You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THI CUỐI KỲ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2019-2020

Môn học: Hóa Dược Đại Cương (CHE2058) - 03 tín chỉ


Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề gồm 05 trang và 15 câu hỏi: 10 câu trắc nghiệm, 05 câu tự luận)

I. Phần trắc nghiệm (10 câu – 02 điểm): chọn một đáp án đúng nhất trong 04 đáp án đưa ra
1. Một ví dụ về chất ức chế không thuận nghịch
A. Heroin B. Penicillin
C. Salbutamol D. Ethanol
2. Loại enzyme nào tham gia vào Pha II của quá trình Chuyển hóa thuốc?
A. Hydrolase B. Oxidase
C. Reductase D. Transferase
3. Nhược điểm của thuốc có chứa nhóm axit carboxylic?
A. Quá ưa dầu B. Quá nhiều liên kết H
C. Hình thành nhiều liên kết ion D. Quá phân cực
4. Protein p53 thông thường thực hiện chức năng nào?
A. Nhân đôi DNA B. Phân bào
C. Sự hình thành khối u D. Sự hoại bào (chết theo chu trình)
5. Thông tin nào sau đây là đúng
A. Amoxicillin là thuốc chống động kinh B. Paracetamol là thuốc kháng sinh
C. Ampicillin là thuốc hạ sốt D. Chloroquine là thuốc chữa sốt rét
6. Enzyme làm giảm ……
A. tốc độ phản ứng B. động học phản ứng
C. năng lượng hoạt hóa D. năng lượng hoạt hóa tới 0

1
7. Axit amin nào sau đây không thể hiện tính ưa dầu?
A Me B C D
HO Me
OH
H Me H H H Me
OH OH OH OH
H2N H2N H2N H2N
O O O O

8. Ung thư xảy ra chủ yếu do


A. Sự ức chế Cytochrome 450 B. Protease
C. Kinase (hoạt động quá mức) D. Không đáp án nào
9. Loại phản ứng nào được xúc tác bởi Kinase
A. Oxi hóa – Khử B. Thủy phân
C. Trao đổi nhóm chức D. Đồng phân hóa
10. Axít amin nào sau đây có ít ảnh hưởng hoặc không có ảnh hưởng tới cấu trúc của protein?
A. Glycine B. Valine
C. Aspartic D. Proline

II. Phần tự luận (5 câu – 08 điểm)


11. Morphine có khả năng liên kết mạnh với thụ thể opioid trong não và gây tác dụng giảm đau.
Morphine có cấu trúc như sau:
R1
3

O H
N
Me
6
R2
Morphine R1 = OH
R2 = OH

a. Chỉ ra tương tác có thể có của morphine với thụ thể opioid ở trong tâm hoạt động?
b. Codeine là một dẫn xuất của morphine, nhưng nhóm OH ở vị trí C3 chuyển thành OMe
(R1 = OMe, R2 = OH). Nghiên cứu tính giảm đau của Codeine cho thấy nó không thể
hiện hoạt tính in vitro như morphine, nhưng lại thể hiện hoạt tính in vivo. Giải thích kết
quả nghiên cứu này?

2
c. Sau đây là kết quả sơ bộ nghiên cứu ảnh hưởng mối quan hệ giữa cấu trúc của morphine
và tính giảm đau (in vivo). Dựa vào bảng kết quả, giải thích ảnh hưởng của thay đổi
nhóm thế ở C3 và C6 tới log P và hoạt tính giảm đau?

Nhóm thế ở C3 Nhóm thế ở C6 Log


Hợp chất Hoạt tính tương đối
(R1) (R2) P

Morphine -OH -OH 0.89 1.0

Codeine -OMe -OH 1.19 0.2

Heroin -OAc -OAc 1.58 2

6-Acecty
-OH -OAc 1.2 4
Morphine

Levorphanol -OH -H 3.11 5

d. Từ kết quả trên, có nhận xét gì về vai trò của nhóm OH ở C3 và C6 trong tương tác với
thụ thể opioid. Tại sao trong phân tử heroin, hai nhóm OH ở C3 và C6 được chuyển hóa
thành OAc nhưng heroin vẫn có hoạt tính mạnh hơn cả codein lẫn morphine?

12. Các axit amin serine, glutamate và phenylalanine đóng vai trò rất quan trọng trong tương tác
giữa cơ chất với một thụ thể (ở tâm hoạt động). Bộ ba mã hóa cho những axit amin này ở
trên RNA thông tin (mRNA) lần lượt là AGU, GAA và UUU. Giải thích ảnh hưởng có thể
xảy ra tới hoạt động của thụ thể nếu một trong những đột biến sau đây có thể xảy ra:
a. AGU thành ACU
b. UUU thành GGU
c. GAA thành GAU
d. GAA thành AAA
Cho biết bảng mã hóa axit amin như sau:

3
13. Trong quá trình nghiên cứu phát triển thuốc kháng sinh họ Penicillin, với kết quả thu
được như sau, có thể kết luận như thế nào về mối liên hệ giữa cấu trúc và hoạt tính
sinh học?
H H 4
ROCHN 6 5 S CH3
1 3
7
N 2
CH3
O COOH
H

H H OMe
H3COCHN S CH3 H S
N
HN CH3
O OMe O N
(1) H COOH O
O
(2) NaO
Mất hoạt tính kháng khuẩn
Bền với enzyme thủy phân vòng beta-lactam
(Penicillinase)

H H
PhOCHN S CH3
HO H N CH3
N H O
S H COOH
O
O (4)
N
O
(3) OH Không có hoạt tính kháng khuẩn
O

Có tác dụng tương đồng và đặc hiệu với các vi


khuẩn Gram (-).

4
14. Liên kết trong phức hợp thuốc – thụ thể:
a. Hãy xác định các liên kết tại các vị trí được đánh dấu (1-6) thuộc loại nào?
(không cần vẽ lại công thức)
b. Phân tử thuốc dibucaine có thể tạo các liên kết dạng nào với thụ thể?

thụ thể 6

O
H2N
O S NH3

5
O

1 H3N

OH HO
2 HO
OH

H
N


O N

 H

N O

dibucaine

15. Chỉ số điều trị (therapeutic index) thường được sử dụng để đánh giá độ an toàn của một loại
dược phẩm.
a. Chỉ ra công thức toán học để tính chỉ số điều trị.
b. Giá trị LD50 của một hoạt chất tiềm năng (hoạt chất A) có tác dụng giảm cân được xác
định là 10 mg/kg và giá trị ED50 được xác định là 2.5 mg/kg. Hoạt chất A có thể ứng
dụng làm thuốc điều trị giảm cân được không? Tại sao?

You might also like