You are on page 1of 4

Các dạng buồng đốt động cơ xăng và động cơ Diesel  

 
Tìm hiểu các dạng buồng đốt động cơ xăng và động cơ Diesel

Buồng đốt động cơ xăng


-Buồng cháy hình bán cầu

Loại này có đặc điểm là diện tích bề mặt buồng đốt nhỏ gọn. Trong buồng đốt
bố trí một supap nạp và một supap thải, hai supap này bố trí về 2 phía khác
nhau. Trục cam bố trí ở giữa nắp máy và dùng cò mổ để điều khiển sự đóng
mở của supap. Sự bố trí này rất thuận lợi cho việc nạp hỗn hợp khí và thải khí
cháy ra ngoài.

-Buồng cháy hình chêm


Loại này cũng có đặc điểm là diện tích bề mặt tiếp xúc nhiệt nhỏ. Buồng đốt
mỗi xylanh được bố trí một supap nạp và một supap thải, 2 supap này được bố
trí cùng một phía. Đối với loại này trục cam được bố trí ở thân máy hoặc nắp
máy. Điều khiển sự đóng mở các supap qua trung gian của cò mổ.
-Buồng cháy hình ôvan:
Loại buồng cháy này có hai diện tích chèn khí, diện tích chèn khí thứ nhất
tương đối lớn ,diện tích chèn khí thứ hai tương đối nhỏ, nằm dưới bugi
Buồng đốt động cơ Diesel
-Buồng đốt thống nhất:

Toàn bộ thể tích buồng cháy nằm trong môt khoảng không gian thống nhất:
nắp xy lanh ,đỉnh piston. Vòi phun có thể đặt thẳng hay xiên ,loại này rất
thông dụng .Nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt và phân bố đều .Vòi
phun có nhiều lỗ và áp suất phun từ 175 ÷ 200 kg /cm2 . Góc độ tia phun và
đỉnh piston có dạng phù hợp cho tia phun ra hoà trộn đều với không khí để
cháy được hoàn toàn.
· Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, tổn thất nhiệt ít, tiết kiệm nhiên liệu, khởi động
dễ.
· Nhược điểm: Tỷ số nén cao, áp suất phun lớn, phải dùng kim phun có nhiều
lỗ nên dễ bị nghẹt.
- Buồng đốt ngăn cách:
Là loại buồng đốt chia thành 2 hay 3 phần và được nối lại với nhau bằng các
họng .Nó được phân ra làm 3 loại
- Buồng đốt trước :

Loại này có buồng đốt phụ đặt trên nắp máy chiếm khoảng 25 ÷ 150 kg/cm2
và bốt cháy ngay 1/3 lượng nhiên liệu phun → áp suất tăng cao đột ngột đẩy
phần nhiên liệu còn lại vào buồng đốt chính và đốt cháy hoàn toàn. Do nhiên
liệu được cháy ở buồng đốt phụ mà ở buồng đốt chính số nhiên liệu được sấy
nóng ,và tán nhuyễn nên cháy tốt. Bởi vậy kim phun không cần có lỗ tia nhỏ
để tạo sương .Loại này được ứng dụng trên động cơ caterpilat, toyota,...
· Ưu điểm: Áp suất phun thấp nên dùng kim phun có lỗ ít bị nghẹt. Áp suất
cháy không lớn
· Khuyết điểm: Hao nhiên liệu, khó khởi động
- Buồng đốt xoáy lốc:

Buồng đốt này thường chiếm từ 50 ÷ 80% thể tích buồng đốt ,có dạng hình trụ
hay hình cầu đặt trên nắp xylanh .Nó thông với buồng đốt chính trong xy lanh
bằng 1 hay vài đường thông có tiết diện lớn đặt tiếp tuyến với phòng đốt xoáy
lốc.
· Ưu điểm: Áp suất phun trên kim phun một lỗ khó bị nghẹt, xoáy lốc mạnh tạo
điều kiện cháy trọn vẹn.
· Khuyết điểm: Tổn thất nhiều nhiên liệu, khó khởi động
- Buồng đốt phụ trội:
Buồng đốt phụ trội chiếm khoảng 20% thể tích chung, được lắp trên nắp xy
lanh thông với buồng đốt chính nằm trong xy lanh. Buồng đô phụ trội có dạng
hình cầu hay ôvan.

mg/m3= (x ×M)/{22,4 × (Po/P1) × (P1/Po)}


Với : x là nồng độ chất cần xử lý ppm
M khối lượng phân tử chất ô nhiễm
Po, To áp suất và nhiệt độ chuẩn
P1, T1 áp suất và nhiệt đô đang xét
VD với nồng độ SO2 là 980ppm nhiệt độ dòng khí là 280 oC mình tính ra là 1382 mg/m3

You might also like