You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


HỌC PHẦN: KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Trần Thị Phương Thảo


SINH VIÊN : Trần Tiến Đạt
MSV : 88188
LỚP : ĐTĐ61ĐH
NHÓM : N07-TH2

HẢI PHÒNG, 2022

PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM
MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung của phần thực hành, thí nghiệm môn học
- Giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết môn học.
- Sinh viên biết cách đo các đại lượng điện và không điện bằng các dụng cụ đo
- Từ các cách đo và các dụng cụ đo sinh viên tiến hành đọc các kết quả đo và đánh giá các
kết quả đo đó (Sai số và đánh giá sai số). Đồng thời khảo sát các đặc tính của cảm biến.
2. Giới thiệu chung về thiết bị phòng thực hành, thí nghiệm
- Phòng thí nghiệm có các các đồng hồ đo tương tự và chỉ thị số: Các đồng hồ đo các đại
lượng dòng điện và điện áp và điện trở. Các cảm biến đo nhiệt độ gồm nhiệt điện trở kim
loại PT100 và cặp nhiệt ngẫu.
3. Phương pháp đánh giá kết quả thực hành, thí nghiệm của Sinh Viên
- Sinh viên sẽ được chia theo nhóm nhỏ, mỗi một nhóm sẽ được tìm hiểu về nguyên lý
hoạt động của các dụng cụ đo.
- Sau khi được giáo viên hướng dẫn, sinh viên tiến hành làm các bài thí nghiệm theo yêu
cầu cụ thể là xây dựng các cách đo dòng điện, điện áp, điện trở và đo nhiệt độ
- Khi hết thời gian cho phép, các nhóm sẽ tiến hành bảo vệ bài thí nghiệm.
- Viết báo cáo kết quả các bài thực hành.
4. Công tác chuẩn bị của Sinh Viên
- Chuẩn bị kỹ phần lý thuyết đã học có liên tới bài thực hành thí nghiệm
- Nghe hướng dẫn về vấn đề an toàn khi làm việc với các thiết bị.
- Phải thiết kế các bài sẽ thực hành theo yêu cấu trên giấy trước khi làm mạch thật.
- Chuẩn bị giấy để ghi lại kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Bảo quản và quản lý dụng cụ đo trong suốt quá trình đo.
5. Cán bộ phụ trách hướng dẫn thực hành, thí nghiệm
- Cán bộ hướng dẫn tiến hành hướng dẫn chung cả lớp về các loại thiết bị, dụng cụ, các
nội quy, quy định về an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành từng nội dung yêu cầu thực hành.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
6. Tài liệu tham khảo:
- PGS.TS Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hoà, Đo lường các
đại lượng vật lý, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
- PGS.TS Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hoà, Đo lường các
đại lượng vật lý, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
- Bài giảng Kỹ thuật đo lường, Bộ môn Điện tự động công nghiệp, 2019.
PHẦN 2:
NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC BÀI THỰC HÀNH
BÀI 1: DÙNG ĐỒNG HỘ VẠN NĂNG
Bài 1.1. ĐO DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP
A. Đo dòng điện
1. Mục tiêu
- Học và sử dụng thiết bị đo: Phân tích cấu tạo, hoạt động, chức năng sử dụng loại đồng
hồ vạn năng có các thang đo dòng điện.
- Xây dựng mạch đo dòng điện DC đi qua một phụ tải.
- Biết cách đọc kết quả đo và đánh giá kết quả đo.
2. Công tác chuẩn bị của sinh viên
- Nghiên cứu nội dung bài thí nghiệm để hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thí nghiệm.
- Phải thuộc và trả lời các câu hỏi lý thuyết liên quan tới bài thí nghiệm.
- Sinh viên phải nắm vững kiến thức lý thuyết các cơ cấu đo dòng điện
- Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn thí nghiệm.
3. Trang thiết bị cần thiết
- Đồng hồ vạn năng có thang đo dòng điện DC.
- Thiết bị tạo nguồn dòng DC với các mức khác nhau.
4. Nội dung, quy trình
- Dụng cụ được sử dụng để đo dòng điện gọi là ampe kế hay ampemet.
Ký hiệu là:

- Công suất tiêu thụ càng nhỏ càng tốt, điện trở của ampe kế càng nhỏ càng tốt và lý tưởng
là bằng 0.
- Làm việc trong một dải tần cho trước để đảm bảo cấp chính xác của dụng cụ đo.
- Mắc ampe kế để đo dòng phải mắc nối tiếp với dòng cần đo như hình 1.1.

Hình 1.1. Ampemet và cách mắc


- Mắc mạch theo sơ đồ đo như hình 1.1, thay đổi nguồn cấp và thay đổi điện trở tải để có các
giá trị dòng điện khác nhau, so sánh kết quả đo được với đồng hồ số làm giá trị thực để
đánh giá sai số và lập bảng đánh giá như bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1. Bảng phân tích số liệu đã thực nghiệm đo dòng điện DC:
STT Uo RT Iđo (A) Ithực (A) ∆I (A) γI Nhận xét
1 Uo1 RT1 0,0004 0,004 0,0036 9
2 [U=5,43(v)] RT2 0.0015 0,002 0,0005 0,33
3 RT3 0,00043 0,001 0,00057 1,32
4 RT4 0,00041 0,001 0,00059 1,44
5 RT5 0,0018 0,002 0,0002 0,11
6 Uo2 RT1 0,0013 0,002 0,0007 0,54
7 [U=13,67(V)] RT2 0,0058 0,006 0,0002 0,03
8 RT3 0,00125 0,002 0,00075 0,6
9 RT4 0,00125 0,002 0,00075 0,6
10 RT5 0,0058 0,006 0,0002 0,03

∆I
Với :∆ I =I thực−I đo ( A ) và γI =
I đo

5. Phân tích sơ đồ nguyên lý đồng hồ vạn năng:

 Đo điện áp 1 chiều (DCV):


Giả sử khi đo điện áp 1 chiều với thang đo 2.5 DCV đường đi của dòng điện sẽ đi từ đầu dương
(+) của que đo qua F1 (230V/0.3A), qua R8 (5K), qua R6 (40K) lên thang đo 2.5 DCV, chạy
qua R12 (3K) qua R7 (240R) qua D6 (200R) và qua cơ cấu chỉ thị về đầu âm của que đo (-
COM).

 Đo dòng điện một chiều (DcmA):

Giả sử khi đo dòng điện 1 chiều với thang đo 2.5 DcmA đường đi của dòng điện sẽ từ đầu
dương của que đo (+) qua F1 (230V/0.3A), qua R27 (320R), qua pin nguồn 9V của đồng hồ vạn
năng, qua R26 (10R), qua R11 (102R) lên thang đo 2.5 DcmA, chạy qua R12 (3k), qua R7
(240R), qua D6 (200R) qua cơ cấu chỉ thị về đầu âm của que đo (- COM).

 Đo điện trở ():


Giả sử khi đo điện trở với thang đo 10  đường đi của dòng điện sẽ từ đầu dương của que đo
(+) qua F1 (230V/0.3A), qua R27 (320R), qua pin nguồn 9V của đồng hồ vạn năng, qua R26
(10R), qua R20 (200R) lên thang đo 10 , chạy qua R22 (44K), qua R23 (10K), qua D6 (200R)
qua cơ cấu chỉ thị về đầu âm của que đo (- COM).

 Đo điện áp xoay chiều (ACV):

Giả sử khi đo điện áp xoay chiều với thang đo 250 ACV đường đi của dòng điện sẽ từ đầu
dương của que đo (+) qua F1 (230V/0.3A), qua R16 (83.3K), qua R15 (300k), qua R14 (1.8M)
lên thang đo 250 ACV, xuống Diode 4148, qua D6 (200R) qua cơ cấu chỉ thị về đầu âm của que
đo (- COM).
B. ĐO ĐIỆN ÁP

1. Mục tiêu
- Học và sử dụng thiết bị đo: Phân tích cấu tạo, hoạt động, chức năng sử dụng loại đồng hồ
vạn năng có thang đo điện áp.
- Biết cách đo điện áp AC và DC rơi trên một phụ tải.
- Biết cách đọc kết quả đo và đánh giá kết quả đo.
2. Công tác chuẩn bị của sinh viên
- Nghiên cứu nội dung bài thí nghiệm để hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thí nghiệm.
- Phải thuộc và trả lời các câu hỏi lý thuyết liên quan tới bài thí nghiệm.
- Sinh viên phải nắm vững kiến thức lý thuyết các cơ cấu đo điện áp.
- Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn thí nghiệm.
3. Trang thiết bị cần thiết
- Đồng hồ vạn năng có thang đo điện áp AC và DC.
- Nguồn AC với các mức điện áp khác nhau.
- Nguồn DC với các mức điện áp khác nhau.
- Các dụng cụ khác: biến áp, điện trở phân áp, biến trở ….
4. Nội dung, quy trình
- Dụng cụ dùng để đo điện áp gọi là Vôn kế hay Vôn met (Voltmeter). Ký hiệu là :

- Khi đo điện áp bằng Vôn mét thì Vôn mét luôn được mắc song song với đoạn mạch
cần đo như hình 1.3.

Rng

+ Rv
Rt
E
-

Hình 1.3. Sơ đồ mắc Vôn mét đo điện áp của phụ tải


- Thao tác đo như hình 1.3 và lập bảng phân tích như sau:
Bảng 1.2. Bảng phân tích số liệu đã thực nghiệm đo điện áp AC
STT U Uđo Uthực ∆U γU Nhận xét
1 UAC 1 215 222 7 0.03
2 UAC 2 217 220 3 0.01

Bảng 1.3. Bảng phân tích số liệu đã thực nghiệm đo điện áp DC


STT U Uđo Uthực ∆U γU Nhận xét
1 UDC 1 8,4 8,91 0,51 0,06
2 UDC 2 1,5 1,597 0,097 0,06
3 UDC 3 4 4,653 0,653 0,16
4 UDC 4 7,8 8,08 0,28 0,03

∆U
Với : ∆ U=U thực−U đo ( V ) và γU =
U đo

You might also like