You are on page 1of 3

2.

Kế toán đánh giá lại TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu theo mô hình đánh
giá lại
Trường hợp 1: Đánh giá tăng TSCĐ hữu hình
Khi đánh giá lại làm tăng giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch do đánh
giá tăng sẽ được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác và được lũy kế trong
vốn sở hữu ở phần thặng dư đánh giá lại tài sản.
+ Nếu điều chỉnh khấu hao lũy kế tỷ lệ với nguyên giá gộp sau đánh giá của
TSCĐ hữu hình để giá trị còn lại của TSCĐ sau đánh giá bằng với giá đánh giá
lại, kế toán ghi nhận:
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch điều chỉnh tăng nguyên giá
Có TK hao mòn TSCĐ hữu hình: Chênh lệch điều chỉnh tăng hao mòn lũy kế
Có TK chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch do điều chỉnh tăng
+ Nếu khấu hao lũy kế được trừ vào nguyên giá gộp của TSCĐ và giá trị thuần
được báo cáo bằng với giá đánh giá lại của TSCĐ. Khi đó kế toán ghi nhận:
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch nguyên giá gộp đánh giá tăng
Nợ TK hao mòn TSCĐ hữu hình: Số hao mòn lũy kế
Có TK chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch đánh giá tăng TSCĐ
Ví dụ 1: Giả sử đầu năm 2012, Công ty Minh Anh mua một TSCĐ hữu hình có trị
giá 12 tỷ đồng, thời gian sử dụng 20 năm, Công ty khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Cuối năm 2013, Công ty đánh giá lại TSCĐ này có nguyên giá gộp
(bao gồm cả khấu hao lũy kế) là 13,2 tỷ đồng, giá trị còn lại là 10,56 tỷ đồng, thời
gian sử dụng không thay đổi so với ban đầu (thời gian sử dụng còn lại sau đánh
giá lại là 18 năm). Công ty điều chỉnh khấu hao lũy kế tỷ lệ với nguyên giá gộp
sau đánh giá của TSCĐ để tính giá trị còn lại của TSCĐ.
Khấu hao lũy kế của TSCĐ trước khi đánh giá: 2 x 12 / 20 = 1,2 tỷ đồng
Giá trị còn lại của căn trước khi đánh giá: 12 tỷ - 1,2 tỷ = 10,8 tỷ đồng.
Mức điều chỉnh tăng nguyên giá gộp của tài sản là 10% [(13,2 - 12)/12 = 10%]
nên khấu hao lũy kế được điều chỉnh tăng 10%.
Khấu hao lũy kế sau đánh giá lại là 1,2 x (1 + 10%) = 1,32 tỷ đồng.
Giá trị còn lại sau đánh giá lại: 13,2 – 1,32 = 11,88 tỷ đồng
Chênh lệch điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ: 13,2 tỷ – 12 tỷ = 1,2 tỷ đồng
Chênh lệch điều chỉnh tăng hao mòn lũy kế TSCĐ: 1,32 tỷ - 1,2 tỷ = 0,12 tỷ đồng.
Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ: 11,88 tỷ - 10,8 tỷ = 1,08 tỷ đồng
Kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK tài sản cố định hữu hình 1,2 tỷ đồng
Có TK hao mòn TSCĐ hữu hình 0,12 tỷ đồng
Có TK chênh lệch đánh giá lại TSCĐ 1,08 tỷ đồng
Sau bút toán này, nguyên giá mới của TSCĐ là 12 –1,2 + 1,08 = 11,88 tỷ đồng,
khấu hao lũy kế bằng 0, giá trị còn lại là 11,80 tỷ đồng. Sau khi đánh giá lại, mức
khấu hao hàng năm là 11,88/18 = 0,66 tỷ đồng. Hằng năm trích khấu hao công
ty ghi:
Nợ TK chi phí khấu hao TSCĐ 0,66 tỷ đồng
Có TK hao mòn TSCĐ hữu hình 0,66 tỷ đồng
So với mức khấu hao cũ, mức khấu hao hàng năm sau đánh giá lại tăng 0,66 tỷ -
0,6 tỷ = 0,06 tỷ đồng. Sự gia tăng về mức khấu hao này công ty có thể hạch toán
tăng lợi nhuận chưa phân phối, giảm chênh lệch đánh giá lại tài sản:
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại tài sản 0,06 tỷ đồng
Có TK lợi nhuận chưa phân phối 0,06 tỷ đồng
Trường hợp chính tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh
lệch giảm đó được ghi vào chi phí thì chênh lệch do đánh gia tăng lần này cần
được bù trừ với chi phí phát sinh từ chêch lệch do đánh giá giảm trước đó. Phần
chênh lệch do đánh giá tăng mà vượt quá số có thể bù trừ với phần chênh lệch
do đánh giá giảm đã được ghi nhận là chi phí sẽ được ghi nhận là thu nhập
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK hao mòn TSCĐ: Phần chênh lệch được ghi vào báo cáo lỗ lãi chưa hoàn
nhập
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch đánh giá tăng còn lại
Có TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ (nếu có)
Có TK chênh lệch đánh giá lại TSCĐ
Trường hợp 2: Đánh giá giảm TSCĐ hữu hình
Khi đánh giá lại làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch do đánh
giá giảm đó sẽ được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh. Kế
toán ghi nhận như sau:
Nợ TK hao mòn TSCĐ: Hao mòn lỹ kế
Nợ TK Lỗ do đánh giá lại TSCĐ: Chênh lệch đánh giá giảm
Có TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch giảm nguyên giá
Tuy nhiên, nếu trước đó tài sản được đánh giá tăng và phần chênh lệch do đánh
giá tăng đã được ghi nhận trong phần thặng dư đánh giá lại tài sản thì phần
chênh lệch do đánh giá giảm lần này sẽ được bù trừ với với phần chênh lệch do
đánh giá tăng trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá giảm mà vượt quá số có
thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại tài sản (là số hiện đang ghi
nhận phần chênh lệch do đánh giá tăng của cùng tài sản) cần được ghi nhận là
chi phí. Thặng dư đánh giá lại tài sản được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu có
thể được kết chuyển thẳng sang thu nhập phân phối khi tài sản bị loại bỏ ra khỏi
sổ sách (bằng cách bán hay thanh lý). Tuy nhiên, một phần thặng dư có thể
được kết chuyển sang lợi nhuận chưa phân phối trong quá trình sử dụng tài sản.
Phần thặng dư được kết chuyển là chênh lệch giữa khấu hao trên giá trị được
đánh giá lại và khấu hao trên nguyên giá trước đánh giá lại. Kế toán ghi nhận cụ
thể:
Nợ TK hao mòn TSCĐ hữu hình: Hao mòn lũy kế
Nợ TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ: Phần chênh lệch còn lại sau khi trừ số dư trên
báo cáo
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại TSCĐ: Số dư còn lại của TSCĐ trên báo cáo
Có TK TSCĐ hữu hình: Tổng chênh lệch giảm TSCĐ
Ví dụ 2: Giả sử cuối năm 2013, Công ty Minh Anh đánh giá tăng TSCĐ như ở ví
dụ 1. Cuối năm 2015, Công ty Minh Anh đánh giá lại TSCĐ trên có giá trị còn lại
9,5 tỷ đồng. Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại là 11,88 – 0,66 x 2 =
10,56 tỷ đồng. Như vậy, TSCĐ được đánh giá giảm 10,56 – 9,5 = 1,06 tỷ đồng.
Phần số dư chênh lệch đánh giá lại tài sản này đang được phản ánh trên tài
khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản là 1,08 – 0,06 x2 =0,96 tỷ đồng. Do đó,
tổng chênh lệch đánh giá lại tài sản này sau khi trừ số dư tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản được ghi vào báo cáo lãi lỗ là: 1,06 – 0,96 = 0,1 tỷ đồng. Nếu
công ty áp dụng phương pháp xóa giá trị hao mòn lũy kế vào nguyên giá của tài
sản thì bút toán hạch toán như sau:
Nợ TK hao mòn TSCĐ hữu hình 1,32 tỷ đồng
Nợ TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ 0,1 tỷ đồng
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại tài sản 0.96 tỷ đồng
Có TK TSCĐ hữu hình 2,38 tỷ đồng

You might also like