You are on page 1of 5

Câu 1: Trình bày mối liên hệ biện chứng giữa Vật chất - ý thức và ý nghĩa

phương pháp luận, cho ví dụ và rút ra bài học cho bản thân khi nghiên cứu vấn
đề này.

(Mở bài thể hiện sự thông thái):


Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dần
bác bỏ những cái quan điểm duy vật về những chất có thể coi “ giới hạn tột
cùng” nhỏ nhất. Trong cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên
cứu vật lý học, xuất hiện những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ
hội này để khẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò
của các lực lượng siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới. Trước tình
hình đó thì Lenin đã tiến hành tổng kết các quá trình nghiên cứu khoa học lại và
từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, ông đã đưa ra một khái
niệm chung nhất về phạm trù vật chất. “Vật chất là phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”

(Mở bài đơn giản tiết kiệm thời gian)


Theo khái niệm phạm trù vật chất của Lênin: “Vật chất là phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”

Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan tức
là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con
người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó. Ví
dụ về những dạng cụ thể của vật chất mà con người đã biết ta có nước, đất,
không khí, kim loại ...v..v.; và những dạng cụ của vật chất mà con người chưa
biết đến như những dạng vật chất ở những hành tinh mà con người chưa thể
quan sát được bằng kính viễn vọng. Tóm lại vật chất là những sự, vật hiện
tượng, sinh vật tồn tại xung quanh con người và bao gồm cả con người.

Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm
giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con
người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái
được ý thức phản ánh. Chúng ta sờ vào kim loại cảm giác được độ cứng của
kim loại, một cơn gió thổi qua ta ta cảm giác sự tồn tại của cơn gió, chúng ta có
thể thấy màu sắc của cây cối ...v….v…

Chúng ta có khái niệm về ý thức theo quan điểm của các nhà triết học duy
vật như sau: “Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.”

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, đầu tiên ý thức
có nguồn gốc từ tự nhiên thông qua bộ não của con người và thông qua mối
liên hệ giữa con người và tự nhiên như ta biết đến hiện tượng cầu vồng sau
mưa đó là một hiện tượng quang phổ khi mà không khí ẩm làm cho ánh sáng bị
bẻ cong trong không khí tạo thành cầu vồng và tùy theo vị trí đứng mà có người
nhìn được 5 màu, có người nhìn được 3 màu và có người nhìn được cả 7 màu.

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội, vì ngoài
nguồn gốc tự nhiên thì ý thức có nguồn gốc từ xã hội mà cụ thể là từ lao động
và ngôn ngữ.
Về mối liên hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, theo quan điểm duy
vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với
nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn; trong mối quan hệ
đó, vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức và ý thức tác động ngược
trở lại vật chất. Trong quá trình hình thành các quốc gia ở Phương Đông, đều
có một điểm chung là các thành thị đều hay tập trung gần các con sông lớn, việc
sống ở cạnh những con sông sẽ khiến con người hai đối mặt với lũ lụt. Thiên tai
tự nhiên đó thôi thúc con người phải tìm ra cách để phòng chống và đắp đê trị
thủy là một trong những sáng tạo của con người. Ta thấy rõ luận điểm vật chất
tác động lên ý thức, điều kiện tự nhiên hay xuất hiện lũ lụt quyết định đến ý
thức con người là phải sáng tạo ra cách trị thủy, và ngược lại ý thức hay ở đây là
sự sáng tạo của con người tác động ngược lại giới tự nhiên bằng việc cải tạo các
con sông.

Ý nghĩa phương pháp luận, trong mọi hoạt động nhận thức và thực
tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan
đồng thời phát huy tính năng động chủ quan. Theo nguyên tắc phương
pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có
thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả khi và chỉ khi thực hiện đồng thời
giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan
với phát huy tính năng động chủ quan; phát huy tính năng động chủ quan
phải là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan
duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn.

Tự rút ra bài học cho bản thân

Câu 2: Trình bày VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT
QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT

Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã
hội loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất
ra bản thân con người. Con con người làm việc trong các nhà máy, nông
trường để sản xuất ra thực phẩm, giày dép, quần áo các phương tiện công nghệ
như điện thoại, ô tô, ... đó là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần là các học
động như học tập và giảng dạy, trình diễn nghệ thuật, hội họa vẽ tranh…, con
người sản xuất ra bản thân con người thông qua việc duy trì nòi giống, thông
qua việc học tập tiếp thu văn hóa.
Phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử
dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử
nhất định. Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức
sản xuất của nó với những đặc điểm riêng. Như ở xã hội công xã nguyên thủy
thì phương thức sản xuất chủ yếu là săn bắt và hái lượm, ở xã hội phong kiến là
phương thức sản xuất nông nghiệp. Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất
vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con
người và xã hội; là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối
quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và
phát triển của xã hội loài người.

Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các
nhân tố thuộc về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức,...của
người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng , công
cụ, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất,...). Toàn bộ các nhân tố đó
tạo thành lực lượng sản xuất của quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong
quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao
gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản
lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản
xuất đó. Những quan hệ này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi
phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối
quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định
quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Cách mạng tư sản ở Anh (1642 – 1651), ở Pháp (1789 – 1799) đã xóa bỏ
phương thức sản xuất phong kiến và thây bằng phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, lúc này lực lượng sản xuất tư bản thay thế lực lượng sản xuất phong kiến,
kéo theo đó là sự thay đổi về quan hệ sản xuất tư bản thay cho quan hệ sản xuất
phong kiến. Quan hệ sản xuất lạc hậu sẽ tác động đến lực lượng sản xuất làm
chậm phát triển, ta thấy giai cấp tư sản đã xuất hiện rất lâu rồi nhìn rõ nhất là tư
thời Phục hưng đã có những phương hội như do sự kìm hãm của quan hệ sản
xuất phong kiến khiến cho lực lượng sản xuất của giai cấp tư sản mãi đến những
năm cuối của thế kỷ 18 mới có phát triển được

Trong phạm vi phân tích sự phát triển xã hội, mâu thuẫn và sự vận động
của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là nội dung cơ
bản của “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất”. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản
nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó là của
lịch sử nhân loại từ phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao
hơn; nó cũng là cơ sở để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của
toàn bộ các hiện tượng xã hội và các sự biến đổi trong đời sống chính trị, văn
hóa của các cộng đồng người trong lịch sử.

Tự rút ra bài học cho bản thân

You might also like