You are on page 1of 11

Nội dung

Phần I : Quá trình hình thành và phát triển của Cục Tài chính doanh
nghiệp.................................................................................................... 2
1.1 Lịch sử hình thành của Cục Tài chính Doanh nghiệp................................................2
1.2 Cơ cấu tổ chức của Cục Tài Chính Doanh Nghiệp....................................................2
Phần II. Cơ cấu nhân sự của cục Tài chính doanh nghiệp...............4
2.1.Giai đoạn trước năm 2014.........................................................................................4
2.2. Giai đoạn từ 2014 đến nay........................................................................................5
Phần III : Các hoạt động chính của Cục tài chính doanh nghiệp (Hoạt
động quản lý,thực thi chính sách,giám sát tài chính ).......................6
3.1.Chức năng..................................................................................................................6
3.2.Nhiệm vụ và quyền hạn.............................................................................................6
Phần IV : Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm gần đây8
4.1.Tình hình chung.........................................................................................................8
4.2.Diễn biến hoạt động thoái vốn Nhà nước dưới sự giám sát,theo dõi của Cục TCDN9
4.3.Hạn chế 10
Phần I : Quá trình hình thành và phát triển của Cục Tài chính doanh
nghiệp

1.1 Lịch sử hình thành của Cục Tài chính Doanh nghiệp
Theo yêu cầu đổi mới công tác quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, ngày
28/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/1999/NĐ-CP về tổ chức lại Tổng cục
Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.

Theo đó, Chính phủ thành lập Cục Tài chính doanh nghiệp kể từ ngày 01/10/1999 để
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà
nước về tài chính doanh nghiệp trong phạm vi cả nước, thực hiện nhiệm vụ quản lý
vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và thực hiện tổng hợp, phân tích tình hình tài chính và quản lý vốn thuộc sở
hữu Nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thực thi nhiệm vụ theo phân công, phân
cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cùng với sự chỉ đạo sát sao, giúp đỡ của tập thể lãnh
đạo Bộ Tài chính, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính,
với tinh thần đoàn kết, luôn đổi mới, sáng tạo, sự phấn đấu nỗ lực, đóng góp công sức
của các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, tập thể Cục Tài chính doanh
nghiệp đã đạt được nhiều thành tích cao, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung và của ngành tài chính nói riêng

Cục Tài chính doanh nghiệp là một trong 8 Cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài
chính nằm tại địa chỉ là số 28 Trần Hưng Đạo

1.2 Cơ cấu tổ chức của Cục Tài Chính Doanh Nghiệp


Cục Tài chính doanh nghiệp có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng

Cục trưởng có trách nhiệm bố trí, sắp xếp, quản lý toàn diện công chức của Cục;
quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước; chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Cục.
Cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp gồm:

1. Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Công nghiệp (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ I)

2. Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Giao thông - Xây dựng (gọi tắt là Phòng
Nghiệp vụ II).

3. Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Nông nghiệp - Thuỷ lợi (gọi tắt là Phòng
Nghiệp vụ III).

4. Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Dịch vụ (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ IV).

5. Phòng Tổng hợp

6. Phòng Hành chính.

Đơn vị sự nghiệp: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp

Biên chế của Cục Tài chính doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

Cục Tài chính doanh nghiệp có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước và Ngân hàng để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Tài chính doanh nghiệp:

Lãnh đạo cục TCDN

Phòng Hành chính Văn phòng. Phòng tổng hợp


chính sách.

Phòng Phòng Tài Phòng tài chính


chính doanh nghiệp doanh nghiệp lĩnh
lĩnh vực Giao vực công nghiệp.
thông - Xây dựng.

Phòng Tài chính Phòng Tài chính


doanh nghiệp lĩnh doanh nghiệp lĩnh
vực Nông nghiệp - vực Dịch vụ
Thuỷ lợi

Phần II. Cơ cấu nhân sự của cục Tài chính doanh nghiệp

2.1.Giai đoạn trước năm 2014


Cục Tài chính doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gồm Văn phòng và 08 Ban chuyên
môn (Ban Xây dựng; Ban Công nghiệp; Ban Giao thông bưu điện; Ban Nông nghiệp
thủy sản; Ban Thương mại; Ban Cổ phần hóa; Ban Ngoài quốc doanh; Ban Chính sách
Tổng hợp).

Giai đoạn này Cục Tài chính doanh nghiệp có cơ cấu nhân sự khoảng 130 người/năm
2.2. Giai đoạn từ 2014 đến nay
Giai đoạn từ năm 2014 đến nay, cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp
được giữ nguyên 08 phòng nghiệp vụ và Văn phòng, tổng số cán bộ công chức, người
lao động năm 2019 hiện có 88 người.

Hệ thống ban lãnh đạo của Cục bao gồm :

- Cục trưởng : ông Đặng Quyết Tiến

- Phó Cục trưởng : ông Hoàng Văn Thu

- Phó Cục trưởng : ông Trần Văn Hiền

- Phó Cục trưởng : ông Phạm Văn Đức

Các phòng ban bao gồm các vị trí Trưởng phòng ( Chánh văn phòng),phó
phòng,chuyên viên

Công tác tổ chức, cán bộ cũng luôn được chú trọng, cán bộ công chức của Cục Tài
chính doanh nghiệp có trình độ chuyên môn vững, cơ bản đáp ứng các công việc được
giao.Môi trường làm việc tại Cục không hoàn toàn là môi trường công chức nhàm
chán thể hiện ở số cán bộ trẻ chiếm trên 75% thể hiện được tính năng động, chịu khó
học hỏi, trau dồi kiến thức và có ý thức phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Là đầu mối giúp Bộ Tài chính quản lý tài chính nhà nước về tài chính doanh
nghiệp,môi trường làm việc tại Cục cũng đòi hỏi chuyên môn cao , khâu tuyển dụng
của Cục tài chính doanh nghiệp nói riêng cũng như Bộ Tài chính nói chung ngoài đòi
hỏi ứng viên đạt yêu cầu trình độ cử nhân đại học trở lên mà còn cần phải nắm vững
kiến thức về chuyên môn ,chính trị - xã hội ,ngoại ngữ ,tin học,….

Nhân sự tại Cục thường ít có sự thay đổi hay tuyển dụng,qua khảo sát của sinh viên
tại phòng ban thực tập ( Phòng tổng hợp chính sách và 2 phòng nghiệp vụ) các chuyên
viên đều muốn gắn bó lâu dài với cục TCDN ( cụ thể ít nhất là 5 năm ),tại phòng ban
nơi sinh viên thực tập ( Phòng tổng hợp chính sách), chuyên viên có tuổi làm việc ít
nhất cũng đã có kinh nghiệm 4 năm làm việc
Phần III : Các hoạt động chính của Cục tài chính doanh nghiệp (Hoạt
động quản lý,thực thi chính sách,giám sát tài chính )

3.1.Chức năng
Cục Tài chính doanh nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, tài
chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở
hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi, cổ phần hóa đơn vị, tổ chức kinh
tế của Nhà nước thành doanh nghiệp; đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện
quản lý tài chính về đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện
chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.

3.2.Nhiệm vụ và quyền hạn


 Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp
luật về :

-Cơ chế ,chính sách về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp,quản lý tài chính đối
với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn Nhà nước

-Quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm
100% vốn điều lệ

-Cơ chế chính sách về tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu,sắp xếp lại doanh nghiệp
nhà nước,cổ phần hóa,sử dụng các nguồn hỗ trợ doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước

-Cơ chế ,chính sách khác về tài chính doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ
Tài chính

 Hướng dẫn,kiểm tra việc thực hiện các cơ chế,chính sách quy định

 Chủ trì báo cáo Bộ hoặc trình Bộ báo cáo Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ
trong việc thực hiện quyền,trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp
 Tham mưu báo cáo Bộ trong việc phối hợp với các Bộ ,ngành,địa phương thực
hiện quyền,trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và
vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 Đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về tài chính đối với
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (không bao
gồm đầu tư gián tiếp)

 Phối hợp với các đơn vị khác tham gia nghiên cứu, xây dựng chính sách tiền
lương (bảng lương, ngạch, bậc, chế độ phụ cấp, quản lý tiền lương và thu nhập) và
các chính sách khác liên quan đến tiền lương, tiền công lao động của khu vực doanh
nghiệp; tham gia xây dựng đơn giá sản phẩm đối với những loại sản phẩm, hàng hóa
do Nhà nước định giá

 Tham mưu, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Bộ trưởng quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, khen thưởng, kỷ luật Kiểm soát viên tài chính
tại các tập đoàn kinh tế nhà nước, Kiểm soát viên tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) theo quy định
của pháp luật.

 Tham gia với các đơn vị khác xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành quy định về phí, lệ phí đối với doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.

 Tổ chức khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà
nước và phân tích dự báo về tài chính doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
tài chính doanh nghiệp.

 Tổ chức xây dựng và tổng hợp lập kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm thuộc
lĩnh vực quản lý; kế hoạch cân đối các mặt hàng quan trọng của các Tập đoàn kinh tế,
các Tổng công ty nhà nước.
 Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế
độ; tập huấn chính sách, chế độ về tài chính doanh nghiệp; tham gia bồi dưỡng nâng
cao trình độ, năng lực chuyên môn về tài chính doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ tài
chính - kế toán, cán bộ quản lý doanh nghiệp; xuất bản, phát hành Tạp chí Tài chính
doanh nghiệp.

 Tổ chức và hợp tác nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng chính sách tài
chính và chiến lược tài chính phục vụ sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về tài chính doanh
nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Cục Tài chính doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu
không ngừng nghỉ, cố gắng hơn nữa, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo để thực hiện
có hiệu quả, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu được giao, trong đó: thường xuyên
quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp về tài chính doanh nghiệp đã
được Chính phủ giao Bộ Tài chính; triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ ngay
từ đầu năm, trong đó đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh
nghiệp...

Phần IV : Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm gần đây

4.1.Tình hình chung


Trong năm 2019, Cục đã tương đối bám sát Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính
thực hiện Nghị quyết số 01/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và Chương trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật năm 2019 của Bộ Tài chính để nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính
sách về Tài chính doanh nghiệp; kịp thời tham mưu, báo cáo Bộ có ý kiến đối với
những vấn đề chưa phù hợp với quy định hiện hành để có hướng xử lý, hoàn chỉnh các
cơ chế, chính sách về tài chính ngân sách.

Trong năm 2019, Cục TCDN đã nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách về các lĩnh
vực như: Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;
Nghị định chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần thay thế Quyết
định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ); Nghị định về
chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam;
Nghị định thay thế Nghị định số 06/2015/NĐ-CP ngày 13/1/2015 của Chính phủ về
ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận vốn tài sản
và hoàn trả vốn đối với các dự án cấp điện nông thôn; Nghị quyết về quản lý và sử
dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; và nhiều Thông
tư hướng dẫn theo các quy định nêu trên hoặc ban hành theo thẩm quyền... Nhìn
chung, Cục TCDN đã hoàn thành đúng tiến độ; 100% đề án trình Chính phủ/Thủ
tướng Chính phủ.
Cục TCDN đã phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát không để xảy ra thất thoát vốn,
tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN
và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đồng thời phối hợp với các đơn vị trong quá trình
xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương; và
xử lý các vấn đề về tài chính, các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, của Thanh tra
Chính phủ theo quy định của pháp luật. Liên tục, kịp thời báo cáo Quốc hội về hoạt
động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên toàn quốc. Báo cáo
Thủ tướng Chính phủ về kết quả giám sát tài chính, tình hình cơ cấu lại DNNN; tình
hình quản lý, sử dụng vốn tại DNNN và vốn nhà nước tại doanh nghiệp Quý
IV/2018….
Đặc biệt, công tác sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN luôn được rà soát, điều
chỉnh các đơn vị thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2018 – 2020, đảm bảo khả
năng thực hiện. Tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương xử lý những vướng mắc
khó khăn trong công tác triển khai sắp xếp, cổ phần hóa DNNN theo đề án được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Và phối hợp với các cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý
hoặc đề xuất với các cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình
sắp xếp, tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN.
Xác định công tác tuyên truyền là lĩnh vực quan trọng nên trong năm 2019 và nửa
đầu năm 2020, Cục TCDN đã tổ chức hơn 10 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính
sách pháp luật về tài chính doanh nghiệp, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước tại doanh nghiệp kết hợp công tác giám sát, kiểm tra các DNNN, doanh nghiệp
có vốn nhà nước cập nhật báo cáo tài chính trên hệ thống CIMIS-SOE. Phối hợp với
UBCK và 2 Sở Giao dịch chứng khoán (HOSE, HNX) tổ chức 03 Hội nghị phổ biến
quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch đối với DNNN cổ phần hóa.

4.2.Diễn biến hoạt động thoái vốn Nhà nước dưới sự giám sát,theo dõi
của Cục TCDN
Trong 8 tháng/2020, có 10 doanh nghiệp có giá trị 260 tỷ đồng thực hiện thoái vốn
đã thu về 678 tỷ đồng thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-
TTg ngày 17/8/2017).
Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016-tháng 8/2020: đã thoái 25.634 tỷ đồng vốn
nhà nước, thu về 172.877 tỷ đồng. Trong đó: Thoái vốn nhà nước tại 102 đơn vị thuộc
Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/82017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị
4.964 tỷ đồng, thu về 9.643 tỷ đồng từ thoái vốn.
Thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài danh mục theo Quyết định số
1232/QĐ-TTg: Đã thoái 3.785 tỷ đồng vốn nhà nước, thu về 110.392 tỷ đồng.
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.884 tỷ đồng, thu về 52.841 tỷ
đồng.
Về tình hình cổ phần hóa, trong 8 tháng/2020, Cục Tài chính doanh nghiệp nhận
được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 06 doanh nghiệp, trong đó có 01
doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ là Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hải Dương.
Lũy kế giai đoạn 2016- tháng 8/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm
quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ
đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 177 doanh
nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ
phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch).
Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 4 tháng còn lại của
năm 2020 là 91 doanh nghiệp (trong đó triển khai xác định và công bố giá trị doanh
nghiệp để cổ phần hóa là 90 doanh nghiệp).

4.3.Hạn chế
Hạn chế lớn nhất mà Cục tài chính doanh nghiệp nói chung và tình hình tài chính
doanh nghiệp cả nước nói riêng đang gặp phải đó là sự ì ạch,chậm chạp trong công
cuộc thoái vốn nhà nước
Thống kê đã chỉ ra trong giai đoạn 2016-2020 mới chỉ thoái được tại 37/128 doanh
nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN
và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (28%)
Tình trạng số lượng doanh nghiệp không thoái được trong năm nay phải đẩy sang
năm khác liên tục diễn ra
Sự chậm chễ ,ì ạch này đòi hỏi cần có sự cải thiện triệt để về cơ cấu ,chính sách,cách
thức tiến hành trong hoạt động thoái vốn

You might also like