You are on page 1of 4

Sự Điện Phân

Chủ nhật, 12 Tháng 7 2009 17:48 Thầy Trung Hiếu

I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ ĐIỆN PHÂN

Sự điện phân là quá trình oxi hóa khử xảy ra ở trên bề mặt các điện cực khi có dòng
điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.

Sự điện phân là quá trình sử dụng điện năng để tạo ra sự biến đổi hóa học.

- Tại catot (cực âm): xảy ra quá trình khử (chất oxi hóa nhận electron).

- Tại anot (cực dương): xảy ra quá trình oxi hóa (chất khử nhường electron).

II. SỰ ĐIỆN PHÂN CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Điện phân nóng chảy

Thường dùng để điện phân một số muối (chủ yếu muối halogenua), axit, hidroxit của
kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm nhằm mục đích điều chế các kim loại đó và một số phi
kim như Cl2, O2...

a. Điện phân nóng chảy muối halogenua

b. Điện phân nóng chảy oxit kim loại

c. Điện phân nóng chảy hidroxit kim loại


2. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước

- Khi điện phân dung dịch, ngoài các ion của chất điện phân, còn có sự tham gia của
các ion H+, OH- (do H2O điện li) và bản thân kim loại làm điện cực.

a. Ở catot: Cation nào có tính oxi hóa càng mạnh càng dễ bị khử.

- Nếu Mn+ → Al3+ (có mặt các cation từ Al3+ trở về trước dãy điện hóa kim loại) tức tính
oxi hóa Mn+ << H+.

Lúc đó: Ion H+ sẽ bị khử.

- Nếu Mn+ < Al3+ (có mặt các cation đứng sau Al3+ trong dãy điện hóa kim loại) tức tính
oxi hóa Mn+ >> H+.

Lúc đó: Ion Mn+ sẽ bị khử: Mn+ +    ne  → M

b. Ở anot: Anion nào có tính khử càng mạnh càng dễ bị oxi hóa.

- trường hợp anot trơ: (C, Fe, Pt)

+ Nếu có mặt các anion Am- : I-, Br-, Cl-, S2-, RCOO-,....

Tính khử Am- >> H2O nên Am- sẽ bị oxi hóa:

2Cl- → Cl2 +  2e

2RCOO- → R-R  +  2CO2 + 2e

+ Nếu có mặt các anion Am- : SO42-, NO3- ...

Tính khử Am- << H2O nên H2O sẽ bị oxi hóa:


2H2O → O2 +  4H+ +  4e

+ Nếu có mặt OH- do bazơ điện li:

2OH- → O2 + 2H+ +  4e

-          Trường hợp anot hoạt động (Zn, Cu,...): bản thân các kim loại này vẫn có tính
khử vượt trộ hơn hẳn so với các anion có mặt trong dung dịch, vì vậy chúng ta sẽ tham
gia vào quá trình oxi hóa.
Cu→ Cu2+ + 2e

Zn → Zn2+ + 2e

Do đó: Nếu anot làm bằng kim loại mà ion của nó có mặt trong  các dung dịch thì khi
điện phân anot sẽ bị hòa tan tạo ra các ion dương M n+, các ion dương này đi vào dung
dịch để bổ sung cho số ion dương đã bị giảm. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng dương
cực tan.

3. Điện phân hỗn hợp

Nguyên tắc: khi điện phân nóng chảy hoặc dung dịch hỗn hợp nhiều ion thì cation nào
dễ bị khử và anion nào dễ bị oxi hóa sẽ được điện phân trước.

- Tại catot: cation điện phân theo thứ tự:

Ion kim loại yếu > H+ > Ion kim loại trung bình > H2)

- Tại anot: anion điện phân theo thứ tự:

S2- > I- > Br- > RCOO- > OH- > H2O

4. Điện phân các dung dịch chứa trong các bình điện phân mắc nối tiếp

- Cường độ dòng điện một chiều và thời gian điện phân ở các bình như nhau nên sự
thu hoặc nhường electron ở các điện cực cùng tên phải như nhau.

- Kim loại bám vào các cực catot có tỉ lệ mol với nhau (tỉ lệ này phụ thuộc vào hóa trị
các chất).

5. Biểu thức Faraday

Lượng đơn chất giải phóng ở điện cực được xác định bằng biểu thức:

Trong đó:

mx là khối lượng đơn chất X giải phóng ở điện cực (gam).

A là khối lượng mol của chất X.

I là cường độ dòng điện (A).


t là thời gian điện phân (s).

Q = I.t là điện lượng qua bình điện phân (C).

n là số e tham gia phản ứng ở điện cực.

F là hằng số Faraday

(t tính theo giây: F = 96500, t tính theo giờ thì F = 26,8).

III. ỨNG DỤNG CỦA SỰ ĐIỆN PHÂN

1. Điều chế các kim loại

Một số kim loại dù có thế điện cực chuẩn âm nhưng vẫn có thể điều chế bằng phương
pháp điện phân dung dịch muối của chúng.

2. Điều chế một số phi kim: như H2, O2, F2, Cl2....

3. Điều chế một số hợp chất: như KMnO4, NaOH, H2O2,...

4. Tinh chế một số kim loại: Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au,...

5. Mạ điện: điện phân với anot tan cũng được dùng trong kỹ thuật mạ điện, nhằm bảo
vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật mạ.

Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 12 Tháng 7 2009 18:13 )  

You might also like