You are on page 1of 8

3.1.

Khám phá
Mục đích của giai đoạn này là kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết
gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức…mà các em sẽ được học. Điều đó giúp
cho giáo viên đánh giá/ xác định thực trạng (kiến thức/kỹ năng…) của học sinh
trước khi giới thiệu vấn đề mới
Giáo viên cùng với học sinh thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm), đặt
những câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan tới bài học mới. Giáo
viên giúp học sinh phân tích những hiểu biết, trải nghiệm của học sinh, tổ chức và
phân loại chúng.
Trong giai đoạn này người giáo viên đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu
hỏi, nếu vấn đề, ghi chép… Học sinh cần chia sẻm trao đổi, phản hồi, xử lý thông
tin,ghi chép…
Một số kỹ thuật dạy học chính trong giai đoạn này là: Động não, phân loại, thảo
luận, chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi…
3.2. Kết nối
Mục đích của bước này chính là giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới
thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái đã “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối
này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới.
Trong bước này giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn
đề đã chia sẻ ở bước 1 (khám phá). Sau đó giáo viên giới thiệu kiến thức và kỹ
năng mới. Kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng mới đã được cung cấp toàn diện và
chính xác chưa, cho những ví dụ thực tế giúp học sinh hiểu rõ vấn đề.
Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh là người phản hồi, trình bày
quan điểm/ý kiến, đặt câu hỏi/trả lời
Một số kỹ thuật dạy học được sử dụng trong giai đoạn này là: Chia nhóm thảo
luận, người học trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa
chức năng (chiếu phim, băng, đài, đĩa…)
3.3. Thực hành
Mục đích của giai đoạn này là tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến
thức và kỹ năng mới vào một bối cảnh/tình huống/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý
nghĩa.
Định hướng để học sinh thực hành đúng cách. Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ
năng còn sai lệch.35
Giáo viên thiết kế/chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu học sinh phải sử dụng
kiến thức và kỹ năng mới. Học sinh làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn
thành nhiệm vụ. Giáo viên giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần
thiết.
Giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới
lĩnh hội được
Trong giai đoạn này người giáo viên nên đóng vai trò của người hướng dẫn, người
hỗ trợ. Học sinh đóng vai trò là người thực hiện, người khám phá.

Một số kỹ thuật dạy học được áp dụng trong giai đoạn này là: Đóng kịch ngắn, viết
luận, mô phỏng, hồi đáp, trò chơi, thảo luận nhóm, tranh luận…
3.4. Vận dụng
Mục đích của giai đoạn này là tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận
dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới.
Trong bước này người giáo viên cùng với học sinh lập kế hoạch các hoạt động đối
với nhiều môn học/lĩnh vực học tập đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức và kỹ
năng mới. Học sinh làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
Giáo viên và học sinh cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt
động. Giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh tại bước này.
Người giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn và người đánh giá. Học sinh đóng
vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn
đề, người trình bày và người đánh giá
Một số kỹ thuật dạy học được sử dụng trong giai đoạn này là: Dạy học hợp tác,
làm việc nhóm, trình bày cá nhân, dạy học sự án…
Giáo án Kỹ năng sống: Quản lý thời gian
I. Mục tiêu:
Hiểu được tầm quan trọng của thời gian biểu.
Biết tự lập thời gian biểu phù hợp cho bản thân và thực hiện có hiệu quả.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu bài tập, Vở thực hành kỹ năng sống, bảng phụ, tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy học:

I/ Ổn định (7 phút)
- Tổ chức mini - game: chia lớp thành -HS tham gia trò chơi
4 nhóm để trả lời cho câu hỏi “những
việc em đã làm để tự chăm sóc bản
thân ?”
Từng thành viên của các nhóm lần lượt
lên bảng để ghi những việc mình đã
làm. Nhóm nào ghi được nhiệc việc
nhất sẽ thắng.
Phần thưởng: bánh kẹo/ bim bim

II/ Bài mới - HS trả lời câu hỏi.


a) Khám phá: + Dạ! rồi
- GV nêu câu hỏi?
+ Em đã bao giờ lập một thời gian biểu
trong ngày dành riêng cho mình chưa?

+ Em hãy đọc to thời gian biểu của + Thời gian biểu trong ngày của em
mình cho cả lớp cùng biết. như sau:
6 giờ: thức dậy, sắp xếp mềm, gối.
6 giờ 10: vệ sinh cá nhân
6 giờ 20: Ăn sáng
6 giờ 30: đi đến trường
.…
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa
- Các em đã biết lập một thời gian bài:Lập thời gian biểu
biểucho riêng mình, để xem thời gian
biểu đó đã đầy đủ và hợp lí hay chưa
thì hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu qua bài: Lập thời gian biểu. - HS xem video: Quản lý thời gian.
b) Kết nối: HS thảo luận nhóm và đại diện trả lời:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết được lợi ích của việc
lập và thực hiện đúng thời gian biểu.
- GV cho HS xem video: Quản lý thời
gian 1) - Cái bình chứa được nhiều như vậy
GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả nhờ có sự sắp xếp hợp lý.
lời câu hỏi: - Không thể chứa nhiều như vậy khi
1) Tại sao cái bình lại có thể chứa cho cát vào trước.
nhiều như vậy? Nếu như cho cát vào 2) Trong cuộc sống chúng ta cần sắp
vào đầu tiên thì có thể chứa nhiều như xếp những công việc hợp lý. Thì mọi
vậy không? việc sẽ diễn ra một cách hiệu quả hơn
2) Em hiểu minh họa trên liên quan đến
việc quản lý thời gian như thế nào?
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận (xem video):
Chúng ta thấy rằng cuôc sống của
chúng ta giống cái bình những việc
quan trọng trong cuộc sống là những
HS trả lời:
hòn đá cuội. Chúng ta hãy đặt chúng
- Bảng liệt kê những công việc cần
vào cái bình trước
phải làm trong một ngày và có thời
*Hoạt động 2: Làm miệng gian thực hiện cụ thể
Mục tiêu: Biết được khái niệm thời
- Có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.
gian biểu, biết được lợi ích của việc lập
- Đạt điểm cao trong học tập
và thực hiện thời gian biểu.
- Được bố, mẹ khen ngợi
GV hỏi:
- Có thời gian vui chơi, giải trí.
- Thời gian biểu là: - HS nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.

- Việc lập và thực hiện theo thời gian


biểu giúp em:

- GV cho HS nhận xét


- GV nhận xét và kết luận: Việc lập và - HS đọc: Em lập thời gian biểu cho
thực hiện theo thời gian biểu mang lại ngày hôm sau và chia sẽ cách làm
cho ta rất nhiều lợi ích. Vì vậy, chúng thời gian biểu của mình với bạn bè,
ta cần lập và thực hiện theo thời gian người thân trong gia đình
biểu cho riêng mình. - HS làm việc cá nhân
c/ Thực hành: - HS trình bày:
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Biết lập thời gian biểu cho 5giờ30 Thức dậy (vệ sinh)
riêng mình
6giờ00 Thể dục
- GV cho HS đọc đề: SÁNG
6giờ15 Ăn sáng
- GV cho HS làm việc cá nhân
- GV cho HS trình bày: 6giờ45 Đến trường
11giờ30 Ăn trưa
12giờ00 Nghỉ trưa
CHIỀ
13giờ45 Ôn bài
U
15giờ30 Giúp việc gia đình
17giờ00 Đi chơi bóng
18giờ00 Vệ sinh cá nhân
19giờ00 Ăn tối + Giải trí.
TỐI
20giờ00 Ôn bài
21giờ30 Chúc ngủ ngon

- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Các em đã
biết cách lập thời gian biểu cho riêng
mình. Vậy, từ nay các em hãy dựa vào - Hôm nay, chúng ta học bài: Lập thời
đó và làm theo. Chắc chắn các em sẽ gian biểu
những tiến bộ vượt bậc.

- HS trả lời: Việc lập và làm theo thời


c/ Vận dụng: gian biểu sẽ giúp em bố trí thời gian
- Hôm nay, chúng ta học bài gì? hợp lí hơn, giúp em học tốt hơn, hoàn
thành tất cả các nhiệm vụ.
- Việc lập và làm theo thời gian biểu có
những ích lợi gì? - HS lắng nghe

- GV nhận xét tiết học.


- Chuẩn bị bài sau: Lập thời gian biểu

I/ Ổn định

II/ Bài mới:

a) Khám phá:
- GV nêu câu hỏi?
+ Em đã bao giờ lập một thời gian biểu trong ngày dành riêng cho mình chưa?
+ Em hãy đọc to thời gian biểu của mình cho cả lớp cùng biết.
- Các em đã biết lập một thời gian biểucho riêng mình, để xem thời gian biểu đó đã
đầy đủ và hợp lí hay chưa thì hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng tìm hiểuqua bài: Lập
thời gian biểu.

b) Kết nối:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết được lợi ích của việc lập và thực hiện đúng thời gian biểu.
- GV cho HS đọc truyện: Lập thời gian biểu.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
1) Tại sao Đức thông minh nhưng kết quả học tập lại không tốt?
2) Nêu các lợi ích khi lập và thực hiện đúng thời gian biểu.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Nhờ có thờigian biểu mà việc học tập của bạn Đứcngày
càng tiến bộ. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có một thời gian biểu cho riêng mình.
*Hoạt động 2: Làm miệng
Mục tiêu: Biết được khái niệm thời gian biểu, biết được lợi ích của việc lập và thực
hiện thời gian biểu.
GV hỏi:
- Thời gian biểu là:
- Việc lập và thực hiện theo thời gian biểu giúp em:
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Việc lập và thực hiện theo thời gian biểu mang lại cho
ta rất nhiều lợi ích. Vì vậy, chúng ta cần lập và thực hiện theo thời gian biểu cho
riêng mình.
c/ Thực hành:
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Biết lập thời gian biểu cho riêng mình
- GV cho HS đọc đề:
- GV cho HS làm việc cá nhân
- GV cho HS trình bày:

- GV cho HS nhận xét


- GV nhận xét và kết luận: Các em đã biết cách lập thời gian biểu cho riêng mình.
Vậy, từ nay các em hãy dựa vào đó và làm theo. Chắc chắn các em sẽ những tiến
bộ vượt bậc.
c/ Vận dụng:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Việc lập và làm theo thời gian biểu có những ích lợi gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Lập thời gian biểu

You might also like