You are on page 1of 4

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM

I. Thông tin chung


1. Tên lớp: ME6052.2 Khóa: 14
2. Tên nhóm : Nhóm 8
Họ và tên thành viên:
1. Trần Đình Đức MSV: 2019603479 Lớp: CĐT 2 – K14
2. Nguyễn Duy Văn MSV: 2019603548 Lớp: CĐT 2 – K14
3. Phạm Quốc Tuấn MSV: 2019602244 Lớp: CĐT 2 – K14
II. Nội dung học tập
1. Tên chủ đề: Nghiên cứu, thiết kế vườn thông minh.
2. Hoạt động của sinh viên
- Nội dung 1: Tổng quan về hệ thống (L4.2)
- Nội dung 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống (L4.2)
- Nội dung 3: Tính toán, thiết kế mô hình hệ thống (L4.1, L4.3)
- Nội dung 4: Viết báo cáo
3. Sản phẩm nghiên cứu: Báo cáo thu hoạch và mô hình sản phẩm (nếu có)
III. Nhiệm vụ học tập
1. Hoàn thành đồ án theo đúng thời gian quy định (từ ngày 13/9/2021 đến
ngày 2/12/2021).
2. Báo cáo nội dung nghiên cứu theo chủ đề được giao trước hội đồng đánh
giá.
IV. Học liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
1. Tài liệu học tập:
[1] Tài liệu hướng dẫn đồ án môn học Cơ Điện tử, Bộ môn Cơ điện tử.
[2] Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Phong Điền, Cơ điện tử, NXB KH&KT.
2. Phương tiện, nguyên liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án (nếu
có): Máy tính, linh kiện và dụng cụ điện tử theo nhu cầu sử dụng.

KHOA CƠ KHÍ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Anh Tú ThS. Lê Văn Nghĩa


MÔ TẢ THIẾT BỊ

1. Mô tả nhiệm vụ công nghệ

Hệ thống vườn thông minh hoạt động theo quy trình khép kín có khả năng liên tục cập
nhật các thông số lên Database và hiển thị ra màn hình, tự động điều chỉnh độ ẩm đất,
nhiệt độ theo tiêu chuẩn của cây trồng. Khí hậu trong vườn cũng có thể được điều khiển
bằng tay tại vườn hoặc điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh
và trang web.

Tại chế độ tự động, khi độ ẩm đất xuống dưới ngưỡng cho phép, hệ thống tưới nhỏ giọt
được kích hoạt cho đến khi độ ẩm đất đạt tiêu chuẩn của cây trồng. Tương tự, khi nhiệt
độ không khí trong vườn vượt mức đã định, quạt thông gió được bật đến khi nhiệt độ về
mức cho phép.

Tại chế độ điều khiển bằng tay, người dùng có thể sử dụng nút nhấn trực tiếp, ứng dụng
trên điện thoại thông minh hoặc web để điều khiển bật tắt thiết bị bơm, quạt.

2. Cấu trúc thiết bị

Thiết bị Loại sử dụng


Nhà kính Ống thép, màng nilon
Máy bơm Máy bơm nước 1 pha
Quạt Động cơ 1 pha
Đường dẫn nước Ống nhựa PVC, béc nhỏ giọt
Nguồn điện AC 220V
Cảm biến Cảm biến độ ẩm đất, cảm biến nhiệt độ
Bộ điều khiển NODEMCU ESP32, Relay 5V 220V/10A

3. Đặc tính kỹ thuật

Thông số Giá trị


Diện tích nhà kính 8m x 20m
Chiều cao tường 4m
Chiều cao đỉnh 6m
Máy bơm 220V/750W
Lưu lượng qua béc tưới 4 lít/h
Quạt 220V/550W
Lưu lượng gió 28000 m3/h
Điện áp 220V AC

4. Nội dung báo cáo

Chương 1: Giới thiệu chung

1.1. Tổng quan hệ thống vườn thông minh

1.2. Mục tiêu của đề tài

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.1. Các yêu cầu đối với hệ thống vườn thông minh

2.2 Phần cơ khí

2.2.1 Vật liệu dựng nhà kính

2.2.2 Các kích thước yêu cầu

2.3 Phần điện

2.3.1 Bộ điều khiển

2.3.2 Cảm biến

2.3.3 Cơ cấu chấp hành

2.4 Phần mềm

2.4.1 Firebase

2.4.2 Mobile app


2.4.3 Web

Chương 3: Tính toán, thiết kế vườn thông minh

3.1 Tính toán, thiết kế nhà kính

3.2 Tính chọn các cơ cấu chấp hành

3.2.1 Tính chọn máy bơm

3.2.2 Tính chọn quạt thông gió

3.3 Tính toán thiết kế hệ thống điện, điện tử

3.3.1 Tính chọn nguồn cấp

3.3.2 Lựa chọn bộ điều khiển

3.3.3 Lựa chọn cảm biến

3.3.4 Thiết kế mạch điện

3.4 Thiết kế phần mềm


3.4.1 Thuật toán điều khiển
3.4.1 Thiết lập Firebase
3.4.2 Thiết kế Mobile app
3.4.3 Thiết kế Web

Kết luận

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ GD & ĐT. Giáo trình HTML và thiết kế Web. Nhà xuất bản Trẻ, 2008.
2. Hà Văn Phương. Giáo trình đo lường và cảm biến. Nhà xuất bản H. KH&KT, 2013
3. Nguyễn Thị Phương Hà - Huỳnh Thái Hoàng. Lý thuyết điều khiển tự động. Nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 2011.

You might also like