You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH


-------------------------o0o---------------------------

BÀI THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ

NHÓM 1
TÁC ĐỘNG CỦA COVID – 19
ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Họ và tên giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hồng


Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Tú Anh
Điện thoại: 0364096427
Email: 21012211@phenikaa-uni.edu.vn
Thành viên: 
Nguyễn Thị Tú Anh QTKD4 21012211
Đồng Khánh Thảo QTKD4 21012249
Lê Thu Phương QTKD5 21012685
Trần Học Kiên QTKD4 21012672
Nguyễn Thị Phương Minh QTKD3 21011781
Kiều Thị Hồng QTKD2 21010973
Trần Thị Kiều Trang QTKD4 21012261
Phạm Linh Chi QTKD4 21013175
Nguyễn Hữu Nam Khánh QTKD2 21010117
Nguyễn Hà Phương QTKD4 21012245

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 2
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CUNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..............................3
1. Khái niệm về thương mại điện tử.................................................................................................... 3
2. Tổng cung......................................................................................................................................... 3
2.1. Khái quát về tổng cung............................................................................................................. 3
2.2. Tổng cung trong TMĐT........................................................................................................... 3
PHẦN B: THƯƠNG MẠI ĐIỆN THỬ TRƯỚC VÀ SAU COVID 19..................................................4
1. Thương mại điện tử trước COVID-19............................................................................................ 4
2. Sơ lược về bối cảnh của Nền kinh tế Việt Nam hiện nay để đối diện với cơn bão Thương mại
điện tử................................................................................................................................................... 5
3. Thương mại điện tử sau COVID-19................................................................................................ 5
4. Nhận xét tổng quát TMĐT trước và sau Covid 19.........................................................................7
PHẦN C: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN
MẠNH MẼ TRONG THỜI GIAN TỚI.................................................................................................. 7
1. Khó khăn khi tham gia vào TMĐT................................................................................................. 8
1.1. Đối với người mua:.................................................................................................................... 8
1.2. Đối với người bán:..................................................................................................................... 8
2. Giải pháp để TMĐT phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.......................................................9
2.1. Đối với Nhà nước....................................................................................................................... 9
2.2. Đối với doanh nghiệp................................................................................................................ 9
PHẦN D. THỰC TẾ VỀ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE..................................................10
TỔNG KẾT............................................................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa


1 TMĐT Thương mại điện tử
2 HHDV Hàng hoá dịch vụ
3 DN Doanh nghiệp

MỞ ĐẦU
Thế giới đã và đang phải trải qua một sự bùng nổ của dịch bệnh COVID-19. Covid-
19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và đời sống của con người, nhưng cũng đã làm thay
đổi và sự chuyển mình để phù hợp với cuộc sống với sự thích ứng mới của đại dịch. Việt
Nam cũng đã chuyển mình để phù hợp với những diễn biến kéo dài của đại dịch Covid 19,
một trong những ngành mà có sự chuyển mình mạnh mẽ nhất đó là thương mại điện tử.
Trước đây, khi chưa bùng phát đại dịch thì thương mại điện tử được đánh giá là một thị
1
trường tiềm năng cho những nhà khởi nghiệp trẻ nhưng chưa đủ sức để cạnh tranh với việc
mua sắm truyền thống. Khi covid- 19 bùng phát thì thương mại điện tử đã lợi dụng nhiều
hạn chế của đại dịch như là việc đi chợ, thanh toán sản phẩm, … để làm một điểm mạnh của
ngành. Chúng em nhận ra sự thay đổi và phát triển trong thời điểm hiện tại của thương mại
điện tử nhất là trong Covid-19 vừa qua, đây chính là một đề tài hấp dẫn và thiết thực đối với
thời điểm hiện tại. Chúng em đã quyết định chọn đề tài:
 “Tác động của COVID-19 đến thương mại điện tử ở Việt Nam” 
Tiểu luận gồm 4 phần chính: Trong đó, Phần A trình bày về đề tài, tổng quan về
TMĐT với những yếu tố của tổng cung trong TMĐT. Phần B trình bày về nội dung Thương
mại điện tử trước và sau Covid có sự thay đổi như thế nào về tổng cung. Phần C nêu ra
những khó khăn và để tiếp tục tăng trưởng sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Phần
D Thực tế về sàn TMĐT Shopee.
Để nhìn nhận và hiểu rõ hơn về TMĐT ở thị trường Việt Nam sau khi Covid – 19 có
những tác động mạnh mẽ vào thị trường và cuộc sống con người. Có những khó khăn thách
thức lớn đối với các sàn TMĐT và doanh nghiệp khi tham gia vào cách mạng 4.0 với mạng
internet đi vào cuộc sống của người tiêu dùng. Từ phía góc nhìn của một doanh nghiêp
nhóm 1 chúng tôi có những ý kiến từ đề tài  “Tác động của COVID-19 đến thương mại
điện tử ở Việt Nam”. Dưới đây là phần nội dung và ý kiến mà nhóm chúng tôi đưa ra.

2
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CUNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán thông
qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách phân phối của tiếp thị.
● Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo,
bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh tóan trên mạng Internet, nhưng
được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số
hot thông qua mạng Internet”.
 ● Theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): “TMĐT là các giao dịch điện tử trên
mạng Internet hoặc những mạng mở khác. Những giao dịch này có hai loại: Một là giao dịch
bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình. Hai là, giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực
tuyến các thông tin và dịch vụ, hàng hóa số hóa”. 
● Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về
TMĐT: “Hoạt Động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt
động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di
động hoặc các mạng mở khác”. (Nguyễn Ngọc Hưng, 2017)
2.Tổng cung
2.1. Khái quát về tổng cung.
Tổng cung là tổng khối lượng hàng hoá dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh mong muốn
và có khả cung cấp tương ứng với mỗi mức giá chung, mức chi phí sản xuất và giới hạn khả
năng sản còn các yếu tố kinh tế khác cho trước.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung:
● Các nguồn lực: 
 Lao động: Những người làm việc để kiếm sống. Giá trị của sức lao động phụ thuộc
vào trình độ học vấn, kỹ năng và động lực của người lao động. Phần thưởng hoặc thu
nhập cho lao động là tiền lương. Nếu một quốc gia có một lực lượng lao động lớn, có
kỹ năng và cơ động, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu kinh doanh đang thay đổi.
Nhưng nó phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng của lao động từ các nước
khác. Họ cung cấp những công nhân có kỹ năng tương tự với mức giá thấp hơn. Nếu
một quốc gia có lực lượng lao động hạn hẹp, trình độ kém thì sẽ không thể nhanh
chóng đáp ứng các nhu cầu sản xuất của nền kinh tế
 Tài nguyên thiên nhiên: Hàng hoá thô và vật liệu do lao động sử dụng để tạo ra cung.
Như Việt Nam có sự kết hợp độc đáo giữa đất và nước dễ dàng tiếp cận. Nó có một
khí hậu ôn hòa, ven biển và có các tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí
thiên nhiên, khoáng sản, …
3
 Tư bản (máy móc, thiết bị và các công trình kiến trúc phục vụ cho quá trình sản xuất)
 Công nghệ
● Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm sản lượng tiềm năng để phản ánh mức sản lượng mà
nền kinh tế tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ.
● Mức giá chung.
● Chi phí sản xuất: Phụ thuộc vào giá các yếu tố đầu vào như tiền lương, giá nguyên liệu
nhập khẩu…
2.2. Tổng cung trong TMĐT
Tổng cung trong TMĐT: Là tổng khối lượng hàng hoá dịch mà các tác trong nền kinh mong
muốn và có khả  cung cấp tương ứng với mỗi mức giá chung, mức chi phí sản xuất trong thị
trường thương mại điện tử
Các yếu tố tác động đến tổng cung trong TMĐT:
 Nhân công: thiếu nhân công trầm trọng trong lĩnh vực quản trị website và sàn
TMĐT. 46% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ gặp khó khăn trong việc tuyển
dụng lao động có khả năng
 Vốn tài chính: Nguồn tiền được tập trung vào khâu sản xuất thay vì mặt bằng và
nhân công. Từ đó vốn tác động tích cực vào tổng cung trong 
 Công nghệ: Các khâu trong việc tư vấn phục vụ khách hàng dần được tự động hoá.
Giúp giảm lượng nhân công không cần thiết, giảm nguồn tài chính và tăng mức lợi
nhuận
PHẦN B: THƯƠNG MẠI ĐIỆN THỬ TRƯỚC VÀ SAU COVID 19
1. Thương mại điện tử trước COVID-19
Cùng với những năm hình thành và phát triển của thương mại điện tử, Việt Nam đã chứng
kiến những bước tiến vượt bậc trong nền kinh tế phát triển kỹ thuật số, cả về tốc độ và quy
mô tăng trưởng. 
● Năm 2018-2019, chứng kiến sự xuất hiện của các công ty thương mại điện tử ở Việt
Nam. Đầu tư nước ngoài và các công ty bán lẻ chủ chốt ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực thương
mại điện tử của Việt Nam với dòng vốn vẫn đang tăng chưa từng có cùng nền tảng cơ bản
cho sự tăng trưởng theo cấp số nhân ngày càng đưa TMĐT phát triển với tốc độ không
ngờ.
● Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thường xuyên cập nhật và thực thi hệ thống pháp luật về
TMĐT, tạo môi trường rộng mở và phát triển bền vững lâu dài cho TMĐT. Bất chấp
những trở ngại về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số và khung pháp lý chưa thật sự hoàn thiện thì
Việt Nam vẫn là một trong những thị trường TMĐT hứa hẹn nhất với tốc độ tăng trưởng
luôn trong trạng thái ổn định.
Người tiêu dùng Việt Nam cũng ngày càng chi tiêu vào trực tuyến nhiều hơn do tính
thuận tiện và cũng bởi sự lan rộng của nền kinh tế kỹ thuật số đưa người tiêu dùng kết nối
gần hơn với nguồn cung HHDV. Từ đó gia tăng lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

4
Thúc đẩy đầu tư vào TMĐT, các DN mở rộng thị trường hoặc xuất hiện những DN
mới trong lĩnh vực TMĐT dẫn tới lượng cung HHDV ngày một tăng lên một cách nhanh
chóng.
Đi kèm từng bước với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT là sự phổ cập rộng rãi của
e-banking, nhờ tính tiện lợi và linh hoạt, giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí và thời gian,
đồng thời giúp DN mở rộng hệ thống khách hàng mà còn tăng khả năng tiếp cận với thị
trường thế giới nhằm tăng doanh số bán hàng từ khách hàng hiện tại và các dịch vụ tạo ra
giá trị khác. 

Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ về thương mại điện
tử xuyên biên giới. Khung thuận lợi hóa Thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC
2017 góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; trở thành nguồn động lực cho
phát triển kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ
thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập chuỗi cung ứng quốc gia
và khu vực, nâng cao tính cạnh tranh và thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số.
Bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được của TMĐT Việt Nam, ta thấy được
một số khó khăn đã khiến TMĐT chưa phát triển tối đa trong thời kỳ này:
 Dịch vụ logistics - giao hàng chặng cuối - hoàn tất đơn hàng còn nhiều hạn chế.
 Lòng tin của người tiêu dùng vào giao dịch mua bán trực tuyến còn thấp.
 Bảo mật thông tin, an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng còn nhiều lo ngại.
 Hình thức thanh toán trực tuyến còn hạn chế.
 Cơ sở hạ tầng chưa tối ưu.
2. Sơ lược về bối cảnh của Nền kinh tế Việt Nam hiện nay để đối diện với cơn bão
Thương mại điện tử
Thế kỉ 21 là một thế kỉ hết sức đặc biệt trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử
loài người mà ở đó, các cường quốc tranh vương bá quyền thông qua những cuộc chạy đua
kinh tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện và lan rộng của COVID-19 đã tạo ra bước ngoặt lớn làm

5
cho cuộc đua có sự thay đổi đáng kể. Là một phần gắn bó không thể tách rời, Việt Nam cũng
không nằm ngoài guồng quay đó.
Cũng như bao đất nước khác, thì Việt Nam cũng đã chịu tác động bởi những xu thế
tất yếu mà đại dịch COVID-19 đã đem tới, đơn cử như trong lĩnh vực thương mại điện tử thì
COVID-19 chính là 1 bước ngoặt quan trọng làm thay đổi bộ mặt của lĩnh vực này ví như
hành vi mua bán, trao đổi hàng hóa giữa người bán và người mua, các chính sách tài khóa,
kích cầu của Chính Phủ nhắm vào việc phát triển mảng thương mại không trực tiếp, các điều
chỉnh mang tính chiến lược và đón đầu xu thế của các doanh nghiệp để ứng phó với sự phát
triển như vũ bão của Thương mại điện tử,... Những điều ấy đã tạo nên một hệ sinh thái mà ở
đó Thương mại điện tử trở nên lớn mạnh và là một thế lực mới nổi nhưng đầy tiềm năng đối
với ngành thương mại ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, COVID-19 cũng là 1 tác nhân đã thức đẩy sự phát triển của khoa học
công nghệ nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn dịch bệnh, nhất là hỗ trợ trao đổi mua bán
phi trực tiếp. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, độ phủ sóng rộng rãi của Internet đã trở
thành phương tiện cho Thương mại điện tử đến gần hơn với người dân chứ không là khái
niệm mang tính giai cấp.
Thực tế đã chứng minh “Phát biểu khai mạc Diễn đàn Toàn cảnh Thương Mại điện
tử năm 2020, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải cho biết,
từ đầu tháng 2 tới hết tháng 4 năm 2020 kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
COVID-19. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch với sự phong toả
toàn diện hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo
triển khai kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả. Dịch COVID-19 nhanh chóng làm thay
đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến hơn.
COVID-19 thực sự là cú hích đáng kể với thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp trước
đây chưa từng bán trực tuyến nay đã bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ mua hàng
trực tuyến nay đã mua hàng trực tuyến. Trong giai đoạn cao điểm của dịch từ tháng 2 đến
tháng 4, đây là kênh duy nhất để tiếp cận tới một số hàng hoá và dịch vụ.”
3. Thương mại điện tử sau COVID-19
Mở rộng hơn từ phần bối cảnh, những tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19
đến nguồn cung là việc các công ty tận dụng đầu tư vào các kênh bán hàng mới, mở rộng
phân khúc người tiêu dùng (ví dụ như người cao tuổi) và sản phẩm (ví dụ như cửa hàng tạp
hóa online),… Chính những biến đổi đó đã nâng cao tính năng động mở rộng phạm vi
thương mại điện tử - thuộc về nguồn lực sản xuất tri thức công nghệ của nền kinh tế.
Cụ thể trong thực tế:
 ZaloPay, một trong những ví điện tử lớn nhất Việt Nam, đã quảng bá mạnh mẽ dịch
vụ “lì xì” của mình, một cách tiếp cận kỹ thuật số mới với truyền thống người cao
tuổi lì xì cho trẻ em.
 Nhiều siêu thị, trong đó có Big C và Coopmart, đã kết hợp với ví điện tử và nền tảng
mua sắm trực tuyến để thực hiện các chiến dịch tiếp thị nhằm quảng bá dịch vụ mua
sắm trực tuyến và giao hàng chuẩn bị Tết.
6
⥤ Các nhà sản xuất mở rộng chiến lược kinh doanh phù hợp để dễ dàng hưởng lợi từ việc
nhiều người Việt Nam chuyển sang sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ tài
chính kỹ thuật số.
Từ đó, ta có mô hình động đường tổng cầu – tổng cung về mặt lý thuyết như sau:

Giải thích:
Những gì đã được thấy trong cả những thay đổi hành vi của người tiêu dùng và trong các
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới việc chuyển đổi kỹ thuật số nhanh
hơn trong các doanh nghiệp và dịch vụ do đại dịch COVID-19. Nghĩa là khi đó, cả đường
AD và AS Short-run dịch chuyển sang phải, kéo theo sự dịch chuyển của AS Long-run và có
thể dự đoán là mức giá cả sẽ tăng trong thời gian tới.
=> Những biến động của nhân tố tri thức công nghệ có thể coi là những dao động ngắn hạn
xung quanh đường xu hướng trong dài hạn, khiến mức sản lượng tự nhiên tăng lên theo thời
gian.
Nhận xét:
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên liên quan hoạt động trong các ngành công nghiệp
khác (nguồn cung) nên chú ý đến cách tận dụng các lợi ích do thương mại điện tử mang lại.
Cho dù đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các giao dịch B2C (các giao dịch giữa
một bên là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ, và bên còn lại là người tiêu dùng cuối
cùng cho sản phẩm/dịch vụ đó) hay kích hoạt các doanh nghiệp kỹ thuật số để thích ứng với
thời hiện đại. Từ đó, kỳ vọng ngành thương mại điện tử không chỉ phát triển và trưởng thành
hơn nữa mà còn là mũi nhọn phát triển trong những năm tới khi Việt Nam tiến tới kỷ nguyên
số.
4. Nhận xét tổng quát TMĐT trước và sau Covid 19
● Năm 2020, Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến tăng từ 77% năm
2019 lên con số 88% vào năm 2020; tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam
đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có
mức tăng trưởng 2 con số.
7
● Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021
ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ
cả nước.
● Trong quý I/2022, Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với hơn 55%
trong số đó đển từ các khu vực phi thành thị. Tỷ lệ người tiêu dùng thương mại điện tử có xu
hướng tăng cao, với 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp
tục sử dụng trong tương lai. Điều này cho thấy được thành công của thương mại điện tử Việt
Nam sau covid-19 chính là có được lòng tin của người tiêu dùng - tin tưởng vào giao dịch
mua bán trực tuyến - khác với thời điểm trước covid.

Biểu đồ thể hiện TMĐT trước và sau COVID-19


Từ những số liệu trên có thể thấy đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến sự phát triển của
nền kinh tế nói chung, tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đạt mức tăng
trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng
nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhiều doanh nghiệp đã và đang nắm bắt
cơ hội này để bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.
PHẦN C: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Khó khăn khi tham gia vào TMĐT
1.1. Đối với người mua:
● E ngại chất lượng sản phẩm: Hàng hóa được “đánh bóng” nhờ kỹ thuật chỉnh sửa hình
ảnh; không được sờ, nắm tận tay nên không biết rõ về chất liệu; một số hàng giá trị lớn
như hàng điện máy thì chế độ bảo hành gặp khó khăn… 
● E ngại về việc lừa đảo qua internet: Khó khăn trong việc thực hiện khiếu nại. Chúng ta có
thể thấy rất nhiều vụ lừa đảo qua internet với số tiền rất lớn.

8
● Đắn đo do thời gian và đơn vị vận chuyển: Một số đơn vị vận chuyển làm việc rất thiếu
trách nhiệm. Tự ý hủy đơn của khách mà không hề thông báo tới khách hàng hay nhà bán
hàng. Ảnh hưởng tới 3 bên: người bán, người mua và cả bên đơn vị vận chuyển.
● Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên
Internet. Do chưa có lòng tin khi mua hàng qua internet.
1.2. Đối với người bán:
● Một số khách hàng không có trách nhiệm: đặt hàng cho vui, lấy việc đặt hàng ra để trêu
đùa hoặc cũng có thể phá việc bán hàng của các người bán khiến cho các shop phải mất thời
gian và tiền bạc trong việc đi đơn.
● Các nhà bán hàng bị các sàn TMĐT ăn % phí sàn: Ví dụ như phí sàn ngành hàng điện
thoại, máy tính, tivi … của sàn Lazada là 3% và 5% cho ngành hàng điện tử, điện gia dụng,
tiêu dùng nhanh.
● Đơn vị vận chuyển làm việc chưa thực sự tốt: thường xuyên tự hủy đơn của khách hàng
làm tụt doanh thu của các nhà bán hàng. Các bên đơn vị vận chuyển chưa thực sự vận hành
đơn tốt: có khi đơn tồn kho tới 1 tháng. Đó cũng là một trong những điều làm khách hàng
không hài lòng và dẫn tới việc hủy đơn. Anhr hưởng trực tiếp tới doanh thu của các hàng
bán hàng khi tham gia vào TMĐT
● Một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT: Ví dụ như nhiều thực phẩm nhanh
hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ…
● Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ đầu tư
trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó làm mất rất nhiều thời gian trong
TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Vì vậy mà còn ít thời gian để có thể phát
triển gian hàng hơn.
● Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong
TMĐT. Họ có quyền quyết định luật chơi, quy định các điều kiện hợp đồng để người bán
hàng tham gia bán hàng trên sàn. Chính vì vậy rủi ro khi tham gia bán hàng trên sàn điện tử
cũng khá cao. Nếu một ngày không may nào đó, gian hàng của bạn vi phạm các chính sách
của sàn thương mại điện tử, bị báo cáo hàng không tốt, hay sàn thương mại điện tử phá sản
thì gian hàng của bạn sẽ hoàn toàn biến mất. Một khi tham gia cuộc chơi trên sàn thương
mại điện tử, bạn hoàn toàn lệ thuộc vào họ.
● Đội ngũ tư vấn hỗ trợ khách hàng cần phải có kiến thức chuyên sâu cao hơn vì họ phải
biết cách giao dịch với khách hàng trong một môi trường ảo.
● Tính cạnh tranh cao.
Ví dụ như trên sàn TMĐT Shopee. Bạn bị so sánh với hàng chục, hàng trăm đối thủ khác.
Chính vì vậy, tính cạnh tranh rất cao. Câu hỏi bạn cần đặt ra là: tại sao khách hàng chọn
mình chứ không phải hàng trăm đối thủ khác. Trên các sàn TMĐT giá cả, gian hàng và cả
lượt traffic, … là vô cùng quan trọng. Một câu nói truyền kỳ của anh em marketer đó là “
Muốn có đơn hàng phải có traffic”.
● Các quy định để tham gia bán hàng trên sàn TMĐT khá thoáng và dễ dàng tạo gian hàng
trên sàn. Ví dụ: Cùng một mặt hàng, trên sàn TMĐT có rất nhiều người bán nên tính cạnh

9
tranh rất cao. Khi khách hàng vào mua hàng trên sàn, họ không chỉ thấy gian hàng và giá
của bạn mà còn thấy rất nhiều gian hàng khác nữa. Vì thế khách hàng dễ có sự so sánh về
giá. Nếu giá của bạn hơi cao thì khó có đơn hàng. Vì khách hàng có nhiều cơ hội để so sánh
giá với các sản phẩm cùng loại, bạn sẽ gặp tình trạng cạnh tranh về giá nên lợi nhuận thấp.
● Do là kênh bán hàng thụ động, khách hàng tự tìm đến sản phẩm của mình khi có nhu
cầu, nên doanh thu hầu như phụ thuộc vào hoạt động khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi của sàn
TMĐT.
● Khó xây dựng thương hiệu: Khi bán hàng trên sàn TMĐT bạn khó xây dựng được
thương hiệu riêng vì khách chỉ nhớ đến tên sàn mà không nhớ thương hiệu của bạn. Việc
nhận diện thương hiệu riêng của bạn cũng gặp khó khăn do có rất nhiều thương hiệu của đối
thủ cạnh tranh cùng xuất hiện trên sàn bên cạnh thương hiệu của bạn.
2. Giải pháp để TMĐT phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
2.1. Đối với Nhà nước
Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới
các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ
các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số.
Hai là, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Các giao dịch TMĐT đòi hỏi phải
có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ
thông tin mới phát sinh để phục vụ cho TMĐT và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp
ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. Do đó, cần tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp
tập huấn, các cuộc hội thảo hay nói chuyện chuyên đề ở nhiều cấp khác nhau, nhiều địa
phương khác nhau nhằm phổ biến cho mọi người dân, mọi đối tượng và mọi thành phần
kinh tế những kiến thức cơ bản nhất về internet/website và TMĐT. Bên cạnh đó, cần triển
khai các chương trình đào tạo về TMĐT ở bậc đại học, cao đẳng trên địa bàn các tỉnh, thành
phố để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực TMĐT.
Ba là, tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT với việc
cải thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và logistics cho TMĐT, ứng dụng các công nghệ mới
trong hoạt động logistics; khuyến khích thí điểm và triển khai ứng dụng các phương tiện
giao thông mới hỗ trợ việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong TMĐT; Xây dựng hệ
thống quản lý trực tuyến các dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho
TMĐT bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bốn là, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT, ngăn chặn hiệu quả tình trạng doanh
nghiệp bị tấn công vào các website hay các hành vi buôn lậu, bán hàng giả…
2.2. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ hai, đầu tư hợp lý cho xây dựng cửa hàng trực tuyến, cải thiện chất lượng hình ảnh,
thông tin trên các cửa hàng. 
Thứ ba, đẩy mạnh tiếp thị thông qua kênh truyền thông xã hội. 

10
Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, hạ tầng phần mềm lẫn phần cứng,
nhằm đảm bảo an toàn thông tin khách hàng và giao dịch, góp phần nâng cao lòng tin của
người mua đối với hoạt động trực tuyến, nâng cao hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.
Thứ năm, sử dụng nhiều mã giảm giá
 Tăng tỉ lệ chuyển đổi: Giá bán là 1 phần rất quan trọng để quyết định khách hàng có
mua hàng hay không. Giá bán là 1 phần rất quan trọng để quyết định khách hàng có
mua hàng hay không
 Up sale: Việc chúng ta mất công (hoặc mất tiền) tiếp thị 1 sản phẩm đến với khách
hàng mà không UPSALE tăng doanh thu trên một đơn hàng thì thật là đáng tiếc. Khi
có MGG, khách hàng sẽ bỏ nhiều tiền hơn cho một đơn hàng để sử dụng được MGG.
 Tăng lượt click vào sản phẩm: Người mua sẽ bị hấp dẫn khi nhìn thấy nhãn “giảm
20k” hoặc “giảm 10%” trong sản phẩm của bạn. Khiến tăng tỉ lệ khách hàng nhấp
chuột vào sản phẩm của sốp. Khi khách hàng vào sản phẩm của sốp thì việc của
shophop là không được cho khách ra ngoài. Bằng cách tối ưu sản phẩm (video, hình
ảnh, nội dung, số bán, đánh giá… Và cả các deal sốc, quà tặng nữa).
 Xả hàng hoặc đưa sản phẩm lên Top: Đây chính là công cụ hiệu quả khi chúng ta cần
tăng traffic cho 1 sản phẩm nào đó.
Thứ sáu, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng 
 Phân công nhân sự trực chat thường xuyên.
 Thường xuyên theo dõi trạng thái đơn hàng.
 Đóng gói đúng quy chuẩn và kèm thêm quà tặng.
 Chủ động liên hệ với khách hàng để nhờ khách hàng đánh giá.
 Nhanh chóng xử lý các bình luận đánh giá không tốt của khách.
Thứ bảy, tốc độ giao hàng cải thiện trải nghiệm khách hàng
 Khách hàng là thượng đế”, điều này vẫn luôn đúng trong kinh doanh và các loại hình
dịch vụ. Có thể thấy, người tiêu dùng rất có tiếng nói trong nền kinh tế số hiện nay.
Những đánh giá, phản hồi của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhất là khi thị trường Việt Nam có nhiều sự cạnh tranh lẫn
nhau, doanh nghiệp nào cũng muốn mang đến dịch vụ tốt nhất, làm hài lòng khách
hàng. Một trong những yếu tố giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng hiện nay chính
là tốc độ giao hàng đến tay người tiêu dùng. Rõ ràng với tâm lý háo hức sau khi đặt
hàng, ai cũng muốn nhận được hàng sớm nhất có thể. Và xu hướng thương mại điện
tử giải quyết rất tốt về tốc độ giao hàng. Nhiều đơn vị giao hàng có thể giao ngay
trong ngày, thậm chí là sau 2 – 3 giờ đồng hồ sau khi đặt.
PHẦN D. THỰC TẾ VỀ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE
Hiện nay, Shopee là nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu tại đông Nam Á có  trụ sở tại
Singapore và trực thuộc công ty SeA  được  ra đời  năm 2015. Và đến ngày 8/8/2016 Shopee
đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Trong đó, năm 2021 Shoepee ngày càng được nhiều người dùng tiếp cận và tận hưởng lợi
ích từ công nghệ thông qua Shopee:
11
● Phát triển cộng đồng
 Shopee nỗ lực thu hút và nâng cao năng lực cho những ai có niềm đam mê công
nghệ tại địa phương. Hơn 20.000 người đã tham gia vào các chương trình đào tạo về
công nghệ của Shopee, bao gồm chuỗi hội thảo “Tech@Shopee” và cuộc thi Shopee
Code League.
 1,3 triệu nhà bán hàng địa phương được nâng cao kĩ năng thông qua học viện shopee
● Thúc đẩy sự hòa nhập và phát triển
 Số lượng nhà bán hàng Shopee tại khu vực lân cận các thành phố lớn tăng trưởng
70% so với cùng kỳ năm ngoái. 
 Trong năm 2021, cứ 6 đơn hàng thì có 1 đơn hàng là của người dùng mới sử dụng
Shopee, trong khi số lượng người dùng Shopee ở khu vực lân cận các thành phố lớn
đã tăng 40%.
 Số lượng người dùng ví điện tử ShopeePay tăng gấp 2,5 lần,
 42 triệu người lần đầu tiên mua hàng trên shopee Mall
Ngoài ra , shopee còn liên kết với một số đơn vị vận chuyển: Giaohangnhanh-GHN , Giao
hàng tiết kiệm – GHTK , J&T express , Viettel post , VN post – EMS ( Bưu điện Việt Nam)

12
TỔNG KẾT
Thương mại điện tử đã có bước phát triển vượt bậc trong Covid 19. Đồng thời có
những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến tổng cung trong TMĐT tạo ra những
phương hướng phát triển cho nhà sản xuất với những điều mới mẻ. 
Song hành với những sự phát triển thì cũng có một số vấn đề mà từ nhà sản xuất gặp
phải như bị các đơn vị trung gian lấy tỉ lệ phần trăm hoa hồng hay việc người bán bị người
mua đặt hàng và không nhận hàng. Khá nhiều vấn đề trong việc phát triển và xây dựng sàn
thương mại điện tử như việc kết nối với các công ty vận chuyển, các bên quảng cáo,.. nhưng
chúng ta mới phần nào được giải quyết những vấn đề phát sinh đó.
Rất nhiều sàn TMĐT nhận ra rằng việc có những chính sách ưu đãi cho khách hàng
bằng những phương thức khác nhau từ thanh toán online đến có những đợt khuyến mãi tạo
ra những chiến dịch quảng bá và giữ chân khách hàng với sàn TMĐT của họ. Việc áp dụng
những biện pháp đó đã phần nào làm tăng trưởng và phát triển sàn TMĐT nhất là trong thời
kỳ đại dịch Covid 19 vừa qua.
Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách để phát triển trong ngành TMĐT, song
hành đó các doanh nghiệp cũng đã đẩy mạnh những chính sách cho người tiêu dùng để đẩy
mạnh sàn TMĐT hơn nữa. Những con số trong đại dịch Covid 19 đã chứng tỏ sự phát triển
của TMĐT ở Việt Nam một cách mạnh mẽ.
Số hóa đã giúp tổng doanh thu ở thị trường Việt Nam ngày càng phát triển và cũng
ảnh hưởng đến phần nào TMĐT để đi vào cuộc sống con người. 

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Cục thương mại điện tử và kinh tế số(2020), Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt
Nam năm 2020: Tăng tốc sau đại dịch, http://online.gov.vn/baiviet/Dien-dan-Toan-canh-
thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-2020-Tang-toc-sau-dai-dichV9BEGxedSK?
AspxAutoDetectCookieSupport=1
2, Lê Thanh Thuỷ (2022), Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay,
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-trong-boi-
canh-hien-nay-344623.html
3, Quan Vu Le and Jason Quang Nguyen, (2021), How COVID-19 is speeding up Vietnam’s
digital transformation, https://www.eastasiaforum.org/2021/02/23/how-covid-19-is-
speeding-up-vietnams-digital-transformation/ [ 05/25/2022 ]
4, Shopee, (2022) Cách nắm bắt sản phẩm cạnh tranh, Cách nắm bắt sản phẩm cạnh tranh
trên sàn Shopee nhanh chóng (shopeeplus.com)
5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận (2020), Một số giải pháp phát triển thương
mại điện tử ở nước ta hiện nay, https://lagi.binhthuan.gov.vn/mDefault.aspx?
sid=1321&pageid=3501&catid=67080&id=585222&catname=thong-tin-bao-chi&title=mot-
so-giai-phap-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-o-nuoc-ta-hien-nay

PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

Họ và tên Mã sinh viên Nội dung việc


Nguyễn Thị Tú Anh 21012211 Phân chia công việc, mở đầu và tổng kết.
Bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam
Đồng Khánh Thảo 21012249 trong cơn bão Thương mại điện tử
Lê Thu Phương 21012685 TMĐT trước Covid – 19
Khó khăn từ người mua và người bán trong
Trần Học Kiên 21012672 TMĐT
Nguyễn Thị Phương Minh 21011781 Giải pháp để phát triển TMĐT
Nhận xét tổng quát TMĐT trước và sau covid-
Kiều Thị Hồng 21010973 19
Trần Thị Kiều Trang 21012261 Thực tế với Shopee
Phạm Linh Chi 21013175 Giải pháp để phát triển TMĐT
Định nghĩa tổng cung và tổng cung trong
Nguyễn Hữu Nam Khánh 21010117 TMĐT
Nguyễn Hà Phương 21012245 TMĐT sau covid-19

14
15

You might also like