty khác cho
rằng công ty A đã đánh cắp kiểu dáng công nghiệp và
đòi bồi thường 400 trđ. Đại diên pháp lý của công ty A
có ý kiến rằng dự tính có tới 80% khả năng là sẽ được
tòa án phán quyết thành công.
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

* TK sử dụng: TK 352 – Dự phòng phải trả


Bên Nợ:
- Ghi giảm DP phải trả khi phát sinh khoản CP liên quan đến khoản
DP đã được lập ban đầu;
- Hoàn nhập DP phải trả khi DN chắc chắn không còn phải chịu sự
giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;
- Hoàn nhập DP phải trả về số CL giữa số DP phải trả phải lập năm
nay nhỏ hơn số DP phải trả đã lập năm trước chưa SD hết.
Bên Có: Phản ánh số DP phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có: Phản ánh số DP phải trả hiện có cuối kỳ.
Tài khoản 352 có 4 tài khoản cấp 2

- TK 3521 - Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa


- TK 3522 - Dự phòng bảo hành công trình xây dựng
- TK 3523 - Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
- TK 3524 - Dự phòng phải trả khác
3.1.2 KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ
Trình tự kế toán:
711 352 642

Hết thời hạn 4. Hoàn nhập 1. Trích lập (trích lập bổ sung)
bảo hành công dự phòng các loại dự phòng phải trả
trình xây lắp
641
111,112…
2. Các CP bằng tiền
lq đến DP ban đầu PS
632
627
154,336,331
3. Các CP lq đến DP bảo
hành SP, HH, công trình xây
lắp khi HT bàn giao
3.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 và VAS 29

3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 -


Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 -
Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán
và các sai sót
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

❑ A. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế


toán năm cần điều chỉnh
❑ B. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm không cần phải điều chỉnh
❑ C. Cổ tức
❑ D. Hoạt động liên tục
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

❑ A. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
cần điều chỉnh là những sự kiện cung cấp các bằng chứng bổ
sung về các sự kiện tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm và
phải xác định được (định lượng được) cần phải điều chỉnh
sổ kế toán và báo cáo tài chính.
✓ Với các sự kiện này doanh nghiệp phải điều chỉnh các số
liệu đã được ghi nhận trong sổ kế toán và các thông tin đã
trình bày trong BCTC hoặc ghi nhận các khoản mục mà
trước đó chưa được ghi nhận.
✓ Việc điều chỉnh sổ kế toán và BCTC về các sự kiện này được
thực hiện theo 1 trong 3 phương pháp điều chỉnh sổ kế toán
qui định trong Luật kế toán: phương pháp ghi cải chính,
phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi điều chỉnh.
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

(1) Sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày


phát hành BCTC, có kết luận của toà án xác
nhận nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế
toán năm đòi hỏi phải điều chỉnh khoản dự
phòng đã được ghi nhận từ trước, ghi nhận các
khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những
khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới.
(liên quan đến dự phòng nợ phải trả)
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

❑ Trường hợp sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày
phát hành BCTC, doanh nghiệp nhận được thông tin cung cấp
bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm
hoặc giá trị của các khoản tổn thất được ghi nhận từ trước đối
với TS này cần phải điều chỉnh, ví dụ như:
✓ Khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đã
chứng minh khoản phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối
kế toán cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.
✓ Hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung
cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được vào
ngày kết thúc kỳ kế toán năm của hàng tồn kho.
(liên quan đến dự phòng giảm giá trị tài sản)
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

(3) Việc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán


năm về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền
thu được từ việc bán tài sản trong kỳ kế toán
năm
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

(4) Trường hợp sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm


đến trước ngày phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp
phát hiện những gian lận và sai sót chỉ ra rằng báo cáo tài
chính không được chính xác thì tuỳ theo từng trường hợp cụ
thể (có kết luận xử lý hoặc chưa), đơn vị lập chứng từ kế
toán và thực hiện các bút toán điều chỉnh trên sổ kế toán
và báo cáo tài chính phù hợp với quy định của chuẩn mực
này.
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

❑ B, Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
không cần phải điều chỉnh là những sự kiện có dấu hiệu về các
sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp
bằng chứng về các sự việc tồn tại trong năm tài chính không
ảnh hưởng đến BCTC nên không cần phải điều chỉnh sổ kế toán
và BCTC.
✓ Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết
thúc kỳ kế toán năm là trọng yếu, việc không trình bày các sự
kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử
dụng khi dựa trên các thông tin của BCTC. Vì vậy DN phải
trình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về:
+ Nội dung và số liệu của sự kiện;
+ Ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể
ước tính được các ảnh hưởng này.
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
❑ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều
chỉnh cần phải trình bày trên báo cáo tài chính, như:
✓ 1. Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Hợp
nhất kinh doanh" hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn;
✓ 2. Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh
toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào
một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ;
✓ 3. Hàng bán bị trả lại;
✓ 4. Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn;
✓ 5. Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt;
✓ 6. Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu;
✓ 7. Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường;
✓ 8. Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái.
✓ 9. Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành
hoặc thuế hoãn lại;
✓ 10. Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ
tiềm tàng;
✓ 11. Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn./.
3.2.1. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 23 - Các sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

❑ C. Cổ tức
✓ Nếu cổ tức được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính, thì
khoản cổ tức này không phải ghi nhận là nợ phải trả trên
Bảng CĐKT mà được trình bày trong Bản thuyết minh
BCTC theo quy định tại VAS số 21 “Trình bày báo cáo tài
chính”.
❑ D. Hoạt động liên tục
✓ Nếu Ban Giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm có dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản
xuất kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động
hoặc phá sản thì doanh nghiệp không được lập báo cáo
tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục.
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

❑ 3.2.2.1. Các khái niệm


✓ Chính sách kế toán: Là các nguyên tắc, cơ sở và phương
pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc
lập và trình bày báo cáo tài chính.
✓ Ví dụ: phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho, phương pháp xác
định phần công việc hoàn thành của dịch vụ cung cấp trong
nhiều kỳ kế toán, phương pháp kế toán chi phí đi vay...
✓ Thay đổi chính sách kế toán là việc thay đổi các nguyên
tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể mà doanh nghiệp
đã áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC
✓ Ví dụ: Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho; thay đổi
phương pháp xác định phần công việc hoàn thành tại ngày lập
BCĐKT, thay đổi phương pháp kế toán chi phí đi vay,... 61
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

❑ Ước tính kế toán là một quá trình xét đoán dựa trên
những thông tin tin cậy nhất và mới nhất.
❑ Thay đổi ước tính kế toán: Là việc điều chỉnh giá trị ghi
sổ của tài sản, nợ phải trả hoặc giá trị tiêu hao định kỳ
của tài sản được tạo ra từ việc đánh giá tình trạng hiện
thời và lợi ích kinh tế trong tương lai cũng như nghĩa vụ
liên quan đến tài sản và nợ phải trả đó. Những thay đổi
trong ước tính kế toán do có các thông tin mới không
phải là sửa chữa các sai sót.

62
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

▪ Ví dụ về thay đổi ước tính kế toán:


✓ Thay đổi ước tính kế toán đối với các khoản phải thu khó đòi;
✓ Thay đổi ước tính kế toán về giá trị hàng tồn kho lỗi mốt;
✓ Thay đổi ước tính kế toán về thời gian sử dụng hữu ích hoặc
cách thức sử dụng TSCĐ;
✓ Thay đổi ước tính kế toán về nghĩa vụ bảo hành sản phẩm.
▪ Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi xác định thay đổi
ước tính kế toán:
✓ Thay đổi cách thức xác định thông tin là thay đổi chính sách
kế toán mà không phải là thay đổi ước tính kế toán;
✓ Khi khó xác định một thay đổi là thay đổi chính sách kế toán
hay thay đổi ước tính kế toán thì thay đổi này được coi là thay
đổi ước tính kế toán.
63
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

▪ Sai sót có thể phát sinh từ việc ghi nhận, xác định giá
trị, trình bày hoặc thuyết minh các khoản mục trên báo
cáo tài chính.
▪ Sai sót bao gồm: Sai sót do tính toán, áp dụng sai chính
sách kế toán, bỏ quên, hiểu hoặc diễn giải sai các sự việc và
gian lận.
▪ Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu: Việc bỏ sót hoặc sai sót
được coi là trọng yếu nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể
báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế
của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ
thuộc vào quy mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót
được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Quy mô, tính chất
của khoản mục là nhân tố quyết định đến tính trọng yếu.
64
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

❑ Áp dụng hồi tố: Là việc áp dụng một chính sách kế toán


mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày phải
thực hiện các chính sách kế toán đó.
❑ Điều chỉnh hồi tố: Là việc điều chỉnh những ghi nhận,
xác định giá trị và trình bày các khoản mục của báo cáo tài
chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.
❑ Áp dụng phi hồi tố đối với thay đổi trong chính sách kế
toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước tính
kế toán là:
+ Áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch
và sự kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế
toán;
+ Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán
trong kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.
65
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

3.2.2.2 Thay đổi chính sách kế toán


- DN phải lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán nhất quán đối với các giao dịch, sự
kiện tương tự, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép phân loại các
giao dịch, sự kiện tương tự thành các nhóm nhỏ và áp dụng chính sách kế toán khác
nhau cho các nhóm này. Trường hợp này, một chính sách kế toán phù hợp sẽ được lựa
chọn và áp dụng nhất quán đối với mỗi nhóm.
- Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi:
+ Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán; hoặc
+ Sự thay đổi sẽ dẫn đến BCTC cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về ảnh
hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
- Những vấn đề sau đây không phải là thay đổi chính sách kế toán:
+ Việc áp dụng một chính sách kế toán cho các giao dịch, sự kiện có sự khác biệt về cơ
bản so với các giao dịch, sự kiện đó đã xảy ra trước đây;
+ Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch, sự kiện chưa phát sinh
trước đó hoặc không trọng yếu.
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

- Áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán:


Việc áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán được thực hiện trong các
trường hợp sau:
+ Trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi chính sách kế toán do áp
dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế
toán mà đã có các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể (chuyển đổi cụ thể cho phép
hồi tố hoặc không hồi tố) thì phải thực hiện theo hướng dẫn đó.
+ Trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi chính sách kế toán do áp
dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế
toán mà không có quy định về hồi tố thì được áp dụng phi hồi tố chính sách kế
toán đó.
+ Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện thay đổi chính sách kế toán thì phải áp
dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán đó.
- Áp dụng hồi tố:
Khi sự thay đổi chính sách kế toán được áp dụng hồi tố thì DN phải điều chỉnh số
dư đầu kỳ các khoản mục bị ảnh hưởng đã được trình bày trong phần vốn chủ
sở hữu của kỳ sớm nhất và các số liệu so sánh cho mỗi kỳ trước cũng phải được
trình bày như thể đã được áp dụng chính sách kế toán mới .
3.2.2. Các bút toán điều chỉnh theo VAS 29 - Thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

- Giới hạn áp dụng hồi tố:


+ Những thay đổi chính sách kế toán phải được áp
dụng hồi tố, trừ khi không thể xác định được ảnh
hưởng cụ thể của từng kỳ hoặc ảnh hưởng lũy kế của
sự thay đổi.
+ Nếu tại thời điểm đầu kỳ hiện tại không thể xác
định được ảnh hưởng lũy kế của việc áp dụng chính
sách kế toán mới cho tất cả các kỳ trước đó, doanh
nghiệp phải điều chỉnh hồi tố các thông tin so sánh
theo chính sách kế toán mới cho kỳ sớm nhất mà
doanh nghiệp có thể thực hiện được.
3.2.2.3 Thay đổi ước tính kế toán
Áp dụng phi hồi tố đối với việc ghi nhận ảnh hưởng của thay đổi các ước tính kế toán
là ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương
lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.
3.2.2.4 Sai sót
- DN phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào
BCTC phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách:
+ Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc
+ Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở
hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu so sánh.
- Giới hạn của điều chỉnh hồi tố:
+ Sai sót của các kỳ trước được sửa chữa bằng cách điều chỉnh hồi tố, trừ khi không
thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đến từng kỳ hay ảnh hưởng lũy kế của sai
sót.
+ Khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đến từng kỳ, doanh nghiệp phải
điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở
hữu của kỳ sớm nhất (có thể chính là kỳ hiện tại) mà doanh nghiệp xác định được ảnh
hưởng của sai sót.
+ Khi không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của sai sót tính đến thời điểm đầu kỳ
hiện tại, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố số liệu so sánh để sửa chữa sai sót kể từ
kỳ sớm nhất mà đơn vị xác định được ảnh hưởng này .
Sửa chữa sai sót trong kế toán

1.Sai sót của năm N được phát hiện trong năm N, kế toán sử
dụng phương pháp cải chính, phương pháp ghi số âm,
phương pháp ghi bổ sung để sửa chữa sai sót.
2. Sai sót của năm N được phát hiện ở thời điểm năm N đã
kết thúc nhưng BCTC năm N chưa phát hành, kế toán sửa
chữa sai sót theo VAS 23 bằng cách sử dụng phương pháp cải
chính, phương pháp ghi số âm, phương pháp ghi bổ sung để
sửa chữa sai sót trên sổ kế toán năm N. Nếu BCTC năm N đã
lập thì cần phải điều chỉnh thêm các chỉ tiêu tương ứng trên
BCTC năm N (BCĐKT cột Số cuối năm và BCKQHĐKD cột Năm
nay)
Sửa chữa sai sót trong kế toán
3. Sai sót của năm N được phát hiện ở thời điểm BCTC năm N đã
phát hành, kế toán sửa chữa sai sót theo VAS 29 cho 2 trường hợp
sau:
-TH1: Sai sót được coi là sự kiện không trọng yếu, kế toán sử dụng
phương pháp điều chỉnh phi hồi tố để sửa chữa sai sót bằng cách sử
dụng phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung để sửa
chữa sai sót trên sổ kế toán của năm phát hiện ra sai sót.
- TH2: Sai sót được coi là sự kiện trọng yếu, kế toán sử dụng phương
pháp điều chỉnh hồi tố để sửa chữa số liệu năm N bằng cách:
+ Trên sổ kế toán năm hiện hành, điều chỉnh số dư đầu năm.
+ Trên BCTC điều chỉnh số liệu cột so sánh (BCĐKT cột Số đầu năm
và BCKQHĐKD cột Năm trước). Số liệu sau khi đã điều chỉnh các chỉ
tiêu trên BCTC được trình bày trên TMBCTC năm hiện hành.
Sửa chữa sai sót trong kế toán

Sai sót

1/1/N 31/12/N 31/3/N+1

Điều chỉnh trên


Lập chứng từ và Xác định
sổ kế toán theo
bút toán điều
1 trong 3 Không
chỉnh trên sổ năm Trọng
phương pháp Trọng yếu
N và điều chỉnh lại yếu
trên sổ kế toán
BCTC năm N trước
năm N
khi phát hành Điều Điều
1.Cải chính chỉnh phi
BCTC. chỉnh hồi
2.Ghi số âm tố hồi tố
(VAS 23)
3.Ghi bổ sung 72
Ví dụ 10: Tại DN A nộp thuế TNDN với thuế suất 20% tháng 12/N
khoản chi phí lãi vay vốn cho công trình đầu tư xây dựng cơ bản với
số tiền là 100.000.000 đồng trả bằng tiền mặt được doanh nghiệp
hạch toán sai như sau:
Nợ TK 635: 100.000.000
Có TK 111: 100.000.000
Yêu cầu: 1.Nghiệp vụ trên được hạch toán đúng như thế nào?
2. Nghiệp vụ sai như trên ảnh hưởng thế nào đến BCĐKT và
BCKQHĐKD năm N
3. Nếu nghiệp vụ sai như trên được phát hiện ngày 25/2/N+1, khi
BCTC năm N đã được lập nhưng chưa được phát hành, là cán bộ kế
toán đồng chí sửa chữa sai sót như thế nào?
4. Nếu nghiệp vụ sai như trên được phát hiện ngày 15/6/N+1, khi
BCTC năm N đã được phát hành, là cán bộ kế toán đồng chí sửa
chữa sai sót như thế nào cho 2 TH sai sót được coi là SS không TY
và TY?
Ví dụ 11: Về áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán
Công ty ABC có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/N đến ngày
31/12/N. ĐVT (1.000đ)
Đầu năm N, công ty đã áp dụng phương pháp tính giá xuất của
hàng tồn kho (Tài khoản 156- Hàng hóa) cho mặt hàng A theo
phương pháp NTXT. Đầu năm N+1 Công ty A thay đổi chính sách
kế toán và áp dụng phương pháp tính giá xuất kho cho mặt hàng A
theo phương pháp bình BQGQ cả kỳ. Như vậy Công ty ABC phải
áp dụng hồi tố đối với hàng hóa A đã xuất kho trong năm N theo
phương pháp BQGQ. Việc áp dụng hồi tố đối với hàng hóa A đã
xuất kho của năm N sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của BCĐKT và
BCKQHĐKD của năm N. Vì vậy cột thông tin so sánh (năm N)
trong BCTC năm N+1 phải được điều chỉnh lại để phù hợp với sự
thay đổi chính sách kế toán này. Giả sử việc áp dụng hồi tố làm cho
giá vốn hàng bán trong năm N tăng lên 14.000

You might also like