You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA DƯỢC - BỘ MÔN VI SINH – KÍ SINH

BÁO CÁO THỰC TẬP

CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC

Tiểu nhóm 02 – Nhóm 15 – Chiều thứ 5

1. Tiêu Đức Lợi

2. Lưu Gia Linh

3. Nguyễn Thanh Gia Hân

4. Nguyễn Thị Ngọc Hiệp

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


1
Bài 1. Chọn lọc giống vi sinh vật

1.1. Tóm tắt lý thuyết


1.1.1. Phân lập giống vi sinh vật thuần chủng
- Bước đầu tiên trong quá trình chọn lọc giống si sinh vật thuần chủng là phân
lập chủng từ các nơi sinh cư tự nhiên theo kiểu săn lùng hoặc theo kiểu định
hướng.
- Sau đó sử dụng môi trường phân lập và môi trường nuôi cấy để phân lập
chủng có đặc tính mong muốn.
1.1.2. Phát hiện dòng vi sinh vật có đặc tính mong muốn
STT Loại đột biến Dấu hiệu phát hiện đột biến
Chủng vi sinh vật có sinh amylase ngoại
bào thủy phân tinh bột trong môi trường
1 Amylase ngoại bào nên tinh bột không thể tạo màu tím với
thuốc thử lugol. Xung quanh khóm có
vòng sáng
Chủng vi sinh vật có sinh protease ngoại
bào thủy phân gelatin trong môi trường
2 Protease ngoại bào nên gelatin không bị tủa khi tráng lên môi
trường TCA. Xung quanh khóm có vòng
sáng
Khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi
3 Kháng sinh sinh vật khác bằng cách tạo vùng ức chế
xung quanh lỗ cấy
1.1.3. Phương pháp bảo quản giống
a. Phương pháp giữ giống trên thạch bằng cách cấy truyền
- Cấy truyền định kỳ vi sinh vật sang môi trường mới (thời gian cấy truyền từ 1
tuần đến 1 tháng)
- Ưu điểm: đơn giản, dễ làm.
- Nhược điểm: tốn nhiều công sức, có thể dẫn đến thoái hóa chủng.
b. Giữ giống dưới lớp dầu khoáng
- Giữ giống ở 4 – 5℃ và cho lên bề mặt một lớp dầu trơ vaselin, parafin,… giữ
môi trường không bị khô.
- Ưu điểm: giữ chủng được lâu đến nhiều năm.
c. Giữ giống trong cát
- Chỉ áp dụng cho việc bảo quản bào tử. Cát được thanh trùng đổ vào bào tử đã
được nuôi cấy chin cho bào tử bám vào cát.
- Thời gian bảo quản lâu
d. Đông lạnh và đông khô

2
- Đông lạnh: làm lạnh ống chứa môi trường chwuas vi sinh vật ở -80 ℃ với
chất bảo quản chống đông thích hợp (glycerine, sữa,…). Thời gian giữ lâu
khoảng 6 tháng – 10 năm.
- Đông khô: thêm chất bảo quản (sữa gầy, đường) vào môi trường chứa vi sinh
vật rồi đem đông lạnh và thăng hóa nước ở nhiệt độ thấp (dưới nhiệt độ đông
đặc của mẫu). Thời gian bảo quản lâu, khả năng phục hồi cao mà ít ảnh
hưởng đến hoạt tính.

1.2. Kết quả và bàn luận


1.2.1. Phát hiện vi sinh vật sinh enzym amylase và protease
a. Hình ảnh của đĩa phân lập và phát hiện khả năng sinh enzyme

Phân lập trên môi trường tinh bột Phân lập trên môi trường tinh
Cấp pha loãng: 5 bột tráng dung dịch lugol
Cấp pha loãng: 5

3
Phân lập trên môi trường gelatin Phân lập trên môi trường gelatin
Cấp pha loãng: 4 tráng TCA 50%
Cấp pha loãng: 4

b. Kết quả phân lập và phát hiện khả năng sinh enzym ngoại bào
Bảng 1. Kết quả phân lập và phát hiện khả năng sinh enzym ngoại bào
Chủng Mô tả khuẩn lạc Amylase Protease
1 Mặt lồi, mép răng cưa, màu Đường kính vòng
trắng đục. sáng: 4 mm
Đường kính 3 mm
Mọc trên môi trường tinh bột
2 Mặt lồi, mép răng cưa, màu Đường kính vòng
trắng đục. sáng: 6 mm
Đường kính 5 mm
Mọc trên môi trường gelatin
3 Mặt phẳng, mép tròn, màu Đường kính vòng
trắng đục. sáng: 4 mm
Đường kính 4 mm
Mọc trên môi trường gelatin
1.2.2. Phát hiện khả năng sinh kháng sinh

4
E. coli S. aureus

Bảng 2. Kết quả phát hiện khả năng sinh kháng sinh
Chủng E. coli S. aureus
Bacillus 1 20 mm 42 mm
Bacillus 2 19mm 40 mm
Bacillus 3 17 mm 38 mm
Bacillus 4 - 32 mm

1.2.3. Bàn luận


a. Phát hiện vi sinh vật sinh amylase và protease ngoại bào
- Chủng vi sinh vật trong mẫu đất sau khi phân lập trên môi trường thạch tinh
bột và ủ ở 37℃ trong 24 giờ có khả năng tiết amylase ngoại bào.
 Amylase ngoại bào thủy phân tinh bột của môi trường nên tinh bột
không bắt màu tím với dung dịch lugol → Xung quanh khóm vi khuẩn
tiết amylase sẽ có vòng sáng.
- Chủng vi sinh vật trong mẫu đất sau khi phân lập trên môi trường thạch
gelatin và ủ ở 37℃ trong 24 giờ có khả năng tiết protease ngoại bào.
 Protease ngoại bào thủy phân gelatin của môi trường nên gelatin không
bị đục màu với dung dịch TCA 50% → Xung quanh khóm vi khuẩn
tiết protease sẽ có vòng sáng.
b. Phát hiện khả năng sinh kháng sinh
- Phát hiện vi sinh vật sinh kháng sinh dựa vào khả năng ức chế sự tăng trưởng
của nó với vi sinh vật khác.
 E. coli trong 5 lỗ chỉ có lỗ B4 và lỗ chứng (không có chủng chỉ có môi
trường) không xuất hiện vòng ức chế xung quanh lỗ, còn lại 3 lỗ B1-
B3 đều có vòng ức chế xung quanh lỗ.
 S. aureus trong 5 lỗ thì chỉ có lỗ chứng không có vòng ức chế xung
quanh lỗ, còn lại 4 lỗ B1-B4 đều có vòng ức chế xung quanh lỗ.

5
→ Kết luận: Trong 4 chủng Bacillus
 Cả 4 chủng Bacillus đều sinh kháng sinh ức chế sự tăng trưởng của E.
coli.
 Chủng Bacillus 1, 2, 3 sinh kháng sinh ức chế sự tăng trưởng của S.
aureus.

6
Bài 2. Tinh chế enzyme amylase bằng alginat

2.1. Tóm tắt lý thuyết


- Enzym amylase là enzyme xúc tác cho sự thủy phân tinh bột thành đường.
Enzym amylase được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, thực phẩm, y
dược… Trong y học, enzyme amylase được ứng dụng để trợ tiêu hóa, làm dịch tiêm
truyền, chuyển hóa tinh bột thành dextrin, tinh bột tan làm tá dược trong bào chế để
sản xuất một số thuốc.
- Enzym amylase có thể được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau như: động vật,
vi sinh vật và thực vật. Enzym amylase dùng trong y dược cần độ tinh khiết cao nên
cần được tinh chế từ enzyme thô.
- Nguyên tắc tinh chế enzyme amylase: dùng alginate để bắt giữ enzyme từ hỗn
hợp thô. Sau đó, thêm CaCl2, gel Ca-alginate sẽ giúp tách enzyme ra khỏi dung dịch.
Cuối cùng, enzyme amylase sẽ được thôi ra nhờ dung dịch glucose.
- Xác định hoạt độ của enzyme amylase bằng phương pháp Heinkel thông qua
lượng tinh bột bị phân giải dựa trên cơ sở xác định mức độ giảm cường độ màu của
hỗn hợp phản ứng với dung dịch Iode.

2.2. Kết quả và bàn luận


2.2.1. Hàm lượng protein
Bảng 2.1. Hàm lượng protein của enzym thô và tinh chế
Mẫu OD280 Thể tích (ml) Hàm lượng protein (mg)
Enzym thô 0,3561 Vthô =10 71,22
Enzym tinh chế 0,8148 Vtinh chế = 37 30,15

2.2.2. Hoạt tính enzym


a. Đường chuẩn hoạt tính enzym và OD560
Bảng 2.2. Thông số đường chuẩn tinh bột
Ống 0 1 2 3 4 5
U/ml 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1

OD 0,0198 0,1822 0,3541 0,5191 0,6442 0,8269

∆OD 0 0,1624 0,3343 0,4993 0,6244 0,8071

Vẽ đường chuẩn

7
b. Hoạt tính enzyme
Bảng 3. Hoạt tính enzym thô và tinh chế
Mẫu OD560 OD560 thử Độ pha loãng Hoạt tính tổng Hoạt tính riêng
chứng enzym (U) (U/protein)
Enzym thô 0,8296 0,1984 100 783,99 11,01
Enzym tinh chế 0,8630 0,0709 10 364,66 12,09

Tính: Hiệu suất tinh chế và Mức tinh chế.


- Hiệu suất tinh chế: HS = HTCenzyme tinh / HTCenzyme thô = 364,66/783,99 = 0,4651
Vậy HS = 46,51%
- Mức tinh chế: HTRenzyme tinh / HTRenzyme thô = 12,09/11,01 = 1,1
c. Nhận xét về hiệu suất tinh chế và mức tinh chế
- Quá trình tinh chế enzyme amylase đạt được hiệu suất thấp 46,51%
- Mức tinh chế thấp, enzyme amylase sau tinh chế có hoạt tính không tang không
nhiều so với enzyme thô.

2.2.3. Bàn luận


- Về tổng lượng protein:
Ban đầu, hàm lượng protein trong enzyme thô là 71,22 (mg)
Sau tinh chế, hàm lượng protein trong enzyme tinh chế là 30,15 (mg)
Như vậy, sau quá trình tinh chế, ta đã loại đi một lượng protein, trong đó là các protein
không phải là enzyme amylase. Nhờ đó mà enzyme sau tinh chế tinh khiết hơn so với
enzyme thô ban đầu.
- Về hoạt tính chung của enzyme:
Ban đầu, hoạt tính tổng của enzyme thô là: 783,99 (U)
Sau tinh chế, hoạt tính tổng của enzyme tinh chế là: 364,66 (U)

8
Do sau quá trình tinh chế, ta đã loại đi một lượng enzyme nên hoạt tính tổng của
enzyme tinh chế sẽ giảm đi so với hoạt tính tổng của enzyme thô.
- Về hoạt tính riêng của enzyme:
Hoạt tính riêng của enzyme thô: 11,01 (U/protein)
Hoạt tính riêng của enzyme tinh chế: 12,09 (U/protein)
Hoạt tính riêng của enzyme sau tinh chế cao hơn so với enzyme thô ban đầu nhưng
mức tinh chế này khá thấp.

9
Bài 3: Cố định CGTase lên alginat

3.1. Tóm tắt lý thuyết


- Cyclodextrin glucanotranferase (CGTase, EC 2.4.1.19) là enzym duy nhất có
khả năng chuyển hóa tinh bột và các chất tương tự thành hỗn hợp cyclodextrin.
- Cố định giúp tận dụng và tăng cường tính ổn định, hoạt tính của CGTase đắt
tiền.
- Dựa vào bản chất liên kết giữa chất mang và enzyme, cố định enzyme bao gồm
các phương pháp:
+ Vật lý: hấp phụ, liên kết ion, tương tác kỵ nước, ...
+ Liên kết cộng hóa trị: dựa vào ái lực giữa enzyme và chất mang để tạo nên
phức hợp enzyme - chất mang có liên kết cộng hóa trị.
+ Bắt giữ enzyme trong gel: dựa vào sự hút giữ enzyme vào mạng lưới mà cơ
chất và sản phẩm đi qua được, nhưng không cho enzyme khuếch tán vào môi trường.
+ Tạo vi nang: enzyme được giữ trong bao vi thể có màng bán thấm dày 200 Å
(như cellulose, polysaccharide).
- Cố định CGTase lên chất mang là alginat. Xác định hàm lượng protein cố định
bằng thuốc thử Bradford, đo OD 595nm.
- Hoạt tính CGTase cố định được đánh giá thông qua lượng cyclodextrin do
CGTase tạo ra từ maltodextrin trong điều kiện xác định dựa vào khả năng hấp phụ và
làm mất màu phenolphtalein của cyclodextrin.

3.2. Kết quả và bàn luận


3.2.1. Hàm lượng protein
a. Đường chuẩn BSA
Bảng 1. Thông số đường chuẩn BSA
Ống nghiệm 0 1 2 3 4 5
Nồng độ BSA
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1
(mg/ml)
OD595 nm 0,4657 0,7717 0,9574 1,1027 1,2254 1,2481
∆OD595 nm 0 0,3060 0,4917 0,6370 0,7597 0,7824

10
Hình 3.1. Đường biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ hấp thu và nồng độ protein
(mg/ml) theo phương pháp Bradford.
b. Hàm lượng protein
Bảng 3. Hàm lượng protein của enzym thô và tinh chế
Mẫu OD595 Thể tích Hệ số pha Hàm lượng
(ml) loãng protein (mg)
Enzym ban đầu 0,7401 Vban đầu = 1 20 4,0820
0,7689
=> 595 = 0,7545

Enzym không CĐ 0,9775 Vgộp = 40 1/17 1,1287


theo bắt giữ 1,0878
=> 595 = 1,0327

Enzym CĐ theo bắt 2,9533


giữ
Enzym không CĐ 0,8635 Vgộp = 40 5/17 3,5435
theo hấp phụ 0,8672
=> 595 = 0,8654

Enzym CĐ theo hấp 0,5385


phụ
2.2.4. Hoạt tính enzym
a. Đường chuẩn CD
Bảng 3. Thông số đường chuẩn CD
Số thứ tự 0 1 2 3 4 5
Nồng độ CD (mg/ml) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1
OD550 = OCC – OD T 0 0,0952 0,1559 0,2248 0,2706 0,2983

11
Vẽ dường chuẩn CD.

Hình 3.2. Đường biểu diễn sự phụ thuộc độ hấp thu vào nồng độ CD

b. Hoạt tính enzym


Bảng 4. Hoạt tính enzym
Hoạt
Hệ số pha tính Hoạt tính riêng
Mẫu OD550 chứng OD550 thử ΔOD550nm
loãng chung (U/mg protein)
(U/ml)
0,7244 0,3496
Enzym 0,7117 0,3665
0,3600 30 19,80 4,85
ban đầu => 550chứng => 550thử
= 0,7181 = 0,3581
0,7438 0,3937
Enzym 0,7414 0,4484
CĐ theo 0,3215 10/0,6 9,73 3,29
=> 550chứng => 550thử
bắt giữ
= 0,7426 = 0,4211
0,7663 0,6432
Enzym 0,7663 0,6595
CĐ theo 0,1149 10/0,6 2,95 5,48
=> 550chứng => 550thử
hấp phụ
= 0,7663 = 0,6514
Tính: Hiệu suất cố định và tỉ lệ hoạt tính riêng của enzym

- Hiệu suất cố định protein theo phương pháp bắt giữ:

𝐻% = 𝑥 100% = 𝑥 100% = 72,40%

- Hiệu suất cố định protein theo phương pháp hấp phụ:

12
𝐻% = 𝑥 100% = 𝑥 100% = 13,19%

- Tỉ lệ hoạt tính riêng của enzym theo phương pháp bắt giữ:

𝑇𝐿𝐻𝑇 = 𝑥 100% = 𝑥 100% = 67,84%

- Tỉ lệ hoạt tính riêng của enzym theo phương pháp hấp phụ:

𝑇𝐿𝐻𝑇 = 𝑥 100% = 𝑥 100% = 112,99%

c. Nhận xét về hiệu suất cố định và và tỉ lệ hoạt tính riêng của enzym.
- Hiệu suất cố định: phương pháp bắt giữ có hiệu suất cố định cao hơn phương pháp
hấp phụ (72,40% so với 13,19% ,gấp 5,49 lần)
- Tỉ lệ hoạt tính riêng của enzym: phương pháp bắt giữ có tỉ lệ hoạt tính riêng thấp
hơn phương pháp hấp phụ (67,84% so với 112,99% ,gấp 1,67 lần)
2.2.5. Bàn luận
- Hiệu suất cố định protein ở phương pháp bắt giữ đạt khá cao (72,40%), do đây là
phương pháp cố định enzym không thuận nghịch, vì vậy enzym không thể thoát khỏi
chất mang là gel alginat sau khi đã cố định.
- Hiệu suất cố định protein ở phương pháp hấp phụ đạt khá thấp (13,19%). Do pử
phương pháp này, enzyme và chất mang chỉ dựa trên các tương tác bề mặt của gel và
enzym như liên kết hydro, lực Van der Waals, cầu nối ion, tương tác kỵ nước nên
enzym có thể quay trở lại môi trường, sự cố định là thuận nghịch, do đó hiệu suất cố
định chỉ đạt 13,19%.
- Đối với phương pháp cố định bắt giữ, tuy không thay đổi cấu trúc enzym nhưng sự
giảm sút hoạt tính được giải thích do sự cản trở về mặt không gian nên các enzym
được cố định bằng phương pháp bắt giữ khó tiếp xúc với cơ chất, chỉ những enzym
nằm ở bề mặt hạt gel mới dễ dàng gặp cơ chất. Đối với phương pháp hấp phụ, enzym
nằm ở bề mặt hạt gel, nên tỷ lệ hoạt tính riêng của enzym có thể đạt cao.
- Đối với phương pháp cố định theo phương pháp hấp phụ, hoạt tính riêng của enzym
sau cố định cao hơn so với enzym ban đầu. Nguyên nhân là do lượng enzym cố định
được quá thấp mà lượng cơ chất trong môi trường cao nên enzym tiếp xúc nhiều hơn
với cơ chất, khả năng thể hiện hoạt tính cao hơn so với enzym ban đầu.

13
Bài 4: Tinh chế Lysozym bằng sắc ký trao đổi ion

4.1. Tóm tắt lý thuyết


 Các phương pháp tinh chế protein đều dựa trên những tinh chất hóa lý của protein
như điện tích, kích thước phân tử, hòa tan… Đối với phương pháp tinh chế protein
bằng sắc ký trao đổi ion thì dựa trên sự tích điện khác nhau trước sự thay đổi của
pH. Mỗi protein có một giá trị pH mà tại đó tổng điện tích âm và dương của nó bằng
nhau, hay nói cách khác là điện tích bằng 0, pH này được gọi là pI (điểm đẳng
điện). Khi pH dung dịch lớn hơn pI protein sẽ tích điện và ngược lại.
 Nhựa sắc ký trao đổi ion bao gồm một chất nền không tan được gắn các nhóm mang
điện tích bằng liên kết cộng hóa trị, các nhóm mang điện tích này sẽ liên kết với các
đối ion có điện tích trái dấu một cách thuận nghịch nhờ tương tác tĩnh điện. Có 2 loại
nhựa trao đổi ion là: cation, anion.
 Sắc ký trao đổi ion dựa vào sự trao đổi thuận nghịch của các điện tích trên protein
với các điện tích trái dấu của pha tĩnh sắc ký, tùy theo cân bằng ion và pH trong dung
dịch mà protein sẽ được gắn vào nhựa hay bị đẩy ra khỏi nhựa.
 Nguyên tắc tinh chế trong bài thực tập: Dựa vào sự khác biệt về pI của lysozym
(pI=10) so với các protein khác trong lòng trắng trứng(pI ≤ 6), do đó tại pH 8 trên
nhựa trao đổi cation lysozym có pI > pH sẽ tích điện dương và bị giữ lại trong cột còn
các protein khác có pI. Lysozym được thôi ra khỏi cột bằng cách nâng ph lên 10 hoặc
tăng nồng độ ion trong dung dịch đệm lên để cạnh tranh đẩy lysozym ra ngoài.

4.2. Kết quả và bàn luận

4.2.1. Kết quả xác định hàm lượng protein


*Thông số đường chuẩn BSA:
Nồng độ BSA 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1
OD 0,4611 0,7685 0,9917 1,1095 1,2599 1,3035
OD 0 0,3074 0,5306 0,6484 0,7988 0,8424

*Đồ thị đường chuẩn BSA:

14
Ta có phương trình đường chuẩn BSA:
y = -0.7188x2 + 1.548x + 0.0109
R² = 0.9966
Thông số mẫu:
ODđệm chạy = 0,4597
ODđệm thôi = 0,4254
Bảng 1. Hàm lượng protein trong các phân đoạn
Mẫu A (n=100) B (n=50) B1 (n=10) C*
OD595 0,9121 0,8852 1,0140 0,6484
OD 0,4524 0,4255 0,5543 0,1887
Thể tích 1 1 2,5 1,5
Lượng 33,84 15,68 11,04 0,18

Mẫu
Mẫu D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 D10 gộp
D**
OD595 0,7854 0,8601 0,8052 0,7485 0,6195 0,5271 0,4950 0,4808 0,4734 0,4532
OD 0,36 0,4347 0,3798 0,3231 0,1941 0,1017 0,0696 0,0554 0,048 0,0278
Thể
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 5
tích
Lượng 0,1280 0,1610 0,1365 0,1126 0,0629 0,0302 0,0193 0,0146 0,0121 0,0055 0,6827

* C*: 0,5ml dịch C1-5 và 0,1ml mỗi dịch từ C6 đến C15


**Mẫu gộp D: là tổng lượng protein trong các ống D1 đến D10
***n: hệ số pha loãng

Hiệu suất: HS = x 100% = x 100% = 2,02%

Nhận xét về hiệu suất tinh chế


 Dịch A chứa toàn bộ lượng protein (gồm cả lysozym và protein tạp) nên có
lượng protein lớn nhất.
 Dịch B, B1, C* là lượng protein không phải lysozym.
 Dịch D là lượng lysozym tinh chế được.
Ta thấy:
x 100% = x 100% = 81,51%
=>Lượng protein tổng (lysozym và protein tạp) lấy ra chưa hết (81,51% so với mẫu A
ban đầu).
Hiệu suất tinh chế lysozym rất thấp (2,02%).

15
1.1.1. Bàn luận
Thực tế lượng lysozym trong lòng trắng trứng chiếm tỉ lệ rất thấp (dưới 5%).
Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất tinh chế chưa đạt:
 Rửa cột nhiều lần với đệm chạy, mỗi lần rửa ion H+ trong đệm chạy cạnh tranh
với lysozym để gắn trên nhựa trao đổi cation, làm một phần lysozym bị đẩy ra
ngoài.
 Thao tác tinh chế chưa cẩn thận: không lấy hoàn toàn dịch từ cột (cụ thể khi rửa
cột với đệm chạy, không lấy được hết đệm chạy ra ngoài, khi nạp mẫu và lấy
dịch ra bị lẫn với đệm), thao tác cho mẫu hay đệm vào cột không nhẹ nhàng
làm tung nhựa trao đổi sepharose lên.
 Thao tác bơm hút dịch vào eppendoff chưa chính xác làm ảnh hưởng đến kết
quả đo OD.
 Khi pha loãng hay hút mẫu để đo, lắc dịch không đều dẫn đến sai số trong quá
trình đo.
 Chưa hoạt hóa tối đa khả năng trao đổi ion của cột sắc ký.
 Chất lượng cột sắc ký không tốt.
 Giai đoạn để yên 10 phút nhằm đảm bảo gắn kết giữa lysozym và nhựa sắc ký
có thể chưa đảm bảo đủ thời gian.
 Cột sắc ký không đủ dài nên thời gian lưu chưa đủ, dẫn đến pha tĩnh của cột
không đủ để bắt giữ hết lysozym.
1.3 . Sơ đồ quá trình tinh chế:

Dịch A Cột sắc ký


(lysozym và protein tạp)
-Rửa cột lần lượt với:
3 thể tích nước cất vô
trùng
5 thể tích đệm chạy

Để yên 10 phút

Dịch B
(protein tạp) Đệm chạy

Dịch C
(protein tạp) Đệm thôi

Dịch D
(Lysozym)
Cân bằng, bảo quản cột

16
17
18

You might also like