You are on page 1of 8

CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC

1. Sự nhiễm điện do cọ xát


- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa
điện sang các vật khác.
Ví dụ 1:Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng,
nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có
đúng không? Tại sao?
Hướng dẫn:Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn
khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ trường của nam châm.
Ví dụ 2:Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị
lược kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn:Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ sát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược
nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược
nhựa kéo thẳng ra.
2. Hai loại điện tích.
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì
đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn mang điện tích âm
chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
- Tổng các điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt
nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlêctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlêctrôn.
Ví dụ 1:Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh.
Hãy cho biết trong các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm
điện loại gì?
a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.
HD: a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra: Hoặc
là quả cầu không bị nhiễm điện , hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương.
b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, chắc chắn quả cầu bị nhiễm điện âm, vì lúc đó
hai vật nhiễm điện cùng dấu đã đẩy nhau.
Ví dụ 2:Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh
êbônit đã nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương. Trình bày một phương
án để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và nhiễm điện gì?
HD: Phương án thực hiện:
Đưa lần lượt thanh êbônit và đũa thủy tinh lại gần ống nhôm.
- Nếu trong cả hai trường hợp ống nhôm đều bị hút thì ống nhôm chưa bị nhiễm điện.
- Nếu một trong hai trường hợp trên, ống nhôm bị đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng
dấu với điện tích của vật đã đẩy nó. Chẳng hạn, ống nhôm bị đũa thủy tinh đẩy thì ống nhôm
đã nhiễm điện dương.
3. Dòng điện - Nguồn điện.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các
thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
4. Chất dẫn điện - Chất cách điện .
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng
điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn dịch chuyển có hướng.
Ví dụ 1:Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn không
sáng. Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến những hiện tượng trên.
Hướng dẫn:
Một số nguyên nhân có thể xảy ra:
- Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt.
- Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong.
- Các đầu dây nối với hai cực của pin, với hai chốt nối của đèn vặn chưa chặt.
- Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện.
Ví dụ 2:Một nguồn điện như một ắc quy chẳng hạn, có thể sử dụng mãi mãi được không? Tại
sao?
Hướng dẫn
Ắc quy không thể sử dụng mãi mãi được, sau một thời gian sử dụng, dòng điện do ắc
quy cung cấp sẽ yếu dần và ắc quy không còn cung cấp điện được nữa.
Ví dụ 3:Trong các chất sau đây: Bạc; dung dịch đồng sunpat; giấy; thép; thuỷ tinh; đồng; bê
tông; than chì. Chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện?
Hướng dẫn
- Các chất dẫn điện: Bạc, dung dịch đồng sunpat, thép, đồng, than chì.
- Các chất cách điện: Giấy, thuỷ tinh, bê tông.
Ví dụ 4:Không khí ở điều kiện thường là chất cách điện. Hãy nêu một bằng chứng để chứng
tỏ điều đó?
Hướng dẫn
Nếu không khí ở điều kiện thường là chất dẫn điện thì khi ta đứng gần những ổ cắm điện nhà,
ta sẽ bị điện giật. nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy ra. Vậy ở những điều kiện thông
thường, không khí là chất cách điện tốt.
Ví dụ 5:Hãy cho biết chất cách điện và chất dẫn điện có điểm nào khác biệt nhau về mặt cấu
tạo?
Hướng dẫn
Chất dẫn điện là chất có nhiều hạt mang điện có thể chuyển động tự do, còn chất cách
điện là chất có rất ít các hạt mang điện có thể chuyển động tự do.
BTVN
BT1: Người ta chứng minh được rằng, khi có dòng điện trong dây dẫn làm bằng kim loại
thì các êlêctron dịch chuyển có hướng với vận tốc từ 0,1mm/s tới 1mm/s.
Như vậy, khi đóng mạch điện, lẽ ra phải chờ một thời gian nào đó để êlêctron dịch
chuyển từ nguồn điện tới bóng đèn thì đèn mới sáng, nhưng thực tế ta thấy các bóng đèn hầu
như sáng ngay lập tức.
Hãy giải thích điều dường như mâu thuẫn đó?
BT2: Một học sinh cho rằng trong kim loại, nếu nguyên tử mất bớt êlêctron, trở thành iôn
dương thì khi có dòng điện chạy qua dây dẫn làm bằng kim loại thì không chỉ các êlêctron tự
do dịch chuyển có hướng mà các iôn dương cũng chuyển động theo hướng ngược lại. Theo
em, quan niệm như thế có đúng không? tại sao?
BT3: Trong thí nghiệm được bố trí như hình 7.2, - A B
hai quả cầu A và B gắn với giá đỡ bằng nhựa
được đặt đủ xa. Khi làm quả cầu nhiễm điện,
hai lá nhôm mỏng gắn với nó xoè ra.
a) Tại sao hai lá nhôm này xoè ra?
b) Có hiện tượng gì xảy ra với hai lá nhôm
mỏng gắn với quả cầu B hay không, nếu Hình 7.2
nối A với B bằng một thanh nhựa như
hình 7.3? Tại sao?
Cũng như câu hỏi trên đây, nhưng thay -
cho thanh nhựa người ta dùng một thanh A B
kim loại có tay cầm bằng nhựa để nối A với B.
Hình 7.3

BT4:Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy một dây xích sắt một đầu của
dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy
cho biết dây xích này được dùng như thế để làm gì? Tại sao?
BT5:Trong ngành chế tạo ô tô, xe máy người ta thường làm cho vật cần sơn (vỏ xe) và sơn
nhiễm điện khác loại. Hãy giải thích vì sao họ làm như vậy?
BT6:Trong các thư viện lớn, một số sách quý đã quá cũ, các trang sách thường dính chặt với
nhau, khi lật từng trang rất dễ rách. Để có thể lật các trang sách dễ dàng hơn, người ta tích
điện cho sách. Hãy giải thích nguyên tắc của cách làm trên?
BT7: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh
hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó.
BT8:Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa,
Sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được
treo bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh,
dây treo quả cầu bị lệch như hình 6.1.
Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích Hình 6.1
ý kiến của mình.

5. Sơ đồ mạch điện.
Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc một mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử
dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện.
6. Chiều dòng điện.
Người ta quy ước: chiều dòng điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và
các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Ví dụ 1: Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 8.1, hình 8.2 và vẽ thêm mũi tên vào mỗi sơ đồ để
chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng.

Hình 8.1 Hình 8.2


Hướng dẫn: K
K Đ
Đ

Sơ đồ mạch điện H. 8.1 Sơ đồ mạch điện H. 8.2


Ví dụ 2: Hãy sử dụng các kí hiệu về các dụng cụ điện để vẽ một mạch điện gồm nguồn điện,
bóng đèn, các dây nối và khoá K trong trường hợp đèn đang sáng và đèn đang tắt.
Hướng dẫn

a) K b) K
Hình 8.3
Các mạch điện được biểu diễn như hình 8.3:
Hình a) Công tắc đóng, bóng đèn đang sáng.
Hình b) Công tắc mở, bóng đèn đang tắt.
Ví dụ 3: Hãy vẽ thêm chiều dòng điện trong các mạch điện hình 8.4a và 8.4b

a) b) Hình 8.4

Hướng dẫn

a) b) Hình8.5
Trong mạch điện dòng điện luôn có chiều đi từ cực dương của nguồn điện. dòng điện
trong các mạch có chiều (theo chiều mũi tên) như hình vẽ 8.5a,b
Ví dụ 4: Trên hình 8.6 là hai mạch điện, nguồn điện được dấu kín trong hộp. Dựa vào chiều
dòng điện, hãy cho biết các điểm M và N được nối với cực nào của nguồn điện trong mỗi
mạch.
M N

a) b)
Đ K Hình 8.6 N Đ K
Hướng dẫn
Theo nguyên tắc: Dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện qua vật dẫn tới cực âm
của nguồn.
Trong hình a) M được nối với cực âm, N được nối với cực dương.
Trong hình b) M được nối với cực dương, N được nối với cực âm.
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài tập 1: Hãy vẽ một mạch điện trong đó có một bóng đèn, một công tắc và hai viên pin
giống nhau được mắc liên tiếp, sao cho khi bật công tắc thì bóng đèn sẽ sáng.
Bài tập 2: Hãy quan sát mạch điện trên hình 8.8 và cho biết:
a) Trong mạch điện có bao nhiêu nguồn điện?
b) Trong mỗi mạch điện, có chỗ nào vẽ sai không? Nếu có sửa lại cho đúng.
Đ

K
Hình 8.8
Bài tập 3: Quan sát các mạch điện trên hình 8.9 và cho biết trong mỗi sơ đồ có điểm nào sai?
Hãy sửa lại cho đúng.

Đ K Đ K Đ K
a) b) c)
Hình 8.9
Bài tập 4:
Trong mạch điện hình 8.10 có 4 chiếc pin giống
nhau và một bóng đèn, khi mắc một học sinh đã nối
nhầm cực của một pin (pin bên trái vẽ đậm hơn).
Hỏi: a) Bóng đèn có sáng không? Hình Đ K
b) Hãy dự đoán độ sáng của bóng đèn trong trường hợp này với độ sáng của bóng
8.10
đèn khi mắc cả 4 chiếc pin cùng chiều (quay ngược nguồn đã nối nhầm cực).
7. Các tác dụng của dòng điện.
a.Tác dụng nhiệt của dòng điện
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật
dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
b. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các
đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
c. Tác dụng từ của dòng điện.
Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây dẫn có thể: Làm quay kim nam châm đặt gần nó
và hút được các vật bằng sắt, thép giống như một nam châm.
d. Tác dụng hoá học của dòng điện.
Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo
thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
e. Tác dụng sinh lí của dòng điện.
Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người, dòng điện có thể làm cho các cơ co giật, tim
ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Tuy vậy trong sinh học, người ta cũng có thể dùng
dòng điện để chữa một số bệnh.
Ví dụ 1: Xét các dụng cụ điện sau: Quạt điện, nồi cơm điện, ti vi, rađiô, ấm điện. Hỏi khi các
dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không
có ích đối với dụng cụ nào?
Hướng dẫn
- Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện.
- Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của quạt điện, ti vi, rađiô.
Ví dụ 2: Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết :
a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu?
b) Hoạt động của ấm nào dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Bộ phận nào của bếp điện
thực hiện điều đó?
c) Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?
Hướng dẫn
a) Khi còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 100 0C (nhiệt độ của nước đang
sôi)
b) Hoạt động của ấm dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Bộ phận của bếp làm cho
nước nóng lên đó là dây mêso khi bị dòng điện đốt nóng.
c) Nếu nước trong ấm đã cạn hết, ấm điện sẽ bị cháy hỏng vì do tác dụng nhiệt của dòng
điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng sẽ nóng chảy không dùng được nữa.
Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn.
Ví dụ 3: Tại sao người ta thường chọn dây vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không
chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn. Hãy giải thích?
Hướng dẫn
Do tác dụng mà khi bóng đèn sáng, nhiệt độ của dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài nghìn
độ (trung bình khoảng 2 5000C). Với nhiệt độ này một số kim loại có thể bị nóng chảy (vì
chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp). Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (3 370 0C) nên với
nhiệt độ vào khoảng dưới 3 0000C thì vonfram vẫn không bị nóng chảy.
Ví dụ 4: Nối hai cực của một nguồn điện được dấu kín trong hộp với hai thanh than
A và B, sau đó nhúng hai thanh than vào dung dịch muối bạc như hình 9.1, sau
một thời gian thấy có bạc bám trên thanh than A.
a) Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc theo chiều nào? Thanh
than A đã nối với cực dương hay cực âm của nguồn điện?
A B
b) Hiện tượng trên là kết quả tác dụng nào của dòng điện?
Hướng dẫn
a) Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc theo chiều từ thanh
than B qua dung dịch đến thanh than A. Thanh than A nối với cực âm
của nguồn điện. Hình 9.1
b) Hiện tượng trên là kết quả của tác dụng hoá học của dòng điện.
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài tập 1: Hãy tìm hiểu chiếc đèn ống (loại đèn 1,2m chẳng hạn) thường sử dụng trong gia
đình và cho biết hoạt động của loại đèn này có gì khác so với loại đèn tròn?
Bài tập 2:Một học sinh cho rằng khi dòng điện qua vật dẫn càng mạnh thì thì vật dẫn ấy nóng
lên càng nhiều. Theo em quan niệm như thế có đúng không? Hãy lấy một ví dụ để minh hoạ ý
kiến của mình.
Bài tập 3:Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn sắt. Hỏi:
a) Phải dùng dung dịch gì?
b) Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là
gì? Vì sao phải bố trí như thế?
Bài tập 4: Cần cẩu điện thường dùng trên các bến cảng là một thiết bị điện hoạt động dựa trên
tác dụng từ của dòng điện. Bộ phận nào của cần cẩu là cơ bản, không thể thiếu được? Nêu
hoạt động của chiếc cần cẩu điện đó.
Bài tập 5: Để tránh bị điện giật gây nguy hiểm, những người thợ điện đã dùng những biện
pháp gì? Hãy tìm hiểu và nêu một vài biện pháp mà em biết.
8. Cường độ dòng điện.
- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A).
- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampekế.
9. Hiệu điện thế.
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V).
- Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế.
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa
mắc vào mạch.
- Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua
bóng đèn đó.
- Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng
điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt
động bình thường.
3. Đoạn mạch nối tiếp.
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại mọi điểm:
I = I1 = I2
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu
điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23
4. Đoạn mạch song song.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế
giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ:
I = I1 + I2
Ví dụ 1: Trong hình 10.1 là sơ đồ mạch điện gồm ampekế A, nguồn điện, bóng đèn và công
tắc . Hãy cho biết sơ đồ sai ở chỗ nào? Phải sửa lại như thế nào cho đúng?

Hình
10.1

Hướng dẫn: Sơ đồ sai ở cách nối dây cho ampekế (chốt âm của ampekê lại nối với cực dương
của nguồn điện). Cách mắc đúng là: Cực dương của ampekế nối với cực dương của nguồn
điện, cực âm của ampekế nối với cực âm của nguồn điện.
Ví dụ 2: Cho các sơ đồ mạch điện như hình vẽ

A A A
A

Hình 10.2
a) Hãy ghi dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của Ampekế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây
để có các am pe kế mắc đúng.
b) Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi
vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi Ampekế được mắc đúng.
Hướng dẫn: Dòng điện đi vào chốt dương và đi khỏi chốt âm của mỗi Ampe kế như
hình 10.3.
A A A

Hình
Ví dụ 3: Cho các sơ đồ mạch điện như hình 10.4.
10.3
V V

V V
Hình 10.4
a) Hãy ghi dấu (+) vào một trong hai chốt của vôn kế trong mỗi sơ đồ trên đây để có các vôn
kế được mắc đúng.
b) Cho biết mỗi vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm nào trong mạch điện của nó?
Hướng dẫn

V V

V V
Hình 10.5
a) Dấu (+) được ghi như hình vẽ 10.5
b) Trong sơ đồ a), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện.
Trong sơ đồ b), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch kín (hoặc
giữa hai cực của nguồn trong mạch điện kín).
Trong sơ đồ c), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện trong mạch kín
(hoặc giữa hai đầu bóng đèn trong mạch kín).
Trong sơ đồ d), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện.
Ví dụ 4: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 10.6,
Ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: A1 A2
a) Số chỉ của Ampekế A2.
b) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2
Hướng dẫn Hình
a) Số chỉ Ampekế A2 là 0,35A. 10.6
b) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là 0,35A.
Ví dụ 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.7
a) Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V ;U23 = 2,5V.
Hãy tính U13 . 1 2 3
b) Biết U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23. Hình
c) Biết U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.
Hướng dẫn 10.7
a) U13 = 4,9V
b) U23 = 5,4V
c) U12 = 11,7V
Ví dụ 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.8
a) Biết cường độ dòng điện qua các Ampekế là A
I1 = 0,25A; I2 = 0,35A. Hãy tính I. A1
b) Biết I = 0,6A; I1 = 0,2A. Hãy tính I2.
c) Biết I = 0,7A; I2 = 0,45A. Hãy tính I1.
Hướng dẫn A2
a) I = 0,6A.
Hình
b) I2 = 0,4A.
c) I1 = 0,25A. 10.8
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài tập 1:Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ bằng 0 (hình 10.10).

V a) b) c) d)
V V V

Bài tập 2:Có 3 nguồn điện loại 12V, 6V, 3V và hai bóng đèn cùng loại đều ghi 6V. Hỏi có thể
mắc song song hai bóng đèn này rồi mắc thành Hìnhmạch kín với nguồn điện nào trên đây để hai
10.10
bóng đèn này sáng bình thường? Vì sao?
Bài tập 3:Hãy tìm hiểu và cho biết trên thực tế có loại dụng cụ nào A B Đ
vừa đo được cường độ dòng điện, vừa đo được hiệu điện thế
không? Nếu có trên mặt của dụng cụ đo ấy có gì đặc biệt?
P
Bài tập 4: Để đo đồng thời hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn
điện và hai đầu của bóng đèn, người ta đã mắc sơ đồ như hình
10.11. Hãy cho biết: V1 V2
a) Số chỉ của các vôn kế cho biết điều gì? Các số chỉ này có gì đặc K
biệt.
b) Chốt nào của nguồn điện (P) là cực dương, Chốt nào là cực âm? Hình 10.11
Bài tập 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.12
a) Biết các hiệu điện thế U12 = 12V ;U23 = 6V.
Hãy tính U13 .
1 2 3
b) Biết U13 = 21V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.
c) Biết U23 = 15V; U13 = 24V. Hãy tính U12. Hình
10.12

You might also like