You are on page 1of 13

CHƯƠNG VII

Câu 1. Trình bày khái niệm và nguyên nhân của cuộ c các mạng xã hộ i chủ nghĩa, Liên hệ
đến cách mạng xã hộ i chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

1. Khái niệm cách mạng xã hộ i chủ nghĩa

Cách mạng XHCN là mộ t cuộ c cách mạng nhằm thay đổi chế độ cũ, nhất là chế độ TBCN bằng
chế độ XHCN. Trong các cuộ c mạng đó, giai cấp công nhân thông qua độ i tiên phong là ĐẢNG
CỘ NG SẢN lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao độ ng xây dựng mộ t xã hộ i công
bằng, dân chủ, văn minh.

Theo nghĩa hẹp: Cách mạng XHCN là cuộ c cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai
cấp công nhân cùng với nhân dân lao độ ng giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước
chuyên chính vô sản.

Theo nghĩa rộ ng: Cách mạng XHCN là quá trình cải biến một cách toàn diện, lâu dài trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống XH để xây dựng thành công CNXH, CNCS.

Như vậy, theo nghĩa rộng, CM XHCN bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và cả quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – XHCN trên
tất cả mọi lĩnh vực của đời sống XH

2. Nguyên nhân của cách mạng xã hộ i chủ nghĩa

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộ c cách mạng diễn ra trong lịch sử là do sự phát triển của các
lực lượng sản xuất đòi hỏi phải được giải phóng khỏi sự kìm hãm quan hệ sản xuất lỗi thời.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã
hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất. C.Mác nhận định: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao
động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng
nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của
một quá trình tự nhiên".

Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về
mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng, đại diện cho lực lượng sản xuất mới
với giai cấp thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng công cụ nhà nước có trong tay
để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời. Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng
quan hệ sản xuất mới cao hơn, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu tranh chống lại giai
cấp thống trị, giành lấy chính quyền nhà nước. Do đó, cách mạng xã hội là đỉnh cao của cuộc
đấu tranh giai cấp, là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.
CMXHCN chỉ giành thắng lợi khi GCCN biết chớp thời cơ, kiên quyết đấu tranh khi thời cơ
đến.

3. Liên hệ đến cách mạng xã hộ i chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay các mạng XHCN vẫn là mộ t tất yếu, khách quan do nguyên nhân của cuộ c cách
mạng vẫn còn, mâu thuẫn giữa các giai cấp công nhân với giai cấp tư sản vẫn còn nhưng điều
kiện để thực hiện cuộ c các mạng XHCN thì hạn chế. Biểu hiện:

Chủ nghĩa tư bản đã ứng dụng triệt để những thành tựu mới của cuộ c các mạng khoa học để
nâng cao năng suất lao độ ng và cải thiện phúc lợi xã hộ i nên mâu thuẫn giữa các giai cấp
không còn quá gay gắt, bên cạnh đó giai cấp tư sản cải thiện điều kiện làm việc, cho phép
công nhân mua cổ phiếu, cổ phần trong các nhà máy xí nghiệp… giúp chủ nghĩa tư bản vẫn
còn điều kiện để phát triển.

Ở VN, vẫn còn nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra trong điều kiện
mới, với hình thức mới. Giai cấp công nhân thông qua vai trò lãnh đạo của ĐẢNG CỘ NG SẢN
tiếp tục thực hiện thắng lợi sư nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hộ i chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã hộ i, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những
tư tưởng và hành động sai trái, làm thất bại mọi âm mưu chống phá cách mạng của các thế
lực thù địch, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộ i chủ nghĩa và xây dựng đất nước dân chủ, giàu
mạnh, văn minh.

Câu 2. Trình bày mục tiêu. Động lực của các mạng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của
Chủ nghĩa Mac-Lênin. Liên hệ với những động lực cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay?

1. Mục tiêu của cách mạng xã hộ i chủ nghĩa

Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thực hiện thành công chủ nghĩa cộng
sản: biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do; tạo nên một thể
liên hiệp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của
tất cả mọi người. Mục tiêu cao cả nhất đó được thực hiện dần từng bước, trải qua hai giai
đoạn cơ bản với mục tiêu cụ thể của nó là:

Giai đoạn thứ nhất - chiếm lĩnh quyền lực nhà nước. Giai cấp công nhân phải đoàn kết và
lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ
chính quyền nhà nước của giai cấp áp bức, bóc lột; xác lập chính quyền mới - chính quyền
cách mạng của nhân dân lao động.

Giai đoạn thứ hai - tổ chức xây dựng xã hội mới. Giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng
lớp nhân dân lao động thành lực lượng sáng tạo lịch sử, xây dựng thành công xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó mới có thể dần từng bước tiến tới giai đoạn cao của hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, tức là thực hiện được mục tiêu cao nhất của nó.

Mục tiêu trên nói lên tính nhân văn sâu sắc của cách mạng xã hộ i chủ nghĩa. Để thực hiện
mục tiêu này đòi hỏi phải có sự lao độ ng đầy nhiệt huyết, sáng tạo của quần chúng nhân dân
lao độ ng và sự tổ chức xã hộ i khoa học trên tất cả các lĩnh vực của nhà nước XHCN.

2. Động lực CM XHCN


Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là độ ng lực chủ yếu trong cách mạng XHCN
bởi họ là sản phẩm của nền sx đại công nghiệp, do vậy giai cấp công nhân ngày càng phát
triển về số lượng, chất lượng, ngày càng giác ngộ về lợi ích giai cấp thông qua sự lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản. Họ còn là lực lượng lao động chủ yếu tạo nên sự giàu có của xã hộ i hiện
đại, là lực lượng đi đầu trong cuộ c đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản, cải tạo và xây dựng XH
mới, đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộ c cách mạng XHCN.

Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, trở
thành lực lượng to lớn trong cách mạng XHCN. Nông dân là lực lượng đông đảo, giai cấp
công nhân chỉ có thể giành được chính quyền và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi lôi
kéo được giai cấp nông dân theo mình. C.Mác khẳng định: trong cuộ c cách mạng XHCN nếu
giai cấp công nhân không liên minh được với nông dân thì bài ca cách mạng đang thực hiện
chỉ là mộ t “bài đơn ca ai điếu:”. Trong công cuộ c xây dựng XHCN, giai cấp công nhân chỉ thực
sự thành công khi có sự đồng tình ủng hộ của đồng đảo quần chúng nhân dân lao độ ng. Về
phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là lực lượng lao độ ng quan trọng trong xã hộ i. Về
chính trị – xã hộ i giai cấp nông dân là lược lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà
nước. Do đó, nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh công –
nông - trí, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, nộ i sinh để tiến nhanh, tiến mạnh vững chắc
tới thành công trong công cuộ c xây dựng XHCN đầy khó khăn gian khổ.

Ngoài ra độ ng lực cách mạng XHCN còn có các lực lượng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân
lao độ ng khác, là khối đại đoàn kết dân tộ c, tinh thần yêu nước, truyền thống văn hóa dân
tộ c.

4. Liên hệ với độ ng lực cách mạng VN trong giai đoạn hiện nay

Độ ng lực vật chất là khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng
tiến bộ khác. Đại hộ i X năm 2006 Đảng ta khẳng định: đại đoàn kết dân tộ c là trên nền tảng
liên minh giữa các giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng, là nguồn sức mạnh, độ ng lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo
thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này của Đảng đã
được Nhà nước thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, cơ quan thi hành và chính quyền….Hệ
thống luật pháp giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp, giữa lợi
ích quốc gia với quốc tế, giữa lợi ích trước mắt với lâu dài theo hướng độ c lập cho dân tộ c,
dân chủ cho nhân dân và quan hệ quốc tế mở rộ ng.

Độ ng lực tinh thần: chủ nghĩa yêu nước,tinh thần đoàn kết dân tộ c, ý thức giác ngộ giai cấp
của giai cấp công nhân, Nghị quyết hộ i nghị TW 9 khóa XI khẳng định “xây dựng nền văn hóa
và con người VN phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mĩ, thấm nhuần tinh thần
dân tộ c, nhân văn, dân chủ, khoa học. Văn hóa hực sự trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của xã hộ i, là sức mạnh nộ i sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ở VN hiện nay, cần kết hợp và phát huy cả độ ng lực vật chất- tinh thần của xã hộ i để tạo ra
sức mạnh tổng hợpm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng to lớn của ĐẢNG, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 3. Trình bày những nội dung cơ bản của các mạng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm
Chủ nghĩa Mác – Lênin. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta hiện nay

Khái niệm Cách mạng XHCN: Cách mạng XHCN là cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ, nhất
là chế độ TBCN bằng chế độ XHCN, trong cuộ c cách mạng đó, giai cấp công nhân là người
lãnh đạo.

1. Nộ i dung cách mạng xã hộ i chủ nghĩa

Cách mạng xã hộ i chủ nghĩa là cách mạng nhân dân triệt để trong lịch sử nhân loại, nó mưu
cầu lợi ích cho đa số nhân dân lao độ ng, lôi cuốn sự tham gia giai cấp đông đảo của đa số
nhân dân lao độ ng. Do đó, nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hộ i.

Trên lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản của CM XHCN trên lĩnh vực chính trị là đưa quần
chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị bóc lột trở thành người làm chủ nhà
nước, làm chủ xã hội. Muốn thực hiện được nội dung đó, giai cấp công nhân cùng với nhân
dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS phải dùng bạo lực CM đập tan bộ máy nhà nước của
giai cấp TS, như C.Mác – Ăng ghen nói: “Giai cấp VS mỗi nước trước hết phải giành lấy chính
quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”

Bước tiếp theo là giai cấp công nhân phải xây dựng một nền dân chủ rộng rãi cho nhân dân,
đảm bảo cho nhân dân lao động thực hiện đầy đủ quyền làm chủ về chính trị, tham gia vào
công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và
vì dân

Trên lĩnh vực kinh tế: Việc giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân
lao động mới chỉ là nhiệm vụ quan trọng bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết
định cho sự thắng lợi của CM XHCN phải là phát triển kinh tế; nâng cao năng suất lao động
và cả thiện đời sống nhân dân.

Nội dung của CM XHCN trên lĩnh vực kinh tế trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người
lao động đối với TLSX. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư TBCN về TLSX, xác lập chế độ sở
hữu XHCN về TLSX dưới những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết
gắn người lao động với TLSX. Sau đó phải cải tạo nền SX cũ, lạc hậu thành nền SX lớn XHCN
có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng
suất lao động, nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân và tạo ra những cơ sở vật chất kĩ
thuật cho CNXH. Trên cơ sỡ đó, CNXH thực hiện nguyên tắc “ làm theo năng lực, hưởng theo
lao động”.

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: CM XHCN tạo nên sự biến đổi căn bản trong phương thức
và nội dung sinh hoạt tinh thần của XH theo hướng tiến bộ. Trên cơ sở kế thừa và nâng cao
các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện việc tiếp thu các giá trị văn hóa tiên
tiến của thời đại để thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông
qua việc xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản, xây dựng nền văn
hóa mới và con người mới XHCN. Vì vậy, trong Tuyên ngôn của ĐCS, Mác và Ăng ghen đã chỉ
rõ: “ CM cộng sản CN là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của
quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó
đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ”

2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hộ i ở nước ta
hiệ n nay

Cách mạng xã hộ i chủ nghĩa ở VN bắt đầu ở miền bắc năm 1954 và trrên phạm vi cả nước
năm 1975. Hiện nay, nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước để xây dựng xã hộ i chủ nghĩa. Quá trình này có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi: Nhân dân đồng lòng, đoàn kết thống nhất theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã
lựa chọn: độ c lập dân tộ c gắn liền với CNXH. Đảng ta dầy dặn kinh nghiệm, biết giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớ, giữa lợi ích quốc gia với quốc tế.lợi ích trước mắt
và lâu dài theo hướng độ c lập dân tộ c, dân chủ cho nhân dân và quan hệ quốc tế rộ ng mở

Khó khăn: Kinh tế xã hộ i kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng tâm lý tiểu nông
nặng nề. Trên thế giới, sự xụp đổ của Liên xô, Đông âu gây lên khủng hoảng cho chủ nghĩa xã
hộ i, các thế lực thì địch lợi dụng chống phá mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa nước ta với
các nước, làm cho người dân mất niềm tin vào CNXH

Câu 4. Phân tích nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong các mạng xã hội chủ nghĩa. Sự vận
dụng của Đảng ta trong xây dựng khối liên minh hiện nay?

1. Nộ i dung của liên minh giữa các giai cấp trong cách mạng XHCN

Liên minh giữa các giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao độ ng diễn ra
trên tất cả các linh vực đời sống xã hộ i

Liên minh về chính trị: trong CNTB, liên minh nhằm giành quyền về tay công nhân và nhâ
dân lao độ ng, trong xây dựng XHCN liên minh nhằm cùng nhau tham gia vào chính quyền
nhà nước từ Trung ương đến địa phương cùng nhau bảo vệ chế độ i xã hộ i chủ nghĩa và mọi
thành quả cách mạng. Liên minh xây dựng trên cơ sở lập trường chính trị của giai cấp công
nhân, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hộ i là cơ sở vững chắc
cho nhà nước XHCN

Liên minh về kinh tế: là nộ i dung cơ bản và quan trong nhất của liên minh khi giai cấp công
nhân đã giành được chính quyền. Liên minh kinh tế là sự kết hợp đúng đắn lợi ích kinh tế
giữa các giai cấp, tầng lớp. Đây là độ ng lực to lớn thúch đẩy xã hộ i phát triển. Để thực hiện
tốt nộ i dung này, Đảng của giai cấp công nhân và nhà nước xã hộ i chủ nghĩa phải có chính
sách phù hợp với nông dân, nông nghiệp và nông thôn, thông qua liên minh dần từng bước
đưa nông dân theo con đường XHCN.
Nộ i dung văn hóa tư tưởng của liên minh: Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân vì:

Chủ nghĩa xã hộ i là mộ t xã hộ i nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa người và người. Giữa các
dân tộ c là mối quan hệ hữu nghị tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó chỉ có thể có được trên
cơ sở mộ t nên văn hóa phát triển của nhân dân.

Chủ nghĩa xã hộ i tạo điều kiện cho nhân dân lao độ ng tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hộ i, quản lí kinh tế. Để thực hiện được vai trò đó nhân dân lao độ ng phải có trình độ văn
hóa, phải hiểu biết chính sách phát luật

Muốn nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân dân phải thường xuyên giáo dục chủ
nghĩa Mác-Lênin. phải khắc phục tâm lý tiểu nông và những tư tưởng lạc hậu. Đây là cuộ c
đấu tranh khó khăn và lâu dài vì nó ở ngay trong chúng ta và là kẻ thù giấu mặt

5. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và các tầng lớp klhác trong cách mạng XHCN

Thứ nhất, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong khối liên minh. Giai cấp
nông dân gắn lièn với phưởng thức sản xuất nhỉ, cục bộ ,phân tá, khong có hệ tư tưởng độ c
lập. Vì thế,chỉ có đi theo hệ tư tưởng giai cấp công nhân mới có thể đi lên sản xuất lớn xã hộ i
chủ nghĩa.

Thư hai, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, những người cộ ng sản phải bằng hững việc làm cụ
thể dể lôi kéo giai cấp nông dân và các tầng lớp khác theo mình, chỉ cho họ thấy lợi ích của
việc tham gia liên minh. Có tự nguyện mới tạo cơ sở vững chắc và dài lâu cho khối liên minh.

Thứ ba, kết hợp đúng đắn lợi ích giữa các giao cấp tầng lớp trong mối quan hệ với lợi ích
dân tộ c- quốc gia. Giữa các tầng lớp về cơ bản có lợi ích thống nhất, nhưng họ là các chủ thể
khác nhau nên giữa họ có nhữung mâu thuẫn nhất định cần phải quan tâm và phát hiện để
giải quyết mâu thuẫn, phải chú ý tới lợi ích thiết thực của nông dân.

6. Sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng khối liên minh hiện nay

Lĩnh vực chính trị: mục tiêu cơ bản nhất của giai cấp công nhân nông dân và dân tộ c là độ c
lập gắn liền với CNXH. Liên minh trên lập trường của giai cấp công nhân đặt dưới sự lãnh đản
của ĐẢNG CỘ NG SẢN VIỆT NAM. Trong giai đoạn hiện nay nộ i dung chính trị cấp thiết nhất
được Đảng ta xác định là: thực hiện có hiệu quả “quy chế dân chủ ở cơ sở” nhất là ở công
thôn, khắc phục những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, thực hiện quyền dân chủ ở nhân
dân.

Lĩnh vực kinh tế: Kết hợp đúng đắn lợi ích kinh tế của các tầng lớp, trở thành nộ i tại nền kinh
tế. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hợp tác, liên kết giao lưu kinh tế giữa các tầng lớp,
đặc biệt coi trọng nền công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiuệp nông thôn phát triển toàn
diện nông-lâm-ngư nghiệp gắn với công nhiệp chế biến.

Lĩnh vực văn hóa tư tưởng: Thực hiện giáo dục toàn dân, nâng cao trình độ dân trí, kiến
thức về khoa học công nghệ, nhận thức về chính trị kinh tế văn hóa, xã hộ i cho người dân.
Ưu tiên các nhóm xã hộ i đặc biệt, vùng sâu xa, gia đình khó khăn, có công với cách mạng.

CHƯƠNG VIII

Câu 1. Trình bay quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hai xu hướng phát triển dân tộc.
Biểu hiện của hai xu hướng này trên thế giới trong giai đoạn hiện nay?

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hai xu hướng phát triển dân tộ c

Dân tộ c là mộ t hình thức cộ ng đồng sống có tính ổn định, hình thành qua quá trình phát
triển lâu dài của lịch sử và diễn ra không giống nhau ở các quốc gia trên thế giới. Hiện nay
khái niệm dân tộ c được hiểu theo 2 nghĩa phổ biến: dân tộ c tộc người và dân tộ c quốc gia.

+ Dân tộc tộc người (Ethnic): dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những
mối hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồngvà
trogn sing hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với cộng đồng khác.

+ Dân tộc quốc gia (Nation): dùng để chỉ 1 cộng đồng người ổn định, bền vững hợp
thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, có nền kinh tế thông nhất, quốc ngữ
chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và
giữ nước.

 Như vậy, theo nghĩa thứ nhất, dân tộ c là bộ phận quốc gia (Kinh, Mường…) theo
nghĩa thứ hai, dân tộ c là toàn bộ nhân dân mộ t nước (Việt Nam, Thái Lan). Khái niệm
dân tộ c tộ c người và dân tộ c quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộ c bao giờ cũng
ra đời trong mộ t quốc gia nhất định và những nhân tố hình thành tộ c người lại tác
độ ng đến những nhân tố hình thành quốc gia.

Nghiên cứu vấn đề dân tộ c va phong trào dân tộ c trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, V,I,Lênin
phát hiện ra 2 xu hướng có tính khách quan dân tộ c

+ Xu hướng thứ nhất: các dân tộc muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc
lập. Xu hướng này xuất hiện do sự trưởng thành về ý thức dân tộc với mục đích giành độc
lập dưới sự áp bức của các DT lớn với DT nhỏ, của CNĐQ với các dân tộc thuộc địa, thể hiện
nổi bật trong giai đoạn đầu của CNTB. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xu hướng này biểu
hiện thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức.

+ Xu hướng thứ hai: Liên hiệp giữa các dân tộc. Do sự phát triển của lực lượng sản
xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản làm xuất
hiện nhu cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia, quốc
tế giữa các dân tộc làm cho các dân tộc xích lại gần nhau. Đối với xu hướng này, các DT muốn
tranh thủ thời cơ để đẩy nhanh nhịp độ phát triển và cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn
cầu.

Trong điều kiện của CNĐQ, sự vận động của hai xu hướng gặp nhiều khó khăn vì: Nguyện
vọng của các DT muốn sống tự do, bình đẳng bị chính sách xâm lược của CNĐQ xoá bỏ. Bên
cạnh đó, xu hướng các DT muốn xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện bị CNĐQ phủ nhận.
Trong điểu kiện của CNXH, hai xu hướng trên vận động cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ nhau và
diễn ra trong từng DT, từng QG.

Câu 2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mac-Lênin trong việc giải quết vấn đề dân tộc. Sự vận
dụng của Đảng ta để giải quyết vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi xem xét và giải quyết vấn để dân tộc phải đáp
ứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải
quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc. Trên cơ sở tư
tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu
hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung cơ bản:
các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất
cả các dân tộc.

+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: là quyền mà các DT dù lớn hay nhỏ, không phân
biệt trình độ phát triển, đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, không một DT nào được giữ
đặc quyền, đặc lợi đi áp bức, bóc lột DT khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền
bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật thừa nhận và bảo vệ trong đời sống thực
tiễn. Trong quan hệ quốc gia – dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc gắn liền với cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Như vậy,
quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng, là mục tiêu phấn đấu của các dân
tộc trên mọi lĩnh vực đời sống.

+ Các dân tộc được quyền tự quyết: là quyền làm chủ của mỗi DT đối với vận mệnh
DT, quyền tự quyết định chế độ chính trị và con đường phát triển KT, CT, XH của dân tộc
mình. Khi giải quyết vấn đề dân tộc cần đứng trên lập trường g.c công nhân: ủng hộ các
phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại mưu toan lợi dụng quyền dân tộc
tự quyết làm chiêu bài “DT tự quyết” can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, đòi li khai
chia rẽ dân tộc. Đây là quyền cơ bản của DT, là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển độc
lập cho các DT.

+ Liên hiệp công nhân các dân tộc lại: là sự đoàn kết thống nhất GCCN tất cả các
nước trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung là chế độ áp bức bóc lột, giải phóng giai
cấp, giải phóng XH. Đây là nội dung cơ bản trong “Cương lĩnh DT” của Lênin, phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân và sự thống nhất của sự nghiệp DT với sự nghiệp giải
phóng giai cấp, là cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng DT và quyền tự quyết DT, liên kết 3
nội dung thành một chỉnh thể và là điều kiện thể hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GCCN.

Câu 3. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về “Quyền bình đẳng dân tộc”? Ở Việt Nam hiện
nay, “quyền bình đẳng dân tộc” được thực hiện như thế nào?

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về “ Quyền bình đẳng dân tộc”

Vấn đề dân tộ c là mộ t nộ i dung quan trọng của cách mạng XHCN, Giải quyết vấn đề dân tộ c
có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan ra của mộ t dân tộ c.
Chủ nghĩa Mác Lênin nhấn mạnh, trong cách mạng xã hộ i chủ nhĩa, giải quyết vấn đề dân tộ c
phải đứng vững trên lậo trường của giai cấp công nhân, các lặp quan hệ công bằng, bình
đẳng giữa các dân tộ c trong mộ t quốc gia và giữa các quốc gia dân tộ c trên tất cả các lĩnh
vực

Quyền bình đẳng các dân tộ c là quyền mà các DT dù lớn hay nhỏ, không phân biệt trình độ
phát triển, đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, không một DT nào được giữ đặc quyền,
đặc lợi đi áp bức, bóc lột DT khác, thể hiện trước luật pháp mỗi nước và pháp luật quốc tế.

Trong mộ t quốc gia có nhiều dân tộ c, quyền bình đẳg dân tộ c phải được pháp luật bảo vệ và
thực hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hộ i.

Trong phạm vi giữa các quốc gia dân tộ c, đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa các dân tộ c
gắn liền với cuộ c đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộ c, chủ nghĩa bá quyền nước
lớn.

Ý nghĩa: Bình đẳng dân tộ c là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộ c, là mục tiêu phấn đấu của
các dân tộ c trong mối quan hệ với các dân tộ c khác ; là mộ t trong những điều kiện để thực
hiện quyền dân tộ c và xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các dân tộ c.

7. Ở VN hiệ n nay “Quyền bình đẳng dân tộ c” được thực hiện trên thực tế như thế
nào

Việt Nam là mộ t quốc gia đa dân tộ c thống nhất gồm 54 dân tộ c, dân tộc Kinh chiếm 87%, 53
dân tộ c còn lại chiếm 13%. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ ở dân tộ c ở nước ta là có sự
đoàn kết dân tộ c, hòa hợp dân tộ c trở thành truyền thống. Các dân tộ c cư trú xen kẽ, không
có lãnh thổ riêng, trong đó các dân tộ c thiểu số chủ yếu cư trú ở địa bàn chiến lược, có quan
hệ dòng tộ c với các nước láng giềng và khu vực. Do điều kiện tự nhiên, xã hộ i, lịch sử để lại
nên trình độ văn hóa kinh tế phát triể giữa các dân tộ c là không đều nhau. Quyền bình đẳng
dân tộ c ở VN được pháp luật ghi nhận và được thực hiện với hai nộ i dung

Thứ nhất: quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.

VN tham gia nhiều công ước, tuyên bố quốc tế có liên quan đến vấn đề dân tộ c: Công ước vè
xóa bỏi mọi hình thức phân biệt chủng tộ c, Công ước về quyền kinh tế xã hộ i văn hóa, Tuyên
bố Liên hợp quốc về quyền của các dân tộ c bản địa, Tuyên bố LHQ về quyền của con người
thuộ c về nhóm thiểu số về dân tộ c, chủng tộ c và tôn giáo ngôn ngữ….Đảng kiên trì thực hiện
mở rộ ng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa, đa dạng hóa mối qan hệ đối ngoại.
Mặt khác kien trì kiên quyết đấu tranh chồng kì thị, chia rẽ dân tộ c, chống tư tưởng dân tộ c
lớn, tư tưởng hẹp hòi, dân tộ c cực đoan

Thứ hai, trong nộ i bộ mỗi quốc gia dân tộ c

Hiến pháp năm 1946 khẳng định: Tất cả các quyền bình trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Các Hiến pháp
tiếp theo đã thể hiện rõ nguyên tắc quan trọng này, trong 10 năm gần đây Quốc hộ i đã ban
hành 38 luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đồng bào dân tộ c thiểu số….
Đảng thực hiện bình đẳng dân tộ c trên thực tế bằng cách quan tâm khắc phục sự chênh lệch
về trình độ phát triển kinh tế xã hộ i, văn hóa do lịch sử để lại, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa, tiếng nói chữ viết và truyền thống tốt đẹp các dân tộ c, thực hiện tốt chiến lược
phát triển kinh tế xã hộ i ở các vùng sâu, vùng xa, biển đảo, căn cứ cách mạng. Đấu tranh
phòng chống thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá lợi ích dân
tộ c, thực hiện mục tiêu “độ c lập dân tộ c gắn liền với CNXH”

Câu 4. Từ những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, anh (chị) hãy liên hệ đến sự tồn tại và phát triển của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?

1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng XHCN

Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là mộ t hình thái ý thức xã hộ i, là sản phẩm của con người gắn
với những điều kiện lịch sử, tự nhiên nhất định. Tôn giáo ra đời rất sớm trong lịch sử xã hộ i
loài người, có hình thái phát triển đầy đủ bao gồm: ý thức tông giáo và hệ thống tổ chức tôn
giáo cùng với những người hoạt độ ng mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó. Dưới góc
độ bản chất của tôn giáo, tôn giáo là mộ t hình thái ý thức xã hộ i, phản ánh hoang đường sự
hư ảo hiện thực khách quan, qua sự phản ánh của tôn giáo những hiện tượng tự nhiên-xã
hộ i trở nên thần bí. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp
với đạo đức, đạo lý con người. Theo thời gian, tôn giáo hoàn thiện, biến đổi cùng với sự biến
đổi của các điều kiện KT, CT, XH.

Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xây dựng CNXH: Trong tiến trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Điều đó có nhiều
nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ NN nhận thức: Trong quá trình xây dựng CNXH vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên
mà xã hộ i và khoa học chưa thể làm rõ, trong khi trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, những
sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hộ i còn tác độ ng, chi phối đời sống con người. Vì thế
mộ t số bộ phân nhân dân vẫn tự đi tìm sự lý giải, an ủi, che chở từ sức mạnh thần linh

+ NN kinh tế: Trong CNXH, nhất là giai đoạn đầu thời kì quá độ , còn tồn tại thành
phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau giữa các giai cấp.
Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về KT, CT, VH, XH vẫn còn diễn ra, con người vẫn
chịu sự tác độ ng của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi nên trở nên thụ độ ng, dễ tìm đến tôn
giáo với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

+ NN tâm lí: Tôn giáo là hình thái ý thức XH bảo thủ, khó mất đi. Cho nên dù trong
tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hộ i có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế chính trị và xã hộ i
thì tôn giáo cũng không thể biến đổi kịp những biết đổi kinh tế xã hộ i mà nó phản ánh.

+ NN chính trị xã hộ i: Tôn giáo chứa đựng những giá trị đạo đức văn hóa phù hợp với
đường lối, chính sách của nhà nước xã hộ i chủ nghĩa, đáp ứng dược nhu cầu tinh thần của
mộ t bộ phân nhân dân nên trong mộ t chừng mực nhất định nó vẫn còn sức hút mạnh mẽ
đoi với mộ t số bộ phận nhân dân. Dưới CNXH, tôn giáo có khả năng tự biến đổi thích nghi
nhưng mặt khác, những thế lực phản độ ng lợi dung tôn giáo như một phương tiện chống
phá sự nghiệp xây dựng CNXH của giai cấp công nhân
+ NN văn hóa: Tín ngưỡng tôn giáo chưa đựng tính nhân đạo nhân văn. Sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng XH, có
ý nghĩa giáo dục đạo đức, phong cách lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

8. Liên hệ đến sự tồn tại và phát tiển tôn giáo VN hiện nay

VN là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch sử dân tộ c. Trong
giai đoạn hiện nay, tôn giáo còn tồn tại và phát triển là do:

Thứ nhất: nguyên nhân chính khiến tôn giáo nước ta còn tồn tại và phát triển là do chính
sách của Đảng về vấn đề tôn giáo: Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng bảo hộ quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo, không ai được xâm phạm tư do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Đây là cơ sơ pháp lý cao nhất về quyền bình đẳng
trong chính sách tự do tôn giáo theo quy tắc bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và bình đẳng
về pháp luật.

Thứ hai: điều kiện kinh tế xã hộ i những năm qua được cải thiện, nhân dân có điều kiện sinh
hoạt tín ngưỡng tôn giáo, các tôn giáo có sự biến đổi đan xen và dung hợp với tín ngưỡng
dân gian, truyền thống dân tộ c nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần nhân dân. Mặt
khác trong xu thế hòa bình, hợp tác phát triển, các tôn giáo gắn bó với tự do dân tộ c, ủng hộ
công cuộ c bảo vệ và xây dựng đất nước, biểu hiện ở quyền và trách nhiệm công dân và mục
tiêu hành độ ng tôn giáo. Trong đạo phật có tư tưởng “Đạo pháp – Dân tộc - CNXH”, Công
giáo có “Sống phúc âm giữa lòng dân tộ c”… Nhìn chung, các phương châm đó đều đề cao
tinh thần dân tộ c, đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các tôn giáo với đất nước, nhân dân
VN.

Thứ ba: những tác độ ng tiêu cực của kinh tế thị trường, nhiều tiêu cực trong xã hộ i còn ảnh
hưởng tới nhân dân, người dân tìm đến tôn giáo như chỗ dựa tinh thần

Thứ tư: vẫn còn các tổ chức phản độ ng lợi dụng xu thế quốc tế hóa tôn giáo để thực hiện
mưu đồ chính trị trên lãnh thổ VN với âm mưu “ diễn biến hòa bình “ dưới hình thức khác
nhau nhằm kích độ ng những tín đồ sùng tín chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Câu 5. Trình bày những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo và sự vận
dụng của Đảng ta để giải quyét vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay?

1. Trình bày những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo

Dưới góc độ bản chất của tôn giáo, tôn giáo là mộ t hình thái ý thức xã hộ i, phản ánh hoang
đường sự hư ảo hiện thực khách quan, qua sự phản ánh của tôn giáo những hiện tượng tự
nhiên-xã hộ i trở nên thần bí.

Tín ngưỡng tôn giáo là những vấn đề nhạy và phức tạp. Do đó, những vấn đề nảy sinh từ tôn
giáo cần phải xem xét giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể và chuẩn xác, có tính nguyên tắc
với những phương thức sinh hoạt theo chủ nghĩa quan điểm của chủ nghĩa Mac-lênin.
Mộ t là khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống XH phải
gắn liền với quá trình cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới. Đó là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp xây dựng CNXH.

Hai là khi tín ngưỡng tô giáo còn là tinh thần của 1 bộ phận nhân dân thì nhà nước
XHCN phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công
dân. Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân.

Ba là thực hiện đoàn kết những người có tôn gióa với những người không tôn giáo,
đoàn kết các dân tộc,đoàn kết những người theo tôn gióa vời những người không theo tôn
giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ
cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

Bốn là, phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng
thể hiện sự tín nhưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị là lợi dụng tôn giáo của những phần tử
phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng CNXH.

Năm là, phài có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Bởi vì, trong
mỗi thời kì lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống XH
cũng khác nhau. Quan điểm của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề XH
cũng có sự khác nhau.

9. Sự vận dụng của Đảng ta để giải quyết vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay

VN là quốc gia có nhiều tôn giáo, có tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào, có tôn giáo nộ i sinh.
Trong những năm qua tôn giáo ở VN phát triển phong phú và đa dạng, vấn đề tôn giáo là
mộ t vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu khong giải quyế vấn đề này mộ t cách khéo léo và đúng
đắn sẽ dẫn đến hậu quả lớn. Chính vì thế trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà
nước ta luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộ c. Nghị
quết đại hộ i XI của Đảng khẳng định “Tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân theo quy định cả pháp luật” Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam (2013) Điều 24
quy định: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để nhân
dân ta thực hiện quyền bình đẳng trong chính sách tự do tôn giáo theo nguyên tắc: bình
đẳng về tín ngưỡng, bình đẳng về quyền lợi nghĩa vụ (nghĩa vụ tôn giáo, nghĩa vụ công dân)
và bình đẳng pháp luật.

Nghị quyết đại hộ i XI của đảng còn nhấn mạnh phát huy giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của
các tôn giáo, độ ng viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời,đẹp đạo, tham gia
đóng góp tích cực cho công cuộ c xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Như vậy, quan điểm nhất
quán của Đảng ta không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào mà còn đánh giá cao vai trò, vị trí của các tôn giáo đối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Điều này đã phản bác các luận điệu xuyên tạc cho rằng, Đảng Cộng
sản Việt Nam là vô thần và chủ trương diệt trừ tôn giáo.

Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chính phủ VN đã cụ thể hóa và đưa
những quy định đó vào hiện thực cuộ c sống. Đến nay theo số liệu thống kê cả nước có 12
tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt độ ng trong khuôn khổ pháp
luật. Không những thế, Nhà nước còn tạo điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo
nâng cao trình độ ở nước ngoài và nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học. Việc in ấn, xuất
bản kinh sách được Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có báo, tạp chí,
bản tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Ngoài ra, quan hệ đối ngoại của các tôn
giáo cũng được Nhà nước tạo điều kiện và ngày càng mở rộng, nhất là quan hệ với các tổ
chức tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng, góp phần làm cho bạn
bè quốc tế hiểu rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước cũng
như tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam

You might also like