You are on page 1of 18

Kính chào thầy và các bạn

CỤM TỪ CỐ ĐỊNH


Cụm từ cố định
1. Khái niệm về cụm từ cố định

2. Một số đặc điểm của cụm từ cố định

3. Phân loại cụm từ cố định

4. Giá trị của cụm từ cố định


1. Khái niệm cụm từ cố định
 Cụm từ cố định (ngữ cố định) là những đơn vị có
sẵn trong ngôn ngữ, hình thành trong quá trình phát
triển của lịch sử- xã hội-ngôn ngữ.
 Là tập hợp các từ đơn có kết cấu vững chắc, cố
định, ổn định, bất biến không thể tách rời, có ý
nghĩa hoàn chỉnh dùng để gọi tên sự vật hiện tượng
biểu thị khái niệm
 Được sử dụng tương đương như từ, có thể thay thế
hoặc kết hợp với từ để tạo câu
 Cụm từ cố định được coi là một loại đơn vị từ
vựng, là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học
1. Khái niệm cụm từ cố định

Ví dụ:
- Cưỡi ngựa xem hoa, nước đổ lá khoai, chuột sa chĩnh
gạo…
- Của đáng tội, nói vô phép, chẳng chóng thì chầy…
2. Một số đặc điểm của cụm
từ cố định
Nghĩa của cụm từ cố định

- Có tính chất mới chứ không bằng tổng số nghĩa
của các yếu tố cấu thành, nghĩa vốn có của các yếu
tố cấu thành bị mờ đi.
- Ví dụ: Cưỡi ngựa xem hoa (1)
Cả bốn yếu tố: cưỡi, ngựa, xem, hoa trong cụm từ
(1) đều tập trung biểu thị nghĩa qua loa, đại khái,
không kĩ lưỡng, sâu sắc.
2. Một số đặc điểm của cụm
từ cố định
Kết cấu của các cụm từ cố định
- Về cơ bản là chặt chẽ, ổn định, cố định, nhưng cá
biệt, có một số trường hợp vẫn có thể chêm xen
yếu tố khác vào giữa hoặc thay đổi vị trí của các vế.
- Ví dụ:
+ Tan cửa nát nhà = nhà tan cửa nát = cửa nát nhà tan
= tan nhà nát cửa
+ Liệu đấy, tôi đã đi guốc lộp cộp trong bụng anh rồi!
+ Nó đã cả gan ngồi xổm trên dư luận
2. Một số đặc điểm của cụm
từ cố định

- Cụm từ cố định có thể có biến thể, biến dạng khá
phong phú, thể hiện sự sáng tạo của người sử dụng.
- Cụm từ cố định nào cũng có thể có những biến thể
trong lời nói, trong khẩu ngữ
3. Phân loại cụm từ cố định

- Có nhiều cách phân loại cụm từ cố định, cách được
nhiều người sử dụng nhất là phân loại căn cứ vào đặc
điểm cấu tạo, về ngữ nghĩa và về sự vận dụng. Từ
đó, cụm từ cố định được chia thành: quán ngữ và
thành ngữ
3.1 Quán ngữ
• Là những cụm từ cố định có những đặc trưng rất
gần với cụm từ tự do. Đó là những cách nói, cách
diễn đạt nhằm mục đích đưa đẩy, để chuyển ý hay
dẫn ý, để mở đề hoặc gây chú ý, tạo tình huống
giao tiếp, không khí giao tiếp.
• Ví dụ:
- Loại dùng trong khẩu ngữ: của đáng tội, nói vô
phép, không sớm thì muộn, nghỉ cho khỏe…
- Loại dùng trong văn viết: như trên đã nói, có người
cho rằng, nói tóm lại, nói một cách khác…
3.2 Thành ngữ

• Là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, bền
vững và có ý nghĩa ổn định, hoàn chỉnh.
• Một số ví dụ:
- Mẹ tròn con vuông, đầu trâu mặt ngựa, đầu voi
đuôi chuột, ném đá dấu tay, giận cá chém thớt, lên
voi xuống chó, chuột sa chĩnh gạo…
- Trắng như tuyết, bạc như vôi, chậm như rùa…
4. Giá trị của cụm từ cố định
• Cụm từ cố định ra đời nhằm góp phần bù đắp vào
chỗ chênh lệch của số lượng từ hữu hạn và sự vật,
hiện tượng trong thực tế khách quan vô hạn; nói
cách khác nó góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa
cái vô hạn của sự vật hiện tượng trong thực tế
khách quan cần được ngôn ngữ biểu thị với cái hữu
hạn của những phương diện ngôn ngữ.
4. Giá trị của cụm từ cố định
• Cụm từ cố định còn là một loại phương tiện, một
loại biện pháp nhằm tạo nên tính hàm súc, cô đọng
của các phương tiện lời nói khi biểu thi thực tế
khách quan, tình cảm, cảm xúc của con người.
• Khi nói tới giá trị của cụm từ cố định chủ yếu là
nói tơí giá trị ngữ nghĩa, giá trị biệu thị thực tế
khách quan. Cụm từ cố định có tác dụng gọi tên sự
vật hiện tượng chưa có tên trong từ vựng.Cụ thể,
cụm từ cố định biểu thị các dạng thức, các trạng
thái, các khía cạnh khác nhau của cùng một sự vật
hiện tượng…
4. Giá trị của cụm từ cố định
- Ví dụ:
(1) biểu thị sự vật “mắt” với những dạng biểu hiện
phong phú, sinh động của nó có các cụm từ cố định
sau:
+Mắt bồ câu, ti hí mắt lươn, mắt ốc nhồi,…
(2) biểu thị hoạt động “chạy”:
+ chạy như đèn cù, chạy như vịt, chạy bở hơi tay,
chạy như chó phải pháo,…
(3) biểu thị trạng thái “lúng túng”:
+ lúng túng như gà mắc tóc, lúng túng như thợ vụng
mất kim,…
4. Giá trị của cụm từ cố định
• Mỗi cụm từ cố định là một bức tranh nho nhỏ về
các sự vật, sự viêc cụ thể, riêng lẻ, được nâng lên
để nói về cái phổ biến, cái khái quát, trừu tượng.
Chúng là những ẩn dụ như: chuột sa chĩnh gạo,
ném đá dấu tay,…; hoán dụ như bữa rau bữa cháo,
áo rách quần manh,…; so sánh như ngay như cán
tàn, chạy như đèn cù,…
=> Nghĩa của các cụm từ cố định có tính biểu trưng
rất cao. Nên nghĩa của nó rất cô đọng, súc tích, có
tác dụng thay thế cả một cụm từ tự do, một cách
nói, một cách diễn đạt rườm rà, dài dòng nào đó.
4. Giá trị của cụm từ cố định
-Ví dụ: cách diễn đạt “tình thế của những kẻ hèn
kém bị dồn vào đường cùng, không lối thoát, mặc
dù đã xoay xở hết cách” được thay thế bằng cụm từ
cố định ngắn gọn: “Chuột chạy cùng sào”,…
• Cụm từ cố định còn có tính hình tượng, tính bóng
bẩy. Dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ ở người đọc,
người nghe.Hiệu quả diễn đạt, hiệu quả biểu hiện
và biểu cảm của nó rất cao, rất sâu sắc mang màu
sắc văn chương, tăng thêm tính thuyết phục.
4. Giá trị của cụm từ cố định
• Cụm từ cố định giúp cho người sử dụng ngôn ngữ
bày tỏ tình cảm thái độ của mình một cách thích
hợp, đúng lúc. Nó bao hàm thái độ, cảm xúc, sự
đánh giá, nói lên lòng kính trọng hoặc sự ái ngại,
lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ định,… của
người sử dụng ngôn ngữ đối với sự vật hiện tượng
được nói tới. Cần sử dụng đúng chỗ, đúng lúc để
đạt tới sự sâu sắc thoả đáng.
4. Giá trị của cụm từ cố định
Tóm lại, giá trị của cụm từ cố định

Nó góp phần đáng


Là một mảng kể trong việc mang Nó góp phần tạo
không thể thiếu lại tính phong phú, ra sức sống luôn
trong từ vựng sinh động, đa dạng, xanh tươi cho
của một ngôn nhiều màu vẻ, sự ngôn ngữ.
giàu có của từ vựng
nói riêng, ngôn ngữ
nói chung.
CÁM ƠN THẦY VÀ
CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE!

You might also like