You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA HỮU CƠ SỐ 2 THÁNG 5

Bài 1:
1. Giải thích những vấn đề sau đây
a.Cấu dạng bên phải ưu thế hơn bên trái

i.

ii.

iii.
b. Khi khảo sát hợp chất sau thì thấy rằng với nhóm OH nằm ở equatorial thì sẽ thể hiện tính axit
cao hơn so với lúc nhóm OH nằm ở axial

2. Hãy cho biết chất nào có tính axit mạnh nhất? Giải thích

3. Cho biết chất nào có tính bazơ mạnh nhất trong số các chất sau đây. Giải thích lý do

4. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của các hợp chất sau và giải thích ngắn gọn:

Bài 2:
1. Chất nào trong mỗi cặp (B1,B2); (B3,B4); (B5,B6) có giá trị momen lưỡng cực lớn hơn ? Giải
thích.
2. Biểu diễn công thức cấu dạng ( công thức 3D ) của các chất sau sao cho tất cả các vòng 6 đều có thể vẽ
được ( nhìn thấy được ) ở cấu dạng ghế.

3. Trong nước, cyclopropanone tồn tại dưới dạng hydrate, nhưng 2- hydroxyethanal thì không thể tồn tại
dưới dạng hemiacetal.

4. Isopropanol là một dung môi sử dụng rất nhiều trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là tổng hợp trên
pha rắn. HexaFluoroisopropanol (HFIP) là một alcohol có tính acid yếu hiện giờ cũng đang được
khai thác công dụng trong tổng hợp hữu cơ. Một số tính chất hóa – lý của các chất được cho trong
bảng sau:
Chất Isopropanol HFIP
KLPT (g/mol) 60.096 168.038
pKa 16.5 9.3
Nhiệt độ sôi 82.6 Co
58.2 oC
Nhiệt độ nóng chảy o
-89 C -3.3 oC
Moment lưỡng cực 1.56 D 2.05
a. Hãy vẽ cấu tạo của isopropanol và HFIP.
b. Tại sao HFIP có tính acid mạnh hơn gấp nhiều lần so với isopropanol?
c. Tại sao HFIP có nhiệt độ sôi thấp hơn isopropanol trong khi có khối lượng phân tử lớn hơn và
moment lưỡng cực cao hơn?
d. Tại sao nhiệt độ nóng chảy của HFIP cao hơn isopropanol?
5. Bromotriphenylmethane (hợp chất 1) có thể được chuyển hoá thành 2a hoặc 2b hoặc 2c bằng
cách xử lý với nucleophile thích hợp.

a. Đề xuất cơ chế thích hợp cho chuyển hoá từ 1 sang 2b.


b. Trong cả ba trường hợp này, phản ứng chuyển hoá từ 1 sang 2 xảy ra gần như là tức thì. Hãy giải thích
cụ thể.
Bài 3:
1. Khung norbornene khi phản ứng với Br2 cho hỗn hợp nhiều sản phẩm khác nhau có cấu trúc rất đặc
biệt. Chuyển hóa bên dưới biểu diễn một số sản phẩm đại diện cho vấn đề trên.

a, Đề xuất cơ chế tạo thành chất 2, 4a, 4b và 4c.


b, Trong 3 sản phẩm 4a, 4b và 4c cho biết đâu là sản phẩm nhiệt động. Giải thích ( sản phẩm nhiệt động
là sản phẩm bền nhất trong 3 chất )
2. Giải thích xu hướng biến đổi giá trị tốc độ tương đối của phản ứng giữa n-butyl bromide với sodium
azide trong các dung môi khác nhau.
CH3CH2CH2CH2Br + NaN3 → CH3CH2CH2CH2N3 + NaBr
Dung môi CH3OH H2O DMSO DMFA CH3CN [(CH3)2N]3P=O
Tốc độ 1 7 1300 2800 5000 200000
tương đối

Bài 4:
1. Cho chuỗi tổng hợp chất F là một phân tử có bốn vòng ( tetracyclic )

- Chất A và B chỉ có 2 hai loại hydrogen và không có đồng phân quang học
- Tất cả các chất từ C tới F đều chứa 4 nhóm methyl
- Chất E chứa một nhóm aldehyde.
Vẽ cấu trúc các chất A-F
2. Bilastine là một chất đối vận chọn lọc thụ thể histamine H1 được phê duyệt vào năm 2011 để điều
trị viêm kết mạc do dị ứng và mề đay (phát ban). Chuỗi tổng hợp bilastine bắt đầu với một vài phản ứng
chuyển hóa dẫn chất piperidine ( chất A) theo sơ đồ bên dưới.
Xác định công thức cấu tạo các chất từ A1 – A3
Bài 5:
1.Đề nghị cơ chế của các phản ứng sau đây:

a. b.

c. d.
2.Hợp chất C1 (C10H18O) phản ứng với CH3MgBr, tạo khí metan; phản ứng với PCC, tạo thành xeton;
phản ứng với KMnO4 loãng, lạnh tạo thành chất C10H20O3. Axetyl hóa C1 bằng CH3COCl, sau đó ozon
phân/khử hóa, thu được C2 (C12H20O4). Oxi hóa C2 bằng nước brom, thu được C3 (C12H20O5). Chất C3
tham gia chuyển vị Baeyer Villiger với m-CPBA (tỷ lệ mol 1:1) thu được nhiều đồng phân trong đó có
C4 (C12H20O6). Thủy phân C4 với H2SO4/H2O, thu được axit ađipic HOOC[CH2]4COOH, butan-1,3-điol
và axit axetic. Xác định cấu tạo các chất C1, C2, C3 và C4.

You might also like