You are on page 1of 24

Đề cương Xã hội học đại cương

Chương I: Đối tượng, cơ cấu và chức năng của xã hội học


Câu 1. Đối tượng nghiên cứu và chức năng của xã hội học?
Khái niệm xã hội học:
Xã hội học được coi là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội
chung, nó phản ánh tính chất đặc thù của sự phát triển và sự vận hành của một hệ
thống xã hội đã được xác định bởi nhiều tố khác nhau.
Xã hội học cũng là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu
hiện của các quy luật mà trong đó bao gồm các quy luật của cá nhân, các nhóm
xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
Xã hội học có tính chất non trẻ nhưng nó cũng có một lịch sử phát triển
riêng biệt của mình, cụ thể là trước thế kỷ XIX, Xã hội học chưa từng được coi là
một khoa học độc lập, mà nó phải hòa tan với nhiều khoa học khác như Nhân
chủng học, Dân tộc học, Nhân học, Tâm lý học, Tâm lý học xã hội và đặc biệt là
Triết học, thứ được coi là khoa học của mọi khoa học
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học:
Các nhà nghiên cứu xã hội học kinh điển đã đưa ra rất nhiều các quan
điểm của mình về đối tượng nghiên cứu của xã hội học:
 Auguste Comte coi đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hai yếu tố
biến đổi xã hội và cơ cấu xã hội, tức là ở tầm vi mô
 Emile Durkheim coi đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện
xã hội, tức là ở tầm trung mô
 Max Weber coi đối tượng nghiên cứu xã hội là các hành động xã hội,
tức là tầm vĩ mô
Các nhà xã hội học đương đại trên thế giới cũng đã đưa ra những quan điểm khác
của mình về đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Chức năng của xã hội học:
Khi bàn đến chức năng của xã hội học thì ba chức năng thường xuyên
được nhắc đến nhất là:
 Chức năng nhận thức
 Chức năng thực tiễn
 Chức năng tư tưởng
Cụ thể hơn là, nhìn một cách cụ thể hơn thì chúng ta đang đề cập đến các chức
năng, tức là những ý nghĩa và tác dụng mà xã hội học mang lại:
 Xã hội học giúp chúng ta hiểu được sự khác biệt văn hóa và điều này
giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều về thế giới
 Xã hội học giúp xây dựng và đánh giá chính sách
 Xã hội học giúp nâng cao nhận thức của các nhóm xã hội để họ có thể
đưa ra những hành động thực tiễn mang lại sự đổi mới hữu ích cho
cuộc sống
 Xã hội học có ích với sự phát triển của cá nhân.
C2. Những điều kiện và tiền đề cho sự ra đời của ngành Xã hội học
Cũng như mọi khoa học khác, để được ra đời và phát triển thì xã hội học
cũng cần phải đáp ứng và thỏa mãn được một số yêu cầu cơ bản:
 Có các đối tượng và phương pháp luận nghiên cứu
 Có các phương pháp thu thập và xử lý thông tin đặc trưng
 Có cơ chế lý luận và quan niệm về chân lý khoa học
Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế và xã hội của Châu âu vào thế
kỷ XVIII, nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận
thức xã hội, chính vì vậy mà sự ra đời của một khoa học mới có thể đáp ứng được
các yêu cầu trên là rất cần thiết.
Sự chín muồi của nhiều yếu tố trong thế kỷ XIX đã hình thành nên một khoa
học mới gọi là Xã hội học ở Châu Âu, tức là không thể hình thành ở một nơi và
thời điểm khác
Điều kiện kinh tế, xã hội và nhu cầu thực tiễn:
Cuộc cách mạng thương mại và công nghiệp cuối thế kỷ XVIII và đầu thế
kỷ XIX đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ hiện đang tồn tại và phát triển
từ hàng thế kỷ trước đó.
Saint Simon đã nghiên cứu về vấn đề này ngay từ những ngày đầu hình
thành xã hội học, sau đó thì những kết quả nghiên cứu của ông được kết thừa bởi
Proudhon và Karl-Marx.
Dưới sự tác động của tự do hóa thương mại và tự do hóa sản xuất, đặc biệt
hơn là tự do hóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế truyền thống đã bị ảnh
hưởng nặng và dần bị thay thế bởi hệ thống tổ chức quản lý kinh tế hiện đại:
 Thị trường ngày càng mở rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp và tập
đoàn kinh tế ra đời đã thu hút rất nhiều người lao động từ vùng nông
thôn lên thành phố để làm thuê
Thực tế đã cho thấy, trong suốt chu kỳ 100 năm tồn tại của mình thì nền
kinh tế chủ nghĩa tư bản đã sản xuất ra được khối lượng tổng sản phẩm được ước
tính bằng toàn bộ khối lượng của cải vật chất do loài người tạo ra trước đó qua
các giai đoạn trong lịch sử
Biến đổi kinh tế đã kéo theo những biến đổi sâu sắc vô cùng lớn trong đời
sống xã hội, giữa thế kỷ XIX thì người ta mới ý thức được cần phải giải quyết
được những vấn đề mới mẻ đang nảy sinh từ những biến đổi sâu sắc vô cùng lớn
ấy và sự ra đời của xã hội học được coi như giải pháp để góp phần đáp ứng nhu
cầu thực tiễn đó.
Sự phát triển của khoa học:
Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ
những tư tưởng khoa học và văn hóa với trào lưu “Khai sáng” ở Pháp, sau đó là
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt là các phương pháp luận nghiên
cứu nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội
học.
Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVIII và đặc biệt là
thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa
học.
Các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên thuộc nhiều chuyên ngành như vật
lý, sinh học, hóa học đã khám phá ra các quy luật tự nhiên để giải thích thế giới
và các nhà nghiên cứu khoa học xã hội khám phá ra các quy luật tự nhiên của tổ
chức xã hội để giải thích về sự tiến triển của xã hội.
Cũng từ thế kỷ XVIII mà hàng loạt các phát minh vĩ đại làm cho khoa học
tự nhiên có nhiều bước tiến mới, bên cạnh đó thì các nhà tư tưởng xã hội và các
nhà nghiên cứu xã hội học tìm thấy ở khoa học tự nhiên nhiều mô hình, quan niệm
về cách xây dựng lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu khoa học..v..v
Tóm lại, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên từ trào lưu“Khai
sáng” của thế kỷ XVIII và sự đề cao vai trò của khoa học có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự ra đời của xã hội học sau này.
Những tiền về chính trị và tư tưởng:
Cuộc đại cách mạng tư sản pháp diễn ra vào năm 1989 đã làm bùng nổ
trào lưu “Khai sáng” cùng với sự xuất hiện của những mô hình tư tưởng mới về
con người, tự nhiên và xã hội và thắng lợi của nó đã làm thay đổi căn bản thể chế
chính trị, trật tự xã hội và thiết chế xã hội ở Châu Âu lúc bấy giờ.
Sự thắng lợi của cuộc cách mạng pháp chính là chiến thắng của tầng lớp
trung lưu, thượng lưu và giai cấp tư sản đồng thời giảm sút vai trò của hoàng gia,
nhà thờ và giới địa chủ.
Không chỉ có Pháp, ngay cả một số nước khác cũng có sự biến đổi về chính
trị và tư tưởng và đây được coi là một đặc trưng của đời sống chính trị Châu Âu.
Bên cạnh những biến đổi về chính trị và tư tưởng, sự ra đời của hàng loạt
các tư tưởng xã hội cũng nền tảng cho sự ra đời của xã hội học sau này.
C3. Những đóng góp của Auguste Comte đối với sự ra đời của xã hội học
Tiểu sử của Auguste Comte:
Auguste Comte (1789-1857), ông là một nhà tư tưởng Pháp, nhà lý thuyết xã hội
học và một nhà triết học theo dòng thực chứng, người ta biết đến Comte nhiều hơn với tư
cách là cha đẻ của xã hội học khi ông nghiên cứu và kết hợp hai danh từ Societas (Xã
hội) và Logos (Quy luật) trong tiếng Latinh để đưa ra thuật ngữ xã hội học (Sociology)
vào năm 1838.
Auguste Comte có nhiều đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của xã hội học
trên thế giới, chủ yếu là về mặt lý thuyết thì có thể nói đến các quan niệm về xã hội học,
nhìn nhận về xã hội học và cấu trúc của xã hội học.
Auguste Comte sinh ra trong một gia đình theo đạo Gia-tô giáo theo xu hướng
quân chủ ở Montpellier ở phía nam nước Pháp nhưng ông lại có tư tưởng tự do và
hướng theo cách mạng từ sớm. Auguste Comte rời quê nhà lên Paris để theo học tại một
trường Bách khoa nổi tiếng chuyên đào tạo về Chủ nghĩa cộng hòa và Tư tưởng tiến bộ,
ông trở lại quê nhà để đi học y dược khi ngôi trường này bị đóng cửa để tái cơ cấu tổ
chức vào năm 1806.
Sự khác biệt với gia đình chính là lý do khiến Auguste Comte quyết định một lần
nữa rời quê nhà lên Paris, ông làm nhiều công việc vụn vặt để sống qua ngày, trong thời
gian ở Paris, Auguste Comte trở thành học trò và thư ký cho Claude Henri de Rouvroy
và Comte de Saint-Simon, hai nhân vật này giúp Auguste Comte tiếp xúc với các tầng lớp
tri thức và dưới sự chỉ bảo của Saint-Simon, Auguste Comte đã có nhiều bài viết trong
các ấn bản và ra đời tác phẩm đầu tay vào năm 1819. Năm 1824, Auguste Comte chia
tay Saint-Simon vì giữa hai người có nhiều vấn đề không thể giải quyết được.
Liên tục từ năm 1822 đến 1856, Auguste Comte tiếp tục đi theo con đường mà ông
lựa chọn, đó là nghiên cứu và giảng dạy về dòng lý thuyết thực chứng, viết sách, kết hôn,
ly dị và sống chung với một số nhà nghiên cứu khác,
Auguste Comte mất năm 1857, chỉ một thời gian ngắn sau khi quyển sách cuối
cùng của ông vừa mới hoàn thành, Auguste Comte đã lên kế hoạch cho một bộ sách có
bốn tập và chỉ có một tập duy nhất được xuất bản vào năm 1856.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Comte:


 Diễn ngôn về tinh thần thực chứng
 Môn học triết học thực chứng
 Hệ thống chính trị học thực chứng
 Bốn tập của Chuyên luận xã hội học về quá trình thiết chế hóa tôn giáo
của nhân loại
Phương pháp luận xã hội xã hội học:
Phương pháp luận xã hội học của Comte tuân thủ theo phương pháp luận
thực chứng:
 Xem xét và lý giải các hiện tượng xã hội bằng các dữ liệu khách quan
xong đồng thời cũng giảm thiểu các dữ liệu chủ quan
 Xem xét mối quan hệ không thể tách rời giữa một bên là hệ thống khái
quát các quan niệm về con người và một bên là chính trị, hai thứ biểu
hiện cho yếu tố tư duy và chính trị để kiến tạo nên một xã hội hài hòa và
phổ biến, các quan niệm này cũng luôn luôn phối hợp với nhau.
Comte coi xã hội học giống các ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh
học và gọi xã hội học là vật lý học xã hội:
 Xã hội học cũng vận dụng các phương pháp luận tự nhiên để tìm hiểu
bản chất xã hội
 Sự phát triền của xã hội loài người cũng tuân theo các quy luật tự
nhiên.
Sử dụng phương pháp luận thực chứng để nghiên cứu xã hội học là quá
trình kiến tạo thuật ngữ khoa học và lý luận để hiểu thực tế xã hội dựa trên các cơ
sở:
 Thu thập và xử lý thông tin
 Xây dựng và kiểm định giả thuyết
 So sánh và tồng hợp dữ liệu
Một số phương pháp thu thập dữ liệu thực tiễn của Comte:
 Quan sát
 Thực nghiệm
 So sánh
 Phân tích lịch sử
Cơ cấu xã hội học của Comte:
Xuất phát từ quan niệm về xã hội học như là một ngành khoa học tự nhiên,
Comte cho rằng xã hội học hay vật lý học xã hội được cấu tạo từ hai bộ phận
chính là Tĩnh học và Động học xã hội (Social Statics và Social Dynamics)
Tĩnh học xã hội:
=> Tĩnh học xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật phổ biến về trật
tự, điều kiện cân bằng và sự hài hòa của một xã hội.
=> Tĩnh học xã hội có tính trừu tượng và tương đối vì các hiện tượng xã
hội đều có dấu ấn và đặc trưng của thời gian.
=> Tĩnh học xã hội tạo điều kiện cho sự ra đời của dòng lý thuyết cấu trúc
với các phương pháp thu thập và xử lý thông tin liên quan đến thông tin và định
lượng.
=> Tĩnh học xã hội giúp Comte phân tích cơ cấu xã hội theo một quá trình
từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.
Động học xã hội:
=> Động học xã hội nghiên cứu những biến đổi của lịch sử, xã hội, kinh tế,
văn hóa nhằm xác định lại cơ sở của hành động xã hội và kiến tạo lại xã hội từ
việc căn cứ theo những hiểu biết của nó về những biến đổi ấy.
=> Động học xã hội gắn liền với tư tưởng tiến hóa xã hội.
=> Động học xã hội được coi là một khoa học nghiên cứu các quy luật của
sự tiến triển và tiến bộ xã hội.
Comte kiến tạo lý thuyết về các khoa học và sắp xếp chúng trên cơ sở phát
hiện “quy luật ba giai đoạn” và theo ông thì xã hội nào cũng phải trải qua quy
luật này
=> Giai đoạn thần học và ảo tưởng ứng với tuổi ấu thơ của loài người và
giai đoạn ấu trĩ của nhân loại qua ba thời kỳ:
- Vật thần
- Đa thần
- Độc thần
=> Giai đoạn siêu hình và trừu tượng ứng với tuổi thiếu niên của loài
người và cũng là giai đoạn trung chuyển từ thần học sang thực chứng.
=> Giai đoạn thực chứng ứng với giai đoạn trưởng thành của loài người vì
là giai đoạn sau cùng và vĩnh viễn của cả nhân loại.
Theo Comte thì xã hội nào cũng phải trải qua ba giai đoạn phát triển lịch
sử kể trên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
Việc biến đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác thường trải qua thời kỳ
bất ổn định và có sự mâu thuẫn giữa cái cũ với cái mới và Comte cho rằng sự
phát triển của xã hội, hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội là do hệ thống văn hóa, đạo
đức và tinh thần quy định
Cơ cấu xã hội được chia thành trật tự thế tục và trật tự tinh thần do những
người có quyền lực kinh tế và mặt tinh thần quy định xong chúng lại không có sự
đồng thuận vì trật tự tinh thần được xếp cao hơn trật tự thế tục.
Tóm lại, Auguste Comte được các nhà khoa học suy tôn làm ông tổ của xã
hội học vì những lý do sau:
- Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của xã hội về các quy
luật tổ chức xã hội mà ông gọi là xã hội học.
- Comte có quan niệm khác hoàn toàn với nhiều nhà nghiên cứu khác của
thế kỷ XVIII và XIX về chủ nghĩa thực chứng.
- Comte chỉ ra được nhiệm vụ và các vấn đề cơ bản của xã hội học, ông tìm
ra quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu xã hội và quá trình xã hội.
C4. Những đóng góp của Emille Durkheim với sự ra đời của xã hội học
Tiểu sử Emille Durkheim:
Emille Durkheim (1858-1917) là một nhà xã hội học người Pháp nổi tiếng theo
chủ nghĩa đoàn kết, ông có công lớn trong việc đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển
của chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu xong cũng là người góp công lớn vào sự
hình thành của bộ môn xã hội học và nhân chủng học.
Durkheim cũng dành cả cuộc đời để nghiên cứu về xã hội học với nhiều chủ đề
chính như tự tử, tội phạm, tôn giáo, giáo dục và ông giúp cũng giúp xã hội học trở thành
một môn khoa học được công nhận trong giới Hàn lâm.
Sinh thời, Durkheim có thời gian từng học ở Paris vào năm 1879 và sau đó ông
chuyển qua dạy học ở đại học tổng hợp Bordeaux, Sorbone lần lượt từ năm 1887 đến
năm 1902.
Một số tác phẩm nổi tiếng cúa Emille Durkheim:
- Bàn về phân công lao động xã hội (1893).
- Các nguyên tắc phương pháp luận (1895).
- Các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo (1912).
Quan điểm của Emille Durkheim về xã hội học:
Emille Durkheim coi đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội:
=> Sự kiện xã hội vật chất bao gồm nhóm, dân cư, tổ chức xã hội.
=> Sự kiện xã hội phi vật chất bao gồm hệ thống giá trị chuẩn mực, phong tục,
tập quán, đặc điểm.
Emille Durkheim đưa ra ba nhận định về về sự kiện xã hội:
Nhận định thứ nhất, sự kiện xã hội phải ở bên ngoài cá nhân.
Nhận định thứ hai, sự kiện xã hội gắn liền với cá nhân, tức là được cả cộng đồng
với xã hội cùng chia sẻ và chấp nhận.
Nhận định thứ ba, sự kiện xã hội có sức mạnh kiểm soát và cưỡng chế mọi hành
động lẫn hành vi của cá nhân.
Quan điểm của Emille Durkheim về xã hội:
Emille Durkheim cho rằng xã hội là một sự thống nhất về mọi yếu tố giữa cá nhân
với tập thể và xã hội xuất hiện trước cá nhân, tồn tại ngoài cá nhân, cụ thể là cá nhân
được sinh ra trong xã hội và phải tuân thủ các chuẩn mực của xã hội, theo Emille
Durkheim thì đó cũng là một biểu hiện cho mối quan hệ của cá nhân với xã hội.
Biểu hiện này được thể hiện dưới ba hình thức đoàn kết xã hội, đoàn kết cơ giới,
đoàn kết hữu cơ:
=> Đoàn kết xã hội chính là sự tồn tại của những mối liên kết được thể hiện qua
những hành vi hợp tác với nhau giữa cá nhân với xã hội.
=> Đoàn kết cơ giới chính là sự tồn tại của những mối liên kết được thể hiện qua
tập hợp các cá nhân có chung kỹ năng và niềm tin.
=> Đoàn kết hữu cơ chính là sự tồn tại của những mối liên kết được thể hiện qua
việc cá nhân này phụ thuộc vào lao động của cá nhân khác.
Như vậy, ba hình thức này là ba đặc trưng cơ bản khi nghiên cứu về mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội.
Quan điểm của Emille Durkheim về sự phân công lao động trong xã hội:
Đối với Emille Durkheim thì sự phân công lao động trong xã hội là một hiện
tượng tự nhiên khi xã hội phát triển đến trình độ cao và ông đưa ra một số nguyên tắc cơ
bản cần được khi nghiên cứu về vấn đề này:
Nguyên tắc thứ nhất về quan sát xã hội.
Nguyên tắc thứ hai về phân biệt cái chuẩn mực, cái “bình thường” với cái “không
bình thường”.
Nguyên tắc thứ ba là phân loại xã hội.
Nguyên tắc thứ tư là giải thích hiện tượng xã hội.
Nguyên tắc thứ năm là so sánh xã hội.
Năm nguyên tắc này đã được Emille Durkheim sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu về xã hội của mình.
Tóm lại, Emille Durkheim được coi là một trong bốn người có đóng góp vô cùng
lớn đối với sự ra đời của xã hội học, đặc biệt là xã hội học cấu trúc, ông có tham vọng
giải thích rằng sự kiện xã hội như là những sự vật tự nhiên và đi tìm quy luật nhân quả
của xã hội với phương pháp luận thực nghiệm.
Chương III. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học

Câu 7. Phương pháp thu thập tài liệu trong nghiên cứu xã hội học và ưu điểm, nhược
điểm của phương pháp này
Khái niệm:
Tài liệu là thứ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan
tổ chức và các nhân trong xã hội, nó tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau, ví
dụ như đồ vật, băng hình, chữ viết, ký tự.
Trong nghiên cứu xã hội học tài liệu được sử dụng như một công cụ cung
cấp thông tin vô cùng hiệu quả và tài liệu cũng có nhiều dạng được căn cứ theo
nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ như tài liệu thứ cấp, sơ cấp, tài liệu bản chính, tài
liệu bản sao, tài liệu văn tự và tài liệu phi văn tự..v..v
Khái quát hơn, tài liệu có thể được hiểu như là một phương pháp sử dụng
thông tin sẵn có nhằm đáp ứng mục tiêu của những người nghiên cứu, khi sử dụng
phương pháp này thì họ cũng sẽ cần cân nhắc kỹ và biết cách lựa chọn những
nguồn tài liệu đáng tin cậy, để đảm bảo tính khách quan và tính khoa học cao.
Ưu điểm:
Tài liệu luôn là thứ có sẵn và xuất hiện ở mọi nơi nên những nghiên cứu sẽ
không cần quá tốn kém về thời gian, tiền bạc, nguồn lực, sức lực và trí lực để tìm
kiếm những nguồn thông tin cần thiết từ chúng ở bên ngoài.
Nhược điểm:
- Không phải bất kỳ loại tài liệu nào cũng có thể đem lại nguồn thông tin
cần thiết và chính xác để bổ trợ cho người nghiên cứu.
- Tài liệu được phân chia theo nhiều dấu hiệu mà người nghiên cứu
mong muốn, vì thế mà khó tìm được các nguyên nhân và mối quan hệ
của các dấu hiệu.
- Tài liệu liên quan đến vấn đề xã hội học mà người nghiên cứu thực hiện
không phải lúc nào cũng có sẵn và thường xuyên xuất hiện.
- Có nhiều tài liệu yêu cầu đòi hỏi kỹ năng chuyên môn và sự hiểu biết
của người nghiên cứu phải đạt trình độ rất cao.
Các phương pháp phân tích tài liệu:
- Phân tích truyền thông (phân tích định tính)
- Phân tích hình thức hóa
- Phân tích thứ cấp
- Phân tích nội dung
- Phân tích nội dung sẵn có
- Nghiên cứu lịch sử

C8. Trình bày phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học và những ưu điểm,
nhược điểm của phương pháp này
Khái niệm:
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin mang tính thực nghiệm qua các
tri giác của con người để có thể dễ dàng tiếp cận với bên ngoài xã hội để nghe, nhìn
nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu xã hội học dựa trên cơ sở
sẵn có và mục tiêu đã được đặt ra.
Đối tượng mà phương pháp quan sát hướng đến chính là các hành vi của con
người, nhóm người được nghiên cứu và toàn bộ các hoạt động của một tổ chức có cơ cấu
theo thứ bậc, có thể là cơ quan, xã, huyện xí nghiệp.
Phân loại:
Có nhiều cơ sở để phân chia các loại quan sát:
 Quan sát chuẩn mực và quan sát không chuẩn mực
 Quan sát tham dự và quan sát không tham dự
Về ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học
Ưu điểm:
 Biết được sự thay đổi của từng đối tượng được nghiên cứu
 Là phương pháp có hiệu quả khi cần phát hiện bản chất nội tại của các hiện
tượng khi cần nghiên cứu về cơ cấu, các mối quan hệ hàng ngày của một nhóm
người

Nhược điểm:

 Quan sát chỉ có thể sử dụng cho nghiên cứu những sự kiện hiện tại mà không
dành cho những sự kiện quá khứ hoặc tương lai
 Tính bao trùm quan sát bị hạn chế
 Dễ bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người quan sát (điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến tính hiện đại của thông tin)
 Khó có thể nghiên cứu được số đông của các đơn vị nghiên cứu

C.9.Thế nào là một bảng hỏi? Kết cấu của một bảng hỏi? Lấy ví dụ cho một số loại
câu hỏi trong bảng hỏi
Khái niệm bảng hỏi:
“Bảng hỏi là công cụ thu thập thông tin định lượng trong các nghiên cứu về xã
hội học, nói cách khác, nó bao gồm một hệ thống câu hỏi được lựa chọn và sắp xếp
dựa trên cơ sở của nhiều nguyên tắc và theo một nội dung nhất định nhằm tạo ra điều
kiện cho đối tượng được hỏi có thể trình bày các quan điểm của cá nhân mình trước
những câu hỏi của người nghiên cứu về vấn đề do họ đặt ra và ngược lại thì người
nghiên cứu cũng có thể thu thập được nhiều thông tin cần thiết cho riêng mình”
 Thông thường, một bảng hỏi phải đáp ứng được hai yếu tố, đó là phải đáp ứng
được cho mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với khả năng của đối tượng
được hỏi.
 Theo Neuman thì bảng hỏi còn là tổ hợp của các câu hỏi chứa đựng nội dung về
hành vi, thái độ, niềm tin, quan điểm, đặc điểm xã hội của cá nhân, các kỳ vọng,
sự tự đánh giá và trí thức cá nhân
Vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học:
Trong nghiên cứu định lượng, bảng hỏi được coi là một chiếc cầu nối giữa người
nghiên cứu và đối tượng được hỏi và thông qua các câu hỏi cụ thể được chuẩn bị sẵn
trong bảng hỏi thì người nghiên cứu có thể thu được thông tin cần thiết cho riêng
mình.
Bảng hỏi còn là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm, cụ thể hơn
thì nó thể hiện các yếu tố bên ngoài của vấn đề ng
hiên cứu.
Bảng hỏi được coi là phương tiện để lưu giữ thông tin, thông tin cá biệt được ghi
nhận trên bảng hỏi, vì vậy bảng hỏi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của thông tin,
thông tin được lưu giữ có thể được sử dụng cho những lần khác trong các nghiên cứu
sau này
Việc thu thập thông tin, nếu không sử dụng bảng hỏi sẽ trở nên tùy tiện, không có
trật tự, thiếu nội dung thống nhất, hoặc sẽ làm thông tin thu được không ăn khớp với
đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Cấu trúc của một bảng hỏi:
Bảng hỏi thường được cấu trúc thành 3 phần:
 Phần 1: Mở đầu
Lời giới thiệu của người nghiên cứu về đề tài của họ, sự cam kết của người nghiên
cứu về tính bảo mật của thông tin, tính khuyểt danh cho người được hỏi và hướng
dẫn người được hỏi về cách thức trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi
 Phần 2: Nội dung
Phần này tập hợp các câu hỏi có thể được phân thia theo các nội dung hay khía
cạnh của vấn đề nghiên cứu
 Phần 3: Kết thúc
Người nghiên cứu có thể đưa ra một số câu hỏi về thông tin cá nhân và đặc điểm
nhân khẩu xã hội người trả lời.

Ví dụ của một số dạng câu hỏi thường thấy trong bảng hỏi:

Câu hỏi đóng:


Câu hỏi đã có sẵn các phương án trả lời khác nhau, người được phỏng vấn
chỉ cần đánh dấu vào phương án mà họ thấy là phù hợp nhất với suy nghĩ của
mình, có ba loại câu hỏi đóng là đóng lựa chọn, đóng có không, đóng tùy chọn
 VD về đóng lựa chọn:

Điểm trung bình học tập của bạn trong học kỳ vừa rồi là bao nhiêu?

- 4.00
- 3.00-3.99
- 2.00-2.99
- Dưới 2.00

 VD về đóng có không

Hôm nay bạn làm bài kiểm tra giữa kỳ có tốt không?

- Có
- Không

 VD về đóng tùy chọn


Theo bạn, vì sao sinh viên hay bị mất tập trung trong giờ học?
- Nội dung bài giảng kém hấp dẫn
- Cách dạy của giảng viên chưa thu hút
- Không được ngủ đủ ở nhà
- Nhiều bạn trong lớp ngủ gật
Câu hỏi mở
Là câu hỏi chưa có phương án trả lời, người hỏi tự đưa ra cách trả lời riêng của
mình, câu hỏi mở có khả năng bao quát rộng, nó cũng cho phép ghi nhận khá đầy đủ
chính kiến, tâm tư, suy nghĩ của đối tượng được phỏng vấn và nó thích hợp với phỏng
vấn sâu.
 VD:

- Bạn có ý kiến gì về phương thức đào tạo bằng tín chỉ của trường Đại
học KHXH và NV Hà nội hiện nay?

Chương IV: Hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội

C1. Hành động xã hội là gì? Phân biệt hành động xã hội theo Max Weber và
lấy ví dụ cụ thể để phân tích rõ quan niệm về hành động xã hội của ông

Khái niệm hành động xã hội:

Hành động xã hội (Socials Action) được coi là một khái niệm cơ bản của
xã hội học và được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều nghiên cứu của mình,
điển hình là M.Weber,V.Pareto, T.Parsons..v..v
Để hiểu hành động xã hội là gì thì người ta sẽ xem xét để biết sơ bộ về ý
nghĩa của nó, theo từ điển tiếng việt thì hành động xã hội có hai nghĩa:

o Nghĩa thứ nhất là việc làm cụ thể của con người nhằm hướng đến mục đích
nhất định,

VD: Sinh viên coi việc học tập và rèn luyện là ưu tiên hàng đầu nhằm
hướng đến mục đích có được một công việc ổn định sau khi ra trường

o Nghĩa thứ hai là một việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách ý
thức, có mục đích:
VD: Một người đang gặp khó khăn về tài chính và rất đói, anh ta chỉ cần
một bữa trưa và mục đích của anh ta là phải lấy được cho mình một ổ bánh
mỳ trong cửa hàng trước mặt, nhưng anh ta cũng ý thức được là bản thân
mình không thể thực hiện mấy hành động trái với pháp luật để đạt được
mục đích đó.
Còn theo cách hiểu thông thường thì hành động là một việc làm nào đó có
tính mục đích của con người:
VD: Một đứa trẻ khóc khi nó muốn vòi bố mẹ mua đồ chơi, sinh viên đi làm
thêm để rèn luyện kỹ năng mềm, sinh viên tích cực học tập và hoạt động để kiếm
thành tích và học bổng..v…v

Trong nghiên cứu xã hội học, hành động xã hội là một hình thức hoặc cách
thức để giải quyết các mâu thuẫn hoặc vấn đề xã hội, nó bắt nguồn từ các phong
trào xã hội, các tổ chức và đảng phái chính trị.

Thực chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với
nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trong các nhóm,
tổ chức và thiết chế xã hội.
Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công
đồng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc
nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có
một sứ bất biến tương đối.
Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội,
đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người, hành động xã hội mang một
ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội.

Khi nghiên cứu về hành động xã hội, các nhà xã hội học có xu hướng sử
dụng thuật ngữ hành động hơn là các hành vi hay sự phản ứng.

Theo Max Weber:

“Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gắn cho nó những ý nghĩa chủ
quan nhất định và ý nghĩa chủ quan ấy hướng tới người khác trong quá trình hành
động và định hướng hành động của chủ thể”

Phân biệt hành động xã hội theo Max Weber:

Theo Max Weber, nhiệm vụ của các nhà xã hội học khi nghiên cứu về hành
động khi nghiên cứu về hành động là:

“Cần hiểu được ý nghĩa của hành động mà chủ thể gán cho nó trong bối
cảnh mà họ hành động”

Để lý giải được ý nghĩa của hành động xã hội, Max Weber đã phân biệt 4
kiểu hành động như sau:

 Hành động duy lý công cụ, đây là loại hành động hướng đến việc theo đuổi mục
đích thông qua việc tính toán các lợi thế và bất lợi của các phương tiện có thể đạt
tới mục đích đó

VD: Giai cấp công nhân và nông dân đình công để hướng đến mục đích tạo áp
lực cho giai cấp tư bản để đòi một mức lương xứng đáng hơn nhưng họ cũng đã
tính đến việc bị đàn áp, bị đuổi việc và thậm chí là bị giết hại.

 Hành động duy lý giá trị, là nhũng hành động vẫn tính đến công cụ và phương
tiện thực hiện hành động nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi các giá trị và chuẩn mực
đã được giáo dục ăn sâu vào tiềm thức cá nhân. Cá nhân không cần nhiều thời
gian để tính toán và thực hiện hành động bởi họ đã được định hướng bởi các giá
trị sẵn có.

 Hành động duy lý truyền thống, đó là những hành động tuân thủ theo những theo
thói quen, nghi lễ, phong tục lâu đời
VD: Phong tục hằng năm trước khi tết đến của người Việt Nam là thả cá vàng để
tiễn ông Táo Quân lên chầu Ngọc Hoàng sau một năm ở dưới hạ giới

 Hành động duy lý cảm xúc, là hành động được đánh dáu bởi tính bốc đồng hoặc
sự thể hiện cảm xúc không được kiểm soát

VD: Bạn A cố ý gây thương tích trong khi nóng giận khiến bạn B bị chấn thương
nặng và phải đi viện

Bốn quan niệm của Max Weber được coi là một hệ thống mô hình lý tưởng
và nếu phân tích về hành động xã hội thì bốn quan niệm này được coi là bốn loại
động cơ thúc đẩy và làm sáng tỏ các hành động xã hội, còn trên thực tế thì một
hành động xã hội có thể là sự pha trộn giữa các quan niệm về hành động xã hội
đã được nhắc đến ở trên.

C12. Tương tác xã hội là gì?

Khái niệm tương tác xã hội

Tương tác xã hội là một trong những đối tượng quan trọng của rất nhiều các nhà
nghiên cứu xã hội học, thực tế đã cho thấy là có rất nhiều các quan điểm lý thuyết về
tương tác xã hội nhưng các khái niệm thì không phải lúc nào cũng được các nhà nghiên
cứu xã hội học đề cập đến.
Khái quát hơn, tương tác xã hội đề cập đến một chuỗi hành động của ít nhất hai
chủ thể trở lên và tương tác xã hội có nguồn gốc từ hành động xã hội:
VD: Hành động trao đổi và mua bán hàng hóa giữa các chủ thể tạo nên một sự
tương tác xã hội diễn ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày của họ.

Trình bày một quan điểm lý thuyết về tương tác xã hội và cho ví dụ
Lý thuyết tương tác biểu trưng và tương tác xã hội:
Lý thuyết tương tác biểu trưng gắn liền với tên tuổi của George Herbert Mead cho
dù ông không phải là người đưa ra thuật ngữ riêng về dòng lý thuyết này nhưng những
đóng góp của ông cũng góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của nó.
Lý thuyết tương tác biểu trưng nghiên cứu cách con người sử dụng các biểu tượng
để giao tiếp với người khác và nhìn nhận thế giới:
VD: Không có biểu tượng thì con người không có bất kỳ khái niệm nào về bố mẹ,
anh chị em, giáo viên, giảng viên, nhà tuyển dụng.
=> Biểu tượng là cách con người định nghĩa các mối quan hệ, là một sự tái tạo và
do đó nếu không có biểu tượng thì con người không biết mình có mối quan hệ thế nào với
người khác.
=> Biểu tượng không chỉ định nghĩa các mối quan hệ mà còn giúp con người
nhận thức về xã hội
Tóm lại, lý thuyết tương tác biểu trưng phân tích cách con người ứng xử với nhau
dựa vào cách họ định nghĩa bản thân mình và người khác.
C13. Khái niệm vị thế xã hội, đặc điểm của vị thế xã hội, một số kiểu vị thế xã
hội và lấy ví dụ phân tích cụ thể?
Khái niệm vị thế xã hội:
Trong khi định nghĩa về vị trí xã hội (Social Position) khá nhất quán khi nói về vị
trí tương đối của cá nhân trong không gian của mạng lưới quan hệ xã hội thì định nghĩa
về vị thế xã hội (Social Status) được chia làm hai cách hiểu
Với cách hiểu thứ nhất, vị thế xã hội là “Vị trí trong một nhóm hay xã hội” và với
cách hiểu này thì vị thế xã hội và vị trí xã hội có sự đồng nghĩa với nhau bởi chúng cùng
cho biết về vị trí đứng của một người trong cấu trúc xã hội.
VD: Một người có thể là sinh viên khi đặt người ấy trong mối liên hệ với giảng
viên nhưng đồng thời người ấy cũng là con trai, bạn trai, nhân viên của nhiều người
khác nữa.
Mỗi cá nhân đều có thể giữ nhiều vị thế và vị thế xã hội và điểm giao nhau giữa
các vị trí tương đối trở thành chỗ đứng của họ trong xã hội
Với cách hiểu thứ hai, có sự phân biệt giữa vị thế xã hội và vị trí xã hội, cụ thể là
vị trí xã hội không ngụ ý về trật tự hoặc thứ bậc, còn vị thế xã hội lại nhấn mạnh về việc
xếp loại địa vị hoặc các nhóm địa vị
Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng:
“Đia vị xã hội liên quan đến một sự sắp xếp của cá nhân với sự kính trọng về một
vài đặc điểm xã hội quan trọng”
Khi con người đứng trong mỗi vị trí xã hội, họ sẽ có quyền lợi và đồng thời phải
thực hiện các nghĩa vụ tương ứng với vị trí xã hội:
VD: Một người là Nguyên Thủ Quốc Gia, quyền lợi của người ấy là nắm giữ
quyền quản lý cả một đất nước và đồng thời người ấy cũng phải thực hiện nhiều nghĩa vụ
quan trọng với đất nước để làm tròn vai trò của một Nguyên Thủ Quốc Gia.
Các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với một vị trí xã hội được gọi là vị thế và địa
vị xã hội, trong các tương tác xã hội, một người thực hiệc các hành động theo mà những
ng khác mong đợi về vị trí mà họ đang nắm giữ đồng thời chúng ta cũng mong chờ các
hành động phù hợp của người khác đối với họ.
VD: Huấn luyện viên Park Hang Seo mong rằng người dân Việt Nam sẽ tổ chức
các cuộc đi bão ăn mừng một cách an toàn sau khi Đội tuyển Việt Nam vào chung kết
AFF 2018 với Malaysia và đồng thời nào người dân Việt Nam cũng mong đợi ông Park
Hang Seo sẽ giúp Đội tuyển Việt Nam giành được chức vô địch lịch sử sau mười năm
chờ đợi.
Đặc điểm của vị thế xã hội:
Vị thế thường phản ánh một quyền lực nhất định và được sinh ra từ vai trò và
cách cá nhân thực hiện chức năng
VD: Giám đốc của một doanh nghiệp có quyền tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng,
thăng cấp, kỷ luật và sa thải cấp dưới của mình.
Vị thế thường đem lại một số đặc quyền nhất định cho cá nhân
VD: Giám đốc của một doanh nghiệp được sử dụng xe riêng, có trợ lý, thư ký
riêng.
Vị thế phản ánh một mức độ uy tín nhất định
VD: Những nhân viên có kỹ năng, thái độ, học vị và phong cách làm việc tốt hơn
bình thường sẽ được giám đốc của doanh nghiệp đánh giá cao hơn so với nhiều nhân
viên khác.
Vị thế không thể tồn tại tách biệt khỏi các vai trò:
VD: Vị thế của một người là sinh viên thì đồng thời họ cũng phải thực hiện vai trò
của mình là học tập chăm chỉ trên giảng đường đại học.
Các kiểu vị thế xã hội:
Mỗi cá nhân đều có vị trí xã hội khác nhau cho nên do đó họ cũng có thể có nhiều
vị thế xã hội, có nhiều loại vị thế xã hội nhưng chỉ có ba loại được các nhà nghiên cứu xã
hội học sử dụng:
Vị thế xã hội gán cho là vị thế gắn liền với nhiều yếu tố tự nhiên và yếu tố bẩm
sinh của cá nhân như giới tính, chủng tộc, dòng họ, quê quán, tuổi tác.
VD: Một người khi sinh ra đã mang giới tính là nam, chủng tộc của anh ấy là da màu,
dòng họ của anh ấy có truyền thống làm nông dân, quê quán của anh ấy ở một nước
Châu Phi nào đó và anh ấy đến Mỹ kiếm tiền khi vừa tròn 25 tuổi.
Vị thế đạt được là vị thế gắn liền với những gì cá nhân đã thực hiện và từ kết quả
lẫn tầm ảnh hưởng hoạt động đó, nó thường gắn với sự lựa chọn và sự cố gắng để đạt
được của cá nhân.
VD: Để trở thành cầu thủ bóng đá nổi tiếng thì một người bình thường phải không ngừng
chăm chỉ luyện tập thường xuyên và rèn luyện mọi kỹ năng mỗi ngày.
Vị thế chủ chốt hoặc vị thế chính:
Trong cùng một thời điểm thì cá nhân có thể sở hữu nhiều vị thế xã hội khác nhau
và trong đó có vị thế chủ chốt, vị thế chủ chốt được coi là vị thế hạt nhân có tính cốt lõi
hoặc chính yếu nhất, trong quá trình cá nhân tương tác với người khác thì vị thế chủ chốt
mới có tác dụng quan trọng.
Vị thế chủ chốt quyết định sự nhận diện về một cá nhân trong xã hội và có ý nghĩa
về mặt xã hội đối với cá nhân đó.
VD: Một người có vị thế chính là giảng viên đại học nhưng anh ấy sinh ra với vị
thế chủ chốt là một người khuyết tật
C9. Khái niệm vai trò xã hội và đặc trưng của vai trò xã hội. Lấy ví dụ phân tích
xung đột và căng thẳng vai trò.
Khái niệm vai trò xã hội:
Theo Akoun và Ansart:
“Vai trò là tập hợp hành vi hoặc các mô hình hành vi gần với vị thế cá nhân để
khẳng định bản sắc cá nhân và thuộc phạm trù của quá trình tương tác giữa cá nhân và
cấu trúc xã hội”
VD: Vai trò của một người có thể là bác sĩ và người đó phải biết cách khẳng định
vai trò bác sĩ của mình qua quá trình tương tác với bệnh nhân.
Trong mọi khoa học xã hội nói chung và đối với xã hội học nói riêng thì có bốn
hướng tiếp cận với khái niệm vai trò xã hội:
- Hướng tiếp cận theo tâm lý học xã hội của Maisonneuve Jean.
- Hướng tiếp cận chức năng xã hội học của Filoux Merton.
- Hướng tiếp cận tích hợp tâm lý học xã hội và xã hội học của Chapuis và
Thomas.
- Hướng tiếp cận tương tác theo quan niệm của Montmollin.
Các đặc trưng của vai trò xã hội:

- Đặc trưng thứ nhất, vai trò xã hội là một khía cạnh động của vị thế xã hội, cụ thể
là khi cá nhân nắm giữ vị thế xã hội thì đồng thời cá nhân cũng phải thực hiện vai trò xã
hội.
VD: Vị thế của một người là giảng viên thì người đó phải thực hiện vai trò truyền
đạt kiến thức cho sinh viên của mình.
- Đặc trưng thứ hai, vai trò xã hội gắn liền với vị thế xã hội, cụ thể là vị thế xã hội
quy định các hành vi mà cá nhân cần thực hiện.
VD: Vị thế của một người là sinh viên thì hành vi cần thiện của người đó là chăm
chỉ học tập trên giảng đường đại học.
Đặc trưng thứ ba, vai trò xã hội mang tính tương đối, cụ thể là mỗi xã hội và nền
văn hóa đều quy định sự chuẩn mực dành cho hành vi mà cá nhân phải thực hiện.
VD: Ở Việt Nam thì vai trò của con cái là phải báo hiếu bằng cách phụng dưỡng
và chăm sóc cha mẹ khi họ về già nhưng ở một số nước khác thì vai trò này là không cần
thiết hơn do người cao tuổi nào cũng được hưởng chính sách đặc biệt trong hệ thống
phúc lợi xã hội.
Phân tích vai trò:
Vai trò là một khái niệm quan trọng trong xã hội học cho nên chính vì vậy cần
phải lưu ý một số đặc điểm sau khi phân tích về vai trò:
- Đặc điểm thứ nhất, xung đột vai trò (Role Conflict), xung đột vai trò biểu hiện
cho kết quả của việc cá nhân có những mong đợi trái chiều từ việc họ nắm giữ nhiều vị
thế xã hội cùng một lúc.
VD: Sinh viên không thể sắp xếp thời gian về thăm gia đình thường xuyên vì một
bên là việc phải học tập chăm chỉ ở trường và một bên là việc phải đi làm thêm để tích
lũy kinh nghiệm.
- Đặc điểm thứ hai, căng thẳng vai trò (Role Strain), căng thẳng vai trò biểu hiện
cho kết quả của việc cá nhân không phù hợp với một vai trò nào đó và họ cảm thấy khó
khăn khi phải thực hiện vai trò đó.
VD: Một người học ngành Tài Chính-Kế Toán nhưng sau khi ra trường thì họ
không thể có được một nghề nghiệp phù hợp với ngành mình học và cảm thấy khó khăn
thi phải thực hiện nghề nghiệp đó.
C10. Khái niệm quyền lực xã hội và quan điểm của Max Weber về quyền lực xã hội.
Khái niệm quyền lực xã hội
Quyền lực là một trong những chủ đề quan trọng của xã hội học và có nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về quyền lực dưới nhiều góc độ như
Anthony Giddens, Max Weber, Stephen Luke. Michael Foucalt.
Từ quan niệm của các nhà nghiệm nghiên cứu thì chúng ta có thể đưa ra một khái
niệm chung nhất về quyền lực:
“Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc một nhóm cá nhân có thể thay đổi mọi
hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân hoặc một nhóm cá nhân khác”.
VD: Một vị vua hoặc một liên minh quân sự có thể dùng quyền lực để buộc một vị
vua khác hoặc một liên minh quân sự khác yếu thế hơn phải nhường lại toàn bộ đất nước
cho họ.
“Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thể tác động lên sự
kiện, sự việc nhằm thay đổi sự kiện, sự việc theo cách nào đó”
VD: Một vị vua có thể dùng quyền lực để kêu gọi các tầng lớp trong xã hội tích
cực lao động và đóng góp một phần sức lao động của họ để xây dựng đất nước.
Quan điểm của Max Weber về quyền lực xã hội
Max Weber là một trong bốn tác giả đã đưa ra quan niệm về quyền lực xã hội:
“Quyền lực xã hội không phải là một sự vật mà là quan hệ và quan hệ này biểu
hiện cho sự tham gia vào hành động chung của các cá nhân để giành được quyền lực”
VD: Việc mong muốn sở hữu ngai vàng cũng biểu hiện cho khao khát giành được
quyền lực của các cá nhân qua hành động chung là tham gia các cuộc chiến tranh.
Weber cũng cho chúng ta thấy hai đặc điểm quan trọng của quyền lực;
Đặc điểm thứ nhất, quyền lực đề cập đến khả năng chứ không phải sự chắc chắn.
VD: Một phó giám đốc có quyền quyết định toàn bộ công việc của doanh nghiệp
nhưng người đó lại chưa chắc chắn về việc quyết định tương lai của bộ phận nhân sự vì
đó là quyền của tổng giám đốc.
Đặc điểm thứ hai, quyền lực phản ánh tiềm năng tức là năng lực thực hiện điều gì
đó.
VD: Một vị nguyên thủ quốc gia có thể thực hiện việc khuyến khích người dân
tham gia ủng hộ việc thực hiện luật an ninh mạng 2019.
Weber cho rằng nguồn gốc của quyền lực xuất phát từ ba yếu tố sau:
Yếu tố thứ nhất, quyền lực truyền thống và đây là loại quyền lực biểu hiện cho sự
hợp pháp hóa qua sự tôn trọng của những khuôn mẫu văn hóa được thiết lập lâu đời.
VD: Truyền thống cha truyền con nối trong tầng lớp hoàng gia và quý tộc ở một
số nước Châu Âu.
Yếu tố thứ hai, quyền lực lôi cuốn và đây là loại quyền lực biểu hiện cho đặc điểm
thu hút và sự ngưỡng mộ, tôn sùng với một cá nhân nào đó.
VD: Tỉ phú Phạm Nhật Vượng là một nhân vật điển hình có khả năng lôi cuốn và
thu hút được sự ngưỡng mộ, tôn sùng của rất nhiều người dân Việt Nam.
Yếu tố thứ ba, quyền lực duy lý và đây là loại quyền lực biểu hiện cho sự hợp
pháp hóa thông qua các luật lệ và mặt pháp lý, theo Weber thì quyền lực duy lý sẽ thay
thế cho quyền lực truyền thống và quyền lực lôi cuốn.
VD: Nghề mại dâm có thể được hợp pháp hóa trong tương lai thông qua những
luật lệ và cơ sở có tính pháp lý của nhà nước.

You might also like