You are on page 1of 1

Phêrô Đinh Thành Công Môn Phương Pháp Học

Lớp: Phêrô Lê Tùy Cha giáo: Giuse Bùi Thanh Minh

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ

Câu 1: Bạn hiểu thế nào về câu nói của Einstein: “Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ,
suy nghĩ, lại suy nghĩ”. Hãy biết ra suy nghĩ của bạn về câu nói này.
Kiến thức là những gì chúng ta tích lũy được qua quá trình học tập, làm việc… Nhưng
hiệu quả của việc học của từng người là khác nhau. Và sự khác biệt đó mang tên “suy nghĩ”.
Trong câu nói của Einstein cũng xuất hiện ba lần động từ “suy nghĩ”. Và tôi nhận thấy ba động
từ ấy cũng gắn liền với ba thời điểm của một công việc mà ta cần suy nghĩ để có được hiệu quả
cao.
Thứ nhất là suy nghĩ về quá khứ với những gì đã xảy ra. Có câu: “người không biết lịch
sử sẽ lập lại sai lầm của lịch sử”. Do đó rất cần thiết để suy nghĩ về những gì mình và nhân loại
đã trải qua để rút kinh nghiệm và tránh tái phạm những sai lầm ấy.
Thứ hai là suy nghĩ về hiện tại với những gì mình đang có, với công việc, hoàn cảnh và
điều kiện hiện tại của bản thân. Từ đó, suy nghĩ những phương pháp phù hợp để giải quyết các
công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Cuối cùng là suy nghĩ về tương lai với những gì có thể sẽ xảy đến để đi trước và giải
quyết với những gì không mong muốn có thể xảy ra, cũng là để suy nghĩ về những mục đích bản
thân nhắm tới và tìm ra những cách thức tốt nhất để hoàn thành mục tiêu đó.
Vậy, từ câu nói của Eintein, tôi hiểu suy nghĩ là tính toán, cân nhắc trước sau cho từng
công việc để đạt hiệu quả cao nhất. Và suy nghĩ còn là để tính toán để so sánh, phân tích, tổng
hợp…các kiến thức bản thân đã có được từ đó hệ thống kiến thức và có cách sử dụng hiệu quả
trong công việc và trong cuộc sống.
Câu 2: “Học có phương pháp, giúp ích gì cho việc học tập của bạn”.
Hẳn là ai đã từng có kinh nghiệm học tập sẽ hiểu tầm quan trọng và cần thiết của
việc học có phương pháp. Khi còn nhỏ, đa số trong chúng ta đều học vẹt, học theo kiểu bắt trước
và dễ dàng nhận thấy rằng việc học như vậy không thể đạt hiệu quả vì nó là một phương pháp bị
động. Do đó, để chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức hiệu quả, cần có một phương pháp
học tập phù hợp.
Càng đi sâu vào việc học tập, nghiên cứu tôi càng thấy việc có một phương pháp, một kế
hoạch cho việc học tập là việc rất quan trọng cho việc học tập đạt hiệu quả. Để có thể tiếp thu
được kiến thức nhiều kiến thức nhất, mỗi người sẽ có cho mình một phương pháp phù hợp với
bản thân. Với tôi, phương pháp học tập giúp tôi có thể học tập hiệu quả hơn là phương pháp tổng
hợp và hệ thống kiến thức. Việc tổng hợp lại kiến thức đã học giúp tôi có cái nhìn tổng quát về
kiến thức mà tôi đã học được, từ đó giúp tôi nắm bắt được các điểm quan trọng. Việc tổng hợp
cũng giúp tôi dễ nhớ các kiến thức mình đã học hơn khi tôi lược bỏ những phần không quan
trọng và đào sâu hơn với những phần mà bản thân tôi còn yếu và cần tìm hiểu. Điều đó cũng
giúp tôi không mất thời gian vào những phần không quan trọng và dành giờ ấy để đào sâu hơn
với những phần quan trọng hơn.
Từ khi tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân, tôi thấy thích thú hơn khi học tập và
việc học tập cũng đạt hiệu quả cao hơn.

You might also like