You are on page 1of 3

BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI

Họ và tên: Huỳnh Thị Trúc Hân


MSSV: 21900059

Phần: Thực hiện SMLS của GCCN về văn hoá tư tưởng của nước ta hiện nay

Bài làm

Trong thời điểm hiện nay, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên lĩnh
vực văn hoá, tư tưởng trước hết là một cuộc đấu tranh về ý thức, cuộc đấu tranh cơ
bản giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh này diễn ra sôi nổi
và phức tạp. Đặt biệt là trong nền kinh tế thị trường đang phát triển lớn mạnh về
mọi mặt, tiêu biểu là nền công nghiệp. Chúng ta luôn đặt mục tiêu để hướng đến
một đất nước có nền công nghiệp hiện đại. Giai cấp công nhân là tập thể những
người cung cấp nguồn nhân lực để sản xuất và dịch vụ bằng phương thức công
nghiệp làm tiền đề để tạo ra những cơ sở vật, chất, những thiết bị tân tiến để phục
vụ cho đời sống và phát triển lớn mạnh của nhân loại hiện nay.
Trải qua công cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp công nhân
vừa là chủ thể vừa là sản phẩm xã hội về một bước tiến mới cho phát hiện lý luận
vĩ đại của C.Mác. Từ đó, Cách mạng lần thứ tư sẽ chứng minh logic đã từng được
lịch sử khẳng định.
Về thực hiện nội dung văn hoá tư tưởng của xã hội về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Trong bầu không khí hoà bình thế giới hiện nay, cùng nhau kết
nối, hợp tác và cùng phát triển trong một môi trường nhân quyền, tự do, công bằng,
văn minh và bình đẳng đang là hướng biến động chung của thế giới lớn. Nó đã tạo
nên một môi trường để cho Cách mạng công nghiệp 4.0 và cả sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân phát triển một cách thuận lợi.
Mọi sự phát triển, tiến bộ trong lịch sử nhân loại và dễ hiểu hơn là những
những bước tiến vượt bậc của các cuộc cách mạng công nghiệp gần đây cũng chỉ
phục vụ để giải quyết một vấn đề lớn của thế giới. Đó chính là phải làm sao để có
thể kết hợp hài hoà khi vừa phát triển kinh tế và vừa tiến bộ, công bằng xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hướng tới những giá trị cơ bản phù hợp
với những tiêu chí của một xã hội hiện đại như công bằng, bình đẳng, dân chủ và
sự phát triển tự do toàn diện cho mỗi cá nhân trên thế giới.
Nói đến quan điểm của chủ nghĩa Mác và những nhận định mới về chủ
nghĩa xã hội trong thời kì đổi mới và đã đưa ra một nhận định rằng: “ Chủ nghĩa xã
hội là văn minh, văn hoá, chứ không chỉ đơn giản là sự vận động của vật chất và
phúc lợi, vật chất của mọi người…Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân văn, không
chỉ trên nguyên tắc loại trừ mọi hình thức bóc lột, áp bức, bần cùng hoá, bạo lực,
mà căn bản là các quan hệ xã hội toàn diện và lối sống hàng ngày xứng đáng với
tính người… Chủ nghĩa xã hội là sự đảm bảo tính phụ thuộc biện chứng và sâu sắc
của sự phát triển tự do từng cá nhân với sự phát triển tự do của mọi người trong xã
hội” (*). Một quan niệm đầy tính nhân văn, nhân đạo của C.Mác sẽ được đổi mới,
hoàn thiện hơn và sẽ có những điều kiện rộng rãi hơn trong quá trình thực hiện.
Chúng ta cũng biết cách mạng công nghiệp 4.0 là một bước tiến mới của
nhân loại, nó có những đóng góp, hoàn thiện hơn về mặt chế tạo, sản xuất ra của
cải vật chất để nâng cấp đời sống cho con người. Hiện nay, ngày càng xuất hiện
đông đảo những tầng lớp, giai cấp mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực như khoa học,
công nghệ, y học, truyền thông, văn hoá, giáo dục, pháp luật,… Song song cùng
với sự hoàn thiện của cách mạng công nghiệp, lao động sáng tạo cũng chiếm một
vị thế vô cùng to lớn, càng ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng sản xuất
của xã hội, đặt ra những vấn đề để nhìn nhận lại vai trò của các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội hiện tại. Từ đó giá trị của giai cấp của công nhân đã được nâng cao rất
nhiều, gía trị tuy mang tính cá nhân nhưng gần gũi với các tầng lớp la động trí óc
khác, đây là một nhóm luôn coi sự sáng tạo, sự độc lập, tự do, dân chủ là tiền đề để
có thể lao động và phát triển một cách tối đa nhất.
Giá trị lao động sáng tạo, lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do là
một trong những giá trị được nhân loại thừa nhận và phấn đấu thực hiện, các giá trị
mà nhân loại hướng đến đều tương đồng với các lý tưởng và mục tiêu đấu tranh
của giai cấp công nhân Cuộc cách mạng công nghiệp lần này tạo ra nhiều cơ hội và
đồng thời cũng đặt ra nhiều thử thách cho giai cấp công nhân. Khi thời điểm mà
công nghệ phát triển, kĩ thuật phát triển, hầu như tất cả mọi việc đều được thay thế
bằng máy móc. Sự ra đời của Robot là một phát minh vĩ đại , nó có khả năng di
chuyển và tương tác với con người, nó sẽ giúp con người làm những việc cần kỹ
năng thấp đạt năng suất tăng rất cao. Và đồng thời thứ bị ảnh hưởng nặng nề nhất
đó chính là sự thất nghiệp của lực lượng lao động có kĩ năng trung bình do sự phát
triển hiện đại của khoa học và công nghệ, với sự siêu tự động và siêu kết nối sẽ ảnh
hưởng đáng kể đến phần lớn đối tượng này.
Để có thể hoà nhập tốt với nền công nghiệp mới này thì sứ mệnh lịch sử của
mỗi giai cấp công nhân là phải chuẩn bị tâm thế tốt. Chúng ta nên tận dụng những
cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0 này mang lại, phải đầu tư cho bản thân một
kiến thức tốt, tìm hiểu những công nghệ hiện đại và làm chủ những máy móc, thiết
bị tiên tiến. Xây dựng một đội ngũ lớn mạnh về chất lượng đi đầu và cả số lượng,
chúng ta phải là một lực lượng chủ lực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đất nước. Đấu tranh để bảo vệ tư tưởng của Đảng Cộng sản, nâng cao
niềm tin khoa học, giáo dục nhận thức đối với mục tiêu, lý tưởng của xã hội chủ
nghĩa cho giai cấp nhân dân và công nhân lao động. Hoàn thành tốt sứ mệnh lịch
sử của bản thân mình, đó là cơ sở để phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân
tộc, đồng thời góp phần giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta. Đó
chính là nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhận về văn hoá tư tưởng.
---------------------------------------
(*): Nguyễn Trọng Chuẩn và Iu. K. Pletnicốp (Chủ biên): Vận mệnh lịch sử của
chủ nghĩa xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009, tr. 56 - 58

You might also like