You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ HÔ HẤP TẾ BÀO

Câu 1. Đường phân là quá trình thiết yếu đối với mọi cơ thể sống. em hãy trình bày giai đoạn
đường phân về nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm và quá trình tổng hợp năng lượng của nó theo cơ
chế nào?

Câu 2.
a. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở sinh vật nhân thực, có những giai đoạn nào tạo ra ATP? Giai
đoạn nào tạo nhiều ATP nhất? Trình bày cơ chế tạo ra ATP ở giai đoạn đó.
c. Trình bày thứ tự của các chất nhận e trong chuỗi truyền điện tử tới O2 ở quá trình hô hấp hiếu khí
ở sinh vật nhân thực. Sự sắp xếp như vậy có ý nghĩa gì trong quá trình tổng hợp ATP?
Câu 3: NADH, NADPH là gì? Được sinh ra và sử dụng ở đâu? Chúng có vai trò gì trong hoạt
động sống của tế bào?

Câu 4
1. Tại sao nếu không có ôxi phân tử (O2) thì sự tổng hợp ATP trong ti thể của tế bào bị đình trệ? Trong
phương trình tổng quát của quá trình hô hấp, O2 cuối cùng có mặt trong CO2 hay H2O?
2. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng O 2 nhưng vẫn
được xếp vào pha hiếu khí (chỉ xảy ra khi có mặt O2)?
Câu 5.
a. Vì sao một số vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
b. Để nghiên cứu khả năng tổng hợp ATP, các nhà khoa học đã thiết kế túi màng lipit kép và kín,
trong đó có chứa bơm proton và phức hệ enzim tổng hợp ATP-synthase. Bơm proton họat động nhờ
hấp thụ năng lượng do ánh sáng chiếu vào để vận chuyển proton từ bên ngoài vào trong túi màng.
Phức hệ ATP-synthase hướng từ trong ra ngoài và quá trình tổng hợp ATP xảy ra ở phía ngoài của
túi màng.
Trong mỗi trường hợp sau đây, ATP có được tổng hợp hay không? Giải thích?
- Bổ sung ADP và photphat vô cơ (Pi) vào môi trường bên ngòai túi màng rồi chiếu ánh sáng vào túi
màng.
- Sắp xếp ngẫu nhiên các phức hệ enzim tổng hợp ATP syntaza, trong đó 50% số phức hệ hướng vào
trong và 50% số phức hệ hướng ra ngoài túi màng.
- Sắp xếp ngẫu nhiên các bơm proton ở túi màng.
Câu 6
a. Những câu sau đây đúng hay sai ? Hãy giải thích.
a1. Một phân tử bị oxi hóa khi mất một electron.
a2. Đường phân diễn ra trong ti thể của tế bào nhân thực.
a3. FAD và FAD+ mang các electron trong chuỗi truyền electron sang chu trình Crep.
a4. Nếu oxi được cung cấp một thời gian ngắn thì một tế bào người vẫn có thể chế tạo được
một số ATP.
a5. Chu trình Crep có thể tạo ra một số ATP không cần chuỗi truyền electron.

1
a6. Chu trình Crep chuyển hóa glucozo thành axit piruvic.
b. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng oxi hóa thuộc chu trình Crep được tích lũy trong
những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng để tổng hợp ATP như thế nào?
CÂU 7.
a) Giả sử người ta phân lập được một chủng nấm men đột biến làm rút ngắn quá trình đường phân
do xuất hiện một enzyme mới.

Việc rút ngắn quá trình này có lợi cho tế bào hay không? Giải thích.
b) Khi không có oxy, các tế bào nấm men tiêu thụ glucose ở mức cao, ổn định. Khi bổ sung oxy,
lượng đường glucose bị tiêu thụ giảm mạnh và sau đó được duy trì ở mức thấp hơn. Tại sao glucose
tiêu thụ ở mức cao khi không có oxy và ở mức thấp khi có oxy?
Câu 8

a. Nếu thiếu oxi chuyện gì sẽ xảy ra với quá trình phosphoryl hóa oxi hóa?
b. Khi thiếu oxi nếu giảm độ pH xoang gian màng ty thể thì điều gì sẽ xảy ra?
Câu 9.
a. Mô tả cơ chế hóa thẩm tổng hợp ATP trong ti thể.
b. Cơ chế tổng hợp và vai trò của NADPH trong quang hợp.
c. Vì sao hô hấp được coi là trung tâm của các quá trình trao đổi chất trong tế bào sinh vật?
Câu 10.
Xét hợp chất NAD+ và hợp chất NADP+ trong các tế bào nhân thực
a. Nêu tên và chức năng của mỗi chất này.
b. Trình bày biến đổi sinh hóa của mỗi chất trong quá trình chuyển hóa nội bào.
Câu 11. Tại sao nói axit pyruvic và axetyl coenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này.
Câu 12
1. Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai, giải thích?
a. Trong quá trình hô hấp hiếu khí, nguyên tử oxy trong sản phẩm CO2 có nguồn gốc từ O2.
b. Cofactor không phải là protein, chúng có thể liên kết cố định hoặc lỏng lẻo với apoenzim và cần
thiết cho hoạt động xúc tác của enzim.
c. Nếu một enzim trong dung dịch được bão hòa với cơ chất, phương thức hiệu quả nhất để nhận
lượng sản phẩm nhanh hơn là bổ sung thêm enzim vào dung dịch.
d. ATP là chất hoạt hóa điều hòa dị lập thể của enzim photphofructokinase trong chu trình Crep.
Câu 13.
2
a. Một số quá trình sống của thực vật sau đây:
1. Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.
2. Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.
3. Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.
4. Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.
5. Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.
6. Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.
Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần năng lượng? Giải thích.
b.Chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng ? Giải thích ?
Trong pha sáng của quang hợp, clorophyl P700 khi bị kích động chuyền electron cho một chất nhận
electron sơ cấp khác. P700 có thể được bù electron từ các nguồn nào ?
Câu 14
Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi
trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển
nhanh sang điều kiện thiếu oxy. Nồng độ của
3 chất: Glucozo -6- photphat, axit lactic và
fructozo - 1,6 –diphotphat được đo ngay sau
khi loại bỏ oxy khỏi môi trường nuôi cấy? Hãy
ghép các đường cong 1,2,3 trên đồ thị cho phù
hợp với sự thay đổi nồng độ 3 chất trên?
Câu 15
a. Chất DNP được một số thầy thuốc sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo trong những năm 1940,
nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do một vài bệnh nhân bị tử vong. Hãy giải thích tại sao DNP có
thể giúp giảm béo nhưng có thể gây tử vong cho người dùng?
b. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết, vì sao? Ở
nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?(1 điểm)
Câu 16
1. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết, vì sao? Ở nồng
độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
2. Trong các trường hợp sau, hãy cho biết ATP có được tạo ra trong ti thể không? Giải thích.
a. Không có ôxi.
b. Không có ôxi và pH của xoang gian màng giảm.
Câu 17 : 1. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng ôxi
nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí của hô hấp (chỉ xảy ra khi có mặt của ôxi)?

3
2. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ chất có thể bị
ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và biểu diễn ở đồ thị dưới đây: Cơ chất đó
bị ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP được
tổng hợp. Cyanua (CN) là chất ức chế sự
vận chuyển điện tử đến O2. Oligomycin ức
chế enzyme ATP synthaza bằng cách
tương tác với tiểu đơn vị F0. 2,4-
dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ
dàng qua màng ti thể và giải phóng 1
proton vào chất nền, do đó làm giảm sự
chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).
Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích.
Câu 18
a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc phản ứng bằng những cách nào ?
b. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzym “X”. Tuy nhiên, khi thử
nghiệm trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn vì nó ức chế cả một
số enzym khác.
* Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên.
* Hãy thử đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym X nhưng lại không gây tác động phụ
không mong muốn. Giải thích.
Câu 19
1. Phân biệt đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền electron hô hấp về: vị trí xảy ra, nguyên liệu,
sản phẩm và năng lượng.
2. Tế bào nấm men sống nhờ glucozo được chuyển từ môi trường hiếu khí đến môi trường kị khí.
Để cho tế bào tiếp tục tạo ATP với cùng tốc độ, thì tốc độ tiêu thụ glucozo cần phải thay đổi như thế
nào?
Câu 20
1. Một chất X có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvil làm chu trình ngừng lại. Nếu
xử lý các tế bào đang quang hợp bằng chất X thì lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế
nào? Giải thích.
2. Tại sao môi trường quá thừa hay quá thiếu ánh sáng đều làm giảm sự đồng hóa CO 2 ở cây
xanh.
3. Hãy cho biết ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp thấp hơn hay cao hơn ánh sáng xanh tím?
Giải thích.

4
Câu 21
1. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng ôxy hóa thuộc chu trình Crep này được tích
lũy trong những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng để tổng hợp ATP như thế
nào?
2. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế hoạt động của enzym “NT”. Tuy
nhiên khi thử nghiệm trên chuột bạch ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn.
a) Giải thích cơ chế của thuốc gây tác động phụ không mong muốn trên.
b) Đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzim “NT” nhưng vẫn không gây tác động phụ
không mong muốn.
Câu 22
Nghiên cứu chỉ ra rằng, oligomycin là một loại kháng sinh ức chế Enzim tổng hợp ATP bằng cách
ngăn chặn dòng proton đi qua tiểu phần Fo vào chất nền ti thể. Sau khi tiêm oligomycin một thười
gian, người ta thấy nồng độ lactat tăng cao trong máu của chuột thí nghiệm. Hãy mô tả cơ chế tổng
hợp ATP theo thuyết hóa thầm và giải thích nguyên nhân của hiện tượng nêu trên.
Câu 23. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim? Nếu chỉ
có chất ức chế và cơ chất cùng với các dụng cụ để xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào có thể
phân biệt được hai loại chất ức chế nêu trên?

Câu 24
Dựa vào các kiến thức về enzim, cho biết các câu sau đúng hay sai, giải thích?
1. Nếu chất ức chế gắn vào enzim bằng liên kết cộng hóa trị thì sự ức chế thường là thuận
nghịch
2. Các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để liên kết với
enzim ở vị trí hoạt động. Các chất ức chế không cạnh tranh làm biến đổi cấu hình của cơ chất
để chúng không liên kết được với trung tâm hoạt động của enzim
3. Cofactor không phải là protein, chúng có thể liên kết cố định hoặc lỏng lẻo với apoenzim và
cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim.
4. Khi cấu trúc bậc 1 của protein bị thay đổi thì chức năng của protein sẽ bị thay đổi
Câu 25.
a. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo cơ
chế hóa thẩm?
b, Nếu trong điều kiện thiếu oxy, người ta làm giảm pH xoang gian màng của ty thể thì điều gì sẽ xảy
ra?
c. Sản phẩm pyruvat của quá trình đường phân được tế bào sử dụng vào những mục đích đa dạng như
thế nào? :
d. Vai trò của NADH trong hô hấp và lên men ? :
Câu 26
a. Tại sao axit piruvic được coi là mối nối then chốt trong dị hóa?

5
b. Trong quá trình đường phân nếu loại bỏ đihiđrôxyaxetol -3-phôtphat khi mới được tạo ra thì có
ảnh hưởng gì tới quá trình đường phân? Giải thích?
c. Tại sao không thể đưa ra 1 số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong hô hấp hiếu khí.
Câu 27. Năng lượng hoạt hóa là gì? Tại sao sự sống lại sử dụng enzim để xúc tác cho các phản
ứng sinh hóa mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?

Câu 28
a. Trong tế bào có những cơ chế photphoryl hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự khác nhau cơ bản
giữa các hình thức đó?
b. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH,
FADH2 tới ngay oxi mà lại phải trải qua một dãy truyền e?
Câu 29
1. Chứng minh các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp tế bào là nguyên liệu cho các quá trình
sinh tổng hợp các chất khác?
2. Phân biệt các con đường phân giải chất hữu cơ trong tế bào?
Câu 30. Người ta tiến hành một thí nghiệm
để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+ và
sự sinh tổng hợp ATP ở ti thể
(mitochondria). Ti thể được phân lập từ tế
bào rồi được đặt vào môi trường có pH 8
(ống nghiệm A), rồi tức thì được chuyển
sang môi trường có pH 7 (ống nghiệm B) và
sự tổng hợp ATP ở ống nghiệm B được ghi
nhận.

Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?


Giải thích.
A. Ở ống B, ATP được tổng hợp trong chất nền ti thể.
B. Ở ống B, ATP được tổng hợp mà không nhất thiết cần chuỗi chuyền điện tử.
C. Nếu ti thể ở ống A được chuyển sang môi trường có pH 9, sự tổng hợp ATP sẽ xuất hiện trong
vùng giữa hai lớp màng của ti thể.
D. Nếu tiếp tục giữ ti thể trong ống A và glucôzơ được bổ sung thì ATP được tổng hợp.

6
Câu 31. Một nghiên cứu được tiến hành
nhằm xác định mối quan hệ giữa đường
kính của các phân tử và sự chuyển động
của chúng qua màng tế bào. Sơ đồ dưới
đây cho biết kết quả của nghiên cứu này.

ừ sơ đồ trên, em rút ra được những kết luận


gì về mối quan hệ giữa đường kính của
phân tử và sự chuyển động của chúng qua
màng tế bào?
Câu 32:
a. Chất độc A có tác dụng ức chế một loại
enzim trong chu trình Canvin của tế bào
thực vật. Nếu xử lý tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi
như thế nào? Giải thích.
b. Chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng ? Giải thích ?
Trong pha sáng của quang hợp, clorophyl P700 khi bị kích động chuyền electron cho một chất nhận
electron sơ cấp khác. P700 có thể được bù electron từ các nguồn nào ?
Câu 33
1. Thế nào là năng lượng hoạt hóa của phản ứng? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản
ứng bằng cách nào?

.2. DNP là một chất hóa học giúp H+ khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng một proton vào
chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).
Trước đây, DNP được bác sĩ sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo nhưng hiện nay việc này đã bị cấm.
Tại sao chất này giúp giảm béo và nó có thể gây hậu quả gì cho người sử dụng? Giải thích.
Câu 34
a. Khi có đủ ATP thỏa mãn nhu cầu thì hô hấp tế bào chậm lại, khi nhu cầu ATP tăng cao thì
hô hấp được tăng tốc. Giải thích cơ chế mà tế bào điều chỉnh hoạt động hô hấp ở mức phù hợp?
b. Liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose của tế bào, em hãy giải thích tại sao sự có mặt
của cyanide với nồng độ cao làm chết tế bào, còn ở nồng độ thấp nó dẫn đến chuyển hóa glucose
thành lactate?
Câu 35
a. Enzim nào đóng vai trò quan trong trong cơ chế điều hòa hô hấp của tế bào? Nêu cơ chế điều hòa
thông qua enzim đó ?
b. Để bảo quản các loại hạt, rau, quả cần làm gì? Giải thích?
c. Chất DNP có thể được dùng để làm giảm béo ở người được không? Giải thích. Biết DNP là một
chất làm tách rời bộ máy hóa thẩm do làm cho tầng kép lipit của màng trong ti thể để H+ lọt qua.
7
Câu 36
a. Tại sao không thể đưa ra 1 số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong hô hấp hiếu khí.
b. Hãy cho biết tên các chất được kí hiệu bằng
các chữ từ A đến J ở hình dưới đây.
Câu 37
1. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế
bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền
electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực
ở những điểm nào?
2. Trong quá trình chuyển hóa glucose,
sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết,
vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến
chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
Câu 38
1.
a. Tại sao hô hấp tế bào lại gồm hàng loạt các
phản ứng trung gian chứ không phải là một phản ứng duy nhất?
b. Cơ chế tổng hợp ATP trong đường phân và trong chuỗi vận chuyển điện tử khác nhau như thế nào?
2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí ở sinh vật nhân thực.
3. Vì sao nói Hô hấp là quá trình tạo năng lượng và giải phóng năng lượng vì:
Câu 39. Cho sơ đồ:

Hoạt
tính E
Y II
X I

Nồng độ cơ chất
Hãy cho biết:
- Thế nào là hoạt tính của Enzim?
- Hãy phân tích sơ đồ và rút ra kết luận?

8
Câu 40
1. Dưới đây là mô hình điều hòa hoạt động của enzime phosphofructo kinase 1.

Hãy cho biết:


a. Enzime trên được điều hòa hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích.
b. Insulin có điều hòa hoạt tính của enzime đó không và điều hòa bằng cách nào? Giải thích?
2. Mô mỡ nâu có rất nhiều ty thể, màng trong của mô mỡ nâu chứa thermogenin, một loại protein
làm cho màng trong của ty thể có thể thẩm thấu proton. Hãy cho biết quá trình tổng hợp ATP trong
mô này có xảy ra không. Tại sao trẻ em, động vật có kích thước nhỏ và các loài ngủ đông có số
lượng mô mỡ nâu rất lớn?

---------------------------------------------------------------------

You might also like