You are on page 1of 3

Hocmai.

vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II


MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6

A.Văn bản
I. Truyện và kí: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt
thác, Buổi học cuối cùng, Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lao xao.
II. Thơ: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm.
III. Văn bản nhật dụng: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động
Phong Nha.
→ Đọc, nắm được tên tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời, nội dung tác phẩm, nghệ thuật, ý nghĩa.
B.Tiếng Việt
1. Các từ loại đã học: cụ thể là về phó từ.
2. Các biện pháp tu từ trong câu: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hoá.
3. Câu và cấu tạo câu: các thành phần chính của câu, cấu tạo câu.
4. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ: câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ,
câu sai về quan hệ ngữ nghĩa…
5. Dấu câu: dấu kết thúc câu, dấu phân cách các bộ phận câu.
C. Tập làm văn
1. Thế nào là văn miêu tả.
2. Tập làm văn về văn tả người, tả cảnh.
D. Bài tập
I.Văn bản
Câu 1. Cho câu thơ sau:
“Đêm nay Bác ngồi đó
……………………………….”
a) Em hãy chép tiếp ba câu thơ còn lại để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh?
b) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Được viết theo thể thơ nào?
c) Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ đó?
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phach phách vào
các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1-


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 6

hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng
phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi
gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
(Ngữ Văn 6- tập 2)
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
c. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so
sánh nào?
d. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
e. Cho biết nội dung của đoạn trích trên?
f. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?
Câu 3. Cho khổ thơ sau:
“Ra thế
Lượm ơi!”
a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả của bài thơ đó là ai?
b. Có ý kiến cho rằng đây là khổ thơ hay và độc đáo của bài thơ. Em hãy viết đoạn văn nêu cái hay,
cái đẹp của khổ thơ đó.
Câu 4. Qua văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, em học tập được điều gì ở nhân vật Kiều Phương?
Câu 5. Cho câu văn sau:
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt,
quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai
linh hùng vĩ.”
a. Câu văn trên thuộc văn bản nào? Của tác giả nào?
b. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên.
II. Tiếng Việt
Câu 1.
a. Thế nào là nhân hóa?
b. Xác định thành phần câu của câu văn sau: Tre hi sinh để bảo vệ con người.
c. Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 2.
Trong câu: Nhìn từ xa, cây gạo như một tháp đèn.
a. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu trên?
Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2-
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 6

b. Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên.


c. Cho biết câu trên thuộc kiểu câu gì?
Câu 3.
a. Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ.
b. Xác định và gọi tên phép tu từ được sử dụng trong các câu văn sau:
– Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát
lại vàng giòn hơn nữa.
(Cô Tô - Nguyễn Tuân)
Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và chỉ rõ cấu tạo của chúng trong câu văn sau:
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Câu 5.
a. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy.
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
b. Cho biết câu sau thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào?
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
(Thép Mới- Cây tre Việt Nam)
III. Tập làm văn
Câu 1. Hãy viết bài văn tả cảnh sân trường em giờ ra chơi.
Câu 2. Em hãy tả một người thầy giáo (cô giáo) đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu sắc
nhất.
Câu 3. Dựa vào văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, và những hiểu biết về cây tre trong đời
sống, em hãy viết một bài văn tả cây tre Việt Nam.
Câu 4. Em hãy tả cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
Câu 5. Miêu tả cánh đồng lúa chín quê em vào một buổi sáng mùa hè.

Nguồn: Hocmai.vn

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3-

You might also like