You are on page 1of 2

NHỮNG NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ VỀ CA DAO

1. Khi bàn về ca dao Vệt Nam, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định đầy tâm đắc: '' nó
như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ , chắp cánh tương lai
những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người "
2. Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người dân Việt Nam giàu lòng nhân ái, coi
trọng tình nghĩa hơn mọi của cải vật chất (Mặc dù tác giả của nó thường phải chịu
đựng đủ mọi thiếu thốn (…). Học ca dao chính là học cách sống, cách làm người
vậy.
(Lê Trường Phát)
3. Những sáng tác ca dao – dân ca là nét đẹp tâm hồn và tài hoa của người bình dân
Việt Nam ngày xưa
4. Ca dao là thơ, là nhạc, và cũng là tình.
5. Ca dao được coi là thơ của vạn nhà, là tấm gương soi của tâm hồn dân tộc.
6. Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy
khổ ; nhưng khi cảm nghĩ về người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc
là thấy yêu, thấy thương
7. Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình
nặng nghĩa. Đó là những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm
của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc.
8. Không chờ đợi thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp diễn tả hộ cho mình, những
người lao động đã thế kỉ này qua thế kỉ khác diễn tả trực tiếp lòng mình yêu thương,
sướng vui, đau khổ (Xuân Diệu)
9. Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân
dân. Nhiều bài ca dao không chỉ là lời than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng
cay, mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất con người.
10. Học như mọi người, thu hoạch như tất cả mọi người thu hoạch ca dao….học
máu và mồ hôi, nước mắt và nụ cười của những con người…Nhưng nói đẹp hơn,
các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao. (Xuân Diệu)
11. Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm
hồn của người lao động một cách sâu sắc. Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn
quần chúng.

You might also like