You are on page 1of 4

Ngày soạn:

Lớp 11T 11S 11SĐ


Tiết 61 42 42
Ngày dạy

Chương I KHỐI ĐA DIỆN VÀ THỂ TÍCH CỦA CHÚNG

KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN + LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu Giúp cho học sinh:


Hình dung được thế nào là một khối đa diện và một hình đa diện. Không yêu cầu phải hiểu và nhớ một
cách cặn kẽ định nghĩa của các khái niệm đó.
Hiểu được rằng đối với các khối đa diện phức tạp, ta có thể phân chia chúng thành các khối đa diện đơn
giản hơn. Điều đó được áp dụng trong việc tính thể tích.
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, đồ dùng dạy học.
HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp
Vấn đáp, gợi mở, đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Đưa ra hình ảnh về một số khối đa diện và yêu cầu học sinh nhận xét:

+ Mỗi hình trên gồm bao nhiêu đa giác phẳng?


+ Mỗi hình trên phân không gian thành mấy phần?
3. Bài mới.
HĐ của GV và HS Ghi bảng
GV: Từ phần kiểm tra bài cũ 1. Khối đa diện. Khối chóp, khối lăng trụ
đưa ra định nghĩa khối đa Cho hình (H) gồm hai đặc điểm sau:
diện. 1) Gồm một số hữu hạn đa giác phẳng (ở đây “đa giác phẳng” được hiểu là
bao gồm cả các điểm trong của nó);
2) Phân chia không gian thành hai phần: phần bên trong và phần bên ngoài
của hình đó.
Khi đó mỗi điểm thuộc phần bên trong của nó được gọi là điểm nằm trong
(H).
Định nghĩa 1
Hình (H) cùng với các điểm nằm trong (H) được gọi là khối đa diện giới
hạn bởi hình (H).
+) Mỗi đa giác của (H) được gọi là một mặt của khối đa diện. Các đỉnh, các
HS: Đọc bài và cho biết: cạnh của mỗi mặt còn gọi là đỉnh, cạnh của khối đa diện. Các điểm nằm
- Khái niệm mặt, cạnh, đỉnh trong hình (H) còn gọi là điểm trong của khối đa diện.
của khối đa diện? +) Khối đa diện được gọi là khối chóp, khối chóp cụt, khối lăng trụ nếu nó
được giới hạn bởi một hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ.
?1 (SGK-5)
- Khối chóp, khối chóp cụt, Giải
khối lăng trụ? Vì hình (H’) không chia không gian thành hai phần.
Chú ý:
Từ đây ta chỉ xét các khối đa diện giới hạn bởi hình (H) gồm một số hữu
HS: Thực hiện ?1 (SGK-5)? hạn đa giác phẳng thỏa mãn hai điều kiện sau:
1) Hai đa giác bất kì hoặc không có điểm chung, hoặc có một đỉnh chung,
hoặc có một cạnh chung;
2) Mỗi cạnh của một đa giác là cạnh chung của đúng hai đa giác.
Định nghĩa 2
Chú ý? Hình (H) gồm các đa giác như thế được gọi là một hình đa diện hoặc đơn
giản là đa diện.
HĐ 1 (SGK_5)
Hình 2b không thỏa mãn điều kiện 2.
2. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện
Định nghĩa 3 Khối đa diện (H) được gọi là phân chia thành hai khối đa
diện H1 và H2 nếu:
1) Các phần trong của H1 và H2 không có điểm chung;
Định nghĩa? 2) H= H1  H 2 .
Khi đó ta cũng nói rằng hai khối đa diện H1 và H2 được ghép thành khối đa
diện (H).
Ví dụ: Cho khối lập phương ABCD.ABCD.
HĐ 1? a) Chia khối lập phương thành 2 khối lăng trụ.
b) Chia khối lăng trụ ABD.ABD thành 3 khối tứ diện.
Giải
GV: Lấy ví dụ về phân chia a)
khối đa diện.
Quan sát và đưa ra định
nghĩa?

Ví dụ ?

b)

HS: Làm ?2 (SGK-6)?


HĐ 2?

?2 (SGK_6)
Giải
Có thể phân chia khối chóp bất kì thành các khối tứ diện. Chẳng hạn khối
chóp S. A1... An thành các khối tứ diện sau : SA1 A2 A3 ,..., SAn−1 An A1 .
HĐ 2 (SGK-13)
Giải
1) Hai khối chóp: A’.ABC và A’.BB’C’C.
2) Khối lăng trụ ABC.A’B’C’ có thể phân chia thành ba khối tứ diện bằng
nhiều cách, ví dụ: AA’BC, BB’A’C’, CC’A’B.
4. Củng cố:
Bài 1 (SGK-7)
Gọi số cạnh của khối đa diện là C, số mặt là M. Vì mỗi mặt có ba cạnh và mỗi cạnh lại chung cho hai mặt
bên nên 3M=2C  M chẵn.

M=4 M=6
M=8

M=10

Bài 2 (SGK-7)
Giả sử khối đa diện có C cạnh và có Đ đỉnh. Vì mỗi đỉnh là đỉnh chung của ba cạnh và mỗi cạnh có hai đỉnh nên
3Đ=2C  Đ là số chẵn.
Bài 4 (SGK-7)
Có thể phân chia khối hộp ABCD.A’B’C’D’’ thành 5 khối tứ diện sau đây : ABDA’, CBDC’, B’A’C’B,
D’A’C’D, BDA’C’.
C
B

A D

B' C'

D'
A'

Bài 5 (SGK-7)
Cho khối tứ diện ABCD. Lấy điểm M nằm giữa A và B, điểm N nằm giữa C và D. Bằng hai mặt phẳng (MCD)
và (NAB), ta chia khối tứ diện đã cho thành bốn khối tứ diện : AMCN, AMND, BMCN, BMND.
A

M
D

B N

5. Dặn dò: Đọc bài “Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện”.

You might also like