You are on page 1of 19

Forumotion Share : Đăng Nhập Đăng ký

Diễn đàn của Phòng Điều độ PC Đồng Tháp

Lý thuyết bảo vệ rơle


2 posters

Lý thuyết bảo vệ rơle


 by sautrung Mon Aug 28, 2017 4:58 pm

TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ

BẢO VỆ RƠ LE TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

(LỚP BỒI HUẤN TÍNH TOÁN BẢO VỆ RƠ LE)

KÝ HIỆU CỦA MỘT SỐ LOẠI RƠ LE THƯỜNG GẶP TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN

50 : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha cắt nhanh


51 : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha cắt có thời gian


50N : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh


51N : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất cắt có thời gian


67 : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha có hướng


67N : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng


44S : Rơ le bảo vệ khoảng cách có hướng bảo vệ chạm pha


44G : Rơ le bảo vệ khoảng cách có hướng


Forumotion bảo
Share : vệ chạm đất Đăng Nhập Đăng ký

21 : Rơ le bảo vệ khoảng cách có hướng bảo vệ chạm pha và đất


64 : Rơ le bảo vệ chạm đất (3Uo hoặc 3Io)


27 : Rơ le bảo vệ điện áp thấp


59 : Rơ le bảo vệ điện áp cao


79 : Rơ le tự động đóng lại


96 : Rơ le hơi bảo vệ Máy Biến Thế


87 : Rơ le bảo vệ so lệch

51P : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT phía sơ cấp


51VP : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT phía sơ cấp có khóa điện áp

51QTP : Rơ le bảo vệ quá tải MBT phía sơ cấp


51NP : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT phía sơ cấp


51GNP : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT tại trung tính cuộn sơ cấp

51S : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 2


51VS : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 2 có khóa điện áp

51QTS : Rơ le bảo vệ quá tải MBT cuộn thứ 2


51NS : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT cuộn thứ 2


51GNS : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT tại trung tính cuộn thứ 2

51T : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 3


51VT : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 3 có khóa điện áp

51QTT : Rơ le bảo vệ quá tải MBT cuộn thứ 3


51NT : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT cuộn thứ 3


51GNT : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT tại trung tính cuộn thứ 3

51B : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha Share


Forumotion trên thanh
: cái Đăng Nhập Đăng ký

51NB : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất trên thanh cái


87B : Rơ le bảo vệ so lệch thanh cái


50BF : Rơ le bảo vệ chống máy cắt từ chối tác động  

A. SƠ LƯỢC VỀ CÁC PHẦN TỬ CHÍNH TRONG LƯỚI ĐIỆN


1. ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN :


Có nhiệm vụ kết nối giữa nhà máy, trạm biến áp và phụ tải.

Đây là phần tử có kích thước lớn nhất trong lưới điện từ vài chục đến vài trăm km, do

đó đường dây là phần tử xảy ra sự cố nhiều nhất trong lưới điện. Tuy nhiên đa số các sự cố là

sự cố thoáng qua. Các thiệt hại vật chất do việc đóng điện vào đường dây bị sự cố là không

lớn (đứt dây hoặc đứt lèo). Do đó khi xảy ra sự cố thì được phép đóng thử lại đường dây.

2. THANH CÁI:

Có nhiệm vụ liên kết các đường dây và các Máy biến thế ở từng cấp điện áp khác nhau

trong mỗi trạm.


Thanh cái có thể có hoặc không tùy theo từng trạm.


Kích thước tương đối nhỏ, cấu tạo đơn giản nên ít xảy ra sự cố thực sự, phần lớn các

sự cố là do tác động nhầm của các rơ le.


3. MÁY BIẾN THẾ :


Có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng giữa các cấp điện áp với nhau.

Có kích thước nhỏ nhưng giá trị rất lớn.


Khó bị sự cố , nhưng khi bị sự cố thì thiệt hại về kinh tế lớn. Hầu như không có sự cố

thoáng qua (ngoại trừ nhầm lẫn do rơ le).


KhảForumotion
năng gây ra thiệt hại lớn về người và vật: chất nếu đóng điện vào MBT đang bị sự
Share Đăng Nhập Đăng ký

cố. Do đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý sự cố, khi đóng điện lại cho MBT bị

sự cố.

B. KHÁI QUÁT VỀ RƠ LE BẢO VỆ CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN


1. BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY:


-Đối với đường dây từ 220KV gồm có các bảo vệ chính : 87L, 21, bảo vệ

dự phòng: 21, 67/ 67N, 50/ 51, 50/51N.


-Đối với đường dây từ 66KV -110KV gồm có các bảo vệ chính : 21, bảo vệ

dự phòng: 67/ 67N, 50/ 51, 50/51N.


-Đối với đường dây 15KV-23KV không có nguồn diesel : chỉ cần bảo vệ 50/51,

50/51N, rơ le tự động đóng lại 79. Đối với đường dây 15KV-23KV có nguồn diesel cần có

thêm rơ le quá dòng có hướng 67/67N.


2. BẢO VỆ THANH CÁI:


Bảo vệ thanh cái gồm bảo vệ chính: 87Bus, bảo vệ dự phòng: 50/51, 50/51N

3. BẢO VỆ MÁY BIẾN THẾ:


Bảo vệ chính :

Rơ le 87T

Rơ le 96 (Rơ le hơi): Rơ le này đặt ở ống nối giữa thùng dầu chính và thùng dầu phụ.

Khi có sự cố bên trong máy biến thế, một lượng hơi sinh ra đi qua rơ le này. Tùy theo mức

độ sự cố nặng hay nhẹ mà rơ le đi báo tín hiệu hay đưa tín hiệu đi cắt máy cắt.

Những sự cố nghiêm trọng sẽ gây ra một xung dầu về phía bình dầu phụ làm rơ le tác

động cắt máy cắt ngay tức thì.


Ngoài các rơ le trên còn có các rơ le mức


Forumotion độ dầu
Share : thấp, rơ le nhiệt độ dầu , rơ le nhiệt Đăng Nhập Đăng ký

độ cuộn dây, rơ le áp lực (rơ le này đo tốc độ thay đổi áp lực trong dầu).

Bảo vệ dự phòng:

-Dự phòng cho các bảo vệ chính của máy biến thế là các bảo vệ quá dòng điện chạm

pha, bảo vệ quá dòng điện chạm đất phía cao (51P, 51NP) và hạ (51S, 51NS) của máy biến

thế, rơ le quá dòng thứ tự không lấy tín hiệu từ biến dòng điện ở trung tính phía cao máy biến

thế (51 GNP ) hay ở trung tính phía hạ máy biến thế (51GNS).

Tóm lại: Các rơ le bảo vệ (về phần điện) trên lưới điện gồm có:

- Bảo vệ so lệch: 87L, 87Bus, 87T


- Bảo vệ khoảng cách: 21


- Bảo vệ quá dòng: 67/67N, 50/51, 50/51N…


C. CHI TIẾT CÁC RƠ LE BẢO VỆ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

1. BẢO VỆ SO LỆCH: ĐƯỜNG DÂY, THANH CÁI, MÁY BIẾN THẾ


87L: Đây là bảo vệ chính trên đường dây 500KV, bảo vệ chính trên các đường dây

220KV quan trọng như : Phú Mỹ 1-Nhà Bè (02 mạch), Phú Mỹ 1-Cai Lậy, Phú Mỹ 1- Mỹ

Tho 2, Mỹ Tho 2 – Cai Lậy , Hàm Thuận –Đa Mi, đường cáp 220KV nối nhà máy Phú Mỹ

2-1 với nhà máy Phú Mỹ 1 (02 mạch).


87Bus: Đây là bảo vệ chính cho thanh cái của các trạm lớn có nhiều phát tuyến

87T: Đây là bảo vệ chính cho các MBT từ cấp điện áp 35KV trở lên.
Forumotion Share :
Đăng Nhập Đăng ký

BẢO VỆ SO LỆCH ĐƯỜNG DÂY:


Nguyên lý chung :

-Bảo vệ so lệch dựa trên nguyên tắc so sánh dòng điện đi vào và ra khỏi vùng bảo vệ.

Đối với bảo vệ so lệch đường dây, vùng bảo vệ là đoạn đường dây giữa 02 trạm.

-Mỗi đầu đường dây đều được trang bị 02 bộ rơ le so lệch giống nhau. Đường cáp

quang (OPGW) hoặc cặp dây pilot wires (đối với đường dây ngắn) được sử dụng để truyền

tín hiệu thông tin giữa hai rơ le để có thể so sánh dòng tại hai đầu với nhau.

-Bảo vệ so lệch đường dây loại trừ nhanh sự cố cho dù đường dây được cấp nguồn từ

một phía hoặc cả hai phía.


+Ưu điểm của bảo vệ so lệch đường dây :


-Không phản ứng theo dao động trong hệ thống, quá tải.

-Không bị ảnh hưởng đối với sai số do hỗ cảm của đường dây song song.

-Không bị ảnh hưởng khi tín hiệu biến điện áp bị mất.


+Khuyết điểm :

-Giá thành cao, phải cần có đường truyền tín hiệu.


-Chỉ bảo vệ cho chính bản thân đường dây


Forumotion có: rơ le so lệch, không thể bảo vệ dự phòng cho
Share Đăng Nhập Đăng ký

các đường dây hoặc trạm biến áp kế tiếp.


-Phải có thêm bảo vệ chính là rơ le khoảng cách để làm dự phòng cho bảo vệ so lệch đường

dây.

Các bảo vệ so lệch thanh cái và MBT có nguyên lý hoạt động tương tự bảo vệ so

lệch đường dây. Tuy nhiên có 1 điểm khác biệt là các bảo vệ này không cần đường

truyền phức tạp như đối với đường dây mà chỉ cần nối cáp nhị thứ trực tiếp. Do đó giá

thành rẻ hơn nhiều so với bảo vệ đường dây.


2. BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH

Nguyên tắc chung :


Forumotion Share : Đăng Nhập Đăng ký

-Trong mạng phức tạp có nhiều nguồn cung cấp, bảo vệ quá dòng điện không bảo đảm

cắt chọn lọc ngắn mạch. Do đó cần phải có một nguyên tắc bảo vệ khác vừa bảo đảm tác

động nhanh, vừa chọn lọc và có độ nhạy tốt đối với mạng phức tạp bất kỳ. Một trong các bảo

vệ đó là bảo vệ tổng trở thấp (bảo vệ khoảng cách).


- Nguyên lý tác động : Zr ≤ Zs.


-Thời gian tác động của bảo vệ khoảng cách phụ thuộc vào khoảng cách giữa chỗ đặt

bảo vệ và điểm ngắn mạch.


-Bộ phận cơ bản của bảo vệ khoảng cách (còn gọi là bộ phận đo lường) làm nhiệm vụ

xác định tổng trở từ chỗ ngắn mạch đến chỗ đặt bảo vệ.

-Người ta dùng rơ le tổng trở làm bộ phận đo khoảng cách. Giá trị tổng trở của đường

dây từ chỗ đặt rơ le đến đến chỗ bị sự cố tỷ lệ với chiều dài của đoạn dây đótheo công thức :

ZRN = Zo*LRN, XRN = Xo*LRN, RRN = Ro*LRN.


Zo, Xo, Ro : điện trở trên 1 km đường dây.


Do đó rơ le tổng trở còn được gọi là rơ le khoảng cách.


-Rơ le tổng trở thực hiện đo tổng trở (Zr = Ur/Ir).


Ir : dòng điện đi qua điểm đặt rơ le.


Ur : điện áp tại điểm đặt rơ le .


-Để đảm bảo tác động chọn lọc trong mạng phức tạp, cần thực hiện bảo vệ khoảng

cách có hướng, chỉ tác động khi hướng công suất ngắn mạch đúng theo chiều mà ta chọn,

thông thường là hướng từ thanh cái ra đường dây.


-Thời gian tác động của các bảo vệ theo cùng một hướng được phối hợp với nhau sao

cho khi ngắn mạch ngoài phạm vi đường dây được bảo vệ, thời gian tác động của bảo vệ lớn

hơnForumotion
một cấp so với bảo vệ của đoạn bị ngắn
Share :mạch. Đăng Nhập Đăng ký

Trang 8 / 20

-Nguồn cung cấp tín hiệu cho rơ le khoảng cách hoạt động là từ biến dòng điện và biến điện

áp.

VÙNG BẢO VỆ CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH:


-Các rơ le khoảng cách thông thường có 3 vùng :


Vùng 1 :

Vùng này được đặt không có thời gian trễ.


-Hướng tác động của vùng này là hướng đường dây. Vùng 1 không được tác động khi

có sự cố xảy ra ở đường dây kế tiếp phía sau (theo hướng tác động) nên trị số điện kháng

hoặc tổng trở của vùng 1 phải nhỏ hơn điện kháng hoặc tổng trở của đường dây được bảo vệ.

Để tránh sai số đo lường có thể dẩn đến mở rộng vùng tác động , trị số chỉnh định tác động

của vùng 1 thường đặt là


Z1 = (80%-85%) * Z đường dây.


t1 = 0s.

Vùng 2 :

Tác động với thời gian trễ t2> t1 dùng làm dự phòng cho vùng 1 nên cùng hướng với

vùng 1 đồng thời thỏa các yêu cầu sau :


-Vùng 2 phải bảo vệ toàn bộ đường dây nên trị số chỉnh định phải thỏa mãn điều kiện

1/ Tổng trở hoặc điện kháng của vùng 2 ít nhất phải bằng 120% tổng trở hoặc điện
Forumotion Share :
Đăng Nhập Đăng ký
kháng của đường dây được bảo vệ.

2/ Để đảm bảo tính chọn lọc vùng 2 không được tác động khi vùng 1 của bảo vệ đoạn

dây kế tiếp phía sau có thể tác động cắt sự cố trên đường dây đó. Như vậy, vùng 2 không

được vượt quá vùng 1 của rơ le 21 bảo vệ đường dây kế tiếp phía sau.

Trang 9 / 20

• Z2 = 120% Z đường dây, nhưng không vượt quá vùng 1 của rơle 21 bảo vệ đường

dây kế tiếp.

t2 > t1

Trong trường hợp vùng 2 vượt quá vùng 1 của rơ le 21 bảo vệ đường dây kế tiếp thì

cần phối hợp thời gian vùng 2 giữa 2 rơ le này


VÙNG 3 :

Vùng này được dùng làm dự phòng. Giá trị tổng trở hoặc điện kháng của vùng 3

thường được chọn ngoài vùng phụ tải và lớn hơn 1.5 lần tổng trở hoặc điện kháng của đường

dây được bảo vệ với thời gian tác động t3>t2.


Z3 ≥ 150% Z đường dây, nhưng không vượt quá vùng 2 của rơle 21 bảo vệ đường dây

kế tiếp.

Hoặc Z3 = 120%*(Zđd1 + Zđd2)


t3 > t2

Forumotion Share :
Đăng Nhập Đăng ký
Hiện nay trên lưới điện miền Nam có trang bị các rơ le khoảng cách kỹ thuật số của

các hãng Siemens, SEL, ABB, Alstom, Toshiba. Đây là các loại rơ le có nhiều chức năng

như :

-Bảo vệ khoảng cách với khả năng bảo vệ từ xa bằng tín hiệu (teleprotection).

-Bảo vệ đường dây khi nguồn nuôi từ một phía yếu.


-Khóa chống dao động công suất.


-Chống đóng điện vào điểm sự cố.


-Bảo vệ quá dòng khẩn cấp khi mất điện áp định hướng cho bảo vệ khoảng cách.

-Bảo vệ chống chạm đất không hướng và có hướng.


-Bảo vệ quá áp, thấp áp.


-Chức năng kiểm soát đồng bộ (rơ le 25)


-Chức năng tự đóng lại 1 pha, 3 pha (rơ le 79)


-Chống máy cắt từ chối tác động (50BF)


-Định vị sự cố (FL)

-Lưu giữ thông tin sự cố (FR).


+ Ưu điểm:

-Tác động nhanh


-Phát hiện được sự cố ngay cả khi dòng sự cố nhỏ hơn dòng tải.

-Phối hợp được với các vùng bảo vệ của đoạn đường dây phía sau.

-Kết hợp với tín hiệu bảo vệ xa đảm bảo cắt nhanh sự cố trên toàn bộ chiều dài đường dây.

-Dự phòng bảo vệ cho tuyến đường dây phía sau, trong khi bảo vệ so lệch đường dây không

có khả năng này.


Forumotion Share :
Đăng Nhập Đăng ký
+ Khuyết điểm:

-Giá thành cao, dễ tác động nhầm khi mất nguồn áp


3. BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN:


Nguyên tắc chung:


-Khi xảy ra ngắn mạch, dòng điện trong phần tử sự cố tăng lên. Nhờ rơ le dòng điện mắc vào

phần tử được bảo vệ, bảo vệ quá dòng điện được khởi động và tác động đi cắt phần tử bị sự

cố.

-Có thể chia bảo vệ quá dòng thành 02 loại : bảo vệ quá dòng có thời gian (51 hoặc 51N) và

bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50 hoặc 50N).


1/ Bảo vệ quá dòng có thời gian gồm có 02 loại :


a/ Bảo vệ quá dòng có đặc tuyến độc lập: đặc tuyến có dạng đường thẳng, khi dòng sự cố lớn

hơn dòng đặt thì sau một thời gian trễ rơ le đưa tín hiệu cắt máy cắt, như vậy với rơ le này dù

dòng điện sự cố lớn hay nhỏ ( nhưng lớn hơn dòng đặt) thì rơ le đều đưa tín hiệu cắt sau một

thời gian trễ giống nhau.


b/ Bảo vệ quá dòng có đặc tuyến thời gian phụ thuộc :


-Đặt tuyến có dạng đường cong, khi dòng sự cố càng lớn hơn dòng đặt nhiều lần thì

thời gian trễ để rơ le đưa tín hiệu đi cắt máy cắt càng ngắn.

-Có 03 dạng đặc tuyến thường được sử dụng : Standard inverse, Very inverse,

Extremely inverse.
Forumotion Share :
Đăng Nhập Đăng ký
-Từ dòng ngắn mạch Inm , tính tỉ số K=Inm /I set với I set là dòng khởi động của rơ le

quá dòng.

-Chọn đường cong đặc tuyến cần sử dụng (một trong 3 dạng đặc tuyến trên), có thời

gian tác động của bảo vệ ứng với dòng Inm mà người sử dụng mong muốn : t.

-Từ t và K tra đường cong đặc tuyến đã chọn, tính được hệ số time multiplier hay

time dial (td) là x.


Như vậy, muốn bảo vệ quá dòng với dòng khởi động Iset cắt được dòng Inm sau thời

gian mong muốn là t ứng với một trong 3 dạng đặc tuyến đã chọn, cần phải đặt hệ số time

dial hay time multiplier (tên gọi tùy theo rơ le của mỗi hãng) của rơ le là x.

Muốn tính thời gian tác động của bảo vệ : t khi biết K và hệ số x, tra đường cong dạng

đặt tuyến đã chọn, tính được t.


Để đảm bảo rơ le quá dòng có thời gian tác động chọn lọc phải chọn thời gian

độc lập hoặc đặc tuyến thời gian phụ thuộc hợp lý.

Công thức tính thời gian tác động của các đặc tuyến rơ le:

t : thời gian tác động của rơ le


K : hệ số

I : dòng qua rơ le

Is : dòng khởi động cài đặt trong rơ le


α : hệ số

TD : họ đặt tuyến (Tùy theo từng loại rơ le)


Loại đặc tuyến
Forumotion Tiêu chuẩn Share : Hệ số K Hệ số α Đăng Nhập Đăng ký
Standard Inverse IEC 0.14 0.02
Very Inverse IEC 13.5 1
Extremely Inverse IEC 80 2

-Dòng khởi động của rơ le quá dòng cực đại cần đảm bảo :

+Ikđ > Ilv max.


+Rơ le dòng điện cần phải trở về một cách chắc chắn sau khi ngắn mạch xảy ra.

- Ikđ=(kat/ktv)*ktk*Ilvmax/nct

-kat : hệ số an toàn tính đến sai số có thể có của dòng trở về của rơ le : 1,1-1,2.

-ktv : hệ số trở về của rơ le ( ktv<1).


-ktk : hệ số có tính đến độ tăng dòng phụ tải khi các động cơ tự khởi động.

-nct : tỉ số biến dòng điện.


-Để giảm dòng khởi động, tăng độ nhạy của bảo vệ, cần dùng rơ le quá dòng có hệ số

trở về cao.

-Độ nhạy của bảo vệ : Knh=Inm min/Ikđ.


-Yêu cầu : Knh = 1.5 khi ngắn mạch cuối phần tử được bảo vệ.

-Đối với bảo vệ quá dòng điện thứ tự không 51N :


-Dòng khởi động phải thỏa:


+ Ikđ< 3Io nm min : dòng 3Io nhỏ nhất khi sự cố chạm đất trên phần tử được bảo vệ.

+Ikđ > Ikcb max.


-Ikcb max : dòng không cân bằng lớn nhất trong chế độ vận hành bình thưòng ứng với

chế độ tải lớn nhất.


Độ nhạy của bảo vệ : Knhạy ≥1.5


2/ Bảo vệ quá dòng cắt nhanh : Vùng tác động của bảo vệ cắt nhanh chỉ bao gồm một phần
Forumotion Share :
Đăng Nhập Đăng ký
chứ không phải toàn bộ đường dây. Do đó cần chọn dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh

lớn hơn dòng cực đại đi qua bảo vệ khi ngắn mạch cuối vùng bảo vệ đang xét.

-Đối với rơ le quá dòng điện có hướng 67/67N : rơ le định hướng công suất làm nhiệm vụ

của bộ phận định hướng công suất. Rơ le này chỉ khởi động khi dòng qua rơ le lớn hơn dòng

đặt và hướng của dòng phải cùng hướng đặt của rơ le.

-Nguồn tín hiệu cung cấp cho rơ le quá dòng điện có hướng là tín hiệu dòng từ biến dòng

điện và tín hiệu áp từ biến điện áp.


Trang 14 / 20

4. MỘT SỐ RƠ LE HỖ TRỢ

-Rơ le tự đóng lại 79.


-Rơ le kiểm soát đồng bộ 25.


-Rơ le điện áp 27, 59


-Rơ le tần số 81.


a. Rơ le tự đóng lại 79

-Mục đích:

 Nhanh chóng khôi phục nguồn điện đối với những sự cố thoáng qua:

+ Theo thống kê các sự cố của đường dây trên không đa số là sự cố thoáng qua. Do đó cần

tiến hành đóng điện tự động nhằm mục đích nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho

các đường dây truyền tải trong trường hợp sự cố thoáng qua.

 Rút ngắn thời gian gián đoạn điện:


+ Thông qua việc đóng điện tự động bằng rơ le ta đã rút ngắn rất nhiều thời gian gián đoạn

cung cấp điện. Thậm chí với những máyShare


Forumotion móc : không quá nhạy cảm việc đóng điện tự động Đăng Nhập Đăng ký

thành công không gây một cảm nhận nào cho hoạt động của máy móc.

 Chỉ áp dụng với đường dây trên không:


+ Theo thống kê chỉ có đường dây trên không mới có tỷ lệ sự cố thoáng qua cao nên chỉ áp

dụng đóng điện tự động với đường dây trên không. Các thiết bị khác như Máy biến thế, cáp

ngầm … các sự cố xảy ra hầu như là sự cố vĩnh cửu. Do đó không tiến hành đóng điện tự

động cho các thiết bị này.


- Các đại lượng trong quá trình tự đóng lại:


 Dead time: Bắt đầu từ khi máy cắt mở, đây là thời gian cần thiết để cô lập hoàn toàn sự cố,

dead time 1 pha > dead time 3 pha. Đây là thời gian cần thiết để vùng không khí xung quanh

điểm sự cố de-ion hóa hoàn toàn, nhằm khôi phục cách điện cho đường dây.

 Reclaim time: Bắt đầu từ lúc máy cắt tự đóng lại, nhằm xác định còn tồn tại sự cố hay

không và tạo thời gian đủ để tích lũy năng lượng cho một chu trình đóng cắt tiếp theo.

+ Đây chính là thời gian giám sát nhằm đánh giá việc đóng điện lại có thành công hay không.

Trong thời gian này nếu xảy ra sự cố máy cắt bật ra thì rơ le sẽ hiểu là việc tự đóng lại không

thành công. Rơ le sẽ khởi động quá trình tự đóng lại tiếp theo hoặc khóa tự đóng lại nếu là

lần đóng cuối .


+ Thời gian này còn là khoảng thời gian tối thiểu đảm bảo cho máy cắt nạp đủ năng lượng

hoặc điều kiện sẵn sàng cho chu trình O-C-O (cắt-đóng-cắt) mới.

Trang 19 / 20

b. Rơ le kiểm soát đồng bộ 25


Trước khi đóng điện rơ le kiểm soát đồng bộ 25 kiểm soát mạch đóng và kiểm soát điều kiện

đồng bộ bằng cách so sánh điện áp 2 phía của máy cắt.


-Kiểm
Forumotion
soát mạch đóng lại: Share : Đăng Nhập Đăng ký

 Live Bus-dead line: Thanh cái có điện- đường dây không điện.

 Live line-dead bus: Đường dây có điện -thanh cái không điện.

Dead Bus-dead line: Thanh cái không điện- đường dây không điện.

Nếu rơi vào 3 trường hợp trên thì rơ le sẽ cho phép đóng lại ngay lập tức khi có lệnh đóng

bằng tay hoặc đóng tự động.


Trường hợp 2 phía máy cắt đều có điện (Live bus – Live line) thì rơ le tiến hành giám sát

điều kiện đồng bộ. Kể từ khi có lệnh đóng (bằng tay hoặc đóng tự động) trong một khoảng

thời gian giám sát nếu xuất hiện điều kiện đồng bộ thì rơ le sẽ cho phép xuất lệnh đóng.

Trường hợp không xuất hiện điều kiện đồng bộ thì rơ le sẽ không xuất lệnh đóng.

- Điều kiện đồng bộ:


 ΔU ≤ 20% Un.

 Δf ≤ 0.2Hz.

 Δϕ ≤ 30°.

Lưu ý: Rơ le 25 là rơ le kiểm soát đồng bộ, không phải rơ le hòa đồng bộ.

c. Rơ le điện áp 27, 59

- Kiểm soát điện áp của MBT hoặc đường dây:


 Rơ le điện áp thấp 27: tác động khi điện áp trên phần tử giám sát thấp hơn điện áp cài đặt

trước. Ur ≤ Us , t = ts

 Rơ le điện áp cao 59: tác động khi điện áp trên phần tử giám sát cao hơn điện áp cài đặt

trước. Ur ≥ Us , t = ts

d. Rơ le tần số 81

- Giám sát tần số lưới điện, thực hiện sa thải một số phụ tải định trước theo một chương trình
Forumotion Share :
Đăng Nhập Đăng ký
tính toán sẵn nhằm mục đích tránh sự cố làm rã lưới khi một số nguồn bị sự cố.

 Tác động theo tần số và độ dốc tần số Δf/Δt


 Sa thải phụ tải theo chế độ ưu tiên.


Trang 20 / 20  

sautrung

Tổng số bài gửi : 2


Join date : 28/08/2017



LIKE DISLIKE

Re: Lý thuyết bảo vệ rơle


 by p11.ntthuan Tue Aug 29, 2017 8:09 pm

Like chú 6

p11.ntthuan

Tổng số bài gửi : 2


Join date : 28/08/2017



LIKE DISLIKE

Re: Lý thuyết bảo vệ rơle


 by sautrung Tue Aug 29, 2017 8:12 pm

Cần thêm món gì thì đề xuất, chú sẽ cố gắng tìm thêm


sautrung

Tổng số bài gửi : 2


Join date : 28/08/2017



LIKE DISLIKE

Re: Lý thuyết bảo vệ rơle


 by Sponsored content

Sponsored content

Forumotion Share : Đăng Nhập Đăng ký

Chuyển đến:  Chọn Diễn Đàn   Chuyển

PERMISSIONS IN THIS FORUM:


Bạn không có quyền trả lời bài viết

Trang Chính Free forum | © phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

You might also like