You are on page 1of 10

THUÝ KIỀU KHÓC

Cuộc trao duyên diễn ra trong khoảng dừng ngắn ngủi giữa hai lần khóc. Lần đầu:
“Một mình nàng, ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt tủi, tóc se mái sầu”
Một mình – một ngọn đèn leo lét làm cho đêm khuya lại càng khuya hơn, làm cho
đêm đen lại càng sâu thẳm hơn. Nỗi buồn càng buồn hơn. Nỗi đau càng đau hơn và
sự tủi phận cũng lớn hơn. Nhưng Kiều không dám khóc to vì sợ gia đình chưa bình
tâm sau tai hoạ và vì chưa nói được, chưa trao lại được mối tình sâu nặng vẫn giấu
kín bấy lâu nay.
Lần khóc thứ hai:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.”
Lần này thì Kiều khóc to, khóc cho sự oan uổng, oan nghiệt, bởi vì từ đây Kiều đã
mất tất cả.
Khóc là một trạng thái biểu cảm của con người. Có thể người ta khóc khi vui đó là
những giọt nước mắt sung sướng. Nhưng nói chung phần lớn người ta khóc vì
buồn, vì tủi, vì đau đớn, xót xa hay vì một sự hoà cảm nào đó. Trước khi trao
duyên, Kiều cũng đã có ba lần khóc. Lần đầu tiên vào tiết thanh minh, trong khung
cành “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Ở đó Kiều đã “đầm đầm châu sa”, khóc
thương cho một Đạm Tiên tài hoa mà mệnh bạc. Đây là tiếng khóc bật ra một sự
đồng cảm, của một sự tri kỷ tri âm nào đó. Đồng thời nó cũng là thái độ đánh giá
của Kiều đối với Đạm Tiên: một sự cảm thông sâu sắc. Nó không phải là giả dối,
không phải là nước mắt cá sấu. Ở đây Kiều khóc cho con người, khóc cho đồng
loại, khóc cho một nửa thế giới nhân quần. Do đó lời than tiếp đó mang ý nghĩa
khái quát rất cao: “Đau đớn thay phận đàn bà”. Xét về mật âm thanh các từ “đau
đớn thay”, là nhịp vận động đi lên, rồi từ “phận” với thanh nặng tạo ra cảm giác rơi
tõm xuống, tạo ra cảm giác chìm lấp, mất hút một khoảng không vắng lặng, để rồi
hai thanh huyền ở từ đàn bà tạo ra cảm giác về sự cộng hưởng, sự lan tỏa của âm
thanh. Từ đó giá trị của thời than được nhân lên trùng trùng lớp lớp.
Tiếp đó, lần khóc thứ hai là tiếng khóc của Kiều hốt hoảng trong đêm:
“Giọng Kiều rền rĩ trướng loan
Nhà huyên chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì.”
Tiếng khóc ở đây bật lên thành lời như là một tiếng vang báo động, báo trước sự
bình yên của gia đình sắp bị phá vỡ, tai họa sắp đổ ập xuống gia đình và bản thân
Kiều: Cứ trong mộng triệu mà suy Thân con thôi có ra gì mai sau.
Sự cảm nhận bằng trực giác về số phận bi thảm của cuộc đời Kiều được Nguyễn
Đu tái hiện bằng thủ pháp giấc mơ, một yếu tố kì ảo đóng vai trò yếu tố nghệ thuật
tiên tri dự báo và vận động của cốt truyện. Sự cảm nhận đó sẽ được nhận thức để
biến thành hành động. Tiếng khóc ở đây là Kiều khóc cho chính mình.
Khi tai họa đã ập xuống gia đình, Kiều đã phải “bán mình chuộc cha” thì tiếng
khóc cũng xuất hiện. Tiếng khóc ở đây không thành tiếng, thành lời mà nước mắt
thì không thể nào ngăn được và nỗi đau là vô cùng lớn lao:
“Nổi mình thêm tức nổi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.”
Sự so sánh ở đây thật là tài tình: “thềm” thì bất động mà “lệ” thì tuôn trào cứ “một
bước” thì lại “mấy hàng” lệ rơi. Tiếng khóc ở đây là tiếng khóc cho đời, bởi đời
đen bạc quá. Cái đen bạc đã đặt Kiều vào một bài toán phải cân nhắc giữa nghĩa và
tình, mà vốn liếng để giải quyết chỉ có duy nhất là sắc và tài. Giá trị nhân phẩm
con người trở thành hàng hóa. Trong xã hội phong kiến được mệnh danh là “Bốn
phương phang lặng hai kinh vững vàng” đó có những oan trái tày trời, mà để cứu
người cha, Kiều đã phải bán giá trị nhân phẩm, phải tự thù tiêu mình đi. Tiếng
khóc cho đời mang sức mạnh tố cáo lớn lao.
 KỈ VẬT TÌNH YÊU CỦA KIM TRỌNG VÀ THUÝ KIỀU

Khi trao duyên cho em, Kiều nhắc nhiều đến những kỉ vật của tình yêu giữa nàng
với Kim Trọng. Vì vậy, cần hiểu rõ các kỉ vật ấy (tức là để hiểu rõ tình yêu của
Kiều) trong các câu thơ:

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề: sau lần Kim Trọng nhặt được kim thoa Kiều
đánh rơi chàng đem trả lại, hai người càng yêu nhau hơn và họ Một lòng vâng tạc
đá vàng thủy chung, rồi trao quạt, kim thoa cho nhau làm lời hẹn ước trăm năm:
Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ

Với cành thoa ấy tức thì đổi trao

     Chén thề là chén rượu hai người cùng uống trong đêm thề nguyền.

- Bức tờ mây: là tờ giấy thề của Kim Trọng và Thúy Kiều trong đêm thề nguyền,
viết trên giấy hoa tiên có vẽ mây.

Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc mây một món dao vàng chia đôi.

-Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa: mảnh hương nguyền là: mảnh hương
hai người đốt trong đêm thề nguyền.

-  Đốt lò hương ấy so tơ phím này: lò hương (như giải thích ở trên). So tơ phím:
nhớ chuyện Kiều đàn cho Kim Trọng nghe trong đêm thề nguyền:

So dần dây vũ dây văn

Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương

LỜI THỀ NGUYỀN CỦA THUÝ KIỀU VÀ KIM TRỌNG

"Vội mừng làm lễ rước vào,


Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vừng trăng vàng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ cân vặn tấc lóng,
Trăm năm tạc một chữ đổng đốn xương"
 Không gian: Trong nhà giữa một đêm trăng sáng
Thời gian: đêm tối
Các hình ảnh:
-Đài sen, lò đào thêm hương
-Tiên thề: Tờ giấy viết lời thề
-Dùng dao vàng cắt tóc thề nguyền
→ Quyết tâm chung đôi
Ánh trăng: Nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai gái
Lời thề: Trăm năm bền vững. 
Hai miệng một lời song song → Thể hiện sự đồng lòng, một lòng một dạ cho tình
yêu này. Đó cũng là một niềm tin vào tình cảm mãi thủy chung sắt son của hai
người
⇒ Đó quả là những vần thơ đẹp nhất hay nhất về tình yêu của chàng Kim và nàng
Kiều. Chuyện tình của hai người chẳng khác nào cổ tích vậy. Vậy là một buổi thê
nguyền đã diễn ra thật thiêng liêng và hạnh phúc. Những tín vật tình yêu cùng
những lời nói đồng lòng đã được vầng trăng kia chứng giám.
ĐẦU TÁC PHẨM VỀ SỰ ĐỜI
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
CUỐI TÁC PHẨM VỀ SỰ ĐỜI
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG VỀ THUÝ KIỀU
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

“Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”(Chế lan Viên)

“Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hoá
trắng và người đàn bà goá phụ trở thành cô dâu mới” (Sheakespear)
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Tố Hữu)

“Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học
dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ
văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng
ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện
đầy đủ và sâu sắc” (Đào Duy Anh)

“Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Đây là căn nguyên của hai
chữ đoạn trường” (Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)

“Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn
tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái
cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả
hệt ra như vậy” (Phong Tuyết Chủ Nhân)

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh)

“Truyện Kiều về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất
độc” (Huỳnh Thúc Kháng)

“Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã
tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”
(Xuân Diệu)

“Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ… một cái
nhìn bế tắc” (Hoài Thanh)

12, “Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiều” (Khuyết danh)

MIÊU TẢ TỪ HẢI TRONG TRUYỆN KIỀU

  “Đội trời đạp đất ở đời


Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.”
Lai lịch của Từ Hải được Nguyễn Du giới thiệu với đầy sự trang trọng trong từng
câu từng chữ, “đội trời đạp đất” là những chuẩn mực mà một đấng nam nhi thời
xưa phải có, như Nguyễn Công Trứ từng bàn về chí làm trai:

“Chí làm trai nam bắc đông tây


Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Giữa biển đời rộng lớn ấy, trong thời kì loạn lạc biến động của lịch sử, xã hội thì
mục nát, vô nhân đạo nhưng vẫn luôn có những trái tim rộng lớn, phẩm chất anh
hùng, không quản ngại những khó khăn của trần gian, không bao giờ bị bó hẹp và
giới hạn, đó đều là những nguyện vọng mà Nguyễn Du đã dày công đặt vào nhân
vật Từ Hải. Chàng là con người của những lí tưởng, của những hoài bão lớn lao,
mang tâm thế của một anh hùng “bốn phương”, xem tứ hải là nhà. Với khí phách
ngang tàng, lòng kiêu hãnh Từ Hải tự tin có thể làm nên nghiệp lớn.

Có thể nói, Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ, hình ánh tráng lệ nhất, giọng thơ
hùng tráng nhất, để ca ngợi cốt cách phi thường, thói giang hồ tự do,chí khí anh
hùng của Từ Hải. Qua đó cho ta thấy được sự trân trọng, ước mơ về công lý, về
con người lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm vào nhân vật Từ Hải.

“Râu hùm, hàm én, mày ngài.


Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”

Nhìn chàng, ta cảm nhận được đó là phong thái của một bậc trượng phu trong hình
dáng như một vị thần với tướng mạo phi phàm uy nghi. Ngoại hình của Từ Hải
khiến người ta vừa kính lại vừa sợ. Chiều rộng của vai dường như có thể gánh vác
cả giang sơn bốn bể, chiều cao mười thước khiến người khác phải ngưỡng mộ, tầm
vóc ngang tàng như muốn thách thức với chuẩn mực của vũ trụ.

Không những thế, cuộc đời đau khổ tủi nhục của người con gái “tài sắc vẹn toàn”
mà Nguyễn Du hết mực yêu thương tưởng chừng như hoàn toàn bế tắc, tuyệt vọng,
không có lối thoát thì Từ Hải đã xuất hiện. Chàng là niềm hy vọng, là tia sáng duy
nhất giúp Kiều thoát khỏi cuộc sống bất hạnh kia. Từ Hải đã giúp Kiều thoát khỏi
lầu xanh, vĩnh viễn chấm dứt những tháng ngày đen tối trong chốn thanh lâu và
đưa Kiều từ địa vị kĩ nữ thấp hèn dưới đáy xã hội bị người đời khinh khi lên vị trí
cao nhất của người nắm giữ cán cân công lí, thi hành lẽ phải ở đời trong màn báo
oán báo ân. Dẫu cho đang sống với Kiều trong cảnh nồng nàn hương lửa ấm êm
hạnh phúc nhưng khi nghĩ đến chí lớn chưa thành nên Từ Hải đã “động lòng bốn
phương”. Qua đó cho ta thấy tình yêu vốn không trói buộc được ý chí của người
anh hùng, Từ Hải “không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là
người của trời đất, của bốn phương” (Hoài Thanh). Vì quyết tâm mưu cầu nghiệp
lớn, vì mong muốn mang lại cho Kiều một cuộc sống sung túc, hạnh phúc hơn nên
Từ đã quyết dứt áo ra đi, “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”. Hình ảnh
lúc Từ Hải ra đi cũng thật lãng mạn và hùng tráng:
                                    “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Hình ảnh chim bằng lướt gió cưỡi mây trên biển khơi bát ngát tượng trưng cho
khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự
nghiệp lớn. Đã đến lúc Nguyễn Du để cho nhân vật của mình, Từ Hải tung hoành
bốn phương, không vướng bận chuyện nhi nữ thường tình mà theo đuổi ước mơ, lí
tưởng của bản thân, vẫy vùng trong thiên hạ. Nhưng anh hùng cũng không phải
thánh nhân, con người phi thường ấy có lúc cũng như bao con người khác, cũng dễ
dàng bị mắc bẫy, đưa ra quyết định sai lầm dẫn đến họa diệt thân. Chỉ vì “nghe lời
nàng nói mặn mà” mà Từ Hải đã dễ dàng thay đổi quyết định, từ thế chủ động tấn
công đột ngột chuyển sang đầu hàng kẻ địch. Sự thiếu quyết đoán trong phút chốc
đã khiến Từ phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình:

“Khí thiêng khi đã về thần


Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.
   Trơ như đá, vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời”

Thậm chí cho đến lúc chết Từ vẫn để lại trong lòng người đọc một hình ảnh không
thể nào quên được. Từ Hải chết đứng, một cái chết bi tráng mà lẫm liệt. Cái chết
gan lì của kẻ anh hùng chiến đấu đến phút cuối cùng, cái chết yên lặng không một
tiếng kêu, không một giọt lệ, không một cái thở dài. Đến chết vẫn hiên ngang,
vững chắc như một tượng thành, bức tượng đó đã trở nên bất tử trong lòng người
đọc. Hồn thiêng của Từ giờ đây đã hòa vào hồn thiêng của sông núi, bất biến giữa
vũ trụ vĩnh hằng.

Nếu xét về một khía cạnh nào đó thì ta cũng không thể hoàn toàn phủ nhận việc Từ
Hải đầu hàng. Bởi vì sự mù quáng trong tình yêu, quá tin tưởng Kiều mà Từ Hải đã
mắc mưu của Hồ Tôn Hiến. Có thể nói, cái chết của Từ cũng là một kết cục tất yếu
bởi sự thiếu sáng suốt của bản thân. Nhưng lại cũng không thể quên rằng con
người duy nhất có tấm lòng và khả năng đem đến cho cuộc đời oan khổ bất hạnh
của Thúy Kiều ánh sáng công lý chính nghĩa là Từ Hải, con người đã xúc phạm
mạnh mẽ đến cái tôn ty trật tự khắc nghiệt của phong kiến bằng quan niệm sống
“dọc ngang nào biết trên đầu có ai” cũng chính là Từ Hải. Khí phách ngang tàng,
lời lẽ khẳng khái, hành động anh hùng và cả mối tình đậm đà ý vị kia đều đã vang
dội sâu xa trong lòng con người qua nhiều thế hệ và bất tử mãi cho đến hôm nay.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nói rằng: “Ngờ đâu non ba trăm năm
sau, đầu thế kỉ XIX, ở một xứ mà sinh thời chắc Từ Hải không biết đến, trên bờ
sông Lam, Từ Hải còn được tái sinh một lần nữa. Đã suýt mai một cùng quyển
truyện của Thanh Tâm tài nhân, Từ Hải bỗng được một thiên tài Việt Nam cho
sống lại và vinh quang của Từ Hải lần này mới thật rực rỡ. Cái mộng của Thanh
Tâm tài nhân, cái mộng biến Từ Hải thành một vị anh hùng cái thế, phải có thiên
tài Nguyễn Du mới thực hiện được… Ca tụng uy võ của Từ Hải, Thanh Tâm tài
nhân viết : “Không quá ba ngày, Từ Hải phá một thôi được năm huyện”. “Phá
được năm huyện thì còn ra gì ! Nguyễn Du chỉ bỏ vài chữ và đổi cách đặt câu :
“Đòi cơn gió táp mưa sa
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam”

Vẫn chừng ấy mà lời văn mạnh mẽ và khoái trá biết chừng nào.”

THUÝ KIỀU GẶP TỪ HẢI

Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ từ, tên Hải, vốn người Việt Đông

Giang hồ quen thú vẫy vùng.

Gương đàn nổi gánh, non sông một chèo

Lời nói bộc trực chân thành của Từ Hải khiến Thúy Kiều cảm động:
Thưa.rằng:."Lượng.cả.bao.dong,
Tấn.Dương.được.thấy.mây.rồng.có.phen.
Rộng.thương.cỏ.nội,.hoa.hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Lời đáp trên của Kiều cũng không kém phần thông minh, tế nhị. Nàng ca ngợi Từ
Hải là bậc trượng phu, quân tử đại lượng, giàu lòng nhân ái. Nàng hi vọng vào sự
nghiệp vinh quang của chàng nhưng bởi còn mặc cảm với thân phận nên không
dám phiền lụy chàng...
Nghe Kiều nói, Từ Hải càng mến phục, càng coi Thúy Kiều là tri kỉ:
Nghe.lời.vừa.ý,.gật.đầu
Cười.rằng:."Tri.kỉ.trước.sau.mấy.người!"
Khen.cho.con.mắt.tinh.đời,
Anh.hùng.đoán.giữa.trần.ai.mới.già!
Một.lời.đã.biết.đến.ta,
Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau.
THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
“ Cho gươm mời đến Thúc Lang
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thuơng chẳng vẹn chữ tỏng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”

TỪ HẢI CHẾT ĐỨNG

Hình tượng Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã để lại cho nhân dân ta
những ấn tượng sâu sắc. Đây là một bậc trượng phu khác người. Cái diện mạo “râu
hùm, hàm én, mày ngài, vai năm tấc rộng thân mười thước cao” đã thể hiện một
con người có sức mạnh vô song. Hơn thế nữa Từ là kẻ ngang tàng, “dọc ngang nào
biết trên đầu có ai”. Không chịu luồn cúi triều đình phong kiến, Từ đã dấy binh
khởi nghĩa. Với tài thao lược “gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” chàng đã
lập nên một vương quốc, một triều đình riêng. Trong con mắt của triều đình phong
kiến chính thống, Từ là kẻ phiến loạn, là giặc mang tội bất trung. Tội ấy đáng chém
đầu. Nhưng với một vương triều mạnh, với một con nguời tài giỏi như Từ, đánh đổ
đâu dễ dàng. Chúng nghĩ ngay kế mua chuộc và dụ hàng. Nhà vua cử tên tổng đốc
trọng thần “mặt sắt đen sì” Hồ Tôn Hiến làm nhiệm vụ này. Hồ Tôn Hiến nghĩ
ngay ra diệu kế. Bấy giờ, nàng Kiều sau bao năm lưu lạc đã thành vợ của Từ Hải.
Hồ Tôn Hiến dùng vàng bạc mua chuộc Kiều mong nàng tìm cách thuyết phục Từ
Hải quy hàng triều đình. Cả tin lại chán ghét cảnh bèo dạt mây trôi, Kiều đành
nhận lời. Bởi nghe lời Kiều, Từ Hải đã quy hàng. Những tưởng triều đình sẽ ban
thưởng chức tước như đã hứa, nhưng tráo trở thay nhân cơ hội này, Hồ Tôn Hiến
đã giết Từ Hải. Người anh hùng đã chết, chết trong sự oan ức. Từ chết đứng “trơ
như đá, vững như đồng, ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời”.  

Từ hình ảnh chết đứng của Từ Hải như vậy, trong tiếng Việt xuất hiện thành ngữ
“chết đứng như Từ Hải”. Thành ngữ này còn một biến thể khác là “như Từ Hải
chết đứng”. Về ý nghĩa, thành ngữ “chết đứng như Từ Hải” biểu thị trạng thái đứng
đờ ra của con người khi bị tác động đột ngột, không ứng xử kịp nhất là trước
những niềm vui nỗi buồn, sự đau khổ bất ngờ.

You might also like