You are on page 1of 13

Bài 17: HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1. Mục đích
- Giúp học sinh hiểu được kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn.
- Giúp học sinh nắm được các mạch dầu bôi trơn.
2. Yêu cầu
- Vẽ được sơ đồ thực tế của mạch dầu bôi trơn các động cơ có tại xưởng thực tập.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
3. Nội dung
3.1. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
- Bôi trơn các bề mặt ma sát.
- Làm mát chi tiết
- Bao kín
- Làm sạch
- Chống han rỉ các chi tiết
3.2. Các phương án bôi trơn
3.2.1. Bôi trơn bằng phương pháp vung toé
Đầu to thanh truyền được lắp bằng vít hoặc đúc sẵn một cái” thìa” múc dầu,
lắp ở phần dưới nắp đầu to đối với động cơ kiểu đứng, lắp ở bên hông đầu to đối với động
cơ nằm ngang. Khi động cơ làm việc, thìa múc dầu sẽ múc dầu từ Catte và hắt tung tóe lên
bên trong không gian của catte, sau đó các hạt dầu sẽ rơi vào các bề mặt ma sát. Trong
trường hợp catte sâu người ta dùng kiểu bơm đơn giản để bơm dầu lên máng dầu, mức dầu
trong máng dầu được khống chế để chỉ có thìa múc dầu mà không để đầu to đập vào dầu
trong máng dầu.
Phương án bôi trơn này đơn giản, nhưng hiệu quả bôi trơn kém, ít dùng, chỉ
dùng trong động cơ nhỏ kiểu cũ.
3.2.2. Bôi trơn bằng pha dầu trong nhiên liệu
Phương pháp này được sử dụng trong động cơ xăng hai kỳ quét vòng hộp
catte- trục khuỷu. Dầu được pha với xăng theo tỷ lệ nhất định từ 1/100  5/100. Một số
động cơ xe máy cỡ nhỏ như Simson(Đức) dùng dầu pha với tỷ lệ ít hơn. Các hạt dầu trong
hỗn hợp xăng- dầu khi vào hộp catte- trục khuỷu và xy lanh sẽ ngưng đọng trên bề mặt chi
tiết để bôi trơn các bề mặt ma sát. Dầu được pha theo các cách sau:
- Cách thứ nhất: Xăng và dầu được hoà trộn trước gọi là xăng pha dầu như thường
bán ở các trạm xăng dầu.
- Cách thứ hai: dầu và xăng chứa hai thùng riêng rẽ trên động cơ. Trong quá trình
động cơ làm việc, dầu và xăng được hoà lẫn song song, tức là dầu và xăng được trộn theo
định lượng khi ra khỏi thùng chứa. Một số xe máy dùng hai kỳ như YAMAHA, SUZUKI
dùng cách pha trộn này.
Ngoài ra ở 1 số động cơ hoà trộn khác là dùng bơm phun dầu trực tiếp vào họng
khuếch tán hay vị trí bướm ga. Bơm được điều chỉnh theo tốc độ vòng của động cơ và vị
trí bướm ga nên định lượng dầu hoà trộn rất chính xác và có thể tối ưu hoá ở các chế độ
tốc độ và tải trọng khác nhau.
Cũng như bôi trơn vung tóe, phương pháp bôi trơn bằng dầu pha trong nhiên liệu
rất đơn giản nhưng không an toàn do đó khó đảm bảo đủ lượng dầu bôi trơn cần thiết. Mặt
khác, do dầu bôi trơn trong hỗn hợp bị đốt cháy cùng với nhiên liệu nên dễ tạo ra muội
than bám lên đỉnh piston ngăn cản quá trình tản nhiệt khỏi piston. Dầu pha với tỷ lệ càng
lớn, muội than hình thành càng nhiều dẫn đến piston quá nóng, dễ cháy sớm, kích nổ, bugi
bị đoản mạch. Ngược lại, pha ít dầu, bôi trơn kém dễ làm cho piston bó kẹt trong xy lanh.
3.2.3. Bôi trơn bằng phương pháp cưỡng bức
Người ta gọi là cưỡng bức vì dầu đi bôi trơn là dầu tuần hoàn có áp suất nhất
định do bơm tạo ra. Do sự tuần hoàn có áp lực nên hệ thống bôi trơn đảm bảo các nhiệm
vụ đề ra như bôi trơn, làm mát, tẩy rửa, bao kín, làm sạch.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm các bộ phận sau: thùng dầu hoặc catte dầu,
bơm dầu, bầu lọc thô, bầu lọc tinh, két làm mát dầu, ống dẫn dầu, đồng hồ đo áp suất dầu.
3.2.2.1. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức dùng catte ướt

Hình 16.1:Sơ đồ hệ thống cưỡng bức dùng catte ướt.


1-Catte dầu; 2- Phao hút dầu; 3- Bơm dầu; 4- Van điều áp dầu; 5- Bầu lọc thô;
6- Van an toàn lọc dầu; 7- Đồng hồ báo áp suất dầu; 8- đường dầu chính; 9-
Đường dầu đi bôi trơn trục khuỷu; 10-Đường dầu đi bôi trơn trục cam; 11- Bầu
lọc tinh; 12- két làm mát dầu; 13- Van khống chế lưu lượng dầu qua két dầu; 14-
Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 15- Nắp rót dầu ; 16- Thước thăm dầu.
Trong hệ thống này, toàn bộ lượng dầu của hệ thống bôi trơn chứa trong catte
của động cơ.Bơm dầu được dẫn động từ trục cam. Dầu trong catte 1 được hút vào bơm qua
phao hút dầu 2. phao 2 có lưới chắn để lọc sơ bộ những tạp chất có kích thước lớn. Ngoài
ra, phao có khớp tuỳ động nên luôn luôn nổi trên mặt thoáng để hút được dầu sạch kể cả
động cơ nghiêng. Sau bơm, dầu có áp suất cao chia thành hai nhánh. Một nhánh đến két
12, tại đây dầu được làm mát rồi trở về catte. Nhánh kia đi qua bầu lọc thô 5 đến đường
dầu chính 8. Từ đường dầu chính, dầu theo đường nhánh 9 đi bôi trơn trục khuỷu sau đó
lên bôi trơn đầu to thanh truyền và chốt piston và theo nhánh 10 đi bôi trơn trục cam... cũng
từ đường dầu chính một đường dầu khoảng 15  20% lưu lượng của nhánh dẫn đến bầu lọc
tinh 11. Tại đây, những phần tử rất nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc rất sạch. Sau khi ra
khỏi lọc tinh với áp suất còn lại nhỏ, dầu chảy về catte 1.
Van điều áp 4 của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu không đổi trong
phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ. Khi bầu lọc bị tắc, van an toàn 6 của bầu
lọc thô sẽ mở, phần lớn dầu không qua lọc thô lên thẳng đường dầu chính đi bôi trơn, tránh
hiện tượng thiếu dầu cung cấp đến các bề mặt bôi trơn.
Khi nhiệt độ dầu lên quá cao, do độ nhớt giảm van khống chế lưu lượng 13
sẽ mở để dầu qua két làm mát rồi trở về lại catte.
Khi động cơ làm việc, dầu bị hao hụt do bay hơi và các nguyên nhân khác
nên phải thường xuyên kiểm tra lượng dầu trong catte bằng thước thăm dầu 16, khi mức
dầu ở vạch dưới phải bổ xung thêm dầu.
4.2.2.Hệ thống bôi trơn cưỡng bức dùng catte khô

Hình 16.2: Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức dùng catte khô.
1- Catte ; 2- Bơm chuyển ; 3- Thùng dầu ; 4- Lưới lọc sơ bộ ; 5- Bơm dầu đi
bôi trơn ; 6- Bầu lọc thô ; 7- Đồng hồ báo báo áp suất dầu ; 8- Đường dầu
chính ; 9- Đường dâu đi bôi trơn trục khuỷu ; 10- Đường dầu đi bôi trơn trục
cam ; 11- Bầu lọc tinh ; 12- Đồng hồ đo nhiệt độ dầu ; 13- Két làm mát dầu.

Do phần lớn dầu được chứa ở thùng 3 ngoài catte của động cơ nên hệ thống
bôi trơn catte khô khắc phục được những nhược điểm của của hệ thống bôi trơn catte ướt.
Cụ thể là catte không sâu nên động cơ thấp hơn, tuổi thọ của dầu được kéo dài nên chu kì
thay dầu nhiều hơn. Ngoài ra, động cơ có thể làm việc lâu dài ở địa hình dốc mà không sợ
thiếu dầu do phao không hút được dầu. Tuy nhiên, hệ thống này phức tạp hơn vì
có thêm bơm chuyển. Hệ thống bôi trơn catte khô thường thường được sử dụng cho động
cơ điesel lắp trên máy ủi, xe tăng, máy kéo, tàu thuỷ...

3.2.4. Bôi trơn theo phương pháp hỗn hợp


Trên thực tế, đại đa số động cơ dùng kiểu bôi trơn này tức là kiểu bôi trơn
vừa cưỡng bức vừa vung tóe. Trong đó, thông thường bôi trơn các loại ổ trục dùng phương
pháp cưỡng bức, còn bôi trơn các bề mặt rộng như thành xy lanh hoặc các bề mặt ma sát
nhỏ nhưng bố trí rải rác như dàn cò mổ thì dùng phương pháp vung tóe. Nhiều động cơ bôi
trơn đầu nhỏ thanh truyền, ổ trục cam cũng dùng phương pháp vung tóe dầu từ đầu to.
Sở dĩ phải làm như vậy là vì kiểu bôi trơn cưỡng bức hoàn toàn sẽ rất phức
tạp, mặc dù nó có nhiều ưu điểm nổi bật là đảm bảo tốt chế độ bôi trơn.
Hình 15.3 là sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn bằng phương
pháp hỗn hợp.

Hình16.3 . Sơ đồ hệ thống bôi trơn theo phương pháp hỗn hợp


1- phao hút dầu; 2- bơm dầu nhờn; 3- lọc thô; 4- trục khuỷu; 5- đường dầu lên chốt
khuỷu; 6- đường dầu chính; 7- ổ trục cam; 8- đường dầu lên chốt piston; 9- lỗ phun
dầu; 10- bầu lọc tinh;11- két làm mát dầu; 12- thước thăm dầu; 13- đường dẫn dầu;
a- van điều áp dầu; b- van an toàn; c- van khống chế dầu qua két làm mát; T- đồng hồ
nhiệt độ dầu nhờn; M- đồng hồ đo áp suất
Nguyên lý làm việc: dầu từ catte được bơm dầu cung cấp đến mạch dầu chính thân
máy, từ mạch dầu chính dầu sẽ đi bôi trơn cho các chi tiết trong động cơ bằng phương pháp
cưỡng bức, vung tóe và nhỏ dầu sau đó về lại catte. Nếu nhiệt độ dầu quá cao sẽ mở van
cho qua két làm mát dầu nhằm đảm bảo nhiệt độ dầu bôi trơn - van an toàn ổn định mạch
dầu bôi trơn làm việc bình thường khi dầu lọc thô bị nghẹt - van định áp ổn định áp suất
dầu trên toàn hệ thống.
Hình 16.4. Hệ thống bôi trơn động cơ GAZ24
1-lưới lọc dầu, 2-bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài, 3-van định áp, 4-cổ
trục khuỷu, 5-đường dầu, 6-trục cam, 7-két làm mát dầu, 8-nắp đổ dầu, thông
hơi không gian cò mổ, 9-trục giàn cò mổ, 10-đũa đẩy, 11-lọc dầu, 12-ống dẫn
dầu, 13-lỗ phun dầu, 14-van nhiệt, 15-van khóa, 16-đường dầu lên nắp máy,
17-que đo mức dầu.
3.4. Tháo lắp bơm dầu - bầu lọc - kiểm tra mức dầu
3.4.1. Bơm dầu kiểu bánh răng
Bên trong là 1 cặp bánh răng ăn khớp, có thể là ăn khớp trong (hình 16.5) hoặc ăn
khớp ngoài (hình 16.6). Bánh răng chủ động 2 được dẫn động nhờ một trục có lắp bánh
răng ăn khớp với bánh răng trục cam hoặc trục trung gian. Bánh bị động 1 quay nhờ bánh
chủ động, dầu sẽ được hút từ catte qua phao lọc vào khoang hút (phía ra khớp của cặp bánh
răng) đến khoang đẩy của bơm (phía vào khớp của cặp bánh răng), trên bơm còn có lắp
van định áp.

Hình 16.5 . Bơm dầu bánh răng ăn khớp trong


1-bánh răng ngoài bị2động, 2-bánh răng trong chủ động, 3-trục dẫn động, 4-vỏ
bơm
3

1
4

Hình 16.6 . Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài


1-lưới lọc, 2-ống hút, 3-bánh răng bị động, 4-thân bơm, 5-ống đẩy, 6-bánh răng
chủ động, 7-van điều áp.
3.4.2. Qui trình tháo lắp bơm dầu kiểu bánh răng
a. Tháo.
- Vệ sinh sơ bộ bên ngoài động cơ.
- Tháo delco (nếu trường hợp bơm nhớt lai với delco)
- Tháo catte theo qui trình đã học.
- Tháo bơm dầu ra khỏi động cơ.
- Tháo nắp bơm dầu lấy bánh răng bị động.
- Tháo bánh răng xoắn điều khiển bơm ra khỏi trục (nếu cần).
- Tháo bánh răng chủ động ra ngoài.
- Tháo van định áp lấy ốc hãm - lò xo - piston.
b. Lắp
Thực hiện ngược qui trình tháo sau khi đã kiểm tra sửa chữa, phải mồi dầu vào bơm
trước khi lắp vào động cơ.

Hình 16.7. kết cấu bơn bánh răng ăn khớp ngoài


14- Ông hút ; 15- Lưới lọc ; 16- Tấm đệm ; 17- Bánh răng bị động của bơm ; 18- Thân
bơm; 19- Trục bị động ; 20- Bánh răng chủ động ; 21- Bánh răng bị động ; 22- Trục chủ
động ; 23- Lỗ dầu ra ;24- Bu lông ; 25- Bánh răng chủ động của bơm ; 26- Van ổn áp ;
27- Lò xo.
3.4.3. Bầu lọc nhớt
Trong qúa trình làm việc của động cơ, dầu bị nhiễm bẩn bởi nhiều tạp chất
cơ học cũng như hoá học bao gồm: mạt kim loại do ma sát tạo ra, bụi bẩn của không khí,
muội than và các thành phần khí cháy lọt xuống catte làm phân huỷ dầu nhờn và biến chất
dầu nhờn thành các tạp chất hoá học, nước của hệ thống làm mát lẫn vào. Vì vậy cần có
bầu lọc dùng để lọc sạch dầu, để đảm bảo chất lượng dầu bôi trơn và giảm mài mòn các bề
mặt ma sát.
Lọc nhớt có nhiều loại khác nhau, nó được phân loại như sau:
- Lọc thô: thường sử dụng loại lọc lưới, lọc bằng các tấm thép mỏng, lọc ly
tâm...
- Lọc tinh: thường sử dụng loại lọc giấy, các tông, lọc ly tâm...
- Lọc hỗn hợp (kết hợp lọc thô và tinh): thường dùng cho động cơ nhỏ và
trung bình
Mỗi loại có qui trình tháo lắp, sửa chữa khác nhau, ở giáo trình này trình bày qui trình tháo
lắp loại bầu lọc ly tâm (hình 16.10, 16.11.) và bầu lọc hỗn hợp (hình 16.8, 16.9.)
*Quy trình tháo, thay thế bầu lọc hỗn hơp:
Loại bầu lọc này không sửa chữa mà thay thế khi khi hư hỏng hay đến thời kỳ cần phải
thay thế.
- Cho máy ngừng hoạt động, kéo thắng tay
- Vệ sinh bên ngoài bầu lọc sạch sẽ
- Dùng kềm xích, hoặc vòng mở chuyên dùng tháo lọc nhớt ra ngoài
- Đổ nhớt đầy vào bầu lọc mới
- Dùng kềm xích, hoặc vòng chuyên dùng, hoặc dây su, dây vải xiết bầu lọc mới vào
- Lau sạch dầu nhớt xung quanh bầu lọc
- Khởi động máy, kiểm tra rò rỉ dầu nhớt.

*Quy trình tháo lắp, thay thế bầu lọc toàn phần có lõi lọc giấy thay thế được:
- Tháo 2 ống dẫn dầu tới bầu lọc.
- Nới ốc hãm nắp bầu lọc.
- Tháo bình lọc ra khỏi động cơ vệ sinh sơ bộ.
- Tháo ốc hãm lấy nắp bình lọc, lò xo, lõi lọc.
- Rửa sạch bình lọc, lõi lọc (thay lõi nếu cần).
- Trường hợp có van an toàn tháo giống van định áp.
- Lắp ngược với quá trình tháo
A-A

Hình 16.9: Kết cấu bầu lọc toàn


Hình 16.8 . Bầu lọc nhờn toàn phần có lõi
phần(lọc hỗn hợp).
lọc bằng giấy thay thế được của ô tô GAZ-
1-Vỏ bầu lọc ; 2- Phần lọc tinh ; 3-
24 "Volga"
Thân van ổn áp ; 4- Tấm đệm có lỗ ;
1-nút lỗ xả; 2-thanh giữa; 3-thân bầu lọc;
5- Tấm đệm van ổn áp ; 6- Lỗ dầu ra
4,10-cảm biến chỉ áp suất dầu; 5-vản
khỏi van ; 7- Phần lọc thô ; 8- Ống
chuyển; 6-đệm khít; 7-đai ốc nắp; 8-nắp;
kim loại có lỗ ; 9- Van một chiều ;
9-lõi lọc
10- Tấm đệm có lỗ dầu vào và ra ;
11- Nắp bầu lọc ; 12- Đệm kín ; 13-
Lỗ dầu vào bầu lọc ; 14- Lỗ dầu ra
khỏi bầu lọc.

*Quy trình tháo lắp, thay thế bầu lọc li tâm:


- Cho động cơ ngừng hoạt động, chờ cho dầu nguội
- Tháo ốc hãm 10 (hình16.10) , 13 (hình16.11)
- Lấy búa su gõ nhẹ vào vỏ bầu lọc 6(hình16.20) hoặc 8 (hình16.11)
- Tháo đai ốc bắt chặt rô to 8,9 (hình16.10), 12,14 (hình16.11)
- Tháo rô to ra khỏi động cơ.
- Vệ sinh kiểm tra, sửa chữa
- Lắp ngược với tháo

Hình 16.10. Bầu lọc dầu li tâm của Hình 16.11 . Bầu lọc li tâm toàn phần
động cơ ZMZ-53 của động cơ ZIL-130
1-trục rô to; 2-giclơ; 3-máng dầu; 1-giclơ; 2-tấm lót; 3-rô to; 4-vòng đệm
4-rô to; 5-nắp rô to; 6-vỏ bầu lọc; kín; 5-nắp; 6-lưới lọc; 7-miếng đệm;
7-lưới lọc; 8-đai ốc bắt chặt nắp rô 8-vỏ; 9-trục rô to; 10-vòng của tấm
to; 9-đai ốc bắt chặt rô to; 10-đai ốc đệm; 11-vòng hãm; 12, 13, 14-bulông;
tai hồng bắt chặt vỏ bầu lọc 15-vòng chặn; 16-ống của trục; 17-
vòng bi chặn; 18-ống dẫn dầu
3.4.4. Kiểm tra mức dầu bôi trơn
Nếu mức dầu bôi trơn qua thấp dẫn đến thiếu dầu, hiệu quả bôi trơn kém, còn mức
dầu quá cao thì dễ sục lên buồng cháy, tăng công suất tổn hao cho vận chuyển và khuấy
dầu.
Chỉ tiến hành kiểm tra mức dầu bôi trơn khi động cơ đã ngừng làm việc 15 phút hoặc
tốt nhất nên kiểm tra mức dầu vào sáng sớm trước khi khởi động máy. Đổ xe nơi bằng
phẳng, tìm vị trí bố trí que thăm dầu, rút que thăm dầu ra lau khô, đặt vào lại vị trí của nó,
rồi rút ra để nghiêng đầu hướng xuống dưới.
F X
MA
L
MIN
Hình16.12. Các mức dầu trên que thăm dầu

Dầu ở mức dầu điểm MAX (F) hoặc dưới một chút là tốt. Đối với các động cơ cũ,
làm việc lâu ngày và động cơ làm việc ở vùng đồi núi thì mức dầu nên đổ quá vạch max
trên thước một chút.
3.4.5. Qui trình thay dầu bôi trơn
Sau một thời gian sử dụng, nhớt bị mất tính chất nhờn, hiệu quả bôi trơn kém, sự tổn
thất này là kết quả tất yếu của sự suy giảm các chất phụ gia. Chất ức chế ăn mòn và rỉ sét
cạn dần, cho phép sự ăn mòn và rỉ sét xuất hiện. Mặc dầu, bộ lọc dầu giữ lại các hạt nhỏ,
nhưng không thể giữ lại tất cả. Dầu động cơ sẽ bị nhiễm bẩn từ từ do cácbon hình thành
trong buồng đốt. Sự nhiễm bẩn còn do bụi lọt qua bầu lọc không khí và các mạt kim loại
do động cơ bị mài mòn. Vì vậy nên thay dầu bôi trơn.
*Tiến hành thay dầu như sau:
- Đậu xe trên đường bằng phẳng
- Cho động cơ chạy khoảng 5 phút để hóa lỏng dầu và các chất bẩn không đọng vào
đáy catte. Ngừng động cơ vài phút cho dầu rớt xuống về lại catte. Kéo thắng tay an toàn.
- Nâng xe lên đúng tầm làm việc (nếu có hệ thống nâng xe)
- Đặt thùng hứng dầu ngay dưới nút xả nhớt
- Tháo nắp đổ dầu cho thông với khí trời
- Tháo nút xả dầu cho dầu chảy ra hết
- Vặn nút xả lại (có roăng động đệm kín)
- Lau khô dầu vùng xung quanh nút dầu
- Hạ thấp xe xuống và đổ dầu mới vào đúng mức.
- Đậy nắp đổ dầu
- Khởi động máy, đèn báo lúc đầu sáng lên đến khi áp suất dầu tăng lên đúng quy định
thì đèn tắt.
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu
- Dán nhãn hiệu và ghi ngày thay nhớt.
* Cách chọn dầu bôi trơn.
Dựa vào các chỉ số: SAE (thể hiện độ nhớt của dầu nhớt), API (thể hiện chất lượng
dầu nhớt). Hiện nay ở Việt Nam thường sử dụng nhớt đa cấp (4 mùa), đa dụng (sử dụng
được cho cả động cơ xăng cũng như động cơ điêzel).
- Nếu động cơ còn mới, sử dụng dưới 80000 km, các chi tiết động cơ còn khít, nên
dùng nhớt lỏng: SAE 30 (nhớt đơn cấp), SAE 5W-30, SAE 10W-30 (nhớt đa cấp; W-
winter-mùa động)
- Nếu xe đã chạy trên 80000 km, nên dùng loại nhớt vừa: SAE 40, SAE 5W-40, SAE
10W-40, SAE 20W-40
- Nếu xe chạy trên 160000 km, nên dùng nhớt: SAE 50, SAE 10W-40, SAE 20W-50
Với những vùng có khí hậu lạnh dưới 00C thì dùng loại nhớt lỏng , như: SAE10W...
3.4.6. Chỉ thị áp lực dầu bôi trơn
Sự hoạt động của hệ thống bôi trơn phải được kiển tra một cách chặt chẽ, để ngăn
ngừa sự hỏng hóc bất thường của động cơ. Đễ theo dõi áp lực dầu bôi trơn người ta sử
dụng cảm biến áp lực nhớt và động hồ báo áp suất hoặc sử dụng đèn báo.
Cảm biến áp lực nhớt được bố trí trên đường dầu chính hoặc đường dầu từ thân máy
lên nắp máy. Đồng hồ hoặc đèn báo được bố trí trên bảng đồng hồ phía trước mặt nguời
lái.

Hình16.13 . Sơ đồ mạch điện


đèn báo áp suất dầu.
1-Lỗ dầu vào ; 2- Tiếp điểm ;
3- Đèn báo áp suất ; 4- má vít

*Hình 16.14 là sơ đồ mạch điện đồng hồ đo áp suất dầu:


Nguyên lý làm việc của nó như sau:
-Ap suất từ bơm tác dụng đẩy màng dầu lên. Chuyển động của màng điều khiển tiếp
điểm dọc theo dây biến trở.
-Khi áp suất tăng màng điều khiển cho tiếp điểm trượt chuyển về phía tăng điện trở,
làm giảm dòng điện qua mạch đó. Do dòng qua biến trở giảm làm cho dòng qua cuộn từ
bên phải tăng nên sinh ra từ lực mạnh và hút kéo kim về phía áp suất cao.
-Khi áp suất dầu giảm, màng điều khiển cho tiếp điểm trượt về phía giảm điện trở
làm tăng dòng điện qua mạch đó. Do dòng qua điện trở tăng nên giảm dòng qua cuộn từ
bên phải dẫn đến giảm lực từ của nam châm điện và kéo kim về chỉ số có áp suất nhỏ hơn.
Hình 16.14: Sơ đồ mạch điện đồng hồ đo áp suất.
1- Ắc quy ; 2- Đường dầu vào ; 3- Tấm màng ; 4- Tiếp điểm trượt ; 5- Điện trở ; 6- kim
; 7- cuộn từ.
4. Câu hỏi kiểm tra
1. Tại sao trong 1 số động cơ ta bố trí mạch dầu bôi trơn qua lọc tinh lại trở về catte?
Công dụng của lọc tinh này làm nhiệm vụ gì?
2. Tại sao ta cần phải bố trí van an toàn và van định áp trong mạch dầu bôi trơn?Dựa
vào đâu ta có thể biết áp suất dầu quá cao hoặc quá thấp?
3. Nếu mức dầu ở động cơ quá cao hoặc quá thấp thì có ảnh hưởng gì đến chế độ
làm việc của động?
4. Những yêu cầu cần chú ý khi tháo lắp bơm và bầu lọc?

You might also like