You are on page 1of 108

HỌC KÌ 1 – 2021/2022

HKI-2020
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TLH

1. KHÁI NIỆM TÂM LÝ


...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
HKI-2020
2. NHỮNG TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
2.1. Tâm lý học hành vi
“Kích thích => Phản ứng” nhằm thích nghi với
môi trường
=> TLH duy vật máy móc, xem con người như
cỗ máy, động vật biết nói
2.2. Tâm lý học cấu trúc (TLH Gestalt)
Bản chất hiện tượng tâm lý có tính cấu trúc, vì
vậy phải nghiên cứu theo xu hướng tổng thể

HKI-2020
2.3. Phân tâm học
- Yếu tố vô thức là yếu tố quyết định nhất trong
tâm lý người
- Tâm lý người (bộ máy tinh thần) gồm 3 thành
phần:
Cái ấy: id – nguồn gốc của các ham muốn sinh học
Cái tôi: ego – cách ứng xử, suy nghĩ
Cái siêu tôi: superego – lương tâm

HKI-2020
2.4. Tâm lý học nhân văn
Bản chất tâm lý người tốt đẹp, có lòng vị tha,
tiềm năng sáng tạo => Con người nên đối xử tế
nhị, cởi mở với nhau

2.5. Tâm lý học nhận thức: Nghiên cứu tâm lý


người từ hoạt động nhận thức của họ

2.6. Tâm lý học hoạt động: Tâm lý người được


hình thành trong hoạt động, giao tiếp và trong các
mối quan hệ xã hội
HKI-2020
3. BẢN CHẤT – CHỨC NĂNG – PHÂN LOẠI HIỆN
TƯỢNG TÂM LÝ
* Khái quát về hiện tượng tâm lý
Trường phái duy tâm khách quan cho rằng tâm lý do
Thượng đế, do Trời sinh và nhập vào thể xác con người

Trường phái duy vật tầm thường cho rằng tâm lý được cấu
tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra, giống như gan tiết
ra mật.

Trường phái duy vật biện chứng cho rằng tâm lý người là sự
phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua
chủ thể và tâm lý người có bản chất xã hội

HKI-2020
3.1. Bản chất của các hiện tượng tâm lý
3.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não người thông qua chủ thể
- Cơ sở vật chất của hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý là não
bộ và hai hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau
- Cơ sở sinh lý của tất cả các hiện tượng tâm lý là phản xạ có điều
kiện.
- Hiện thực khách quan chính là nguồn gốc của tâm lý người
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
HKI-2020
Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt vì
đó là sự tác động của thế giới khách quan vào
não người, tạo ra hình ảnh tâm lý mang tính sinh
động, sáng tạo cao và mang tính chủ thể, đậm
màu sắc cá nhân.
Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, đậm màu
sắc cá nhân thể hiện như thế nào?

HKI-2020
Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, đậm màu sắc
cá nhân thể hiện như sau:
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
HKI-2020
Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, đậm màu sắc cá
nhân chính là nói về sự khác nhau trong tâm lý của chính
bản thân mỗi người ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc
đời và sự khác nhau về tâm lý giữa người với người.
Tại sao có sự khác biệt này?
Do:
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
HKI-2020
MỘT SỐ KẾT LUẬN/BÀI HỌC
- Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế phải chú
ý đến hoàn cảnh con người sống và hoạt động để có sự phán xét,
đánh giá tâm lý đúng đắn.
- Tâm lý người mang tính chủ thể vì vậy trong giao tiếp, ứng xử
phải chú ý nguyên tắc “sát” đối tượng.
- Sự khác biệt là tất yếu nên cần tôn trọng sự khác biệt của người
khác; Tuy nhiên cần lưu ý để tránh dị biệt.
- Hiện thực khách quan đa dạng nên tâm lý người cũng đa dạng =>
Cần đa dạng kiến thức để có sự nhận thức đúng đắn.
- Hiện thực khách quan thay đổi thì tâm lý thay đổi, không có gì là
bất biến.
- Phải thấu hiểu bản thân để có sự kiểm soát cảm xúc và hành vi
trước các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống.
HKI-2020
3.1.2 Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan,
là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử
biến thành cái riêng của mỗi người.
Tâm lý con người khác xa với tâm lý của một số
loài động vật cao cấp ở chỗ nào?

....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
..................................................................................
HKI-2020
a. Bản chất xã hội của tâm lý người
- Tâm lý người có nguồn gốc từ HTKQ, trong đó
nguồn gốc xã hội (kinh tế xã hội, quan hệ đạo đức,
pháp quyền, các mối quan hệ con người - con người)
mang tính quyết định. Việc thoát ly khỏi quan hệ xã
hội làm cho tâm lý mất bản tính người
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
của con người trong các mối quan hệ xã hội.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu
vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội thông
qua các hoạt động vui chơi, lao động, học tập, công
tác xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt
động và các mối quan hệ giao tiếp giữ vai trò quyết
định.
HKI-2020
b. Bản chất lịch sử của tâm lý người
Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với
sự phát triển của lịch sử dân tộc và cộng đồng, đồng thời chịu sự
chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
MỘT SỐ KẾT LUẬN/BÀI HỌC
- Phải căn cứ trên hoàn cảnh xã hội cá nhân sống để nhìn nhận,
đánh giá về cá nhân đó
- Tâm lý được hình thành qua hoạt động và giao tiếp nên tích cực
tham gia các hoạt động xã hội để tăng cường mức độ lĩnh hội cũng
như hình thành các hiện tượng tâm lý cần thiết
- Phải tăng cường nhiều hoạt động và các hình thức giao tiếp để
phát triển bản thân
- Không ngừng học hỏi, tiếp thu từ cái chung của nhân loại để biến
thành cái riêng hữu ích cho bản thân và xã hội.
HKI-2020
3.2. Chức năng của các hiện tượng tâm lý
3.2.1. Chức năng định hướng cho mọi hoạt động (thông
qua hệ thống động cơ, động lực, hướng hoạt động vào mục
đích đã được xác định).
3.2.2. Chức năng điều khiển (kiểm tra quá trình hoạt động
bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp… làm cho hoạt
động diễn ra có ý thức và đem lại hiệu quả.
3.2.3. Chức năng động lực thôi thúc, lôi cuốn con người
hoạt động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đề
ra.
3.2.4. Chức năng điều chỉnh (phù hợp với mục tiêu đã xác
định, phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép).

HKI-2020
3.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý
3.3.1 Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ
ràng, bao gồm ba quá trình tâm lý:
- Quá trình nhận thức: ………………………………………………
..............................................................................................................
- Các quá trình biểu thị cảm xúc: ……………………………………
- Quá trình hành động ý chí
3.3.2 Trạng thái tâm lý là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian
tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý,
tâm trạng…
3.3.3 Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn
định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của
nhân cách, là bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: Xu hướng,
tính cách, khí chất và năng lực
HKI-2020
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ Ý THỨC

1. HOẠT ĐỘNG
1.1 ĐỊNH NGHĨA HOẠT ĐỘNG
Hoạt động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại
của con người.

=> Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về
phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong
mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ
sung và thống nhất với nhau
1.2 HAI QUÁ TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG
Quá trình đối tượng hóa: Con người chuyển năng
lực và các phẩm chất tâm lý của mình thành sản
phẩm của hoạt động => tâm lý được bộc lộ, khách
quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đây là quá
trình xuất tâm.
Quá trình chủ thể hóa: Con người chuyển nội dung
khách thể (quy luật, bản chất, đặc điểm… của khách
thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân
cách của bản thân. Đây là quá trình nhập tâm.
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG
1.3.1 Tính đối tượng
1.3.2 Tính chủ thể
1.3.3 Tính mục đích
1.3.4 Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián
tiếp
* ĐỌC NỘI DUNG CHI TIẾT TẠI TÀI LIỆU HỌC TẬP
1.4. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG
Phương diện phát triển cá thể bao gồm 4 loại HĐ:
Vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội
2. GIAO TIẾP
2.1. ĐỊNH NGHĨA
Giao tiếp là là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông
qua đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động qua
lại và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó giao tiếp xác lập và vận
hành các mối quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan
hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO TIẾP
- Tính mục đích
- Là sự tác động giữa chủ thể với chủ thể
- Tính phổ biến
* NỘI DUNG CHI TIẾT ĐỌC TẠI TÀI LIỆU HỌC TẬP
2.2. CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP
 Chức năng thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia
giao tiếp
 Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động
 Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi
 Chức năng xúc cảm
 Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau
 Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
* NỘI DUNG CHI TIẾT ĐỌC TẠI TÀI LIỆU HỌC TẬP
2.3. PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
- Căn cứ sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp: Giao tiếp trực
tiếp (Là loại giao tiếp được tiến hành đồng thời cùng một
thời điểm có mặt hai hay nhiều người) và giao tiếp gián tiếp
(là những trường hợp giao tiếp được thực hiện qua phương
tiện trung gian (thư, báo chí, truyền thanh, truyền hình...))
- Căn cứ mục đích, nhiệm vụ hoạt động: Giao tiếp chính thức
(Là sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã hội
hoặc các nhóm xã hội chính thức, nghi thức giao tiếp được
dư luận xã hội hoặc pháp luật, phong tục tập quán quy định)
và giao tiếp không chính thức (Là sự giao tiếp giữa các cá
nhân trong các nhóm không chính thức với nhau)
- Căn cứ theo tâm lý học xã hội: Giao tiếp định hướng xã
hội; định hướng nhóm; định hướng cá nhân?
2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA HĐ VÀ GT
Trong hoạt động đối tượng, con người là chủ thể tác động vào
thế giới đồ vật là khách thể, là sự phản ánh mối quan hệ giữa
con người với thế giới đồ vật. Giao tiếp là sự phản ánh mối
quan hệ giữa con người với con người, đó là quan hệ giữa chủ
thể với chủ thể.
Hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù đồng đẳng. Giao tiếp
diễn ra như một điều kiện của hoạt động. Trong từng hoạt
động cụ thể, khi tương tác cùng nhau, khi phối hợp cùng nhau,
con người luôn cần có sự giao tiếp cùng nhau, giao tiếp để
hiểu biết, giao tiếp để triển khai hoạt động, giao tiếp để động
viên, giao tiếp cùng nhau hướng đến mục tiêu của hoạt động
2.5. VAI TRÒ CỦA HĐ VÀ GT VỚI SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TL NGƯỜI
Tâm lý học duy vật biện chứng đã khẳng định: Tâm lý
con người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách
quan chuyển vào trong não của mỗi người, trong đó
quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội là cái quyết định
bản chất tâm lý người. Tâm lý người là kinh nghiệm xã
hội lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân
thông qua hoạt động và giao tiếp.
Hoạt động và giao tiếp là nơi nảy sinh ra tâm lý, đồng
thời cũng là nơi tâm lý vận hành, thực hiện vai trò của
mình đối với cuộc sống. Vì vậy, tâm lý là sản phẩm
của hoạt động và giao tiếp.
3. Ý THỨC VÀ SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ Ý THỨC

3.1. KHÁI NIỆM Ý THỨC


Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là năng
lực hiểu được các tri thức về thế giới khách quan và thế giới chủ
quan trong chính bản thân mình.
Ý thức có quan hệ mật thiết với nhận thức: Nếu quá trình nhận
thức đem lại tri thức (hiểu biết) về hiện thực khách quan, thì ý thức
là năng lực hiểu biết về tri thức (hiểu biết) ấy.
Ý thức không chỉ biểu hiện trong sự hiểu biết hiện thực khách
quan mà còn biểu hiện ở sự xác định thái độ đối với hiện thực
khách quan: Trong khi phản ánh hiện thực khách quan, con người
biết phân tích, đánh giá về nó. Phản ánh của con người với hiện thực
khách quan cũng có sự lựa chọn, lúc thì tò mò, ngạc nhiên, lúc thì
thắc mắc, băn khoăn, đối với cái này thì yêu thương, cái kia thì căm
ghét…
3.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC

a. Sự hình thành con người về mặt thể chất: Con người


tiến hóa từ động vật nhưng con người có thể đứng thẳng, có
tiếng nói, đó chính là hai yếu tố về mặt thể chất để làm cho
con người khác con vật.
b. Vai trò của lao động trong việc hình thành con người
và ý thức
c. Vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành ý thức:
Ngôn ngữ làm cho hoạt động nhận thức của con người phát
triển. Ngôn ngữ làm cho con người có thể nhận thức được
bản thân mình; giúp con người biểu đạt được mục đích của
hành động và ngôn ngữ góp phần hình thành các mối quan
hệ của con người với con người, biểu đạt thái độ của con
người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân.
3.3. CHÚ Ý – ĐIỀU KIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG CÓ Ý THỨC

SV ĐỌC THÊM TẠI


TÀI LIỆU HỌC TẬP
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
A. Nhận thức cảm tính: Là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp
nhất, trong đó cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là
hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới và phản
ánh những cái bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động vào
giác quan. Bao gồm:
❖ Cảm giác
❖ Tri giác

B. Nhận thức lý tính: Phản ánh những cái bản chất bên
trong, những mối quan hệ có tính quy luật. Bao gồm:
❖ Tư duy
❖ Tưởng tượng
1. CẢM GIÁC

1.1 KHÁI NIỆM CẢM GIÁC


Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh
một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp
tác động vào giác quan.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM GIÁC
- Là quá trình tâm lý, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài (màu sắc,
hình dạng, mùi vị, âm thanh…) thông qua từng giác quan.
- Cảm giác phản ánh HTKQ một cách trực tiếp
- Cảm giác của con người mang bản chất xã hội lịch sử và
là sản phẩm của xã hội lịch sử.
- Cảm giác của con người có sự tham gia của tư duy và ý
thức nên chất lượng phản ánh của nó hơn hẳn con vật
- Cảm giác của con người còn phụ thuộc vào trạng thái sức
khỏe, tâm trạng, kinh nghiệm sống, ngôn ngữ, tâm thế, tri
thức nghề nghiệp,…
1.3. VAI TRÒ CỦA CẢM GIÁC
- Là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi trường xung
quanh, giúp định hướng và thích nghi với môi trường.
- Là hình thức đầu tiên của hoạt động nhận thức, thu nhận
những tài liệu trực quan sinh động cho các quá trình nhận
thức cao hơn.
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan
đặc biệt quan trọng với người khuyết tật.
- Là điều kiện quan trọng đảm bảo trạng thái hoạt động của
võ não, đảm bảo cho hoạt động thần kinh của con người
diễn ra bình thường.
1.4. CÁC QUY LUẬT CỦA CẢM GIÁC
1.4.1 Quy luật ngưỡng cảm giác
Muốn gây ra CG thì kích thích phải đạt tới một giới
hạn nhất định, giới hạn mà ở đó kích thích gây ra
được CG gọi là ngưỡng CG.
Ngưỡng CG có hai loại: Ngưỡng tuyệt đối (ngưỡng
tuyệt đối phía dưới, ngưỡng tuyệt đối phía trên,
vùng cảm giác được/tốt nhất) và ngưỡng sai biệt.
=> Mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau về cùng
một sự việc do ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt
của mỗi người là khác nhau
1.4.2 Quy luật thích ứng của cảm giác

Tính thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy
cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ
kích thích. Khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm của
cảm giác giảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ
nhạy cảm của cảm giác.
 Ví dụ: sự thích ứng với nhiệt độ, âm thanh, độ ngọt,
chua,….
Quy luật này thể hiện rõ ở sự thích ứng nghề nghiệp của
người lao động. Nếu được rèn luyện đúng đắn thì tính thích
ứng sẽ phát triển rất cao và trở nên bền vững.
1.4.3 Quy luật về sự tác động qua lại của cg

Nội dung quy luật: Kích thích yếu lên cơ quan


phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ
quan phân tích khác, sự kích thích mạnh lên cơ
quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của
một cơ quan phân tích kia.
Có hai loại tương phản của cảm giác: Tương phản
đồng thời và tương phản nối tiếp.
a. Tương phản đồng thời: Tương phản đồng thời
là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm
giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại
xảy ra đồng thời
b. Tương phản nối tiếp: Tương phản nối
tiếp là sự thay đổi cường độ và chất lượng
của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích
thích cùng loại xảy ra trước đó.
c. Loạn cảm giác: Xuất hiện do sự kết hợp
khá vững chắc giữa một số cảm giác đến
mức khi gây cảm giác này sẽ tạo ra cảm giác
khác.
Ví dụ: Nghe âm thanh gây nổi “da gà”, nhìn
hình ảnh/ngửi mùi lạ dẫn đến dợn người,
buồn nôn,…
2. TRI GIÁC
2.1. KHÁI NIỆM TRI GIÁC
Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn
các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực
tiếp tác động vào giác quan.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRI GIÁC
- Tri giác là một quá trình tâm lý
- Tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề
ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực
tiếp.
- Tri giác là một hành động tích cực của con người.
2.3. VAI TRÒ CỦA TRI GIÁC
- Là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở
người trưởng thành.
- Là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và
hoạt động một cách nhanh chóng và chính xác.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động tư duy, tưởng
tượng, sáng tạo.
Phân biệt cảm giác và tri giác
CẢM GIÁC TRI GIÁC
- Là một quá trình tâm lý
GIỐNG
- Cùng phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
NHAU

- Cùng chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện
tượng
- Phản ánh sự vật, hiện - Phản ánh sự vật, hiện tượng
tượng một cách riêng lẻ một cách trọn vẹn
- Phản ánh sự vật, hiện tượng
KHÁC
theo những cấu trúc nhất định
NHAU

- Là quá trình tích cực, gắn liền


với hoạt động của con người
2.4. CÁC QUY LUẬT CỦA TRI GIÁC

2.4.1. Quy luật tính đối tượng của tri giác


Tính đối tượng của tri giác: Hình ảnh trực quan
mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự
vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài.
Ý nghĩa: Tính đối tượng của tri giác nói lên sự
phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri
giác, là cơ sở định hướng và điều chỉnh hành vi,
hoạt động của con người phù hợp với thế giới xung
quanh.
2.4.2. Quy luật tính lựa chọn của tri giác

Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh
tất cả các sự vật, hiện tượng đa dạng đang tác động
mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác
đối tượng một cách rõ ràng. Đó là tính lựa chọn của
tri giác
Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố
khách quan, đặc điểm của vật kích thích, các điều
kiện bên ngoài (khoảng cách, độ chiếu sáng,...) và
yếu tố chủ quan (nhu cầu, hứng thú, tình cảm, vốn
kinh nghiệm sống...)
2.4.3. Quy luật tính có ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác sự vật hiện tượng một cách có ý thức
thì có thể gọi được tên sự vật đó và có thể xếp sự
vật đang tri giác vào một nhóm sự vật hiện tượng
xác định, cũng có thể khái quát nó trong một từ xác
định… Con người có được khả năng đó là nhờ tri
giác luôn gắn liền với quá trình tư duy, với sự hiểu
biết về bản chất của sự vật.
2.4.4. Quy luật tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương
đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện
tri giác đã thay đổi.
Tính ổn định của tri giác phụ thuộc cấu trúc của sự vật,
cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh, vốn
kinh nghiệm phong phú về đối tượng.
2.4.5. Tính ảo giác (ảo ảnh tri giác)
Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lầm về sự vật hiện
tượng có thật đang tác động vào các giác quan của con
người. Ảo giác là một hiện tượng có tính quy luật xảy
ra ở tất cả mọi người bình thường và có ở tất cả các
loại tri giác.
2.4.5 Quy luật tính tổng giác
Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính
chất, đặc điểm của vật kích thích, mà còn phụ
thuộc vào các đặc điểm nhân cách của cá nhân tri
giác: Tư duy, trí nhớ, cảm xúc, tâm trạng, chú ý,
kinh nghiệm, vốn hiểu biết, hứng thú, tình cảm,... .
Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung
đời sống tâm lý con người được gọi là hiện tượng
tổng giác.
3. TƯ DUY
3.1. KHÁI NIỆM TƯ DUY
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc
tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang
tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan mà con người chưa biết.

Ví dụ:
3.2. ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY
3.2.1. Tính có vấn đề của tư duy
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
3.2.2 Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy có khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách
gián tiếp thông qua các dấu hiệu, kinh nghiệm, ngôn ngữ,
những công cụ lao động…
=> Để tư duy tốt thì cần có nhiều kinh nghiệm, phương
tiện hỗ trợ
3.2.3. Tính trừu tượng và tính khái quát
Tính trừu tượng: Là khả năng trừu xuất khỏi đối
tượng những thuộc tính không bản chất mà chỉ giữ
lại những dấu hiệu bản chất chung nhất, đặc trưng
cho nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.

Tính khái quát: Là có khả năng đi sâu vào nhiều sự


vật, hiện tượng nhằm vạch ra những thuộc tính
chung, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy
luật giữa chúng.
3.2.4. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
3.2.5. Tư duy liên hệ mật thiết với nhận thức
cảm tính
Muốn tư duy, trước hết phải tri giác được các sự
kiện, các hoàn cảnh có vấn đề. Tri giác là một
khâu, là thành phần của quá trình tư duy và nhờ có
tư duy mà sự tri giác đối tượng diễn ra nhanh
chóng và chính xác hơn.
3.3. CÁC GIAI ĐOẠN TƯ DUY

3.3.1 Xác định vấn đề, biểu đạt thành nhiệm vụ tư


duy
3.3.2 Xuất hiện các liên tưởng - huy động các tri
thức, kinh nghiệm
3.3.3 Sàng lọc các liên tưởng và hình thành
giả thuyết
3.3.4 Kiểm tra giả thuyết
3.3.5 Giải quyết vấn đề
* ĐỌC NỘI DUNG CHI TIẾT TẠI TÀI LIỆU HỌC TẬP
3.4. CÁC THAO TÁC TƯ DUY

- Phân tích – Tổng hợp


- So sánh
- Trừu tượng hóa – khái quát hóa
* ĐỌC NỘI DUNG CHI TIẾT TẠI TÀI LIỆU HỌC TẬP

=> Các thao tác này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, không tồn tại biệt lập mà đan xen với nhau
trong quá trình con người tư duy

4. PHÂN LOẠI TƯ DUY: Đọc nội dung chi tiết tại


tài liệu học tập
4.TƯỞNG TƯỢNG
4.1. KHÁI NIỆM TƯỞNG TƯỢNG
Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những
cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân
bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ
sở những biểu tượng đã có.
4.2. VAI TRÒ CỦA TƯỞNG TƯỢNG
- Giúp con người định hướng hoạt động của mình
bằng cách xây dựng trước mô hình tâm lý về kết quả
của hoạt động (xây dựng mục tiêu/mục đích)
- Là cơ sở của mọi phát minh khoa học
- Giúp nhà giáo dục xác định nội dung, phương thức
dạy học
- Giúp vượt qua giai đoạn khó khăn của trí tuệ
- Tưởng tượng làm xuất hiện tình cảm sâu sắc hoặc
tạo ra một phản ứng nhất định của cơ quan nào đó
trong cơ thể người
4.3. CÁC LOẠI TƯỞNG TƯỢNG
Không chủ định (k theo MĐ)
Mức độ tham
gia của ý thức Có chủ định [Tái tạo/sáng tạo]

TT tiêu cực (mơ mộng)


Tính tích cực
của TT TT tích cực: Định hướng HĐ

Ước mơ là loại tưởng tượng


Ước mơ và lý tổng quát về tương lai
tưởng LT cao hơn ước mơ, là hình
ảnh mẫu mực mà con người
muốn vươn tới
4.4. CÁC CÁCH SÁNG TẠO HÌNH ẢNH MỚI
CỦA TƯỞNG TƯỢNG

4.4.1 Thay đổi kích thước, số lượng hoặc


thành phần của sự vật
Là cách tạo ra biểu tượng mới bằng cách thay
đổi kích thước, số lượng, độ lớn … nhằm tăng
lên hay giảm đi hình dáng của nó so với hiện
thực. Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ,
người tý hon;
4.4.2 Chắp ghép: Là phương pháp ghép các bộ
phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau để
tạo ra hình ảnh mới. Các bộ phận hợp thành hình
ảnh mới không bị chế biến mà chỉ là sự ghép nối,
kết dính giản đơn.
4.4.3 Loại suy: Là cách tạo ra hình ảnh mới trên
cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, bộ
phận của những sự vật có thực.
Ví dụ: Nhờ có loại suy mà con người chế tạo ra
công cụ lao động từ những thao tác lao động của
đôi bàn tay.
4.4.4. Nhấn mạnh các thành phần, chi tiết
thuộc tính của sự vật
Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn
mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một
phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật,
hiện tượng này với các sự vật hiện tượng
khác.
Ví dụ: Xây dựng những nét điển hình của một
loại nhân vật trong văn học, nghệ thuật, hội
họa qua hình thức tranh biếm họa,...
4.4.5 Liên hợp: Là cách tạo hình ảnh mới bằng
cách liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với
nhau.
- Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải
biến và sắp xếp trong những tương quan mới.
- Thường được sử dụng trong sáng tạo nghệ
thuật và sáng tạo kĩ thuật.

4. 4.6 Điển hình hóa: Là cách tạo hình ảnh mới


bằng cách xây dựng thuộc tính, đặc điểm điển
hình của nhân cách đại diện cho 1 giai cấp, 1 lớp
người…
So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
NHẬN THỨC CẢM TÍNH NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Nảy sinh khi có tác động trực tiếp Nảy sinh trước tình huống có vấn
tới ngưỡng giác quan đề

Phản ánh những thuộc tính bề Phản ánh những thuộc tính bản
ngoài, trực quan cụ thể chất, những mối quan hệ có tính
quy luật
Phản ánh trực tiếp bằng giác Phản ánh gián tiếp bằng ngôn
quan ngữ, biểu tượng, khái niệm

Phản ánh sự vật hiện tượng cụ Phản ánh những sự vật hiện
thể, đang tác động trực tiếp vào tượng không còn tác động/chưa
giác quan; tác động vào giác quan
Kết quả phản ánh là những hình Kết quả phản ánh là những khái
ảnh trực quan, cụ thể niệm, phán đoán, những cái
chung, cái bản chất
5. TRÍ NHỚ
5.1. KHÁI NIỆM TRÍ NHỚ
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh
nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức
những biểu tượng, bao gồm sự GHI NHỚ, GÌN
GIỮ và TÁI HIỆN những gì đã tiếp thu trong quá
trình hoạt động
5.2. CÁC GIAI ĐOẠN/QUÁ TRÌNH CỦA TRÍ NHỚ

Có 4 giai đoạn/quá trình trí nhớ


5.2.1 GHI NHỚ
5.2.2 GÌN GIỮ
5.2.3 NHẬN LẠI VÀ NHỚ LẠI (TÁI HIỆN)
5.2.3 QUÊN
5.2.1. QUÁ TRÌNH GHI NHỚ

Quá trình GN là quá trình lưu trữ lại trong não


người những hình ảnh, sự vật hiện tượng trong quá
trình tri giác (hay còn gọi là quá trình tạo vết, quá
trình lập đường dây liên hệ thần kinh tạm thời
nhưng vững chắc trên vỏ não).
Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc vào nội dung,
tính chất của tài liệu nhớ, động cơ, mục đích,
phương thức hành động của cá nhân.
QUÁ TRÌNH GHI NHỚ

Ghi nhớ Ghi nhớ


không chủ định có chủ định

Ghi nhớ Ghi nhớ


máy móc ý nghĩa
GN không chủ định GN có chủ định
- Không có mục đích đặt ra từ - Ghi nhớ theo mục đích đặt
trước, ra từ trước,
- Không đòi hỏi nỗ lực ý chí - Đòi hỏi sự nỗ lực ý chí
- Không dùng thủ thuật ghi - Có những thủ thuật và
nhớ, tài liệu được ghi nhớ một phương pháp nhất định để
cách tự nhiên. đạt được mục đích ghi nhớ
GN máy móc GN ý nghĩa
- Lặp đi lặp lại nhiều lần một
- Thông hiểu nội dung cần
cách đơn giản, tạo ra mối liên
ghi nhớ
hệ bề ngoài giữa các phần
của tài liệu ghi nhớ - Hiểu bản chất của nội dung
cần ghi nhớ
- Không cần hiểu nội dung tài
liệu. - Gắn với quá trình tư duy và
tưởng tượng.
VD: Nhớ số điện thoại, số
nhà…
5.2.2 QUÁ TRÌNH GIỮ GÌN
❖ Là quá trình CỦNG CỐ vững chắc những dấu
vết hình thành trên vỏ não trong quá trình GN, có
thể diễn ra đồng thời hoặc sau quá trình GN

❖Có 2 hình thức giữ gìn


- Tiêu cực: Lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản
đơn tài liệu cần ghi nhớ.
- Tích cực: Tái hiện trong não bộ tài liệu đã ghi
nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó.
5.2.3 QT TÁI HIỆN (NHẬN LẠI VÀ NHỚ LẠI)
Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung
đã ghi nhớ và giữ gìn
+ Nhận lại: Là QT nhớ lại đối tượng đã tri giác
trước đây khi đối tượng xuất hiện lại.
+ Nhớ lại: Là QT nhớ lại đối tượng đã tri giác
trước đây khi đối tượng không còn trước mặt.
+ Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố
gắng rất nhiều của ý chí.
+ Hồi ức: Nhớ lại các đối tượng cũ khu trú trong
không gian và thời gian nhất định
5.2.4 SỰ QUÊN
Quên là không tái hiện lại được nội dung
đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất
định
Quên tạm thời
Quên cục bộ
Quên hoàn toàn Trong thời gian
Không nhớ dài không thể
Không nhớ lại, nhưng nhớ lại được.
lại, nhận lại nhận lại Nhưng trong
được một lúc lại đột
được
nhiên nhớ lại
được → sực
nhớ
• Nguyên nhân của quên:
- Do quá trình ghi nhớ.
- Do không gắn được vào hoạt động hàng ngày.
- Do ít có ý nghĩa thực tiễn đối với bản thân.
❖Quy luật của sự quên:
- Quên tiểu tiết trước, quên cái chính yếu sau.
- Quên nhanh ở giai đoạn đầu, sau đó giảm dần.
- Quên những gì không liên quan, không phù hợp với hứng
thú, sở thích
- Quên những cái không được sử dụng thường xuyên
- Quên khi gặp những tác động mới lạ, mạnh so với tác
động quen thuộc
• Biện pháp chống quên:
- Nắm rõ các quy luật quên, từ đó có hướng khắc phục: Ôn
tập thường xuyên; Thiết kế nội dung cần ghi nhớ theo
phong cách riêng của bản thân để tạo hứng thú ghi nhớ (sơ
đồ tư duy, hình ảnh yêu thích, phổ thơ, phổ nhạc, viết thành
câu chuyện,…)
- Chọn lọc thông tin tiếp nhận phù hợp với mục đích phát
triển của bản thân, tránh được tình trạng quá tải thông tin,
loạn thông tin, rối thông tin cần ghi nhớ.
- Tăng cường sức khỏe, đặc biệt sức khỏe cho não bộ bằng
các hình thức như: tập thể dục, dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù
hợp,…
CHƯƠNG 4: ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
CHƯƠNG 4: ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

1. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM


1.1. KHÁI NIỆM
Xúc cảm, tình cảm là sự phản ánh hiện thực khách quan,
biểu thị thái độ riêng của con người đối với sự vật hay hiện
tượng có liên quan đến sự thoả mãn hay không thỏa mãn
một nhu cầu vật chất hay tinh thần của con người
Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối
với sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ của
chính cá nhân đó
Xúc cảm là sự thể hiện cụ thể của tình cảm, là sự trải nghiệm
thụ động khi được thỏa mãn nhu cầu.
So sánh xúc cảm – tình cảm: Đọc tài tài liệu học tập
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH CẢM
1.2.1 Tính nhận thức: Con người phải nhận thức được đối
tượng, nguyên nhân gây nên tình cảm và những biểu hiện tình
cảm của mình.
Nhận thức + rung động + thể hiện cảm xúc = tình cảm
1.2.2 Tính xã hội: Tình cảm hình thành trong môi trường xã
hội, mang tính xã hội chứ không phải phản ứng sinh lý thông
thường
1.2.3 Tính khái quát: TC có được do khái quát hóa những xúc
cảm đồng loại
1.2.4 Tính ổn định: TC là thuộc tính tâm lý, là kết cấu tâm lý
ổn định, khó hình thành và mất đi
1.2.5 Tính chân thực: Phản ánh chân thực nội tâm và thái độ
1.2.6 Tính hai mặt: TC mang tính đối cực do gắn liền với sự
thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu
1.3. CÁC MỨC ĐỘ TÌNH CẢM
1.3.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác

Mức độ thấp nhất của tình cảm

Là sắc thái cảm xúc đi kèm theo quá


trình cảm giác

Mang tính chất cụ thể, nhất thời,


không mạnh mẽ
1.3.2. Xúc cảm

Là những rung cảm xảy ra nhanh


chóng nhưng mạnh mẽ và rõ rệt hơn
màu sắc xúc cảm

XÚC TÂM
ĐỘNG TRẠNG

Cường độ mạnh, xảy ra Có cường độ vừa phải


trong thời gian ngắn => hoặc tương đối yếu, tồn
con người không làm tại trong khoảng thời
chủ được bản thân gian tương đối dài
1.3.3. Tình cảm
Tình cảm là thái độ ổn định của con người
với hiện thực xung quanh và với bản thân,
là thuộc tính tâm lý ổn định của nhân cách
và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng.
Tình cảm được chia thành nhiều loại,
nhiều cấp độ như: Sự say mê, tình cảm
đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm
mỹ, tình cảm hành động, Tình cảm có tính
chất thế giới quan
1.4. CÁC QUY LUẬT CỦA TÌNH CẢM

THÍCH
ỨNG
HÌNH
TƯƠNG
THÀNH
PHẢN
TÌNH CẢM

PHA
LÂY LAN
TRỘN

DI
CHUYỂN
1.4. CÁC QUY LUẬT CỦA TÌNH CẢM
1.4.1 Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này
có thể truyền, “lây” sang người khác (vui lây, buồn lây,
thông cảm, đồng cảm). Nền tảng của quy luật này là tính
xã hội trong tình cảm của con người tuy nhiên việc lây lan
tình cảm không phải là con đường chủ yếu để hình thành
tình cảm.
Cần lưu ý và kiểm soát để tránh bị lây lan những xúc
cảm tiêu cực
1.4.2 Quy luật thích ứng: Xúc cảm tình cảm nào đó được
nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần một
cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu bị lắng
xuống, đó là hiện tượng “chai sạn” của tình cảm
1.4.3 Quy luật tương phản:Trong quá trình hình
thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay
suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng
hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hay
nối tiếp
1.4.4 Quy luật di chuyển: Tình cảm của con người
có thể “di chuyển” từ đối tượng này sang đối tượng
khác
Ví dụ: Hiện tượng “Giận cá chém thớt”; “Vơ đũa
cả nắm”,..
1.4.5 Quy luật pha trộn: Sự pha trộn xúc cảm tình
cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính của cảm xúc với
màu sắc dương tính của nó. Tính pha trộn cho phép hai
xúc cảm, hai tình cảm đối lập nhau có thể tồn tại cùng
một con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định
lẫn nhau.
1.4.6 Quy luật về sự hình thành tình cảm
Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa,
khái quát hóa,… những xúc cảm đồng loại (cùng một
phạm trù, cùng một phạm vi đối tượng. Như vậy, muốn
hình thành tình cảm của con người thì phải đi từ xúc
cảm, đảm bảo sự lặp lại và động hình hóa những xúc
cảm này.
1.5 VAI TRÒ CỦA TÌNH CẢM
Trong Là mặt tập trung nhất, đậm nét nhất nhân cách
tâm lý học của con người

Với cuộc Thúc đẩy con người hoạt động, giúp vượt qua
sống khó khăn, trở ngại gặp phải trong cuộc sống

Với nhận Là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con


thức người tìm tòi chân lý.

Với hành Nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động, đồng
động thời là một trong những động lực thúc đẩy con
người hoạt động
2. Ý CHÍ VÀ VAI TRÒ CỦA Ý CHÍ
2.1. KHÁI NIỆM Ý CHÍ
Ý chí là một mặt năng động của ý thức, thể hiện năng lực thực hiện
những hành động có mục đích và đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc
phục khó khan
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA Ý CHÍ
- Mang tính xã hội – lịch sử
- Hình thành và biến đổi tùy theo những điều kiện xã hội lịch sử
- Nảy sinh, hình thành trong quá trình lao động và các hoạt động
khác
- Tồn tại trong hành động cụ thể nhất định
- Không tách rời với nhận thức và xúc cảm, nhận thức càng sâu sắc,
rõ ràng, xúc cảm càng mãnh liệt thì ý chí càng kiên cường, quyết
tâm càng cao
2.3. CÁC PHẨM CHẤT Ý CHÍ
Tính mục
đích

Tính tự
Tính kiên
chủ và tự
cường
kiềm chế

Tính
Tính độc
quyết
lập
đoán
2.4. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
2.4.1. ĐỊNH NGHĨA
Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi
hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng
mục đích đã đề ra
2.4.2 Các giai đoạn của hành động ý chí:
a. Giai đoạn chuẩn bị
b. Giai đoạn thực hiện
c. Giai đoạn đánh giá kết quả hành động
* Đọc chi tiết trong tài liệu học tập
3. HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HÓA
3.1. ĐỊNH NGHĨA
Hành động tự động hóa là loại hành động mà lúc đầu là hành động
ý chí, có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do luyện tập
dẫn đến việc không có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn
thực hiện có kết quả
Ví dụ: Hành động soạn thảo văn bản bằng máy vi tính không cần
nhìn bàn phím,…
3.2. KỸ XẢO
Kỹ xảo là hành động tự động hóa nhờ luyện tập
Đặc điểm của kỹ xảo:
- Không có sự kiểm tra của ý thức, thị giác
- Động tác mang tính khái quát, không có động tác thừa, kết quả
cao mà ít tốn năng lượng thần kinh, cơ bắp
3.3. QUY LUẬT HÌNH THÀNH KỸ XẢO
a. Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo
- Mới tập luyện thì nhanh, sau đó chậm dần
- Khi mới tập thì tiến bộ chậm, đến giai đoạn nhất định thì tăng nhanh
=> Cần kiên nhẫn trong quá trình rèn luyện
b. Quy luật “đỉnh” của PP luyện tập
“Đỉnh” là kết quả cao nhất có thể đạt được từ một PP cụ thể => Muốn đạt kết quả
cao hơn thì phải thay đổi PP
 Phải biết nhiều PP khác nhau để thay đổi khi cần thiết
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các kỹ xảo đã có và kỹ xảo mới
Kỹ xảo đã có ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ xảo mới theo hai hướng tích cực
và tiêu cực
=> Biết lựa chọn và luyện tập những kỹ xảo có liên hệ tích cực với nhau để đảm
bảo sự tương hỗ
d. Quy luật dập tắt kỹ xảo
Kỹ xảo nếu được hình thành nhưng không được luyện tập, củng cố lâu ngày sẽ
yếu dần và mất hẳn (bị dập tắt)
CHƯƠNG 5: NHÂN CÁCH
1. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH
Nhân cách là một hệ thống các đặc điểm tâm lý ổn
định của một cá nhân, nó quy định hành vi xã hội
và giá trị xã hội của cá nhân đó.
3 mức độ của sự toàn vẹn nhân cách
Mđ siêu cá nhân: Hoạt động
và sản phẩm tạo ra dấu ấn cá
nhân

Mđ bên trong: Tính cá thể, độc


đáo mang tính văn hóa lịch sử
cá nhân

Mđ bên ngoài: Giao tiếp với


người khác, trong hoạt động
cộng đồng, hợp tác với nhau
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH
2.1. Tính ổn định
Nhân cách là những đặc điểm tâm lý khó hình
thành, mang tính chất bền vững, khó mất đi, giúp
phân biệt nhân cách này với nhân cách khác; dự
đoán được kiểu hành vi của một người.
2.2. Tính thống nhất
Các thuộc tính tâm lý của nhân cách không tồn tại
rời rạc mà nằm trong mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau tạo thành một hệ thống, khi thay đổi một
đặc điểm sẽ kéo theo thay đổi cả hệ thống
2.3. Tính giao lưu
Thông qua giao lưu, con người gia nhập và tiếp thu các
chuẩn mực đạo đức, các năng lực của xã hội,…, chuyển
hóa thành những phẩm chất nhân cách của cá nhân. Cũng
qua giao tiếp, con người được đánh giá và thừa nhận trong
từng mối quan hệ cụ thể cũng như xác định giá trị xã hội
của bản thân.
2.4 Tính tích cực
Mỗi cá nhân được thừa nhận và đánh giá nhân cách nhờ
vào tính tích cực trong việc thể hiện bản thân, nhận thức và
cải tạo thế giới, cải tạo chính bản thân, tạo nên giá trị xã
hội của mỗi người. Nhân cách còn thể hiện tính tích cực
trong việc luôn có khuynh hướng vươn tới sự tiến bộ,
những giá trị cao đẹp, sự hoàn thiện trong xã hội.
3. CẤU TRÚC CỦA NHÂN CÁCH

XU HƯỚNG
KHẢ NĂNG
PHONG CÁCH HÀNH VI
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
HAI MẶT ĐỨC –TÀI
3.1 XU HƯỚNG
Xu hướng là một hệ thống những thúc đẩy quy định sự lựa
chọn thái độ và tính tích cực của con người. Bao gồm:
- Nhu cầu: Sự sắp xếp thứ bậc, cách thức thỏa mãn và phản
ứng khi không được thỏa mãn các nhu cầu sẽ bộc lộ giá trị
XH của cá nhân
- Hứng thú: Nảy sinh do tính hấp dẫn về cảm xúc của nội
dung hoạt động
- Lý tưởng: Có chức năng xác định mục tiêu, điều khiển
toàn bộ hoạt động của con người
- Thế giới quan: Là hệ thống quan điểm về thế giới giúp
xác định phương châm hành động của con người (TGQ duy
vật, duy tâm)
- Niềm tin: Là kết tinh của nhận thức – tình cảm – ý chí
3.2 KHẢ NĂNG
Khả năng bao gồm một hệ thống các năng
lực, là tập hợp những phẩm chất tâm lý cá
nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một
hoạt động nào đó và đảm bảo cho hoạt động
đó thực hiện có hiệu quả.
Các yếu tố tạo thành: Tư chất + Tri thức +
Kinh nghiệm + Kỹ năng, kỹ xảo
Các mức độ: Khả năng => Năng lực => Tài
năng => Thiên tài
3.3PHONG CÁCH HÀNH VI
- Phong cách hành vi của nhân cách được quy định
bởi tính cách và khí chất
- Tính cách: Bao gồm hệ thống thái độ (nội dung)
và hành vi, cử chỉ, cách nói năng (hình thức) của cá
nhân với xung quanh và với bản thân
- Khí chất: Tập hợp các đặc điểm tâm lý quy định
các sắc thái khác nhau về cường độ, nhịp độ, tốc độ
của hành vi bộc lộ ra bên ngoài. Có các kiểu như:
Hướng nội – ngoại; Bình thản – nóng nảy – linh
hoạt – ưu tư
3.4 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Còn được gọi là “cái tôi”, thực hiện sự tự ý thức
của nhân cách: tự điều chỉnh, kiểm tra, sửa chữa
hành vi, hoạch định cuộc sống và hoạt động của
cá nhân.
Mỗi người là một nhân cách thống nhất giữa các
bản ngã - “cái tôi” sau: Cái tôi thể lý; Cái tôi xã
hội; Cái tôi tâm lý.
3.5 ĐỨC (phẩm chất) – TÀI (năng lực)
PHẨM CHẤT (ĐỨC) NĂNG LỰC (TÀI)
Xã hội (đạo đức, chính trị): Xã hội hoá: Khả năng thích ứng,
thế giới quan, lý tưởng, hoà nhập, tính mềm dẻo, cơ
niềm tin, lập trường… động, linh hoạt trong cuộc sống.

Cá nhân (đạo đức, tư cách): Chủ thể hoá: Khả năng thể hiện
nết, đức tính, thói, tật… tính độc đáo, bản lĩnh của cá
nhân.
Ý chí: Tính mục đích, tính Hành động: Khả năng hành
tự chủ, tính kỷ luật, tính quả động có mục đích, chủ động,
quyết, tính phê phán. tính cực, có hiệu quả.
Cung cách ứng xử: tác Giao tiếp: Khả năng thiết lập và
phong, lễ tiết, tính khí duy trì quan hệ với người khác.
4. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH
NHÂN CÁCH

Có 5 yếu tố chi phối/ảnh hưởng


4.1. Yếu tố tự nhiên
4.2. Yếu tố xã hội
4.3. Yếu tố hoạt động
4.4. Yếu tố giao tiếp
4.5. Yếu tố giáo dục
4.1. Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm các đặc
điểm hình thể, giác quan, hệ thần
kinh, não bộ,… giữ vai trò tiền đề
cho sự phát triển nhân cách, chứ
không quy định nội dung, mức độ,
chiều hướng phát triển
4.1. Yếu tố tự nhiên
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
4.2. Yếu tố xã hội
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
4.3. Yếu tố hoạt động
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
4.4. Yếu tố giao tiếp
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
4.5. Yếu tố giáo dục
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
KHÁI NIỆM HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

Hình thành nhân cách là một quá trình


khách quan, mang tính quy luật về sự
biến đổi con người từ một thực thể tự
nhiên trở thành một thực thể xã hội
trong quá trình tác động qua lại với môi
trường với tư cách là chủ thể của hoạt
động và giao tiếp.
5. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH
Có 4 con đường
5.1. Con đường dạy học và sự PT NC
5.2. Con đường giáo dục và sự PT NC
5.3. Con đường giáo dục bằng tập thể, trong
tập thể và sự PT NC
5.4. Con đường tự giáo dục và sự PT NC

* Đọc chi tiết trong tài liệu học tập

You might also like