You are on page 1of 9

PHÂN TÍCH NƯỚC

GIỚI THIỆU

Các chất ô nhiễm hay các tạp chất là các chất mà hòa vào trong nước.
Trước năm 1970, hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm tới mùi và vị
của nước uống. Ngày nay, đã công bố rất nhiều các nghiên cứu mà
tập trung vào các chất ô nhiễm và các chất độc hại có trong nước mà
ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
 Trên 70’000 các chất ô nhiễm khác nhau đã được xác định.
 Các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc chính của các chất ô
nhiễm là liên quan tới thời kỳ hóa chất sau đại chiến thế giới lần
thứ II.

MỨC ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM Ở TRONG GIỚI HẠN AN TOÀN.


Các cơ quan bảo vệ môi trường (như EPA của Mỹ) đã nghiên cứu và
thiết lập các mức độ giới hạn an toàn cho phép đảm bảo an toàn của
các chất ô nhiễm có trong nước. Mức độ ô nhiễm tối đa (Maximum
Contaminant Levels) (MCL) được nghiên cứu dựa vào mức độ phổ
biến và tính chất độc hại của các chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm có
trong nước phải đảm bảo dưới mức cho phép này để đảm bảo an toàn
cho sức khỏe con người.
Mức độ ô nhiễm tối đa (MCL) được phân theo hai tiêu chuẩn dưới
đây:

 Tiêu chuẩn nước uống cơ bản


Áp dụng cho các chất ô nhiễm mà có ảnh hưởng bất lợi cho sức
khỏe con người. Các tiêu chuẩn này có tính khả thi và cần phải
tuân thủ. Những chất ô nhiễm có thể bao gồm chất vô cơ, chất hữu
cơ, thuốc trừ sau, thuốc diệt cỏ, vi trùng, hay các chất phóng xạ.

 Tiêu chuẩn nước uống thứ hai


Áp dụng cho các chất ô nhiễm mà không liên quan đến sức khỏe
con người. Các tiêu chuẩn này là không bắt buộc. Các chất ô

7
nhiễm này bao gồm màu, tác nhân tạo bọt, mùi, PH và tổng chất
rắn hòa tan (TDS).

Để biết thêm thông tin về mức độ ô nhiễm tối đa (MCL), các chất ô
nhiễm hay các vấn đề liên quan tới sức khỏe có thể liên lạc với các tổ
chức sau:

1. Tổ chức về sức khỏe cộng đồng


2. Phòng quản lý nước uống an toàn của tổ chức bảo vệ môi trường
3. Bộ y tế

8
CÁC YÊU CẦU

Tất cả các nguồn nước phải được kiểm tra trước và sau khi sử dụng
các thiết bị lọc nước. Cần phải hiểu và nắm vững về nguồn nước cấp
để lắp các thiết bị lọc một cách hiệu quả.
Các chất ô nhiễm ở hàm lượng rất nhỏ và chỉ có thể phát hiện chính
xác bằng cách phân tích nước. Nhưng thỉnh thoảng có những người
nhạy cảm có thể nhận biết được một số đặc trưng ở trong nước. Kiểm
tra các thông số của nước trước khi lắp bộ xử lý nước:

 Màu
 Độ trong
 Độ bám cặn
 Mùi
 Vị
 Vết ố của nước trên các đồ vật
 Khả năng ăn mòn
 Các chất lắng đáy cốc
 Áp suất nước

CÁCH LẤY MẪU NƯỚC

Lấy mẫu nước đúng cách là rất quan trọng. Nếu lấy mẫu nước không
đúng cách sẽ làm cho các kết quả được đưa ra là sai lệch với thực tế.
Sau đây là các hướng dẫn để lấy mẫu nước đúng cách:

 Tháo bỏ các bộ xục khí hoặc các vòi lấy nước khác có liên quan tới
dòng nước lấy mẫu.
 Xả nước ít nhất 60 giây (nhiệt độ của nước sẽ thay đổi một chút)
để rửa sạch các tạp chất có bám trên hệ thống đường ống nước.
 Rửa sạch chai lấy mẫu 3 hay 4 lần với nguồn nước cần lấy mẫu để
phân tích.
 Phải đảm bảo không chạm tay hay cho các vật dụng khác tiếp xúc
với nước ở trong chai nước lấy làm mẫu.
 Càn phải có khoảng không gian dư dành cho không khí ở trên chai.
 Nếu gửi mẫu đến phòng thí nghiệm thì tốt nhất là dùng các chai lấy
mẫu chuyên dụng.

9
 Lưu ý: Chai nhựa và chai thủy tinh có thẻ làm lọt các hợp chất
hoặc chất vô cơ ra ngoài.
 Không dùng các mẫu nước để lâu quá một tuần.
 Sau khi lấy mẫu nếu 24 giờ sau mới tiến hành phân tích thì mẫu
phải được bảo quản trong tủ lạnh ngay sau khi lấy mẫu.

10
ĐO CÁC CHẤT Ô NHIỄM

CÁC PHÂN TÍCH Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM

Có nhiều cách khác nhau để phát hiện và đo các chất ô nhiễm có trong
nước. Kết quả của phòng thí nghiệm có thể còn dùng được nếu không
quá 6 tháng.

Phân tích nước cần tối thiểu phải có các chỉ tiêu sau:
 Cảm quan bằng mắt  pH
 Chỉ số TDS  Tổng đọ cứng
 Chỉ số ăn mòn  Hàm lượng sắt

BỘ KIỂM TRA NƯỚC XÁCH TAY

Bộ kiểm tra nước xách tay rất phổ biến và dùng để chuẩn đoán rất tốt.
Hầu hết các bộ kiểm tra nước bao gồm các chai lọ và các hóa chất mà
sẽ dùng để đo PH, độ cứng, sắt, nitrat và TDS.

Khi dùng bộ kiểm tra nước xách tay nên tuân thủ các hướng dẫn sau:

 Rửa các chai lọ 2 dến 3 lần với nguồn nước cần lấy mẫu.
 Kiểm tra định kỳ các hóa chất trong bộ kiểm tra với một nguồn
nước đã biết để xác định sự chính xác của bộ kiểm tra.
 Đảm bảo chắc chắn là đã tuân thủ các bước đo một cách chính xác.
 Trước tiên nên kiểm tra hàm lượng sắt.
 Khi nhỏ các giọt hóa chất cần nhỏ đều đặn bằng cách dùng chai
nhỏ đặt theo hướng quay đáy chai lên trên và nghiêng chai một gốc 45
độ.
 Khi thêm dung dịch kiểm tra độ cứng số #3 nên lắc đều lọ mẫu để
trộn sau mỗi giọt hóa chất được nhỏ vào lọ mẫu.
 Các dung dịch và bột hóa chất cần được sắp xếp theo đúng quy
định trong hộp kiểm tra.

11
Dung dịch đo độ cứng
Các viên thuốc bột
để đo sắt

Cốc đo

Bảng so màu,
PH và hàm
lượng sắt

Dung dịch đo
PH
Bình trộn

CÁC ĐƠN VỊ ĐO

Các đơn vị đo chủ yếu bao gồm:


 mg/l miligam/ lít
 ppm một phần / một triệu
 gpg Hạt / galon

CÁC HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI


mg/l ppm gpg
1 mg/l 1 1 .0583
1 ppm 1 1 .0583
1 gpg 17.1 17.1 1

Ví dụ:
 Một viên thuốc cảm có chứa 5 hạt nếu pha nó vào 1 galon nước thì
kết quả đo là 5 gpg = 85.5 mg/l = 85.5 ppm

12
CÁC QUY TRÌNH

SỰ ION HÓA

Các mẫu nước sẽ được kiểm tra về hóa chất, điện, vật lý hay vi trùng.
Quy trình chung nhất được dùng để phân tích được gọi là sự ion hóa.
Quy trình này sẽ lấy các chất ô nhiễm ở trong mẫu nước và phân
chúng thành các ion mang điện tích. Các ion sau đó sẽ được đo và báo
cáo trong bảng phân tích ở 3 dạng như sau:
 Các cation là các ion mang điện tích dương như:
Can xi Sắt Kali Tổng độ cứng
Đồng Magiê Natri

 Các anion là các ion mang điện tích âm như:


Độ kiềm HCO3- SO4--
CO3-- Cl- Tannin

 Các thành phần khác là:


Độ dẫn điện pH Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

ĐỘ DẪN ĐIỆN

Một quy trình chung khác cũng được sử dụng để đo các chất ô nhiễm
trong nước đó là quy trình đo độ dẫn điện. Quy trình này đo khả năng
dẫn điện của nước.
Một dụng cụ đo độ dẫn sẽ đo khả năng của dung dịch mà cho phép
dòng điện chạy qua nó. Dụng cụ sẽ chuyển ngay tín hiệu dòng điện có
cường độ nhỏ được phát hiện từ một đầu dò mà được nhúng trong
nước về bộ xử lý tín hiệu của nó.

Các khóang chất hòa tan là các chất dẫn điện, khi sử dụng một điện áp
vào trong nước, các hạt điện tích sẽ dịch chuyển tạo ra dòng điện và
kết quả là chỉ số được hiển thị trên dụng đo sẽ cao hơn so với khi đo
nước ít khoáng chất hơn.

13
Nước tinh khiết là một chất cách điện, khi ta sử dụng một điện áp đưa
vào trong nước thì có rất ít hạt điện tích dịch chuyển và do đó dòng
điện tạo ra rất yếu và chỉ số đo của dụng cụ đo báo rất là thấp.

VÍ DỤ MỘT BẢN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC

14
BẢN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC

Khách hàng: Công ty nước Eco Đại diện: Minh


Địa chỉ khách hàng: Đường A, Phố B,…

Mẫu số : L11242-1


Loại mẫu: Mẫu nước
Ngày nhận: 04/04/98
Đơn vị đo: mg/l
Lưu ý đặc biệt : Không có

PHÂN TÍCH ĐỘ MỀM CỦA NƯỚC

Chỉ tiêu Kết quả Giới hạn tối đa cho phép

Cảm quan Có chứa sắt ----- -----


pH 6.5 6.5 - 8.5
Tổng chất rắn hòa tan 700 500
Độ kiềm: (Tổng như CaCO3) 200 ----- -----
Độ cứng (tổng như CaCO3) 500 ---- -----
Sắt 8.3 0.3
Chì 0.05 0.015
Nitrat 5.0 10
Chỉ số ăn mòn: 10.5 ---- -----

*Lưu ý: Nếu chỉ số ăn mòn lớn hơn 9.9 thì được coi là nước
có tính ăn mòn cao.

15

You might also like