You are on page 1of 3

Chủ đề thuyết trình (ĐTP 15%)

Chủ đề 1 - Chính trị


Hãy phân tích và so sánh các khía cạnh trong hệ thống chính trị của 2 quốc gia Mỹ và
Philippines (nhóm 1); Pháp và Chile (nhóm 2), và các ảnh hưởng của nó tới doanh nghiệp đa
quốc gia kinh doanh tại các thị trường, từ đó có những đánh giá và lựa chọn về thị trường hoạt
động kinh doanh quốc tế.
Gợi ý:
- Hệ thống chính trị của hai quốc gia trên có xu hướng dân chủ hay chuyên chế? Ở mức độ
nào? Đưa ra các tiêu chí nhận dạng và giải thích
- Hệ thống chính trị của hai quốc gia trên đề cao chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa xã hội?
- Xét về yếu tố chính trị, đánh giá ảnh hưởng của hệ thống chính trị của hai quốc gia trên
đến hoạt động kinh doanh quốc tế. DN nên lựa chọn thị trường nào trong 2 thị trường
đó để hoạt động kinh doanh quốc tế? Đưa ra các tiêu chí đánh giá và giải thích

Chủ đề 2 - Hệ thống kinh tế


Phân tích và so sánh những đặc điểm kinh tế của hai quốc gia Mỹ và Philippines (nhóm
3); Pháp và Ấn Độ (nhóm 4) để đưa ra kết luận về hệ thống kinh tế tại hai quốc gia đó, cũng
như những ảnh hưởng khác nhau đối với doanh nghiệp mà sự khác biệt đó mang lại.
Gợi ý:
- Phân tích một số yếu tố bối cảnh lịch sử của hai quốc gia
- Phân tích các yếu tố kinh tế của hai quốc gia
- Đưa ra kết luận về hệ thống kinh tế của hai quốc gia
- Đưa ra diễn giải về tác động khác nhau của hai hệ thống kinh tế đó đối với cùng một
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế và rút ra kết luận về sức hấp dẫn của 2 thị trường đó
dựa trên khía cạnh hệ thống kinh tế. DN nên lựa chọn thị trường nào trong 2 thị
trường trên để hoạt động kinh doanh quốc tế?

Chủ đề 3 - Văn hóa


Một doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc đầu tư sang một trong hai quốc gia Hàn Quốc
hoặc Ả Rập Xê Út (nhóm 5); Nhật Bản hoặc Đức (nhóm 6). Hãy phân tích và so sánh các đặc
trưng văn hóa của 2 quốc gia trên. Đánh giá lợi ích, chi phí, rủi ro về sự khác biệt văn hóa để đưa
ra lời khuyên cho doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn thị trường quốc gia nào trong 2 thị
trường đó để hoạt động kinh doanh quốc tế?
Gợi ý:
- Hãy phân tích và so sánh các đặc trưng văn hóa của 2 quốc gia mà doanh nghiệp đang
cân nhắc đầu tư.
- Đánh giá sự tương đồng/khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam và 2 quốc gia đó dựa trên
các khía cạnh văn hóa của Hofstede (có thể phân tích thêm về các thành phần văn hóa)
- Đánh giá lợi ích, chi phí, rủi ro từ những sự khác biệt/tương đồng khi doanh nghiệp Việt
Nam kinh doanh tại 2 quốc gia đó để đưa ra quyết định nên kinh doanh tại quốc gia nào?
- Nếu kinh doanh, làm việc tại quốc gia đó, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những vấn
đề gì?

Chủ đề 4 – Thương mại quốc tế


Chọn một mặt hàng của Việt Nam đã xuất khẩu (gạo, thủy hải sản, gỗ, thép …) vào thị
trường EU (Nhóm 7) ; US (Nhóm 8). Hãy trình bày những biện pháp mà chính phủ các quốc gia
đó sử dụng đối với mặt hàng này (thuế nhập khẩu, hạn ngạch, rào cản kỹ thuât, nhãn mác hàng
hóa…).
Gợi ý:
- Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang thị trường quốc gia cụ
thể
- Trình bày những biện pháp mà chính phủ các quốc gia đó sử dụng trong việc nhập
khẩu mặt hàng này.
- Giải thích lý do chính phủ các nước áp dụng các biện pháp (nếu có)
(Tham khảo dữ liệu trong trang chủ của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)
http://www.intracen.org/default.aspx)

Chủ đề 5 – Thương mại quốc tế (nhóm 9)


Chọn một mặt hàng mà Việt Nam đã nhập khẩu từ các thị trường trên thế giới (thực
phẩm, thép, ô tô…). Hãy trình bày những biện pháp mà chính phủ Việt Nam sử dụng đối với mặt
hàng này (thuế nhập khẩu, hạn ngạch, rào cản kỹ thuât, nhãn mác hàng hóa…).
Gợi ý:
- Phân tích tình hình nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ thị trường thế giới hoặc
một quốc gia cụ thể
- Trình bày các biện pháp mà chính phủ Việt Nam sử dụng
- Giải thích lý do chính phủ Việt Nam áp dụng các biện pháp (nếu có)
(Tham khảo dữ liệu trong trang chủ của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)
http://www.intracen.org/default.aspx)

Chủ đề 7 – Đầu tư (nhóm 10)


Nghiên cứu chính sách của chính phủ Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Tham khảo Policy framework for investment – OECD; Investment Policy – UN)

You might also like