You are on page 1of 2

8,8 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí, tương đương 3,9 tỉ

USD, khoảng 2% GDP của Việt Nam tạo nên nhiều 'điểm
nóng ô nhiễm' do tích tụ rác thải thực phẩm.
Việt Nam đang lãng phí thực phẩm như thế nào?

Việt Nam đứng thứ 2

- quan trọng nhất - tránh vứt bỏ thực phẩm đã qua ngày tốt nhất.

Tại Việt Nam, cơm/bún/phở/mì chiếm tỉ trọng lớn nhất trong biểu đồ những loại thức
ăn bị lãng phí (68%). Kế đến là thịt/cá nấu chín (53%) và rau củ (44%). 

Chuỗi cung ứng, hạ tầng logistic, các vấn đề sau thu hoạch là nguyên nhân làm thực
phẩm giảm chất lượng. Năm 2020, theo một khảo sát của Bộ NN&PTNT, tỉ lệ thất
thoát thực phẩm, nông sản trước chế biến trung bình của trái cây Việt Nam là 10%,
rau củ là 20 - 50%, thủy hải sản từ 30 - 35%. Tổn thất lương thực vào khoảng 10 -
15%.

Nhiều điểm nóng ô nhiễm do tích tụ rác thải thực phẩm 

Ước tính, tổng lượng thực phẩm thất thoát từ chuỗi cung ứng Việt Nam tương
đương 60% lượng chất thải rắn. 

Các chuyên gia y tế cảnh báo các đô thị sẽ rơi vào khủng môi trường, dịch bệnh nếu
không xử lý được vấn đề về tích tụ rác thải thực phẩm. Mặt khác, để bù đắp cho
lượng lương thực bỏ đi, chuỗi cung ứng càng tăng tốc để sản xuất ra nhiều hơn, vô
hình chung tạo ra nhiều phát thải hơn. Trong khoảng 20 năm kể từ 1990, ngành
thực phẩm toàn cầu tăng trưởng khoảng 40%, đóng góp từ 16 - 18 triệu tấn CO2.
Ước tính 35% lượng phát thải do con người tạo ra đến từ hệ thống thực phẩm. Tất
cả các yếu tố này đang gây cản trở đáng kể cho quá trình giảm phát thải carbon
toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực chống biến đổi khí hậu và phát triển
bền vững.

Rác thải thực phẩm là một vấn đề của toàn cầu, một trong những nguyên nhân gây
nên ô nhiễm môi trường sống hiện nay. Khí metan từ rác thải thực phẩm tạo ra 3,3 tỉ
tấn khí nhà kính mỗi năm và chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải. Việc xử lý chất
thải nói chung không đúng cách còn gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

“Nếu không kiểm soát tốt cũng như không có biện pháp xử lý phù hợp, khoa học
ngay từ trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng, hệ quả từ rác thải thực phẩm
không hề nhỏ” – GS.TS Đặng Kim Chi nhận định.

Việt Nam giải quyết những thách thức về chất thải thực phẩm

Tương tự như cách giới trẻ xúc tác hành động thay đổi khí hậu, rác thải thực phẩm
cũng cần có một hoạt động tích cực.

Việt Nam không đứng ngoài trong cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm. Năm 2018,
Kế hoạch hành động quốc gia về “Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025” đã
được thông qua. Một trong những mục tiêu của Kế hoạch là đến năm 2025 “lương
thực không bị thất thoát, lãng phí”.

Trước hết phải kiểm soát ngay từ nguồn sản xuất, ngăn chặn những chất độc hại có
trong sản phẩm từ nguồn phát sinh ra chất thải. Khi giải pháp này được kiểm soát
tốt, chất thải thực phẩm sẽ được tái sử dụng, tái chế thành thức ăn chăn nuôi, phân
bón vi sinh.

Cùng với đó, biện pháp thứ 2 phải kiểm soát gắt gao các nguồn chất thải thực
phẩm. Biện pháp thứ 3, đòi hỏi sự đóng góp của khoa học, khi chất thải thực phẩm
đã bị nhiễm độc và cần xử lý thì phải tìm giải pháp tách hoặc vô hiệu hóa độc chất đi
theo chất thải thực phẩm trước khi đưa nó tái chế thành thức ăn chăn nuôi, phân
bón hữu cơ.

Bên cạnh việc kiểm soát ngay từ nguồn sản xuất, theo Phó Viện trưởng Viện Tài
nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng Trần Thị Hương, cần tận dụng rác thải
thực phẩm như một nguồn tài nguyên. Đây là xu hướng chung của cả thế giới để
vận hành một nền kinh tế tuần hoàn có triệt để hạn chế các tác động ô nhiễm môi
trường, tận dụng phế phẩm thành nguyên liệu.

Là một người tiêu dùng cùng với trách nhiệm là công dân toàn cầu để bảo vệ môi
trường, bạn có thể mua các sản phẩm từ tự nhiên không qua chế biến, tìm hiểu
cách xử lý rác thải thực phẩm đúng cách, kế hoạch bữa ăn và thậm chí là bắt đầu ủ
rác thực phẩm trong vườn để tránh lãng phí thực phẩm.

Một khảo sát mới đây do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình trải dài trên 8
quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Việt Nam và Trung Quốc hiện là 2 quốc gia có
tình trạng lãng phí thực phẩm đáng ngại, với tỷ lệ 87% hộ lãng phí thức ăn mỗi tuần. Việt
Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm trong khu vực. Chỉ 41% hộ gia đình Việt Nam
trong khảo sát cho biết họ vứt bỏ ít hơn 1 đĩa thức ăn mỗi tuần. Tỷ lệ lãng phí thức ăn thấp
nhất là Australia khi cứ 4 hộ gia đình thì có hơn 1 hộ không vứt bỏ gì. Kế tiếp là Malaysia và
Philippines.- báo sức khỏe công – 26/10/2016

Bạn có biết?
Có khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị bỏ đi mỗi năm - tương đương với 1/3 sản lượng lương
thực toàn cầu.Trong khi đó, số người bị đói và chết vì thiếu lương thực là con số không nhỏ:
Cứ 7 người trên thế giới có 1 người sống trong cảnh nghèo đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5
tuổi chết mỗi ngày vì đói. Không những thế, lãng phí thực phẩm còn làm hủy hoại chính môi
trường sống của con người.
Biết Tuốt H+ (Việt hóa từ Electrolux)

You might also like