You are on page 1of 5

MÙA XUÂN NHO NHỎ

_Thanh Hải_

DÀN Ý CHI TIẾT

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

+ Thanh Hải (1930-1980) là một nhà thơ hiện đại yêu nước, yêu cách mạng, có công

xây dựng nền văn hóa cách mạng ở Miền Nam trong giai đoạn đầu

+ Mùa xuân nho nhỏ (1980) là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông được

viết khi ông đang nằm trên giường bệnh.

- Dẫn dắt vấn đề.

b) Thân bài

* Khái quát về hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Bài thơ được Thanh Hải viết vào tháng 11 mùa đông năm 1980, khi còn nằm trên

giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời vì bệnh hiểm nghèo.

- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong

muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân

tộc.

* Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời (khổ thơ 1)

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp:

    + Cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, nên thơ, màu sắc hài hòa gợi cảm : hoa tím, sông

xanh, bầu trời cao rộng,...


    + Âm thanh : tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long

lanh”

 -> Nghệ thuật đảo từ “mọc“ và từ “một” tạo sự đột ngột để nói lên được vẻ đẹp và

sức sống của hoa.

- Cảm xúc và tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

    + "Giọt long lanh" - hình ảnh thơ đa nghĩa, ở đây được hiểu theo nghĩa ẩn dụ

chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang

cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.

-> Diễn tả cảm xúc say mê, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp đất trời.

* Cảm xúc  trước mùa xuân của đất nước (khổ thơ 2, 3)

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”,

“người ra đồng”, “lộc giắt quanh lưng”, “lộc trải dài nương mạ” -> Sức sống mạnh

mẽ, khí thế đi lên của dân tộc.

    + Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến

thiết đất nước của lực lượng sản xuất

    + Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang,

và niềm tin vào ngày mai hòa bình

- Các từ láy “hối hả”, “xôn xao”, điệp từ “tất cả” với nhịp thơ nhanh, gấp, để chỉ

nhịp sống lao động khẩn trương, tưng bừng, niềm vui rạo rực lòng người.

- So sánh “Đất nước như vì sao”: nâng đất nước lên tầm cao mới đẹp đẽ, kì vĩ khẳng

định sự trường tồn bền vững


-> Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước

mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

- Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong

chiến đấu, cách mạng

- Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang

tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

-> Niềm tự hào đối với quê hương, đất nước mình, lạc quan tin tưởng vào sức sống,

sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc.

* Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả (khổ 4 và 5)

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

- “Ta làm” : khẳng định sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời.

- “Ta làm con chim hót”, "làm cành hoa”, “một nốt trầm”: tác giả khao khát hóa thân

thành những thứ bình dị để làm đẹp cho cuộc đời.

- Đại từ “Ta”: vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều: vừa diễn tả niềm riêng và cái chung.

-> Đó vừa là tâm niệm chân thành của nhà thơ và cũng là khát vọng cống hiến cho

đời chung của nhiều người, muốn góp sức mình làm nên mùa xuân đẹp tươi của

thiên nhiên, của tạo vật của đất nước.


- Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách

sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc một cách âm

thầm và lặng lẽ.

- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm

động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

- Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng:

“Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

-> Sự cống hiến không kể tuổi tác.

=> Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, tâm

niệm tràn đầy nhiệt huyết, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời

chung.

* Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế (khổ cuối)

- Cách gieo vần "bình, minh, tình"  : thể hiện chất nhạc dân ca xứ Huế.

- Cách gieo vần phối âm khá độc đáo : câu đầu và câu cuối kết thúc bằng hai thanh

trắc hát, Huế.

-> Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng

- Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi

niềm của người con xứ Huế

- Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao

sống có ích.

* Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.

- Bài thơ giàu nhạc điệu, âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha
- Hình ảnh tự nhiên, giản dị kết hợp với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát.

- Câu từ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ

đặc sắc.

c) Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.

KIẾN THỨC BỔ SUNG

- Nhận xét về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà nghiên cứu văn

học Trần Hữu Tá viết:

      “Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa Thiên,

là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Sau năm 1975, thơ ông càng chín hơn. Bài

"Mùa xuân nho nhỏ" (1980, làm trên giường bệnh trước khi mất không lâu) là thành công

tiêu biểu hơn cả.

      Nói chung, thơ ông chân thật, bình dị, đôn hậu và chân thành. Tuy nhiên, ông ít đổi

mới trong phong cách, nhiều khi có hiện tượng tự lập lại mình. Đối với nền thơ chống Mỹ

của miền Nam, Thanh Hải là một trong những cây bút có nhiều đóng góp..."

You might also like