You are on page 1of 91

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ


MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI
QUẬN GÒ VẤP, TPHCM NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ


MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI
QUẬN GÒ VẤP, TPHCM NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2021
i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU............................................................................................
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................
1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH.....................................................................................................
1.2. BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.......................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.3. HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG........................................................................
1.4. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM...................
1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.................................................
1.6. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................................................................
1.7. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU...............................................................................
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................................................................
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...............................................................................................
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU......................................................................
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU..............................................................................
2.6. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU.............................................................................
2.7. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ..............................................................................................
2.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU............................................................
2.9. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.................................................................................
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................
3.2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC CỦA HỌC SINH......................................................................
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI HÀNH VI BẠO LỰC..................................................
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..........................................................................................
ii

KẾT LUẬN....................................................................................................................
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................
6.1. KHUYẾN NGHỊ VỚI NHÀ TRƯỜNG..................................................................
6.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI GIA ĐÌNH HỌC SINH.......................................................
6.3. KHUYẾN NGHỊ CHO HỌC SINH........................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................
PHỤ LỤC.......................................................................................................................
PHỤ LỤC 1. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.........................................................................
PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG..................................................................
iii

DANH MỤC BẢNG


BẢNG 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỌC SINH..............................................................................................................2
BẢNG 3.2. THÔNG TIN VỀ YẾU TỐ GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH...........................................................................................2
BẢNG 3.3. THÔNG TIN VỀ YẾU TỐ BẠN BÈ VÀ TRƯỜNG HỌC..........................................................................................2
BẢNG 3.4. THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CỦA HỌC SINH...................................................................................2
BẢNG 3.5. LOẠI HÌNH HÀNH VI BLHĐ MÀ HỌC SINH TỪNG THAM GIA TRONG VÒNG 12 THÁNG QUA....................................2
BẢNG 3.6. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI BLHĐ HỌC SINH TỪNG THAM GIA TRONG VÒNG 12 THÁNG.........................2
BẢNG 3.7. NẠN NHÂN CỦA BLHĐ TRONG VÒNG 12 THÁNG QUA..................................................................................2
BẢNG 3.8. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI BLHĐ MÀ ĐTNC TỪNG BỊ TRONG VÒNG 12 THÁNG QUA...........................2
BẢNG 3.9. THỰC HIỆN HÀNH VI NGUY CƠ VỀ SỨC KHỎE TRONG 30 NGÀY QUA..................................................................2
BẢNG 3.10. TÌNH TRẠNG THAM GIA BLHĐ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH..............................................................2
BẢNG 3.11. TÌNH TRẠNG THAM GIA BLHĐ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH................................................2
BẢNG 3.12. TÌNH TRẠNG THAM GIA BLHĐ VÀ YẾU TỐ VỀ BẠN BÈ VÀ TRƯỜNG HỌC...........................................................2
BẢNG 3.13. TÌNH TRẠNG THAM GIA BLHĐ VÀ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI....................................................................2
BẢNG 3.14. TÌNH TRẠNG THAM GIA BLHĐ VÀ THỰC HIỆN CÁC HÀNH VI NGUY CƠ Ở HỌC SINH............................................2
BẢNG 3.15. TÌNH TRẠNG BỊ BẠO LỰC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA HỌC SINH.........................................................2
BẢNG 3.16. TÌNH TRẠNG BỊ BẠO LỰC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH.........................................................2
BẢNG 3.17. TÌNH TRẠNG BỊ BẠO LỰC VÀ YẾU TỐ VỀ BẠN BÈ VÀ TRƯỜNG HỌC...................................................................2
BẢNG 3.18. TÌNH TRẠNG BỊ BẠO LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI......................................................................2
BẢNG 3.19. TÌNH TRẠNG BỊ BẠO LỰC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC HÀNH VI NGUY CƠ Ở HỌC SINH.............................................2
BẢNG 1. CÁC BIẾN SỐ CỦA NGHIÊN CỨU....................................................................................................................2
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHĐ Bạo lực học đường

CDC Trung tâm kiểm soát bệnh tật

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

GDTX Giáo dục thường xuyên

GShọc sinh Khảo sát sức khoẻ toàn cầu học sinh

THCS Trung học cơ sở

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoa


Liên Hợp Quốc

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

WHO Tổ chức Y tế thế giới


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


Tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) trong nhóm học sinh phổ thông là
một vấn đề sức khoẻ phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu “Thực
trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THCS
Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM năm 2021” được thực hiện nhằm mô tả thực
trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường của học
sinh trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM năm 2021. Nghiên cứu sử
dụng thiết kế cắt ngang có phân tích. Đối tượng là học sinh từ 16-18 tuổi đang theo
học tại trường THCS Nguyễn Trãi. Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ
tháng 1-8/2021. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là mẫu cụm (lớp), với việc
chọn ngẫu nhiên lớp/ khối nên để đảm bảo tính đại diện. Thông tin được thu thập
bằng phát vấn với bộ công cụ gồm các câu hỏi đánh giá thực trạng tham gia BLHĐ
và bị BLHĐ cũng như 5 nhóm yếu tố liên quan là Yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình,
yếu tố bạn bè, trường học và môi trường xã hội. Tổng số có 352 học sinh tham gia
vào nghiên cứu. Số liệu định lượng được phân tích dựa trên phân tích mô tả tần suất
và phần trăm. Mối liên quan được đánh giá thông qua kiểm định khi bình phương
(2) với mức ý nghĩa 5%. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy, với 352 học sinh tham gia khảo sát tại
trường, tỷ lệ học sinh bị bạo lực trong 12 tháng qua là 6%, học sinh đã từng có hành
vi bạo lực chiếm 6,5%, tỉ lệ học sinh thuộc cả 2 đối tượng (bị bạo lực và tham gia
bạo lực) chiếm 5,1%. Trong 12 tháng qua, bạo lực lời nói (3,6%) và bạo lực thể chất
(1,4%) được ĐTNC thực hiện bạo lực nhiều nhất. Bạo lực lời nói cũng là loại hình
bạo lực có tỷ lệ cao nhất mà đối tượng nghiên cứu là nạn nhân (3,4%). Trong nhóm
này chủ yếu là bị Gán/gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu) hoặc gọi tên bố mẹ (mục
đích xấu), chiếm 2%.

Về đặc điểm cá nhân, nghiên cứu chỉ ra giới tính (nữ có nguy cơ tham gia
BLHĐ thấp hơn so với nam giới (OR=0,36; KTC 95%: 0,151 - 0,856)) và kết quả
học tập kỳ trước có liên quan tới tham gia BLHĐ (học sinh có học lực trung
bình/yếu có nguy cơ tham gia BLHĐ cao hơn so với học sinh xuất sắc/khá
vii

(OR=3,1; KTC 95%: 1,121 – 8,524))

Về đặc điểm gia đình, Chứng kiến bạo lực giữa các thành viên trong gia
đình có liên quan tới tình trạng bị BLHĐ (học sinh chứng kiến bạo lực trong gia
đình với nguy cơ của nhóm có chứng kiến cao hơn 2,76 lần (p<0,01; OR=2,76;
KTC 95%: 1,13- 6,73))

Về yếu tố bạn bè và trường học, có bạn thân tham gia bạo lực (học sinh thực
hiện BLHĐ ở nhóm có bạn thân cao hơn 6,09 lần học sinh có bạn thân không tham
gia BLHĐ (OR=6,09; KTC 95%: 2,14 – 17,33)) và có chương trình dạy kỹ năng
sống (học sinh đã từng tham gia chương trình dạy kỹ năng sống bị bạo lực thấp hơn
0,36 lần so với học sinh chưa tham gia (OR=0,36; KTC 95%: 0,13 – 0,98)) có liên
quan có ý nghĩa thống kê tới bị và tham gia BLHĐ

Về môi trường xã hội, tiếp xúc với các thể loại phim và trò chơi thường
xuyên/luôn luôn (học sinh thường xuyên/luôn luôn tiếp xúc với các ấn phẩm có nội
dung bạo lực có nguy cơ cao hơn 4,5 lần tham gia BLHĐ so với nhóm không có
tiếp xúc (OR= 4,48; KTC 95%: 1,61-12,42)) có nguy cơ tham gia cũng như bị bạo
lực.

Dựa trên kết quả, chúng tôi có những khuyến nghị chính như sau:

Về phía nhà trường, cần phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giám sát
học sinh nhằm tuyên truyền và ngăn chặn sớm BLHĐ

Về phía gia đình, cần tăng cường hỗ trợ cả về mặt tinh thần, định hướng và
giúp đỡ con em mình để có môi trường sống và học tập an toàn và lạnh mạnh.

Về học sinh, cần phải xây dựng mối quan hệ bạn bè tích cực và chủ động
chia sẻ với người lớn về những mẫu thuẫn trong cuộc sống để không trở thành nạn
nhân của BLHĐ và thực hiện bạo lực.
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực học đường (BLHĐ) “là bạo lực thanh thiếu niên xảy ra trong nhà
trường, trên đường đến trường hoặc từ trường về hoặc trong sự kiện do nhà trường
tổ chức. Một người có thể là một nạn nhân, một người đi bạo lực, hoặc một nhân
chứng của BLHĐ. Bạo lực thanh thiếu niên bao gồm nhiều hành vi khác nhau. Một
số các hành vi bạo lực như bắt nạt, xô đẩy có thể gây ra nhiều tác hại về mặt cảm
xúc tâm lý hơn tác hại vật lý” (1). BLHĐ tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như:
Bạo lực về thể chất (Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy); Bạo lực tinh thần (Xúc phạm, bôi
nhọ, sỉ nhục); Bạo lực xã hội (kỳ thị, phân biệt, tẩy chay); Bạo lực tình dục (cưỡng
hiếp và quấy rối tình dục); Bạo lực kinh tế (trấn lột tiền hoặc đồ vật); Bạo lực điện
tử (gọi điện nhắn tin uy hiếp, đe dọa và bêu rếu trên mạng xã hội) (2, 3).

Tình trạng BLHĐ hiện nay đang diễn ra phổ biến tại hầu hết các nước trên
thế giới với số vụ ngày càng tăng (4). Có tới 1/2 số học sinh từ 13 đến 15 tuổi trên
toàn thế giới (khoảng 150 triệu học sinh) cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn
cùng trang lứa ngay trong nhà trường và ở các khu vực xung quanh trường học (5).
Tính trong nhóm học sinh trên toàn thế giới, có 246 triệu học sinh là nạn nhân của
BLHĐ hàng năm (6). Ở Việt Nam có khoảng 22% học sinh từ 13-15 tuổi tham gia
các cuộc ẩu đả, thấp hơn tỷ lệ ở các nước (30-40%) (7).

Mặc dù ở Việt Nam, tỷ lệ học sinh tham gia BLHĐ thấp hơn các nước trên
thế giới, nhưng tỷ lệ BLHĐ ở học sinh có xu hướng tăng lên qua các nghiên cứu.
Năm 2015, một khảo sát trên 6 tỉnh của UNESCO với 2636 sinh viên cho thấy tỷ lệ
sinh viên cao sinh viên từng bị bạo lực, trong đó cao nhất là thể xác (41%), tiếp theo
là lời nói (32%) và xã hội (33%) và cuối cùng là tình dục (13%) (8). BLHĐ có ảnh
hưởng đến việc học tập của các em, về lâu dài bạo lực có thể dẫn đến trầm cảm, lo
âu và thậm chí tự sát (9). Đứng trước thực trạng này, nhiều nghiên cứu về BLHĐ ở
Việt Nam đã được thực hiện để giúp đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phù
hợp nhưng hầu hết các nghiên cứu mới chỉ triển khai ở các đô thị lớn mà thiếu các
con số tại các khu vực nông thôn hay miền núi. Vì thế, nghiên cứu về thực trạng
BLHĐ và các yếu tố liên quan ở nhóm học sinh tại vùng nông thôn rất cần thiết.
2

Quận Gò Vấp là huyện miền núi nằm sát với thành phố Thái Nguyên về phía
Đông Bắc TPHCM. Trên địa bàn huyện có 3 trường THCS, 16 trường THCS (10).
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, tình trạng BLHĐ ở các trường
trung học cơ sở và THCS trên địa bàn huyện trong năm 2019 có 10 vụ, tăng gấp 5
lần so với 2 vụ của năm 2018 (11). Đây chỉ mới là con số bề nổi theo thống kê
những vụ bạo lực nghiêm trọng theo báo cáo từ các trường. Trường THCS Nguyễn
Trãi (tiền thân là Trường phổ thông công nghiệp cấp III vừa học vừa làm Nguyễn
Trãi) là ngôi trường có bề dầy thành tích hơn 40 năm của quận Gò Vấp. Từ năm
2014-2015 trở lại đây, trường luôn có số lớp học ổn định là khoảng 25 lớp với 700-
800 học sinh. Giống như toàn quận Gò Vấp, trong năm học 2019-2020, số vụ đánh
nhau của nhà trường, đặc biệt là bắt nạt trên mạng, có gia tăng với 5 trường hợp
được bao cáo. Báo cáo hoạt động trường học hàng năm cũng nhấn mạnh vào việc
tăng cường giáo dục và tuyên truyền nhằm tạo môi trường học tập an toàn và thân
thiện cho tất cả học sinh. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là thực tế tình trạng BLHĐ trong
nhóm học sinh THCS Nguyễn Trãi tại quận Gò Vấp như thế nào? Những yếu tố nào
liên quan tới việc tham gia hay bị BLHĐ của học sinh trường Nguyễn Trãi? Vì thế,
chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu
tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp,
TPHCM năm 2021”.

-
3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1. Mô tả thực trạng bạo lực học đường của học sinh Trường trung học cơ sở
Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng bạo lực học đường tại trường
trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM năm 2021.
4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Khái niệm chính

1.1.1. Định nghĩa bạo lực

Năm 2002, trong ấn phẩm World Report on Vilolence and Health (tạm dịch
là Báo cáo toàn cầu về Bạo lực và Sức khoẻ), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra
định nghĩa bạo lực là “hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc sức mạnh, đe dọa hoặc làm
thật, chống lại chính mình, một người khác hoặc chống lại một nhóm hoặc cộng
đồng, dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến hậu quả bị thương, tử vong, tổn hại về
tâm lý, phát triển hoặc các tổn hại khác” (12). Hành vi bạo lực được chia làm hai
loại là tham gia bạo lực và bị bạo lực. Hành vi bạo lực cũng khác với hành vi tự làm
tổn hại cơ thể như tự tử.

Bạo lực có thể chia theo “đặc điểm của những người thực hiện hành vi và
nạn nhân của các hành vi bạo lực” (gồm 3 loại: Bạo lực tự thân, giữa cá nhân, tập
thể) hoặc theo “bản chất và phương thức bạo lực” (gồm 4 loại: Bạo lực thể chất,
tình dục, tinh thần và kỳ thị/phân biệt đối xử) (12).

1.1.2. Khái niệm bạo lực học đường

Ấn phẩm xuất bản năm 2014 Injuries and Violence – The Facts (tạm dịch là
Thực trạng Chấn thương và Bạo lực), WHO định nghĩa Bạo lực học đường (school
violence - BLHĐ) là “bất kỳ hành vi nào của người học, thầy cô, người quản lý
hoặc người không đi học, cố gắng gây thương tích cho người khác hoặc gây thiệt
hại cho tài sản của trường” (13). Còn theo CDC, Hoa Kỳ, BLHĐ là “hành vi vi
phạm hoặc gây nguy hiểm cho người khác trong khu vực trường học, chống lại thầy
cô hoặc chiếm đoạt tài sản, sử dụng vũ khí để đe dọa thầy cô, học sinh khác thể hiện
ở nhiều hình thức như là bắt nạt, hăm dọa, hoạt động theo băng đảng, sử dụng vũ
khí tấn công” (14). Một học sinh trong hành vi BLHĐ có thể vừa là nạn nhân (bị
người khác bạo lực), người tham gia bạo lực (bạo lực người khác), và/hoặc là nhân
chứng (15). BLHĐ bao gồm tất cả các hành vi điển hình của bạo lực thể chất và tinh
thần như nói xấu, chửi mắng, bắt nạt, đánh, đấm, v.v… (16). Ngoài ra, BLHĐ dưới
5

dạng có tổ chức, có kế hoạch hoặc tập thể như băng đảng, có vũ khí cũng là các
dạng bạo lực cần quan tâm do hậu quả nghiêm trọng để lại.

Ở Việt Nam, quyết định năm 2017 (80/2017/NĐ-CP) của chính phủ nhấn
mạnh việc kiểm soát “những hành vi lạm dụng và đánh đập, đe dọa đến sức khỏe và
thể chất, nhạo báng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử, xa lánh và các
hành vi có chủ định gây tổn hại đến sức khỏe và thể chất người học trong lớp hoặc
trường” nhằm tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh (17).

Bên cạnh đó, hai khái niệm BLHĐ và bắt nạt học đường (school bullying)
cũng cần được phần biệt dù một số nghiên cứu trước đây có cách hiểu đồng nhất hai
khái niệm này. CDC Hoa Kỳ định nghĩa Bắt nạt học đường bao gồm 3 thành tố
chính (i) “hành vi hung hăng và/hoặc cố ý làm hại người khác, (ii) có sự chênh lệch
về sức mạnh hay điểm chênh lệch khiến người bị bắt nạt không có khả năng bảo vệ
bản thân và (iii) hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian
nhất định” (18). Vì thế, nên hiểu bắt nạt học đường là một phần của BLHĐ (19).
Trong đề tài này, khái niệm BLHĐ được định nghĩa theo CDC Hoa Kỳ là “bạo lực
giữa học sinh hay nhóm học sinh, hành vi bạo lực thực hiện trong khu vực trường
học, trên đường tới trường hoặc từ trường về nhà, hoặc trong các hoạt động ngoại
khóa mà nhà trường tổ chức” (14).

1.1.3. Phân loại và đối tượng bạo lực học đường

Tương tự như bạo lực, BLHĐ vì là một hành vi của bạo lực trong trường học
nên phân loại có thể theo nhiều cách dựa trên hình thức và nội dung. Về cơ bản,
BLHĐ gồm 5 hình thức bạo lực chính là: bạo lực thể chất (như đánh, đấm, xô đẩy
hay hình phạt thể chất); bạo lực tâm lý hay bạo lực tinh thần (gồm cả sử dụng lời
nói); bạo lực tình dục (cưỡng hiếp, lạm dụng và quấy rối tình dục); bắt nạt học
đường (đe doạ trực tiếp hay trực tuyến); và mang vũ khí đến trường (20). Tương tự
như vậy, CDC Hoa Kỳ phân loại BLHĐ gồm 4 nhóm lớn (15):

 Bạo lực về thể chất là “bất kỳ hình thức nào xâm phạm thể xác với ý định
làm tổn thương người khác bao gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt
6

tóc, xé quần áo, trần lột, cướp đồ vật, gây ảnh hưởng đến thân thể của một/một
nhóm học sinh khác”
 Bạo lực về lời nói là “lạm dụng lời nói và cảm xúc bao gồm các hành vi như
gán/gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thương, sỉ nhục, dùng lời
nói đe dọa/ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình”
 Bạo lực xã hội là “các hành vi như phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay,
tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu) cho một/một nhóm học sinh khác”
 Bạo lực điện tử là “các hành vi như nhắn tin, gọi điện để uy hiếp đe dọa/ép
buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, lập/tham gia các hội trên mạng
để cô lập/tẩy chay một/một nhóm học sinh khác…”

Trong khuôn khổ đề tài, do bạo lực tình dục là chủ đề nhạy cảm và khó đánh
giá (dù một số nghiên cứu nói chưa phổ biến trong trường học) nên sẽ không được
tìm hiểu.

BLHĐ có tác động tiêu cực đến cả nạn nhân (victims), người tham gia bạo
lực (perpetrators) và người chứng kiến (witnesses). Trong một số vụ bạo lực, đối
khi một người tham gia cả hai vai trò và được coi như người bị BLHĐ và người
tham gia BLHĐ (perpetrators -victims). Đồng thời, chỉ 2 nhóm đối tượng là người
tham gia BLHĐ (thủ phạm) và người bị BLHĐ (nạn nhân) sẽ được tìm hiểu trong
đề tài này.

1.2. Hậu quả của Bạo lực học đường

Bạo lực học đường là một vấn đề Y tế công cộng phổ biến với ảnh hưởng
nghiêm trọng và lâu dài với tất cả ba nhóm đối tượng có liên quan (người tham gia,
người bị và người chứng kiến). BLHĐ có thể có tác động nghiêm trọng tới sức khỏe
cả về thể chất, tinh thần và xã hội từ đó ảnh hưởng tới thành tích học tập cũng như
quan hệ hàng ngày của học sinh. BLHĐ đặc biệt cao ở nhóm học sinh có hành vi
nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn, nghiện rượu, thuốc lá, thuốc
phiện, v.v... Đồng thời, học sinh nếu tham gia BLHĐ ở độ tuổi này thường sẽ hình
thành thói quen và có xu hướng tham gia bạo lực khi trưởng thành (4).
7

1.2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi

BLHĐ là yếu tố nguy cơ cao của các vấn đề sức khỏe tâm thần, các nạn nhân
của BLHĐ dễ bị trầm cảm, tự kỉ, tự ti, lo lắng và cố gắng tự tử (21) (22). Bạo lực
thể chất có thể gây ra chấn thương không tử vong hoặc tử vong, để lại những khuyết
tật thể chất lâu dài (15). Bạo lực tình dục có nguy cơ nhiễm HIV, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác và mang thai ngoài ý muốn, ngoài ra tiếp xúc với
bạo lực khi con trẻ có thể gây ra hậu quả tiêu cực về sức khỏe lâu dài (23).

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp về Bắt nạt và hành vi tự tử đã chứng
minh rằng có mối liên quan, không chỉ giữa nạn nhân bắt nạt và tự tự mà còn giữa
người bắt nạt hoặc người vừa bị bắt nạt vừa đi bắt nạt người khác với tự tử (24).
Tương tự với một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp các nghiên
cứu theo chiều dọc cho thấy các nạn nhân của những vụ bắt nạt học đường có xu
hướng bị trầm cảm sau này trong cuộc sống (25). Năm 2012, báo cáo của Liên Hợp
Quốc cho rằng sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh bị bắt nạt có dấu hiệu
nguy cơ trầm cảm hoặc gặp vấn đề ăn, ngủ hoặc các triệu chứng thực thể như đau
đầu hoặc đau dạ dày (26).

Bạo lực là một khía cạnh thiết yếu của hành vi rối loạn chức năng cho thanh
thiếu niên, làm tăng các hành vi nguy cơ đến sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu
bia, sử dụng chất kích thích, trầm cảm, bỏ học (27). Các hành vi tâm lý bao gồm:
các vấn đề xã hội, gây hấn và các hành vi bạo lực thể chất là hậu quả thay vì nguyên
nhân của các hành vi bắt nạt trước đây, tần suất hành vi tâm lý dựa theo tình trạng
bắt nạt (27). Nạn nhân của các vụ bắt nạt là nhóm có nguy cơ lớn nhất phát triển
nhiều hành vi tâm lý (28). Ở Việt Nam đã xảy ra một số vụ bạo lực giới ở trường
học trong thời gian gần đây, bạo lực giới ở trường học không chỉ ảnh hưởng đến kết
quả học tập mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, khiến các học sinh bị rối
nhiễu tâm lý, trầm cảm, tự ti, có thể dẫn đến trường hợp mang thai ngoài ý muốn,
nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV…và tăng nguy cơ các em
bỏ học (29).
8

1.2.2. Ảnh hưởng đến vấn đề xã hội và giáo dục

Bạo lực thanh thiếu niên nói chung ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng, làm
tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, thiệt hại về tài sản cũng như ảnh hưởng, gián đoạn
đến các dịch vụ xã hội. Đồng thời nó tác động tiêu cực đến nhận thức và thái độ
tham gia vào các sự kiện cộng đồng, học tập. Sự tham gia vào BLHĐ có thể là một
yếu tố dự báo hành vi tội phạm và xã hội trong tương lai, gây khó khăn trong các
mối quan hệ xã hội tương tự kết quả nghiên cứu tại Bắc Mỹ và Châu Âu (30) (31).
Bạo lực và những hậu quả của nó không chỉ thay đổi cuộc sống của những nạn nhân
mà còn ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè của họ (32). Theo ước tính của tổ chức
ChildFund cho thấy “bạo lực giới ở trường học gây tổn hại tương đương với chi phí
cho một năm học ở bậc tiểu học – khoảng 17 tỷ USD/năm ở các nước có thu nhập
thấp và trung bình” – con số này cao hơn tổng số tiền mà nước ngoài tài trợ hàng
năm cho các can thiệp giáo dục tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, ảnh
hưởng lớn đến kinh tế và sự phát triển của xã hội (29).

Các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên hệ tiêu cực giữa bạo lực, tiến độ
học tập và hành vi trong lớp, tác động đến giáo dục đối với nạn nhân của BLHĐ và
bắt nạt là rất đáng kể. Bạo lực và bắt nạt do giáo viên hoặc học sinh khác có thể
khiến vị thành niên và thanh niên sợ đến trường và ảnh hưởng đến khả năng tập
trung trong lớp hoặc tham gia các hoạt động của trường. Nó cũng có ảnh hưởng
tương tự với những người chứng kiến bạo lực (23). Điều này cũng ảnh hưởng xấu
đến thành tích học tập, làm việc và giáo dục trong tương lại. Các phân tích đánh giá
học tập trên thế giới đều ghi nhận tác động tiêu cực của BLHĐ đối với kết quả học
tập làm giảm thành tích của học sinh và sự tham gia hoạt động giáo dục (33).
Nghiên cứu ở các trường THCS Nam Phi về bản chất, nguyên nhân và hậu quả của
BLHĐ cho thấy bắt nạt, BLHĐ phổ biến trong các trường học. Hơn nữa, nghiên cứu
cho thấy BLHĐ có những tác động sau đây đối với người học: mất tập trung, trình
độ học vấn kém, bỏ tiết, trốn học và bị trầm cảm (34). Môi trường học tập không an
toàn tạo ra cảm giác sợ hãi và bất an, giáo viên không kiểm soát được tình trạng
hoặc không quan tâm đến học sinh, điều này làm giảm chất lượng giáo dục cho các
9

trường có tình trạng BLHĐ. Tại Mỹ năm 2015, 6% học sinh không đến trường ít
nhất 1 ngày trong tháng qua bởi vì họ cảm thấy không an toàn ở trường hoặc trên
đường đi đến trường/về nhà (35). BLHĐ tạo ra sự bất an và sợ hãi gây tổn hại đến
môi trường học đường nói chung và xâm phạm quyền học tập của học sinh trong
một môi trường an toàn, không bị đe dọa. Bạo lực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến
khả năng và thành tích học tập của học sinh (2).

Vì vậy cần có những can thiệp hiệu quả có thể làm giảm các hành vi bạo lực
khi chúng ta hiểu và đánh giá đúng những ảnh hưởng của BLHĐ đối với sức khỏe,
hành vi, môi trường xã hội và giáo dục.

1.3. Thực trạng Bạo lực học đường trên thế giới và tại Việt Nam

1.3.1. Thực trạng Bạo lực học đường trên thế giới

Dù có khác biệt trong các nghiên cứu (định nghĩa hay công cụ điều tra),
BLHĐ bao gồm có bắt nạt học đường phổ biến và là một vấn đề lớn tác động tới
sức khoẻ của trẻ em, vị thành niên và thanh niên ở mọi quốc gia (36). Trong ấn
phẩm năm 2009 với tựa “School-based violence prevention: A practical handbook”
(tạm dịch là Phòng chống bạo lực học đường: Sổ tay thực hành), WHO đưa ra con
số khoảng 1 tỷ trẻ em từ 2-17 tuổi (hay hơn có hơn 50% trẻ em) phải chịu một dạng
bạo lực thể chất, tinh thần hay tình dục hàng năm (1). Tương tự như vậy, ấn phẩm
năm 2019 của UNESCO “Behind the numbers: Ending school violence and
bullying” (tạm dịch là, “Phía sau những con số: Chấm dứt bạo lực học đường và
bắt nạt”) đưa ra các con số toàn diện và cập nhật mới nhất về BLHĐ và bắt nạt cho
thấy xu hướng ngày càng phổ biến (37). Số liệu sử dụng trong báo cáo này lấy từ
điều tra Global School-based Student Health Survey (GSHS) toàn cầu do WHO
tham gia hỗ trợ kỹ thuật trên 96 quốc gia khác nhau. Cụ thể, trên toàn thế có khoảng
130 triệu học sinh từ 13 đến 15 tuổi đã từng bị bạo lực, bắt nạt bởi các bạn đồng
trang lứa ngay trong khu vực nhà trường và xung quanh trường học (37). Ở các
nước Châu Á khác, một nghiên cứu tại 5 quốc gia (Campuchia, Việt Nam,
Indonesia, Pakistan và Nepal) trên 9.000 học sinh từ 12-17 tuổi trong giai đoạn
2013-2014 chỉ ra BLHĐ đang ở mức báo động đặc biệt. Chỉ tính trong 6 tháng,
10

trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm BLHĐ. Học sinh ở
Indonesia là nơi có tỉ lệ bị bạo lực cao nhất (84%) và thấp nhất là học sinh ở
Pakistan (43%). BLHĐ diễn ra ở mọi hình thức bao gồm cả bạo lực tinh thần và bạo
lực thể xác, trong đó tỷ lệ học sinh bị BLHĐ cao nhất ở Indonesia là 75%, tiếp theo
là học sinh ở Việt Nam đứng thứ hai với 71% (38). Tỷ lệ học sinh tham gia BLHĐ,
bị BLHĐ cũng khác nhau giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới (37). Xét theo
giới tính, nam giới có nguy cơ cao hơn tham gia hay bị bạo lực thể chất so với nữ
giới, có nguy cơ như nhau bị bao lực tình dục nhưng thấp hơn bị bạo lực tâm lý
(37).

Về bạo lực thể chất, báo cáo chỉ ra 1/3 học sinh (32%) đã từng bị bạo lực thể
chất hoặc bắt nạt trong trường học ít nhất một lần trong một tháng trước thời điểm
điều tra (37). Bạo lực thể chất là loại BLHĐ phổ biến nhất (22,2%) (37). Nghiên
cứu tại Trung Quốc cho thấy gần 1/6 (15,8%) học sinh THCS và 1/5 (21,8%) học
sinh trung học cơ sở đã từng tham gia đánh nhau, trong đó các vụ đánh nhau do học
sinh THCS tham gia để lại hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều (39). Về bạo lực tình
dục, đây là hình thức BLHĐ phổ biến tiếp theo với tỷ lệ trên toàn thế giới là 10,5%
(37). Tỷ lệ học sinh tham gia hình thức bạo lực thể chất (ẩu đả, đánh nhau) là 8,7%-
55,5% (37), trong đó cao nhất là học sinh ở các nước khu vực Bắc Phi (13,3%) và
Trung Đông (12,8%) và thấp nhất ở Trung Mỹ (4,9%) và Châu Á (5,7%) (37). Tiếp
theo, bạo lực tâm lý (bao gồm lời nói) đứng thứ 3 với tỷ lệ 6,6% (37).

Về bắt nạt học đường, đây là hình thức bạo lực ngày càng phổ biến với tỷ lệ
dao động từ 7,1%-74%. Ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ trẻ em bị bắt nạt là 9%-
25% (40). Trong đó, các nước ở khu vực Thái Bình Dương, tỷ lệ bắt nạt học đường
thường cao hơn ở so với tỷ lệ trung bình toàn cầu (36,8% so với 32%) (37). Tỷ lệ
bắt nạt ở các nước châu Á thấp hơn so với tỷ lệ chung toàn cầu (30,3% so với 32%)
(37). Tỷ lệ bắt nạt ở học sinh thuộc các nước ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu thấp
hơn trung bình chung toàn thế giới (25% so với 32%) (37). Gần đây, bắt nạt trên
mạng đang có xu hướng trở thành một vấn đề lớn của bắt nạt học đường và BLHĐ
dù hiện tại tỷ lệ đe dọa trực tuyến vẫn ở mức thấp. Điều tra về xu hướng và thực
11

trạng toàn cầu về bắt nạt học đường và BLHĐ cho thấy, tỷ lệ học sinh trong nhóm
tuổi 11-18 bị đe doạ trực tuyến tăng mạnh gần gấp 2 lần (7% lên 12%) trong 4 năm
(2010-2014) tại 07 nước châu Âu (41). Lý do bị bắt nạt được chỉ ra trong điều tra
năm 2016 trên 100.000 thanh niên ở 18 quốc gia là do ngoại hình, xu hướng giới
tính hoặc tình dục và dân tộc hoặc nguồn gốc quốc gia (42).

Nhìn chung, BLHĐ là một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng tới vị thành niên và
thanh niên với xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là bắt nạt học đường và gần
đây là bắt nạt trực tuyến. Dù tỷ lệ có khác biệt giữa các nghiên cứu nhưng việc xem
nhẹ hoặc đánh giá chưa đúng tính nghiệm trong ở nhiều nền văn hóa dựa trên quan
điểm và phong tục và tập quán giữa các xẫ hội và quốc gia khiến cho việc can thiệp
càng khó khăn hơn. BLHĐ cần được nhìn nhận đúng với vai trò là một trong những
vấn đề gây ra tỷ lệ tử vong cũng như tác động nghiêm trọng nhất tới sức khoẻ thể
chất, tinh thần và xã hội của học sinh.

1.3.2. Tình trạng Bạo lực học đường tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hơn 90% trẻ em trong độ tuổi 14-17 hiện là học sinh (43).
Trong độ tuổi này, một phần rất lớn thời gian trẻ em ở trường học, nơi được coi là
an toàn nhất theo quan điểm của phụ huynh và xã hội thì học sinh lại phải chịu rất
nhiều áp lực học tập từ cả gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó, phần lớn trẻ ở giai
đoạn này bị hoặc tham gia các hành vi bao lực lại là ở trong trường học. BLHĐ ở
Việt Nam diễn ra phổ biến hơn nhiều các báo cáo chính thống được công bố cả về
tần suất xảy ra, quy mô của sự việc cũng như hậu quả. BLHĐ, đặc biệt là bắt nạt
trực tiếp và trực tuyến (qua mạng xã hội như Zalo, Facebook và Tiktok) là một vấn
đề cần được đánh giá đúng và có sự tham gia của học sinh và gia đình (đối tượng
chính) với nhà trường và xã hội (đối tượng hỗ trợ) (5).

Tại Hội nghị “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về
phòng, chống bạo lực học đường” năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Viện
Nghiên cứu Lập pháp chỉ ra, tình trạng BLHĐ chưa được đánh giá đúng với thực
trạng với nhiều vụ việc nghiêm trọng. Môi trường học đường cần phải có can thiệp
phù hợp để thực sự an toàn (44). Hội nghị cũng chỉ ra hàng năm có khoảng hơn
12

1600 vụ việc bạo lực thể chất trong và ngoài trường học. Tính trung bình cứ 10.000
học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học vì tham gia BLHĐ.

Năm 2015, một khảo sát trên 6 tỉnh của UNESCO với 2636 sinh viên cho
thấy tỷ lệ sinh viên cao sinh viên từng bị bạo lực. Trong đó cao nhất là bạo lực thể
xác (41%), tiếp theo là bao lực lời nói (32%) và bạo lực xã hội (33%) và cuối cùng
là tình dục (13%) (8). Một nghiên cứu khác năm 2014 trên 3.000 học sinh tại 30
trường trung học cơ sở và THCS tại Hà Nội của Viện nghiên cứu Y học - Xã hội
cũng cho tỷ lệ 80% từng bị bất cứ một loại hình bạo lực nào trong 6 tháng trước
điều tra (bạo lực tâm lý, thể chất và tình dục). Về bạo lực thể chất (đánh đập, tát…),
40% học sinh THCS và THCS từng bị (45). Tuy vậy, nghiên cứu này lại chỉ ra hình
thức phổ biến nhất của BLHĐ là bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt nạt, đặt
điều, sỉ nhục…) với 3/4 học sinh từng bị BL (45). Đáng lưu ý, gần 1/5 học sinh của
nghiên cứu nói rằng mình từng bị bạo lực tình dục (lạm dụng hay quấy rối qua tin
nhắn, sờ, hôn,…) (45).

Về bắt nạt học đường, một nghiên cứu xuất bản năm 2017 của Lê Thị Hải Hà
trên 1424 học sinh tuổi 12-17 tại 10 trường của Hà Nội cho thấy 60% học sinh từng
tham gia, bị hay chứng kiến bắt nạt trong trường học, trong đó 24% học sinh nói
rằng mình từng bị bắt nạt, 6,6% đã từng bắt nạt bạn bè trong trước (46).

1.4. Các yếu tố liên quan đến Bạo lực học đường

Các nghiên cứu về bao lực học đường hay bắt nạt học đường chỉ ra 5 nhóm
yếu tố có liên quan tới việc tham gia hay bị BLHĐ là yếu tố cá nhân (tuổi, giới tính
và sức khỏe tâm thần) đến gia đình (hỗ trợ xã hội, sự giám sát và theo dõi của cha
mẹ, chứng kiến bạo lực của cha mẹ và xung đột với anh chị em), trường học (nhận
thức được hỗ trợ xã hội, nỗ lực ngăn chặn của giáo viên bắt nạt ở trường) và bạn bè
(hỗ trợ xã hội, nỗ lực của học sinh để ngăn chặn bắt nạt ở trường) có mối liên hệ tới
việc bị bắt nạt của học sinh (46). WHO cũng đưa ra Khung sinh thái trong tiếp cận
của mạng lưới phòng chống bạo lực (Violence Prevention Alliance - VPA) (47)
nhấn mạnh vào 5 nhóm yếu tố liên quan theo 5 cấp độ này (Chi tiết xem trong
Khung lý thuyết).
13

1.4.1. Yếu tố cá nhân học sinh

Yếu tố cá nhân tác động tới hành vi tham gia BLHĐ hay giải thích cho việc
bị BLHĐ bao gồm các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới tính, điểm số học tập, hạnh
kiểm), hành vi nguy cơ (hút thuốc, sử dụng bia rượu và đem/sử dụng vũ khí trong
trường học…), v.v… (48)

Tuổi

Tuổi tỷ lệ nghịch với việc học sinh tham gia BLHĐ, hay nói cách khác, học
sinh ở các khối học càng cao thì càng tham gia nhiều hơn bạo lực trong trường học.
Nghiên cứu trên thế giới chỉ ra tỷ lệ BLHĐ giảm khi so sánh giữa học sinh THCS
và học sinh trung học cơ sở (49). Giám sát trọng điểm hành vi nguy cơ ở Vị thành
niên của Mỹ cũng chỉ ra các hình thức bắt nạt học đường giảm ở các học sinh thuộc
khối lớp cao hơn (50). Trong nghiên cứu của Arumachalam và Nguyễn Diệp Vy
năm 2015, có sự khác nhau về hành vi sử dụng bạo lực đối với các nhóm học sinh
lớp 10,11, 12, nhóm học sinh lớp 10 sử dụng bạo lực như một các thể hiện với các
bạn cùng trang lứa để giải quyết xung đột. Đây là nhóm học sinh mới chuyển từ
trung học cơ sở lên THCS là giai đoạn có một vai trò xã hội mới và hình thành hành
vi ứng xử có thể là động cơ cho hành vi hung hăng, còn đối với học sinh lớp 11 và
đặc biệt là lớp 12 lại tỏ ra cẩn trọng hơn về việc tham gia vào các hành vi đánh
nhau, việc bạo lực được coi là thể hiện quyền lực và sự nam tính (51).

Giới tính

Các nghiên cứu đều chỉ ra kết quả thống nhất là nam học sinh có tỷ lệ tham
gia hành vi bạo lực và cũng như là nạn nhân bạo lực cao hơn nữ giới. Học sinh nam
thường tham gia hoặc có trải nghiệm cao hơn liên quan tới bạo lực thể chất còn học
sinh nữ tham gia hoặc có trải nghiệm cao hơn với hình thức bạo lực tâm lý và tình
dục hay bạo lực gián tiếp qua lời nói (23). Giám sát trọng điểm hành vi nguy cơ ở
Vị thành niên của Mỹ chỉ ra nam giới bị đe dọa hoặc bị thương với vũ khí ở trong
trường cao hơn hẳn nữ giới (7,8% so với 4,1%) (52). Tỷ lệ đánh nhau trong nghiên
cứu hiện tại ở nam và nữ sinh trung học tại Iran lần lượt là 45% và 33,3%
14

(OR=1,29, 95%CI: 0,87-1,90) (53). Nghiên cứu tại UK trên học sinh tại 17 trường
THCS cho thấy bắt nạt trực tuyến cao hơn và tăng nhanh hơn ở học sinh nữ (từ 17%
lên 27%) so với học sinh nam (từ 12% lên 15%) trong giai đoạn 2006-2012 (54).
Nam giới có xu hướng giải quyết xung đột bằng hành vi bạo lực thể chất trong khi
đó nữ giới thường tránh đối diện trực tiếp và giải quyết xung đột qua việc chia
nhóm nói xấu (55).

Kết quả học tập và hạnh kiểm

Kết quả học tập tốt hay hạnh kiểm tốt thường là yếu tố bảo vệ với việc tham
gia hay trải nghiệm BLHĐ ở học sinh THCS. Nghiên cứu năm 2016 ở 3 trường
THCS tại Hà Nội cho thấy học sinh có học lực trung bình tham gia BLHĐ cao hơn
khoảng 2 lần so với học sinh học lực giỏi (60% so với 31%, OR: 1.46, 95% CI: 1.33–
1.59) (55). Việc tham gia bao lực thường có liên quan rất chặt với học sinh có học
lực kém hoặc yếu cũng như học sinh có thường xuyên trốn, bỏ tiết hay bỏ học (56).

Các nhóm hành vi nguy cơ khác ở vị thành niên như tự tử, sử dụng bia rượu
và thuốc lá

Học sinh có các vấn đề sức khỏe tâm thần hay mắc trầm cảm tham gia vào
BLHĐ cao hơn so với các học sinh bình thường (57). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên
cứu mới chỉ dừng ở mức mô tả mối liên quan có nguy cơ này thông qua điều tra cắt
ngang nên việc bị mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần có dẫn tới việc tham gia hay bị
BLHĐ vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu xuất bản năm của Lê Thị Hải Hà chỉ ra học
sinh có tỷ lệ bị bắt nạt trực tuyến cao hơn khi bị trầm cảm hay có rối nhiễu tâm lý
và/hoặc có ý định tự tử (19). Ngoài ra, học sinh có các hành vi nguy cơ khác như
hút thuốc hay sử dụng rượu bia và chất gây nghiện cũng làm tăng nguy cơ tham gia
BLHĐ (58).

1.4.2. Yếu tố gia đình

Gia đình có vai trò quan trọng trong sự phát triển lành mạnh và các chương
trình phòng chống bạo lực thành công trong thời niên thiếu. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng hành vi bắt nạt của học sinh liên quan đến ảnh hưởng xấu từ cha mẹ (59)
15

hay thiếu sự quan tâm/ hỗ trợ của cha mẹ (59). Các yếu tố trong môi trường xã hội
có ảnh hưởng tới hành vi BLHĐ thường xảy ra ở học sinh gia đình có vấn đề (bố
mẹ thường xuyên cãi nhau, li hôn, bố mẹ có hành vi bạo lực, bố/mẹ mất hoặc không
sống chung với bố mẹ) (60). Học sinh đã từng chứng kiến hành vi bạo lực trong gia
đình có xu hướng và hành vi bạo lực nhiều hơn những đứa trẻ khác (61). Ngược lại,
nếu mức độ gắn kết gia đình bền chặt là yếu tố bảo vệ học sinh không tham gia gây
bạo lực cũng như không chủ động gây thương tích cho bản thân. Việc bố mẹ sống
chung cũng góp phần bảo vệ học sinh khỏi các hành vi tự gây thương tích bản thân
hoặc nguy cơ bạo lực tinh thần từ bạn bè (62).

Tại Hàn Quốc, nạn nhân của bạo lực có mối liên quan với tình trạng kinh tế
xã hội thấp, thành tích học tập trung bình, có biểu hiện của dấu hiệu trầm cảm và có
mối quan hệ không tốt với bố mẹ (63). Ngoài ra, các thanh thiếu niên lớn lên trong
các gia đình mà có một hoặc cả hai cha mẹ thất nghiệp thì có nguy cơ gây ra hành vi
bạo lực hoặc bị bắt nạt cao hơn (64). Điều tra quốc gia năm 2006 tại Geogia cũng
cho thấy gia đình có điều kiện kinh tế thấp thì con cái có xu hướng bạo lực cao hơn
(65).

1.4.3. Yếu tố trường học

Môi trường giáo dục trong các trường học liên quan đến các hành vi nguy cơ
bạo lực và bị bạo lực của học sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở các trường
học, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh tích cực sẽ có ít các hành vi bạo lực
của học sinh hơn hơn, sẽ tạo được môi trường an toàn và thân thiện giữa các học
sinh. Vì vậy cần nỗ lực để tăng sự tham gia của học sinh trong trường trong các hoạt
động kết nối với giáo viên và các học sinh để có thể thúc đẩy xây dựng một môi
trường giáo dục thân thiện.

Căng thẳng do học tập, thiếu sự hỗ trợ và/hoặc môi trường trường học không
an toàn hay có xung đột trong các mối quan hệ bạn bè và tình cảm là những yếu tố
nguy cơ với sức khỏe tâm thần từ đó dẫn tới gia tăng nguy cơ bạo lực ở học sinh
(57). Học sinh ít có hành vi bạo lực nếu có quan hệ tích cực với giáo viên. Vì vậy,
những nỗ lực để tăng sự tham gia của học sinh trong trường trong các hoạt động kết
16

nối với giáo viên và các học sinh khác có thể thúc đẩy xây dựng một môi trường
giáo dục thân thiện.

1.4.4. Yếu tố bạn bè

Bạn bè và bạn thân có ảnh hưởng và tác động mạnh tới hành vi của học sinh.
Việc thiếu các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp với bạn bè đều có liên quan chặt
chẽ đến khả năng thực hiện hành vi bạo lực hoặc bị bạo lực. Khi xảy ra đánh nhau
giữa học sinh, bạn bè là những người can ngăn hoặc cổ vũ. Nghiên cứu tại Hoàn
Kiếm năm 2013 cho thấy những học sinh có bạn thân tham gia hành vi bạo lực có
nguy cơ thực hiện bạo lực cao gấp 3,5 lần học sinh không có bạn thân thực hiện bạo
lực (56). Học sinh chứng kiến bạo lực càng nhiều, sống trong gia đình bạo lực hoặc

có người phạm tội và có nhiều bạn bè có hành vi bạo lực thì càng có xu hướng sử
dụng bạo lực đối với người khác (66). Học sinh là nạn nhân của BLHĐ thường chơi
với nhóm bạn bè mang đặc điểm thiếu khả năng giao lưu, hoà nhập, hay bị bạn bè kì
thị, cách li (67).

1.4.5. Yếu tố môi trường - xã hội

Các yếu tố trong môi trường xã hội và mối quan hệ giữa mọi người với nhau
cũng làm cho học sinh bị ảnh hưởng. Học sinh tham gia các tệ nạn xã hội và sử
dụng mạng xã hội thường có xu hướng tham gia vào hoạt động BLHĐ hơn những
học sinh khác (21). Học sinh bị lạm dụng hoặc chứng kiến bạo lực có nguy cơ sử
dụng bạo lực cao hơn (68). Việc tiếp cận dễ dàng với tivi, mạng internet, trò chơi
điện tử trực tuyến… cũng ảnh hưởng tới nhân cách và hành vi của học sinh (69).
Môi trường sống xung quanh có thể ảnh hưởng đến hành vi bạo lực ở học sinh nếu
thiếu sự giám sát của người lớn và ảnh hưởng bởi các hành vi tiêu cực của bạn cùng
trang lứa (70).

1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu

Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc TPHCM, cách trung tâm
thành phố Thái Nguyên 5 km. Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố
Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của TPHCM. Toàn huyện có 13 xã và 2
17

thị trấn với dân số trên 96 nghìn người. Quận Gò Vấp có 34 trường công lập gồm 3
trường THCS, 16 trường trung học cơ sở, 14 trường tiểu học và 1 trung tâm giáo
dục thường xuyên (10). Với số lượng trường học như vậy, về cơ bản đã đáp ứng
được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện.

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về tình trạng bạo lực học đường,
các yếu tố liên quan tới tình trạng này tại địa bàn quận Gò Vấp, TPHCM. Trong
khuôn khổ đề tài luận văn, học viên tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên một trường
trong huyện và đã chọn được trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM để
tìm hiểu tình trạng BLHĐ.

Trường THCS Nguyễn Trãi là 1 trong 3 trường THCS trên địa bàn quận Gò
Vấp. Trường được thành lập từ năm 1977 với tên gọi “trường Phổ thông công
nghiệp cấp III vừa học vừa làm Nguyễn Trãi”. Trường ra đời với nhiệm vụ trọng
yếu là phục vụ cho sự nghiệp giáo dục con em các dân tộc trên địa bàn huyện, đặc
biệt là con em công nhân Mỏ sắt Nguyễn Trãi (11). Trải qua hơn 40 năm xây dựng
phát triển, hiện nay trường đã có một cơ ngơi khang trang, với số lớp ổn định là 21
lớp. Năm học 2020-2021 trường đón 856 học sinh tham gia học tập. Nhà trường
kiên định mục tiêu vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, không ngừng lớn mạnh về số
lượng và vững vàng về chất lượng (11).
18

1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu

Đề tài sử dụng “Khung sinh thái trong tiếp cận của mạng lưới phòng chống
bạo lực” (Violence Prevention Alliance - VPA) (47) với 5 cấp độ (cá nhân, gia đình,
bạn bè, trường học và xã hội).
19

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh đang học tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Học sinh THCS (lớp 10 đến lớp 12) đang theo học tại trường
THCS Nguyễn Trãi trong năm học 2020-2021 vào thời điểm thu thập số liệu, đồng ý
và được phụ huynh đồng ý cho phép tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh không có mặt (nghỉ học/vắng mặt) khi thu thập số
liệu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2020 đến tháng 11/2021 (Thời gian thu
thập số liệu: Tháng 1-3/2021)

- Địa điểm: Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM

2.3. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu

Áp dụng công thức ước tính một tỉ lệ:


p (1  p )
n  Z (21 / 2 )
d2
Trong đó:

- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra


- Z21-α/2: Hệ số tin cậy mức 95%, tương ứng là 1,96
- p (Tỷ lệ bạo lực dự đoán) bao gồm tỷ lệ tham gia BLHĐ và bị BLHĐ.
Chúng tôi tham khảo nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang năm 2017
(“Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan ở học sinh
trường Trung học cơ sở Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội năm
2017”), cỡ mẫu đã được tính với tỷ lệ tham gia BLHĐ - p 1=0,12 và tỷ lệ
20

bị BLHĐ - p2=0,10 (71).

- d = 0,05 (độ chính xác tuyệt đối)

Như vậy, khi thay p1 = 0,12; p2 = 0,1 vào công thức, ta được n1 = 162; n2 =
138. Để đảm bảo mẫu đủ lớn để phân tích yếu tố liên quan đến cả hành vi tham gia
BLHĐ và bị BLHĐ, học viên đã chọn cỡ mẫu lớn hơn là n = 162 làm mẫu tối thiểu
cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm, với đơn vị cụm là
1 lớp nên để đảm bảo tính đại diện của nghiên cứu, cỡ mẫu được nhân với hiệu lực
thiết kế (DE=2). Vậy cỡ mẫu là 162*2=324, dự phòng 10% đối tượng từ chối, không
tham gia vào nghiên cứu (324 *10% = 32 người).

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là lớp học. Với số lượng
mỗi lớp khoảng 40 em, số lớp cần chọn là 9 lớp (360/40 = 9). Năm học 2020- 2021
nhà trường có 21 lớp, với 856 học sinh. Từ danh sách 21 lớp này, sẽ chọn ngẫu
nhiên 3 lớp/khối. Tại mỗi lớp được chọn, toàn bộ học sinh đang theo học của lớp đó
và đáp ứng các tiêu chí lựa chọn sẽ được mời tham gia vào nghiên cứu. Tổng cỡ mẫu
cuối cùng của nghiên cứu là 352 học sinh.
21

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ được xây dựng trên cơ sở tham khảo bộ công cụ trong nghiên cứu
của tác giả Trần Thị Huyền Trang (71), nghiên cứu về các hành vi/yếu tố nguy cơ
liên quan đến bắt nạt của bộ công cụ YRBSS (Youth Risk Behavior Surveillance
System) của Trung tâm phòng chống bệnh tật của Mỹ năm 2019 (5, 71). Bộ công cụ
(YRBSS) là bộ công cụ của hệ thống giám sát trọng điểm sáu hành vi nguy cơ liên
quan đến sức khỏe góp phần gây ra tử vong và tàn tật hàng đầu ở VTN/TN, trong đó
có các hành vi góp phần gây ra thương tích và bạo lực không chủ ý. Bộ công cụ
YRBSS đã được dịch và đánh giá tính giá trị với nghiên cứu của Trường Đại học Y
tế công cộng “Đánh giá các hành vi nguy cơ với sức khỏe trẻ vị thành niên tại Hà
nội năm 2019” (72).

2.5.2. Cách thức thu thập dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phát vấn để thu thập thông tin, với bộ câu
hỏi dành cho học sinh tự điền vào các ý có nội dung mà học sinh lựa chọn. Các bước
thu thập số liệu là

Bước 1: Liên hệ với đơn vị có đối tượng nghiên cứu

- Thống nhất kế hoạch khảo sát với Ban giám hiệu nhà trường.

- Trao đổi với GVCN để lấy danh sách học sinh các lớp sẽ khảo sát,
đồng thời gửi GVCN phát cho học sinh phiếu đồng ý tham gia khảo sát của phụ
huynh học sinh.

Bước 2: Thử nghiệm và hoàn thiện bộ câu hỏi cho học sinh

Bước 3: Tập huấn nội dung thu thập số liệu với ĐTV

Bước 4: Thu thập số liệu: Điều tra viên phát phiếu, hướng dẫn học sinh cách
điền phiếu để thu thập thông tin, với bộ câu hỏi dành cho học sinh tự khoanh
vào các ý có nội dung mà học sinh lựa chọn.
22

2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu

Bộ câu hỏi bao gồm 6 nhóm biến số chính (Chi tiết ở Phụ Lục 1. Biến số
nghiên cứu):

1. Thông tin nhân khẩu học và thông tin cá nhân của học sinh

2. Các hành vi nguy cơ của học sinh

3. Mối quan hệ và hoàn cảnh gia đình

4. Mối quan hệ với bạn bè

5. Môi trường nhà trường và xã hội

6. Thực trạng BLHĐ (hành vi bạo lực và từng bị bạo lực)

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá

Dựa theo định nghĩa “bạo lực học đường” của CDC, biến số đầu ra trong
nghiên cứu được định nghĩa như sau:

 Học sinh bị BLHĐ “là người bị học sinh khác hoặc một nhóm học sinh khác
có những hành động bạo lực thể chất, các biện pháp sử dụng vũ khí, khống chế bằng
sức mạnh cơ thể (đánh đấm, đá,…), bạo lực bằng lới nói (đe doạ, xúc phạm,...), bạo
lực xã hội (phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay…) và bạo lực điện tử (phát tán tạo tin
đồn xấu…) hoặc bị ép buộc thực hiện bất cứ hành vi nào ở trên trong vòng 12 tháng
trước thời điểm trả lời bộ câu hỏi. Học sinh bị bạo lực là học sinh được xác định đã
từng bị bạo lực vào một hay nhiều hành vi nào trong các hành vi trên”.

 Học sinh tham gia BLHĐ “là học sinh trực tiếp thực hiện các bạo lực thể
chất, mang và sử dụng vũ khí, khống chế bằng sức mạnh cơ thể (đánh đấm, đá,…),
bạo lực bằng lới nói (đe doạ, xúc phạm,...), bạo lực xã hội (phân biệt đối xử, cô lập,
tẩy chay,…) và bạo lực điện tử (phát tán tạo tin đồn xấu,…) hoặc thực hiện bất cứ
bạo lực nào ở trên trong vòng 12 tháng trước thời điểm trả lời bộ câu hỏi. Học sinh
có bạo lực là học sinh được xác định đã từng tham gia vào một hay nhiều hành vi
nào trong các hành vi trên”.
23

2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Dữ liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Epidata 3.1. Dữ liệu được xử
lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 26.0. Phân tích gồm Thống kê mô tả về đối
tượng nghiên cứu, các thông tin về yếu tố gia đình, bạn bè, trường học, môi trường
sống v.v… Thống kê suy luận được thực hiện nhằm xác định mối liên quan giữa
tham gia BLHĐ và bị BLHĐ thông qua kiểm định khi bình phương (2) với mức ý
nghĩa 5%.

2.9. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại
học Y tế công cộng xem xét và thông qua theo Quyết định 24/2021/YTCC-HD3
ngày 3 tháng 2 năm 2021. Nghiên cứu tuân thủ nghiêm túc theo nguyên tắc bảo mật
và giữ kín thông tin riêng tư của các học sinh tham gia nghiên cứu. Trang thông tin
nghiên cứu và phiếu chấp thuận đạo đức đều được gửi cho học sinh và được
cha/mẹ/người bảo lãnh ký đồng ý trước khi thực hiện phát vấn. Số liệu của nghiên
cứu được mã hoá và bảo mật chỉ sử dụng cho nghiên cứu.
24

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của học sinh

Giới tính Tần số


Thông tin Tỷ lệ (%)
Nam Nữ (n=635)

10 48 82 130 36,9

Khối học 11 43 67 110 31,3

12 41 71 112 31,8

Xuất sắc 1 1
2 0,6
(>=9,0)

Giỏi ( từ 8,0- 5 15
20 5,7
Kết quả 8,9)
học tập kì
Khá (6.5–7.9) 46 89 135 38,3
trước
Trung bình 77 114
191 54,3
(5.0-6.4)

Yếu (< 5.0) 3 1 4 1,1

Tốt 69 154 223 63,3

Hạnh kiểm Khá 53 62 115 32,7


kì trước Trung bình 9 4 13 3,7

Yếu 1 0 1 0,3

132 220
Tổng 352 100
(37,5%) (62,5)
25

Bảng 3.1 về Đặc điểm nhân khẩu học và thông tin chung của học sinh cho
thấy có tổng số 352 đối tượng tham gia nghiên cứu là học sinh trường THCS
Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM tham gia nghiên cứu. Theo đó, tỉ lệ học sinh
nam tham gia nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/3 (37,5%) còn lại gần 2/3 là học sinh
nữ (62,5%). Tỉ lệ phân bổ học sinh tham gia nghiên cứu ở 3 khối lớp là tương
đương nhau. Cụ thể khối 10 là 36,9%, khối 11 là 31,3%, khối 12 là 31,8%.

Về kết quả học tập của học kỳ trước, hầu hết (92,6%) các học sinh tham gia
nghiên cứu có học lực trung bình khá, tiếp theo là 20 học sinh có kết quả học tập
giỏi (5,7%). Về hạnh kiểm, khoảng 2/3 số học sinh có hạnh kiểm Tốt (63,3%), tiếp
theo là học sinh có hạnh kiểm Khá (32,7%). Khoảng 4% học sinh có hạnh kiểm
trung bình và yếu.

Bảng 3.2. Thông tin về yếu tố gia đình của học sinh

Giới tính Tần số


Thông tin Tỷ lệ (%)
Nam Nữ (n=635)

Bố 0 2 2 0,6

Đối tượng sống Mẹ 6 18 24 6,8


cùng Cả bố và mẹ 123 190 313 88,9

Khác 3 10 13 3,7

Công chức NN 7 6 13 3,7

KD/buôn bán 11 12 23 6,5


Nghề nghiệp
chính Lao động tự do 37 65 102 29
của bố
Nông dân 70 133 203 57,7

Nghề khác 7 4 11 3,1

Nghề nghiệp Công chức NN 11 12 23 6,5


chính
KD/buôn bán 15 17 32 9,1
26

Lao động tự do 28 53 81 23

của mẹ Nông dân 74 137 211 60

Nghề khác 4 1 5 1,4

Không bao giờ 19 14 33 9,3

Tần suất trao Hiếm khi 23 30 53 15,1


đổi thông tin
Thỉnh thoảng 74 136 210 59,7
và tâm sự với
gia đình Thường xuyên 12 30 42 11,9

Luôn luôn 4 10 14 4

Giàu 4 1 5 1,4

Khá 16 49 65 18,5

Điều kiện kinh Trung bình 86 127 213 60,5


tế của gia đình Cận nghèo 7 20 27 7,7

Nghèo 8 16 24 6,8

Không biết 11 7 18 5,1

Không bao giờ 92 168 260 73,8

Chứng kiến Hiếm khi 31 40 71 20,2


bạo lực giữa
các thành viên Thỉnh thoảng 9 12 21 6
trong gia đình
Thường xuyên/ 0 0
0 0
Luôn luôn
27

Bảng 3.2. về Thông tin về yếu tố gia đình của học sinh cho thấy khoảng 11%
học sinh không sống cùng cha hoặc mẹ hoặc cả hai. Về nghề nghiệp chính của bố
mẹ, đa số các em có bố mẹ làm nông dân (bố 57,7%, mẹ 60%) hoặc lao động tự do
(bố 29%, mẹ 23%).

Xét về tình trạng kinh tế, phần lớn học sinh tự đánh giá nhà mình có kinh tế
trung bình (60,5%) tiếp theo là kinh tế ở mức khá (18,5%).

Về trao đổi với gia đình, học sinh cho rằng mình không bao giờ hoặc ít trao
đổi trao đổi với gia đình chiếm khoảng 1/4 ĐTNC (24,4%). Đa số học sinh cho rằng
mình thi thoảng trao đổi với cha mẹ. Còn lại khoảng 16% là thường xuyên/ luôn
luôn trao đổi. Về cơ bản, học sinh không bao giờ hoặc hiếm khi chứng kiến bạo lực
trong gia đình (94%). Tuy vậy, vẫn có 6% học sinh nói rằng thỉnh thoảng có chứng
kiến.

Bảng 3.3. Thông tin về yếu tố bạn bè và trường học

Giới tính Tần số


Thông tin Tỷ lệ (%)
Nam Nữ (n= 352)

Không có 21 15 36 10,2

Số lượng bạn thân ở Có 1 bạn 10 33 43 12,2


trường 2-3 bạn 32 103 135 38,4

Từ 4 bạn trở lên 69 69 138 39,2

Bạn thân tham gia Có 21 3 24 6,8


bạo lực Không 111 217 328 93,2

Mối quan hệ với bạn Rất tốt 34 74 108 30,7



Tốt 62 106 168 47,7

Bình thường 32 39 71 20,2

Không tốt 4 1 5 1,4


28

Từng kể chuyện cá Có 13 27 40 11,4


nhân với thầy cô Không 119 193 312 88,6

Nội quy, quy định Có 119 202 321 91,2


liên quan đến các
hành vi BLHĐ Không 13 18 31 8,8

Viết bản tự kiểm 54 89


143 40,6
điểm

Khiển trách 20 25
45 12,8
trước lớp

Khiển trách và 45 91
Hình thức xử phạt vi thông báo với 136 38,6
phạm BLHĐ gia đình

Đình chỉ học 9 7 16 4,6

Tất cả các hình 2 5


7 2
thức trên

Không biết/ 5 0
5 1,4
không rõ

Chương trình dạy Có 106 198 304 86,4


kỹ năng sống cho
học sinh Không 26 22 48 13,6

Bảng 3.3. Trình bày Thông tin về yếu tố bạn bè và trường học (có bạn thân,
có bạn thân tham gia BLHD cùng, bị áp lực học tập và mức độ kỷ luật của nhà
trương). Đa số (3/4) học sinh nói rằng mình có từ 2 bạn thân trở lên. Khoảng 7%
học sinh có bạn thân tham gia BLHĐ

Hơn 3/4 học sinh có mối quan hệ tốt hoặc rất tốt với bạn bè đồng trang lứa
(47,7% và 30,7%). Về quan hệ với thầy/cô, chỉ 11,4% học sinh từng kể chuyện cá
29

nhân với thầy cô.

Trong số các học sinh tham gia nghiên cứu của trường THCS Đồng Hỷ, có
91,2% học sinh cho biết trường các em có các nội quy liên quan đến BLHĐ, 5,7%
học sinh cho rằng trường các em không có và 3,1% các em không biết về nội quy
của trường mình.

Về hình thức xử phạt vi phạm BLHĐ, 40,6% và 38,6% học sinh biết về hình
thức xử phạt viết bản tự kiểm điểm và khiển trách thông báo với gia đình nếu tham
gia BLHĐ. Tỉ lệ các học sinh được tham gia chương trình học kỹ năng sống ở
trường là 86,4%, và tỉ lệ học sinh không được tham gia chương trình học kỹ năng
sống ở trường là 13,6%.

Bảng 3.4. Thông tin về môi trường – xã hội của học sinh

Giới tính Tần số Tỷ lệ


Thông tin
Nam Nữ (n=635) (%)
Không bao giờ 30 48 78 22,1
Chứng kiến các Hiếm khi 75 122 197 56
hành vi bạo lực Thỉnh thoảng 23 48 71 20,2
tại nơi sống Thường xuyên 2 2 4 1,1
Luôn luôn 2 0 2 0,6
Không bao giờ 32 68 100 28,4
Tiếp xúc với các Hiếm khi 40 71 111 31,5
ấn phẩm có nội Thỉnh thoảng 43 68 111 31,5
dung bạo lực Thường xuyên 12 11 23 6,6
Luôn luôn 5 2 7 2

Có 56% các học sinh hiếm khi chứng kiến các vụ bạo lực xảy ra ở nơi mình
sống, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tần suất xảy ra tình trạng trên. 22,1% và 20,2% là 2
tỉ lệ tương ứng với tần suất không bao giờ và thỉnh thoảng xuất hiện hành vi bạo lực
tại nơi các học sinh sống. Chỉ có 1,7% các học sinh thường xuyên và luôn luôn
chứng kiến bạo lực tại nơi sinh sống.
30

28,4% học sinh không bao giờ tiếp xúc với các ấn phẩm có nội dung bạo lực
như truyện tranh, phim ảnh,… Tỉ lệ học sinh hiếm khi và thỉnh thoảng tiếp xúc với
các ấn phẩm có nội dung bạo lực bằng nhau, là 31,5%. Chỉ có 6,6% và 2% học sinh
tiếp xúc với ấn phẩm có nội dung bạo lực với tần suất thường xuyên hoặc luôn luôn.

3.2. Thực trạng bạo lực của học sinh

94%
95%

93,5%

6,5%
6%
5,1%

Học sinh đã từng Học sinh đã từng Học sinh đã từng


bị bạo lực tham gia bạo lực bị bạo lực và tham
Đã từng Chưa bao giờ gia bạo lực

Biểu đồ 3.1 . Tình trạng bạo lực ở học sinh trong 12 tháng qua (n=635)

Nghiên cứu trong 12 tháng qua tại trường THCS Nguyễn Trãi, tỉ lệ học sinh
đã từng bị bạo lực chiếm 6% tổng số ĐTNC (21 em). Tỉ lệ học sinh từng tham gia
bạo lực chiếm 6,5% (23 em) và tỉ lệ học sinh thuộc cả 2 đối tượng (bị bạo lực và
tham gia bạo lực) chiếm 5,1%. (18 em).
31

3.2.1. Thực trạng hành vi bạo lực học đường

Bảng 3.5. Loại hình hành vi BLHĐ mà học sinh từng tham gia trong vòng
12 tháng qua

Giới tính Tần số Tỷ lệ


Thông tin
Nam Nữ (n=635) (%)

Tham gia bạo lực học đường 14 9 23 6,5%

Đánh, đấm, đá, xô đẩy, dứt tóc,


4 1 5 1,4
Bạo kéo tai, xé quần áo
lực thể Trấn lột/lấy trộm tiền/đồ vật
chất hoặc bị phá hỏng đồ vật của 0 0 0 0
mình

Đe doạ, xúc phạm, sỉ nhục, chế


1 2 3 0,8
nhạo làm tổn thương
Bạo
Gán/gọi biệt danh/Gọi tên bố
lực lời 7 3 10 2,8
mẹ (mục đích xấu)
nói
Dùng lời nói đe doạ, ép buộc
0 0 0 0
làm theo ý mình

Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy


Bạo 0 1 1 0,3
chay
lực xã
hội Tạo/phát tán tin đồn (mang ý
0 2 2 0,6
nghĩa xấu)

Thông qua tin nhắn hoặc các


Bạo nội dung được đăng tải lên
lực qua Internet, Instagram, Facebook 0 2 2 0,6
mạng hoặc các loại mạng xã hội khác
để đe dọa, cô lập và tẩy chay

Không thực hiện hành vi nào trên - - 329 93,5

Trong tổng số 352 học sinh tham gia nghiên cứu, có 23 em (6,5%) đã từng
32

tham gia bạo lực học đường, trong đó nam là 14 em, nữ là 9 em. Trong số 23 học
sinh từng thực hiện hành vi bạo lực, có 5 học sinh (1,4%) (chủ yếu là nam) từng có
hành vi bạo lực thể chất với người khác, 13 học sinh (3,6%) (chủ yếu là nam) từng
thực hiện hành vi bạo lực lời nói với người khác, 3 học sinh (0,9%) (chủ yếu là nữ)
từng thực hiện bạo lực xã hội, 2 học sinh (0,6%) (chủ yếu là nữ) từng bạo lực qua
mạng với người khác.

Bảng 3.6. Thông tin liên quan đến hành vi BLHĐ học sinh từng tham gia
trong vòng 12 tháng

Giới tính Tần số Tỷ lệ


Nội dung
(n=635) (%)
Nam Nam

Học sinh cùng lớp 7 2 9 2,6


Đối Học sinh cùng khối 2 3 5 1,5
tượng bị nhưng khác lớp
HS thực
hiện Học sinh khối trên 2 1 3 0,8
hành vi
bạo lực Học sinh khối dưới 2 1 3 0,8

Người yêu hoặc người 2 1 3 0,8


thân

Chuyện tình cảm 4 0 4 1,1

Những khác biệt về lối 1 2 3 0,8


Lý do sống (Cách ăn mặc, cử
dẫn đến chỉ, cư xử…)
đối
tượng có Bị bên kia trêu chọc 5 2 7 2
hành vi hoặc nói xấu
BLHĐ
Bắt nguồn từ mâu thuẫn 1 1 2 0,6
trước đó giữa em và bên
kia
33

Bắt nguồn từ mâu thuẫn 1 1 2 0,6


trước đó giữa bạn em và
bên kia

Lý do khác 1 1 2 0,6

Người Bạn cùng lớp 1 1 2 0,6


cùng
thực hiện Không ai cả 9 5 14 3,7
hành vi
Người khác. 4 3 7 2
BL

Về nạn nhân của các học sinh tham gia bạo lực, bạn cùng lớp chiếm tỉ lệ cao
nhất, tiếp theo là bạn cùng khối. Các nạn nhân là học sinh khác khối và người yêu
hoặc người thân đều có tỷ lệ rất thấp. Lý do học sinh tham gia BLHĐ là “Bị bên kia
trêu chọc hoặc nói xấu”, chuyện tình cảm và khác biệt về lối sống.

Trong tổng 23 học sinh từng tham gia BLHĐ, 14 em cho biết không có ai
cùng thực hiện và 9 học sinh cùng thực hiện với người khác.
34

3.2.2. Thực trạng bị bạo lực học đường

Bảng 3.7. Nạn nhân của BLHĐ trong vòng 12 tháng qua

Giới tính Tần số Tỷ lệ


Thông tin
(n=635) (%)
Nam Nam

Bị bạo lực học đường 11 10 21 6%

Đánh, đấm, đá, xô đẩy, dứt tóc, 4 1


5 1,4
Bạo lực kéo tai, xé quần áo
thể chất Trấn lột/lấy trộm tiền/đồ vật 0 0
0 0
hoặc bị phá hỏng đồ vật

Đe doạ, xúc phạm, sỉ nhục, chế 3 1


4 1,1
nhạo làm tổn thương

Gán/gọi biệt danh (mang ý 3 4


Bạo lực
nghĩa xấu)/Gọi tên bố mẹ (mục 7 2
lời nói
đích xấu)

Dùng lời nói đe doạ, ép buộc 0 1


1 0,3
làm theo ý mình

Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy 0 0


0 0
Bạo lực chay
xã hội Tạo/phát tán tin đồn (mang ý 1 2
3 0,9
nghĩa xấu)

Thông qua tin nhắn hoặc các 0 1


Bạo lực nội dung được đăng tải lên
qua Internet, Facebook hoặc các 1 0,3
mạng loại mạng xã hội khác để đe
dọa, cô lập và tẩy chay

Không bị hành vi nào trên 331 94


35

Trong tổng số 352 học sinh tham gia nghiên cứu, có 21 em (6%) từng bị bạo
lực học đường (chủ yếu là nam) còn lại 331 em (94%) chưa từng bị bạo lực học
đường.

Trong số 21 học sinh từng bị bạo lực, có 5 học sinh trong số đó (1,4%) từng
bị bạo lực thể chất, 12 học sinh (3,4%) từng bị bạo lực lời nói (chủ yếu là nam), 3
học sinh (0,9%) từng bị bạo lực xã hội, 1 học sinh (0,3%) từng bị bạo lực qua mạng
(chủ yếu là học sinh nữ).

Bảng 3.8. Thông tin liên quan đến hành vi BLHĐ mà ĐTNC từng bị trong
vòng 12 tháng qua

Giới tính Tần số Tỷ lệ


Nội dung
Nam Nữ (n=635) (%)
Học sinh cùng lớp 5 8 13 3,7
Đối Học sinh cùng khối nhưng 2 1 3 0,9
tượng khác lớp
thực hiện Học sinh khối trên 3 0 3 0,9
hành vi Học sinh khối dưới 0 0 0 0
bạo lực Người yêu hoặc người 0 2 2 0,6
là thân
Chuyện tình cảm 2 1 3 0,9
Lý do Những khác biệt về lối 4 3 7 2
dẫn đến sống (Cách ăn mặc, cử chỉ,
học sinh cư xử…)
là nạn Bị bên kia trêu chọc hoặc 3 4 7 2
nhân của nói xấu
BLHĐ Bắt nguồn từ mâu thuẫn 0 1 1 0,3
trước đó giữa em và bên
kia
Bắt nguồn từ mâu thuẫn 0 1 1 0,3
trước đó giữa bạn em và
36

bên kia
Lý do khác 2 0 2 0,6

Xét về đối tượng thực hiện hành vi BLHĐ mà ĐTNC là nạn nhân, bạn cùng
lớp chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là bạn cùng khối. Lý do bị bạo lực là do trêu chọc
hoặc nói xấu, khác biệt về lối sống, chuyện tình cảm, v.v…

3.2.3. Các hành vi nguy cơ liên quan đến tình trạng BLHĐ

Bảng 3.9. Thực hiện hành vi nguy cơ về sức khỏe trong 30 ngày qua

Giới tính Tần số Tỷ lệ


Thông tin
Nam Nữ (n=635) (%)

Mang theo vũ khí theo Đã từng 8 7 15 4,3


người Chưa bao giờ 124 213 337 95,7

Không đến trường do Đã từng 7 11 18 5,1


cảm thấy không được
an toàn Chưa bao giờ 125 209 334 94,9

Đã từng 14 3 17 4,8
Thử hút thuốc lá
Chưa bao giờ 118 217 335 95,2

Hút thuốc lá thường Đã từng 2 1 3 0,9


xuyên Chưa bao giờ 130 219 349 99,1

Sử dụng chất gây Đã từng 6 2 8 2,3


nghiện Chưa bao giờ 126 218 344 97,7

Uống ít nhất 1 đơn vị Đã từng 96 121 217 61,6


đồ uống có cồn Chưa bao giờ 36 99 135 38,4

Đã từng 10 21 31 8,8
Thực sự có ý định tự tử
Chưa bao giờ 122 199 321 91,2
37

Trong tổng số 352 học sinh tham gia nghiên cứu, hầu hết (337 học sinh)
không mang vũ khí theo người, chiếm 95,7%. Tỉ lệ học sinh mang vũ khí bên mình
khá ít, có 15 học sinh từng mang vũ khí theo người, chiếm 4,3% tổng số học sinh.

Về cơ bản học sinh cảm thấy an toàn khi đến trường chỉ 5% nghỉ học vì lý do
cảm thấy không an toàn. Có 17 (4,8%) học sinh từng thử hút thuốc và 3 (0,9%) học
sinh từng thường xuyên hút thuốc lá. Tuy vậy, hành vi từng sử dụng rượu bia lại có
tỷ lệ khá cao (61,6%) dù đa số là sử dụng ngoài trường. Có 8 học sinh (2,3%) đã
từng sử dụng chất gây nghiện.

Tỉ lệ học sinh từng có ý định tự tử là 8,1% trong tổng số học sinh tham gia
nghiên cứu (trong đó học sinh nam là 10, học sinh nữ là 21 học sinh).

3.3. Một số yếu tố liên quan tới Hành vi bạo lực

3.3.1. Yếu tố liên quan tới tình trạng tham gia BLHĐ
Bảng 3.10. Tình trạng tham gia BLHĐ và một số đặc điểm của học sinh
Tổng Thực hiện bạo lực
Đặc điểm (n=635 Có Không OR CI 95% P
) (n, %) (n, %)
132 14 118
Nam**
(10,6%) (89,4%)
Giới tính
220 9 211 0,36 0,151 - 0,021
Nữ 0,856 *
(4,1%) (95,9%)
11 119
10** 130 (91,5%)
(8,5%)

Khối học 3 107 0,303 0,082 - 0,073


11 110
(2,7%) (97,3%) 1,116
9 103 0,945 0,377 – 0,905
12 112
(8,0%) (92%) 2,317
Xuất sắc/ 5 152
Kết quả 157
Giỏi/ Khá** (3,2%) (96,8%)
học tập kì
Trung bình/ 18 177 3,092 1,121 – 0,029
trước 195
Yếu (9,2%) (90,8%) 8,524 *
Hạnh Tốt/khá** 21 317
338
kiểm kì (6,2%) (93,8%) 2,516 0,528 – 0,247
trước Trung 14 2 12 11,981
38

bình/yếu (14,3%) (85,7%)


*p<0,05 và ** Nhóm so sánh
39

Bảng 3.10 cho thấy giới tính và học lực có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
với việc tham gia BLHĐ của học sinh. Tỉ lệ thực hiện bạo lực học đường ở nam và
nữ lần lượt là 10,6% và 4,1%. Nữ có nguy cơ tham gia BLHĐ thấp hơn so với nam
giới (OR=0,36; KTC 95%: 0,151 - 0,856)

6,2% học sinh có hạnh kiểm từ Khá trở lên từng thực hiện bạo lực, tỉ lệ này ở
nhóm học sinh có hạnh kiểm Trung bình trở xuống là 14,3%. Tỉ lệ thực hiện bạo lực
ở học sinh có kết quả học tập từ Khá/Giỏi/Xuất sắc là 3,2%, từ Trung bình trở
xuống là 9,2%. Học sinh có học lực trung bình/yếu có nguy cơ tham gia BLHĐ cao
hơn so với học sinh xuất sắc/khá (OR=3,1; KTC 95%: 1,121 – 8,524)
40

Bảng 3.11. Tình trạng tham gia BLHĐ và một số đặc điểm gia đình của học
sinh
Tổng Thực hiện bạo lực
(n=635 OR
Đặc điểm Có (n, Không CI 95% P
)
%) (n, %)
21 292
Cả bố và mẹ** 313
Đối tượng (6,7%) (93,3) 0,75 0,16 - 3,33 0,707
sống cùng Chỉ bố hoặc 2 37
39
mẹ/họ hàng (5,1%) (94,9%)
Công 34
2
chức/Kinh 36 (94,4%) 1,21 0,27 – 5,38 0,802
(5,6)
doanh**
Nghề của Bố
Lao động tự 21 295
316
do/ nông dân (6,6%) (93,4)
Công 51
4
chức/Kinh 55 (92,7%) 0,87 0,28 – 2,66 0,809
(7,3%)
Nghề của Mẹ doanh**
Lao động tự 19 278
297
do/ nông dân (6,4%) (93,6%)
Không bao 274
22
Tần suất trao giờ/ Thỉnh 296 (92,6%) 0,22 0,03 – 1,71 0,151
(7,4%)
đổi thông tin, thoảng**
với bố mẹ Thường xuyên/ 1 55
56
Luôn luôn (1,8%) (98,2%)
Tự đánh giá Giầu/ Khá/ 18 265
283
điều kiện Trung bình** (6,4%) (93,6%) 1,15 0,41– 3,21 0,790
kinh tế của Cận nghèo 5 64
69
gia đình /Nghèo (7,2%) (92,8%)
Không bao 14 246
Chứng kiến 260
giờ** (5,4%) (94,6%) 1,91 0,80- 4,56 0,142
bạo lực giữa
Hiếm 83
các thành 9
khi/Thỉnh 92 (90,2%)
viên (9,8%)
thoảng
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh
Bảng 3.11 cho thấy các đặc điểm đặc điểm gia đình của học sinh không có mối
liên quan tới tham gia hành vi BLHĐ.
41

Bảng 3.12. Tình trạng tham gia BLHĐ và yếu tố về bạn bè và trường học
Tổng Thực hiện bạo lực
Đặc điểm (n=635 Có (n, Không OR CI 95% P
) %) (n, %)
7 72
Số lượng bạn Không có 79
(8,9%) (91,1%)
thân ở
Có 1 bạn trở 16 257 0,64 0,25 - 1,61 0,345
trường 273
lên (5,9 %) (94,1%)
17 311
Bạn thân Không 328
(5,2%) (94,8%)
tham gia bạo
6 18 6,09 2,14 -17,33 0,001*
lực Có 24
(25%) (75,%)
Bình
6
thường/ 76 70
Mối quan hệ (7,9%)
Không tốt (92,1%)
với bạn bè 0,76 0,29 - 2,01 0,589
17 259
Rất tốt/tốt 276
(6,2%) (93,8%)
Từng kể 21 291
Không 312
chuyện cá (6,7%) (93,3%)
nhân với 2 38 0,74 0,16 - 3,32 0,704
Có 40
thầy cô (5%) (95%)
Nội quy của 1 19
Không 20
trường liên (5%) (95%)
quan đến các
21 311 1,33 0,17- 10,42 0,786
hành vi Có 332
(6,3%) (93,7 %)
BLHĐ
Viết bản
kiểm điểm/ 15
200 185
Khiển trách (7,5%)
Hình thức xử (92,5%)
trước lớp
phạt vi phạm
Thông báo 0,76 0,31 - 1,86 0,549
BLHĐ 143
với GĐ/
152 9 (5,9%) (94,1%)
Đình chỉ
học
Tham gia 11 37
Không 48
chương trình (22,9%) (77,1%)
dậy kỹ năng 12 292 0,14 0,06 - 0,34 0,001*
Có 304
sống (3,9%) (96,1%)
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh
42

Bảng 3.12 cho thấy khác biệt về tỉ lệ học sinh thực hiện BLHĐ ở nhóm có
bạn thân tham gia BLHĐ là 25% cao hơn có ý nghĩa ở nhóm mà bạn thân không
tham gia BLHĐ (5,2%) (OR=6,09; KTC 95%: 2,14 – 17,33). Ngoài ra, chỉ 3,9%
học sinh tham gia BLHĐ nếu đã từng tham gia chương trình dạy kỹ năng sống thực
hiện bạo lực trong khi tỷ lệ này lên tới 22,9% ở học sinh chưa tham gia chương
trình này. Khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (OR=0,14; KTC 95%: 0,06 –
0,34).

Bảng 3.13. Tình trạng tham gia BLHĐ và yếu tố môi trường xã hội
Thực hiện bạo lực OR
Tổng
Đặc điểm Có (n, Không CI 95% P
(n=635)
%) (n, %)
Không bao 326
22
Chứng kiến giờ/ Thỉnh 346 (93,6%)
(6,4%)
các hành vi thoảng 2,94 0,33-26,31 0,334
bạo lực tại Thường 5
1
nơi sống xuyên/ Luôn 6 (83,3%)
(16,7%)
luôn
Không bao 305
17
Tiếp xúc ấn giờ/ Thỉnh 322 (94,7%)
(5,3%)
phẩm có thoảng 4,48 1,61-12,42 0,004
nội dung Thường 24 *
6
bạo lực xuyên/ Luôn 30 (80%)
(20%)
luôn
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh

Bảng 3.13 cho thấy học sinh thường xuyên/luôn luôn tiếp xúc với các ấn
phẩm có nội dung bạo lực có nguy cơ cao hơn 4,5 lần tham gia BLHĐ so với nhóm
không có tiếp xúc (OR= 4,48; KTC 95%: 1,61-12,42)
43

Bảng 3.14. Tình trạng tham gia BLHĐ và thực hiện các hành vi nguy cơ ở
học sinh
Thực hiện BL
Tổng
Đặc điểm Có (n, Không CI 95% P
(n=635) OR
%) (n, %)
Chưa bao 20 317
337
Mang vũ khí giờ (5,9%) (94,1%)
0,045
theo người 12 3,96 1,03-15,18
Đã từng 15 3 (20%) *
(80%)
Không đến Chưa bao 19 315
334
trường vì giờ (5,7%) (94,3%)
cảm thấy 0,011
4 14 4,73 1,42-15,78
không được Đã từng 18 *
(22,2%) (77,8%)
an toàn
Chưa bao 20 315
335
Thử hút giờ (6,0%) (94,0%)
thuốc lá 3 14 3,37 0,89-12,71 0,072
Đã từng 17
(17,6%) (82,4%)
Chưa bao 22 327
Hút thuốc lá 349
giờ (6,3%) (93,7%)
thường
1 2 7,43 0,64-85,17 0,107
xuyên Đã từng 3
(33,3%) (66,7%)
Chưa bao 128
Sử dụng đồ 135 7 (5,2%)
giờ (94,8%)
uống có cồn
16 201 1,45 0,58-3,63 0,422
(rượu, bia) Đã từng 217
(7,4%) (92,6%)
Chưa bao
20 324
Sử dụng giờ 344
(5,8%) (94,2%)
chất gây 0,003
9,72 2,16-43,60
nghiện 3 5 *
Đã từng 8
(37,5%) (62,5%)
Chưa bao 21 300
321
Có ý định tự giờ (6,5%) (93,5%)
tử 2 29 0,98 0,22-4,41 0,984
Đã từng 31
(6,5%) (93,5%)
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh

Bảng 3.14 chỉ ra các hành vi nguy cơ và thực trạng tham gia BLHĐ. Kết quả
44

cho thấy nguy cơ học sinh tham gia BLHĐ trong nhóm từng mang vũ khí theo
người cao hơn tới 3,96 nhóm chưa bao giờ mang vũ khí (OR= 3,96; KTC 95%:
1,03-15,18). Học sinh cảm thấy đến trường không an toàn cũng có nguy cơ tham gia
BLHĐ cao hơn 4,73 lần so với học sinh chưa từng cảm thấy (OR= 4,73; KTC 95%:
1,42-15,78). Học sinh từng sử dụng chất gây nghiện cũng có nguy cơ tham gia
BLHĐ cao hơn 9,72 lần so với học sinh chưa từng sử dụng (OR= 9,72; KTC 95%:
2,16-43,60).
3.3.2. Yếu tố liên quan tới bị BLHĐ ở học sinh
Bảng 3.15. Tình trạng bị bạo lực và một số đặc điểm cá nhân của học sinh
Bị bạo lực
Tổng
Đặc điểm Có (n, Không OR CI 95% P
(n=635)
%) (n, %)
132 11 121
Nam
Giới (8,3%) (91,7%)
tính 220 10 210 0,52 0,21 - 1,26 0,152
Nữ
(4,5%) (95,5%)
12 118
10 130
(9,2%) (90,8%)
Khối 4 106 0,37 0,11 - 1,18 0,094
11 110
học (3,6%) (96,4%)
5 107 0,46 0,15 - 1,34 0,156
12 112
(4,5%) (95,5%)
Xuất 151
6
Kết quả sắc/Giỏi 157 (96,2%)
(3,8%)
học tập / Khá 2,09 0,79 - 5,53 0,135
kì trước Trung 15 180
195
bình/yếu (7,7%) (92,3%)
Tốt/khá 20 318
Hạnh 338
(5,9%) (94,1%) 1,22 0,15 - 9,82 0,850
kiểm kì
Trung 1 13
trước 14
bình/yếu (7,1%) (92,9%)
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh

Bảng 3.15 cho thấy các đặc điểm cá nhân của học sinh không có mối liên
quan tới bị BLHĐ ở học sinh THCS trong nghiên cứu.
45

Bảng 3.16. Tình trạng bị bạo lực và một số đặc điểm gia đình của học sinh
Bị bạo lực
Tổng
Đặc điểm Có (n, Không CI 95% P
(n=635) OR
%) (n, %)
19 294
Cả bố và mẹ 313
Đối tượng (6,1%) (93,9)
sống cùng Chỉ bố hoặc mẹ/ 2 37 0,83 0,18 - 3,73 0,815
39
cùng họ hàng (5,1%) (94,9%)
Công chức/Kinh 2 34
36
doanh (5,6) (94,4%)
Nghề của 1,08
Lao động tự do/ 19 297 0,24 - 4,87 0,913
Bố 316
nông dân (6,0%) (94,0)
Công chức/Kinh
4 51
doanh 55
Nghề của (7,3%) (92,7%)
Mẹ 0,77 0,25 - 2,39 0,657
Lao động tự do/ 17 280
297
nông dân (5,7%) (94,3%)
Tần suất Không bao giờ/ 20 276
296
trao đổi Thỉnh thoảng (6,8%) (93,2%)
thông tin, Thường xuyên/ 1 55 0,25 0,03 - 1,90 0,182
56
với bố mẹ Luôn luôn (1,8%) (98,2%)
Tự đánh Giầu/Khá/ Trung 17 266
283
giá điều bình (6,0%) (94,0%)
kiện kinh 4 65 0,96 0,31 - 2,95 0,947
Cận nghèo/Nghèo 69
tế gia đình (5,8%) (94,2%)
Chứng 11 249
Không bao giờ 260
kiến bạo (4,2%) (95,8%)
lực giữa 2,76 1,13- 6,73 0,01*
Hiếm khi/Thỉnh 10 82
các thành 92
thoảng (10,9%) (89,1%)
viên
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh

Bảng 3.16 cho thấy các đặc điểm đặc điểm gia đình của học sinh và mối liên
quan tới bị BLHĐ của học sinh. Chỉ có khác biệt về mặt thống kê giữa học sinh
chứng kiến bạo lực trong gia đình với nguy cơ của nhóm có chứng kiến cao hơn
2,76 lần (p<0,01; OR=2,76; KTC 95%: 1,13- 6,73).
46

Bảng 3.17. Tình trạng bị bạo lực và yếu tố về bạn bè và trường học
Bị bạo lực
Tổng
Đặc điểm Có (n, Không OR CI 95% P
(n=635)
%) (n, %)
Không 4 75
79
Số lượng có (5,1%) (94,9%)
bạn thân ở Có 1
17 256 1,24 0,40 - 3,81 0,701
trường bạn trở 273
(6,2 %) (93,8%)
lên
13 315
Bạn thân Không 328
(4,0%) (96%)
tham gia 0,001
8 16 12,11 4,39 - 33,39
bạo lực Có 24 *
(33,3%) (66,7%)
Bình
thường/ 69
Mối quan 76 7 (9,2%)
Không (90,8%)
hệ với bạn
tốt 0,52 0,20 - 1,35 0,184

Rất 14 262
276
tốt/tốt (5,1%) (94,9%)
Từng kể 19 293
Không 312
chuyện cá (6,1%) (93,9%)
nhân với 2 38 0,83 0,18 - 3,72 0,812
Có 40
thầy cô (5%) (95%)
Viết bản
tự kiểm
điểm/
15 185
Khiển 200
(7,5%) (92,5%)
Hình thức trách
xử phạt vi trước
phạm lớp 0,67 0,26 - 1,69 0,398
BLHĐ Thông
báo với
144
GĐ/ 152 8 (5,3%)
(94,7%)
Đình chỉ
học
Tham gia 6 42
Không 48
Chương (12,5%) (87,5%) 0,36 0,13 - 0,98 0,047
trình dạy kỹ Có 304 15 289 *
47

(4,9%) (95,1%)
năng sống
cho học sinh *p<0,05 và ** Nhóm so sánh

Bảng 3.17 cho thấy khác biệt về tỉ lệ học sinh bị BLHĐ ở nhóm có bạn thân
g tham gia BLHĐ là 33,3% cao hơn có ý nghĩa ở nhóm mà bạn thân không tham gia
BLHĐ (4,0%) (OR=12,11; KTC 95%: 4,39 – 33,39). Ngoài ra, chỉ 4,9% học sinh bị
BLHĐ nếu đã từng tham gia chương trình dạy kỹ năng sống thực hiện bạo lực trong
khi tỷ lệ này lên tới 12,5% ở học sinh chưa tham gia chương trình này. Khác biệt
này cũng có ý nghĩa thống kê (OR=0,36; KTC 95%: 0,13 – 0,98).

Bảng 3.18. Tình trạng bị bạo lực và các yếu tố môi trường xã hội
Thực hiện bạo lực
Tổng
Đặc điểm Có (n, Không CI 95% P
(n=635) OR
%) (n, %)
Chứng Không bao
21 325
kiến các giờ/ Thỉnh 346
(6,1%) (93,9%)
hành vi thoảng
- - -
bạo lực Thường
0 6
tại nơi xuyên/ Luôn 6
(0%) (100%)
sống luôn
Không bao
Tiếp xúc 14 308
giờ/ Thỉnh 322
với ấn (4,3%) (95,7%)
thoảng 0,004
phẩm có 6,69 2,46-18,22
Thường 23 *
nội dung 7
xuyên/ Luôn 30 (76,7%)
bạo lực (23,3%)
luôn
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh

Bảng 3.18 cho thấy học sinh thường xuyên/luôn luôn tiếp xúc với các ấn
phẩm có nội dung bạo lực có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 6,7 lần so với nhóm không
có tiếp xúc (OR= 6,69; KTC 95%: 2,46-18,22)
48

Bảng 3.19. Tình trạng bị bạo lực và việc thực hiện các hành vi nguy cơ ở
học sinh
Thực hiện BL
Tổng
Đặc điểm Có (n, Không OR CI 95% P
(n=635)
%) (n, %)
Chưa 18 319
Mang vũ 337
bao giờ (5,3%) (94,7%) 4,43 1,14-17,11 0,031
khí theo
3 12 *
người Đã từng 15
(20%) (80%)
Không đến Chưa 15 319
334
trường vì bao giờ (4,5%) (95,5%) 10,63 3,51-32,21 0,001
cảm thấy 12 *
không 6 (66,7%)
Đã từng 18
được an (33,3%)
toàn
Chưa 19 316
335
Thử hút bao giờ (5,7%) (94,3%) 2,21 0,47-10,41 0,313
thuốc lá 2 15
Đã từng 17
(11,8%) (88,2%)
Chưa 20 329
Hút thuốc 349
bao giờ (5,7%) (94,3%) 8,22 0,71-94,60 0,091
lá thường
1 2
xuyên Đã từng 3
(33,3%) (66,7%)
Sử dụng đồ Chưa 130
135 5 (3,7%)
uống có bao giờ (96,3%) 2,07 0,740-5,786 0,166
cồn (rượu, 16 201
Đã từng 217
bia) (7,4%) (92,6%)
Chưa 19 325
Sử dụng 344
bao giờ (5,5%) (94,5%) 5,70 1,07-30,16 0,041
chất gây
2 6 *
nghiện Đã từng 8
(25%) (75%)
Chưa 16 305 3,66 1,24-10,80 0,019
321
Có ý định bao giờ (5,0%) (95%) *
tự tử 5 26
Đã từng 31
(16,1%) (83,9%)
*p<0,05 và ** Nhóm so sánh

Bảng 3.19 chỉ ra các hành vi nguy cơ và thực trạng tham gia BLHĐ. Kết quả
49

cho thấy nguy cơ học sinh bị BLHĐ trong nhóm từng mang vũ khí theo người cao
hơn tới 4,43 nhóm chưa bao giờ mang vũ khí (OR= 4,43; KTC 95%: 1,14-17,11).
Học sinh cảm thấy đến trường không an toàn cũng có nguy cơ bị BLHĐ cao hơn
10,63 lần so với học sinh chưa từng cảm thấy (OR= 10,63; KTC 95%: 3,51-32,21).
Học sinh từng sử dụng chất gây nghiện cũng có nguy cơ bị BLHĐ cao hơn 5,70 lần
so với học sinh chưa từng sử dụng (OR= 5,70; KTC 95%: 1,07-30,16). Cuối cùng,
Học sinh từng có ý định tự tử cũng có nguy cơ bị BLHĐ cao hơn 3,66 lần so với
học sinh chưa từng sử dụng (OR= 3,66; KTC 95%: 1,24-10,80).
50

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu Bạo lực học đường và một số yếu tố liên ở học sinh các trường
THCS của thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang để tìm hiểu về thực trạng cũng như
các yếu tố liên quan đến tình hình bạo lực ở học sinh khu vực thành phố Vị Thanh
tỉnh Hậu Giang và các vùng lân cận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh đã
từng bị bạo lực chiếm 19,0%, trong khi đó phổ biến nhất là học sinh chưa từng bị
bạo lực 81,0%. Về từng tham gia bạo lực, tỷ lệ trả lời có chiếm 8,3%, trong đó
không đánh nhau trong trường lần nào là 14%, 1 lần là 13,6%, 2-3 lần là 8,2%, 4
lần là 4,6%, và tỷ lệ bị thương do đánh nhau củng tưng ứng với số lần đánh nhau.

4.1. Thực trạng bạo lực học đường của học sinh tại trường THCS Nguyễn
Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM

Tỉ lệ bị bạo lực của học sinh trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp,
TPHCM là 6%, tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ chung khoảng 10-12% trong 3 nghiên cứu
tại trường THCS Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội năm 2017: 10,6% (76), trường
THCS thành phố Hà Nội năm 2019: 11,9% (74) và Báo cáo GSHS Việt Nam 2019:
10,42% (75). Tỷ lệ này chỉ bằng 1/3 so với điều tra tại Mỹ năm 2014-2015 ở nhóm
học sinh từ 12-18 tuổi có 20,8% học sinh từng bị bạo lực (77). Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy, tỷ lệ học sinh có thực hiện hành vi BLHĐ trong vòng 12 tháng qua
trước thời điểm nghiên cứu là 18%. Tỷ lệ này gần với dữ liệu từ GSHS năm 2013:
Có 1 trong 6 học sinh tham gia vào bạo lực một hoặc nhiều hơn một lần trong vòng
12 tháng qua (16,7%) (71). Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng học sinh nữ có khả năng
là nạn nhân của BLHĐ ở tất cả các hình thức thấp hơn học sinh nam.

Tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, TPHCM, tỉ lệ học sinh từng
tham gia bạo lực học đường trong vòng 12 tháng qua là 6,5% trong tổng số ĐTNC,
thấp hơn so với tỉ lệ tham gia BLHĐ của học sinh trên địa bàn Hà Nội được trình
bày trong báo cáo YRBSS (7,6%) (74). Nghiên cứu GSHS 2019 được thực hiện bởi
nhóm tác giả trường Đại học Y tế công cộng cũng chỉ ra rằng tỉ lệ học sinh THCS
có hành vi bắt nạt học sinh khác chỉ chiếm trên 4% (75). So sánh với 2 số liệu trên
51

cho thấy, tỉ lệ học sinh thực hiện bạo lực ở trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò
Vấp, TPHCM vẫn còn khá cao. Những hành vi bạo lực phổ biến ở học sinh trường
THCS Nguyễn Trãi là bạo lực lời nói (3,6%) và bạo lực thể chất (1,4%). Cứ 10 em
thì có 1 em từng gán gọi biệt danh hoặc gọi tên bố mẹ mang ý nghĩa xấu. Tỷ lệ hành
vi bạo lực sử dụng lời nói thấp hơn so với nghiên cứu tại trường THCS Tô Hiệu,
huyện Thường Tín là 11%.

Những hành vi bạo lực có tính chất nghiêm trọng như bạo lực thể chất (đánh
đấm, trấn lột, phá hoại có chủ đích…) tuy có tần suất khá ít (1,4%) nhưng vẫn xuất
hiện trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng bạo lực được thực hiện ở học
sinh THCS tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 - 2015 cho thấy có
khoảng 1% - 2% học sinh trong mẫu nghiên cứu phải trải qua ít nhất một lần những
hành vi bạo lực (đấm, đá, bị giễu cợt, chế giễu, bị hủy hoại tài sản cá nhân…), học
sinh nam thường phải chịu đựng hành vi BLHĐ nhiều hơn học sinh nữ (73). Tỉ lệ
bạo lực trong trường khá cao về tần suất cho thấy một thực trạng rằng những biện
pháp quản lý của ban giám hiệu các trường THCS chưa thực sự hiệu quả, môi
trường trường học chưa phải là an toàn và thân thiện đối với mỗi học sinh.

Về các hành vi nguy cơ dẫn đến tình trạng BLHĐ, tỉ lệ học sinh mang vũ khí
theo người, có thực hiện hành vi bạo lực khá cao (20%) và tỉ lệ này ở nhóm bị bạo
lực cũng chiếm tỉ lệ lớn (20%) mặc dù tỉ lệ học sinh mang vũ khí vào trong trường
chỉ là 4,3%. Những vũ khí này có thể phục vụ mục đích thực hiện hành vi bạo lực
với người khác, nhưng cũng có thể là để bảo vệ bản thân, thể hiện ở tỉ lệ nhóm bị
bạo lực có mang vũ khí trong người, với tần suất 3 em bị bạo lực có mang vũ khí
vào trong trường trong số 15 học sinh có mang vũ khí vào trong trường. Mặt khác,
số học sinh không đến trường do cảm thấy không an toàn ở cả 2 nhóm đối tượng
đều cao (5,1%). Những tỉ lệ này đưa ra một khả năng rằng học sinh có thể bị tấn
công từ những đối tượng bên trong và bên ngoài trường.

Nghiên cứu SAVY II đưa ra tỉ lệ thanh thiếu niên từng mang vũ khí theo
người là 2,3% (80). Dự án YRBSS thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đưa ra
tỉ lệ mang vũ khí của học sinh THCS là 5,5% (74). Điều này cho thấy thực trạng sở
52

hữu và mang vũ khí theo người vẫn là một vấn đề lớn cho đến thời điểm hiện tại và
việc tỉ lệ học sinh mang vũ khí theo người không chỉ đưa ra một nhu cầu cần siết
chặt quản lý hơn về vật dụng học sinh mang đến trường, cũng như quan tâm tới tình
hình học sinh không chỉ ở trong trường mà còn ở ngoài trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng bị học sinh bạo lực nhiều nhất là học
sinh cùng lớp, với tỉ lệ là 2,6% và 1,5% là học sinh cùng khối nhưng khác lớp.
Người yêu hoặc người thân của ĐTNC tuy chiếm một phần khá nhỏ (0,8%) nhưng
vẫn thuộc một trong những nhóm đối tượng chịu đựng tác động từ các hành vi bạo
lực của học sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã thực hiện về chủ
đề bạo lực gia đình, tuy nhiên đối tượng chịu ảnh hưởng của bạo lực trong nghiên
cứu thường là trẻ vị thành niên (72, 81). Trẻ với vai trò là người tác động bạo lực
thường ít được nhắc đến. Hành động bạo lực từ trẻ với người thân của mình có thể
là một phần phản ứng từ việc bạo lực của cha mẹ tới các em, với tỉ lệ học sinh tại
địa bàn nghiên cứu từng chứng kiến bạo lực gia đình với tần xuất hiếm khi là
20,2%, tần xuất thỉnh thoảng là 6%.

4.2. Các yếu tố liên quan tới thực trạng bạo lực học đường của học sinh
trường THCS Nguyễn Trãi

Về đặc điểm cá nhân, Trong các yếu tố về thông tin cá nhân của học sinh, có
yếu tố giới tính và kết quả học tập kỳ trước có có mối liên quan tới tình trạng thực
hiện bạo lực. Tỷ lệ thực hiện bạo lực ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ (lần lượt
là 10,6% và 4,1%). Những học sinh có kết quả học tập kì trước trung bình/yếu thực
hiện bạo lực nhiều hơn so với nhóm học sinh có kết quả học tập kì trước xuất
sắc/giỏi/khá với OR= 3,092 lần (95% CI: 1,121 - 8,524). Thực trạng này cũng được
thể hiện trong luận văn thạc sỹ y tế công cộng thực hiện năm 2017 tại trường THCS
Tô Hiệu của tác giả Trần Thị Huyền Trang: “Những HS có kết quả học tập trung
bình /kém có khả năng thực hiện hành vi bạo lực cao hơn nhóm có kết quả học tập
khá giỏi với OR=1,4 (95% CI: 1,1 - 2,3). Kết quả này cũng khá tương tự với nghiên
cứu trên cỡ mẫu 750 học sinh tại 3 trường của Sóc Sơn. Khảo sát trên đối tượng học
sinh THCS trên địa bàn Hà Nội của luận văn Tiến sĩ Xã hội học tại Học viện Chính
53

trị Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ ra khá nhiều mối liên quan giữa yếu tố cá nhân tới
tình trạng thực hiện BLHĐ (73). Theo đó, giới tính Nữ là yếu tố bảo vệ tới hành vi
đánh nhau, gây rối của học sinh THCS, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy học
sinh nam thường có xu hướng gây hấn, bất hòa với những bạn mình không thích và
cũng là nạn nhân của các vụ BLHĐ nhiều hơn so với học sinh nữ (73). Mặt khác,
những học sinh có xu hướng thực hiện BLHĐ thuộc nhóm khối 11 và 12, nhóm học
lực trung bình và kém, trường ngoài công lập (73). Luận văn của tác giả Nguyễn
Ngọc Bình, thực hiện trên học sinh THCS tại tỉnh Bắc Giang lại chỉ những yếu tố
ảnh hưởng tới trạng bị bạo lực ở học sinh có mối liên quan tới giới tính, mức độ cố
gắng giúp đỡ của bạn bè và việc tham gia các chương trình kỹ năng sống hoặc hoạt
động tập thể (74). Kết quả của 2 nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là ở
mối liên quan về phân loại trường, xu hướng có sự đối lập so với luận văn của tác
giả Dương Thị Thu Hương đã được thực hiện cách đây 2 năm (73). Với khoảng
cách trong thời gian thực hiện khá lớn, có thể trong thời điểm đó đã có các can thiệp
nhằm giảm thiểu những yếu tố nguy cơ trên.

Về đặc điểm gia đình, kết quả phân tích cho thấy tình trạng bạo lực ở gia
đình có mối liên quan đến 2 nhóm đối tượng BLHĐ. Học sinh sống trong gia đình
có tình trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình có xu hướng bị bạo lực hoặc
thực hiện bạo lực nhiều hơn so với những em có gia đình hòa thuận. Nghiên cứu về
ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới tình trạng bạo lực của trẻ được thực hiện bởi tác
giả John Fantuzzo cũng đã đưa ra các bằng chứng, số liệu chứng minh rằng trẻ em
sống trong những hộ gia đình thường xuyên xích mích sẽ có xu hướng giải quyết
mâu thuẫn với người khác bằng bạo lực (83).

Kết quả này tương tự các nghiên cứu trước đây. Học sinh sống trong gia đình
có xung đột, bạo lực có xu hướng bị bạo lực hoặc thực hiện bạo lực nhiều hơn so
với những em có gia đình hòa thuận. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực gia đình
tới tình trạng bạo lực của trẻ được thực hiện bởi tác giả John Fantuzzo cũng đã đưa
ra các bằng chứng, số liệu chứng minh rằng trẻ em sống trong những hộ gia đình
thường xuyên xích mích có xu hướng giải quyết mâu thuẫn với người khác bằng
54

bạo lực (75). Đồng thời, trong luận văn của mình, ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
cũng chỉ ra ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân cách và hành xử của học sinh với
các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng từ các hành vi bạo lực từ bố, mẹ của học sinh
(76, 77). Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Điệp, các yếu tố về tần suất cãi vã với các
thành viên gia đình và từng chứng kiến các vụ bạo lực ở nơi sống là yếu tố nguy cơ
của hành vi BLHĐ (78). Xét về đặc điểm gia đình, những học sinh sống trong gia
đình thiếu cha hoặc mẹ đều có xu hướng bị bạo lực và thực hiện bạo lực. Tác động
của việc phải sống xa cha hoặc mẹ cũng được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là
một trong những yếu tố tác động tới xu hướng bạo lực của trẻ em (79). Khảo sát
trên đối tượng học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội của luận văn Tiến sĩ Dương Thị
Thu Hương cho thấy số lượng các hành vi nguy cơ tăng dần trong gia đình có ảnh
hưởng tới tình trạng bị bạo lực (73).

Về yếu tố bạn bè và trường học, Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm có bạn
thân tham gia bạo lực có xu hướng bị bạo lực và tham gia bạo lực cao hơn so với
nhóm bạn thân không tham gia. Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy trên một
số nghiên cứu khác trên thế giới với nhận định việc có bạn bè có hành vi phạm tội
có mối liên quan đến bạo lực ở học sinh (85). Điều này có thể giải thích được do tác
động của bạn bè tới hành vi của học sinh. Vì vậy, đây có thể là nhóm có xu hướng
nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm học sinh có tham gia các
chương trình tập huấn kỹ năng thì ít có nguy cơ tham gia cũng như bị BLHĐ
hơn.Điều này cho thấy cần có can thiệp chuyên sâu về chủ đề BLHĐ do phần lớn
thời gian học sinh tiếp xúc là với những người bạn ở trường. Việc can thiệp trong
nhà trường có thể trực tiếp làm giảm tỉ lệ bị bạo lực ở học sinh.

Về môi trường xã hội, học sinh ngày nay có điều kiện được tiếp xúc với các
phương tiện giải trí như tivi, truyện tranh, máy tính... từ rất sớm. Trong nghiên cứu
tước đây cũng nhận định rằng, việc tiếp xúc với các ấn phẩm nội dung bạo lực có
tác động rất lớn đến hành vi bạo lực của học sinh. Học sinh thường xuyên/luôn luôn
tiếp xúc với ấn phẩm có nội dung bạo lực thực hiện BLHĐ bằng 4 lần học sinh
không bao giờ/thỉnh thoảng tiếp xúc (p<0,004; KTC 95%:1,619-12,429).
55

Các ấn phẩm này bao gồm phim, clip hoặc áo trên mạng xã hội, trò chơi
hành động. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới
(80). Theo đó, những học sinh có xu hướng cao hơn trong thực hiện hành vi bạo lực
so với nhóm đối chứng thuộc những nhóm thường xuyên tiếp xúc với với ấn phẩm
bạo lực. Tương tự với kết quả nghiên cứu, tác giả Dương Thị Thu Hương cũng chỉ
ra rằng nhóm học sinh chứng kiến hành vi bạo lực ở nơi ở cũng như thường xem
phim “kiếm hiệp” thường có tỉ lệ thực hiện hành vi “đánh nhau” cao hơn nhiều so
với học sinh khác (73). Đồng thời, yếu tố tiếp xúc với sản phẩm như súng ống,
truyện tranh bạo lực… cũng được Tổ chức Y tế thế giới công nhận là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng thực hiện bạo lực ở trẻ em (79).
Thực trạng này chỉ ra sự cần thiết và lời cảnh báo đến sự quản lý và định hướng của
người lớn trong việc giới hạn thời gian tiếp xúc của học sinh với những ấn phẩm
bạo lực, giáo dục nhằm cải thiện nhận thức của các học sinh về vấn đề này để có thể
chủ động tránh việc tiếp xúc quá nhiều với những ấn phẩm này, làm ảnh hưởng tới
hành vi của các em.

Về các hành vi nguy cơ, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm học sinh từng
mang vũ khí theo người, không đến trường vì cảm thấy không được an toàn, từng sử
dụng chất gây nghiện và có ý định tự tử, có khả năng bị bạo lực hoặc thực hiện hành
vi bạo lực cao hơn nhóm chưa từng thực hiện các hành vi nguy cơ trên (p<0,05).
Việc đem vũ khí là hành vi nguy cơ ảnh hưởng tới BLHĐ cũng đã được
chứng minh trong nghiên cứu ở học sinh tại Nam Phi. Kết quả cho thấy nhóm học
sinh từng mang vũ khí theo người có khả năng thực hiện hành vi cao hơn nhóm
chưa từng mang vũ khí OR=3 (95%CI: 1,5-5,8). Việc học sinh mang theo vũ khí
bên mình có thể giải thích do các em học sinh này đã từng bị BLHĐ và cho rằng
việc mang vũ khí theo người giúp các em tự vệ cho bản thân.
Mặt khác, những học sinh đã từng sử dụng chất gây nghiện (2,3%) có tỉ lệ
cao hơn với tỉ lệ được báo cáo trong YRBSS (2,1%) và báo cáo trong GSHS
(0,65%) (74,75). Việc sử dụng các chất gây nghiện khiến các em khó làm chủ được
bản thân và kiểm soát được hành vi, dễ dẫn tới hành vi gây hấn, vô xát, và kết quả
này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trên thế giới(80-82)(79-81).
56

Tỉ lệ học sinh THCS trường THCS Nguyễn Trãi có ý định tự tử thấp hơn trên
địa bàn cả nước (15,61%).
Bên cạnh những yếu tố được tìm thấy trong nghiên cứu, một số yếu tố liên
quan đã từng được nhắc tới như mức độ trầm cảm, sự trải nghiệm về bạo lực thời
thơ ấu của học sinh hay là sự cảm nhận của những bạn học sinh chứng kiến bạo
lực... Vấn đề sức khỏe tâm thần là yếu tố tăng cường tác động đến hành vi bạo lực
đối với học sinh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chưa được đề cập tới, vì vậy việc
thực hiện một nghiên cứu sau này để có thể hoàn thiện và bổ sung những thiếu xót
của nghiên cứu.

4.3. Hạn chế nghiên cứu

Nghiên cứu được thu thập số liệu thông qua bộ công cụ phát vấn được thiết
kế dựa trên đề tài “Đánh giá các hành vi nguy cơ với sức khỏe trẻ Vị thành niên tại
Hà Nội năm 2019”. Đây là bộ công cụ trong Điều tra hành vi nguy cơ của Hoa Kỳ
(YRBSS) nên số liệu đề tài có thể so sánh với các nghiên cứu trên đối tượng khác ở
Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, do học sinh ít tương tác trực tiếp với cán bộ
điều tra trong quá trình trả lời, phần lớn những câu hỏi tự điền với thời gian thu thập
xen ở giữa các giờ học các tiết. Do đó có khả năng học sinh đọc hiểu sai, dẫn đến
việc trả lời không chính xác. BLHĐ là vấn đề mang tính chất nhạy cảm, liên quan
đến các vấn đề trong cuộc sống của học sinh và xếp loại đánh giá chung của nhà
trường, có thể xảy ra trường hợp ĐTNC chưa cung cấp thông tin trung thực. Nhiều
học sinh nói rằng mình từng bị hoặc tham gia BLHĐ nhưng khi nói bị loại hình bạo
lực nào thì từ chối cung cấp câu trả lời.

Do hạn chế của nguồn lực nên một số biến số chúng tôi chưa thể đưa vào
nghiên cứu như phân tích mối gắn kết với gia đình. Ngoài ra, nghiên cứu chưa kết
hợp thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính đi sâu vào tìm hiểu về các hành vi
nguy cơ khác của học sinh. Nghiên cứu cũng không thực hiện hỏi các câu hỏi liên
quan tới bạo lực tình dục do đây là chủ đề nhạy cảm. Phương pháp nghiên cứu cắt
ngang của đề tài cũng có những hạn chế ảnh hưởng đến bàn luận nghiên cứu không
thể rút ra mối liên hệ nhân quả vì trình tự thời gian không xác định chắc chắn. Do
57

vậy, cần có thêm những nghiên cứu với phương pháp khác để tìm hiểu sâu hơn
nguyên nhẫn đến BLHĐ và cả về tâm sinh lý của học sinh.
58

KẾT LUẬN

1. Thực trạng bạo lực học đường tại các trường THCS Nguyễn Trãi.

Kết quả mô tả cho thấy tỷ lệ học sinh tham gia bạo lực là 6,5% và bạo lực lời
nói là cao nhất với 3,6%. Tỷ lệ học sinh đã từng bị bạo lực là 6%, trong đó hình
thức bị bạo lực phổ biến nhất là qua lời nói với 3,4%. Có 5,1% học sinh vừa bị bạo
lực vừa thực hiện hành vi bạo lực

Học sinh nam có xu hướng bạo lực và bị bạo lực nhiều hơn so với học sinh
nữ. Tỷ lệ đối tượng bị ĐTNC bạo lực chiếm nhiều nhất ở nhóm học sinh cùng lớp
(2,6%). Lý do ĐTNC thực hiện bạo lực chủ yếu là “Bị bên kia trêu chọc hoặc nói
xấu” (2%). và có 14 em (3,7%) cho biết không có ai cùng thực hiện hành vi BL

Về hành vi nguy cơ, có 15 học sinh (4,3%) đã từng mang vũ khí trong người,
tỷ lệ học sinh từng hút thuốc lá là 4,8%, từng sử dụng đồ uống có cồn là 61,6%,
2,3% học sinh từng sử dụng chất gây nghiện, và 8,8% học sinh có ý định tự tử.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng bạo lực học đường của học
sinh

Về đặc điểm cá nhân, nghiên cứu chỉ ra giới tính (nữ có nguy cơ tham gia
BLHĐ thấp hơn so với nam giới (OR=0,36; KTC 95%: 0,151 - 0,856)) và kết quả
học tập kỳ trước có liên quan tới tham gia BLHĐ (học sinh có học lực trung
bình/yếu có nguy cơ tham gia BLHĐ cao hơn so với học sinh xuất sắc/khá
(OR=3,1; KTC 95%: 1,121 – 8,524))

Về đặc điểm gia đình, Chứng kiến bạo lực giữa các thành viên trong gia đình
có liên quan tới tình trạng bị BLHĐ (học sinh chứng kiến bạo lực trong gia đình với
nguy cơ của nhóm có chứng kiến cao hơn 2,76 lần (p<0,01; OR=2,76; KTC 95%:
1,13- 6,73))

Về yếu tố bạn bè và trường học, có bạn thân tham gia bạo lực (học sinh thực
hiện BLHĐ ở nhóm có bạn thân cao hơn 6,09 lần học sinh có bạn thân không tham
gia BLHĐ (OR=6,09; KTC 95%: 2,14 – 17,33)) và có chương trình dạy kỹ năng
59

sống (học sinh đã từng tham gia chương trình dạy kỹ năng sống bị bạo lực thấp hơn
0,36 lần so với học sinh chưa tham gia (OR=0,36; KTC 95%: 0,13 – 0,98)) có liên
quan có ý nghĩa thống kê tới bị và tham gia BLHĐ

Về môi trường xã hội, tiếp xúc với các thể loại phim và trò chơi thường
xuyên/luôn luôn (học sinh thường xuyên/luôn luôn tiếp xúc với các ấn phẩm có nội
dung bạo lực có nguy cơ cao hơn 4,5 lần tham gia BLHĐ so với nhóm không có
tiếp xúc (OR= 4,48; KTC 95%: 1,61-12,42)) có nguy cơ tham gia cũng như bị bạo
lực
60

KHUYẾN NGHỊ

Các khuyến nghị đưa ra nhằm hạn chế ảnh hưởng của những nhóm yếu tố
nguy cơ tới đối tượng học sinh tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp,
TPHCM:

6.1. Khuyến nghị với nhà trường


- Ban giám hiệu của trường nên triển khai công tác quản lý ở trường chặt chẽ
hơn nữa và phối hợp với gia đình học sinh. Cần bổ sung các chương trình can thiệp
làm giảm thiểu những hành vi bạo lực cũng như các hành vi nguy cơ như hút thuốc,
uống rượu bia trong trường, mang theo vũ khí.

- Giáo viên cần quan tâm, chia sẻ với học sinh để kịp thời nắm bắt thông tin,
giải quyết những xích mích, vấn đề giữa các học sinh với nhau. Cần tập trung hỗ trợ
các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu kém, thường xuyên nghỉ học, vì đây có thể
là đối tượng bị bạo lực nhiều.

6.2. Khuyến nghị với gia đình học sinh


Các thành viên trong gia đình cần tránh những bạo lực trong gia đình mình.
Yêu thương, quan tâm đến con em không chỉ trong việc học tập mà cả tâm sinh lý,
hành vi của các em. Trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng về phòng
chống bạo lực. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục
con em mình, đặc biệt là những gia đình có con em có những hành vi mang tính bạo
lực, có biểu hiện căng thẳng, không ổn định.

6.3. Khuyến nghị cho học sinh


- Học sinh cần ý thức phòng tránh, không thực hiện những hành vi nguy cơ
như sử dụng chất kích thích/gây nghiện, uống rượu, hút thuốc... trong bất kì hoàn
cảnh nào.

- Nâng cao kiến thức cũng như thái độ của bản thân về vấn đề bạo lực tinh
thần, tránh có thái độ phân biệt đối xử với những học sinh có hoàn cảnh hoặc khả
61

năng yếu kém hơn.

- Xây dựng mối quan hệ bạn bè tích cực, chủ động tham gia hoạt động tập
thể. Chủ động chia sẻ với gia đình, thông báo ngay cho thầy cô, ban giám hiệu nhà
trường nếu phát hiện sai phạm của học sinh khác, cũng như phát hiện ra bất kì hành
vi bạo lực nào diễn ra trong hoặc ngoài trường.
62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization. School-based violence prevention: a practical


handbook 2019 [01/06/2018]. Available from:
https://www.who.int/publications/i/item/school-based-violence-prevention-a-
practical-handbook.
2. UNICEF Việt Nam. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh
niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. 2018.
3. Şahin R, Baloğlu M, Ünalmış M. Turkish adolescents’ attitudes toward
violence. Procedia - Social and Behavioral Sciences. 2010;2(2):2092-8.
4. World Health Organization. Adolescent health epidemiology 2017 [Available
from: https://www.who.int/.
5. UNICEF Việt Nam. Bạo lực trong cuộc sống của trẻ em và trẻ vị thành niên.
2017.
6. Gellman RA, Delucia-Waack JL. Predicting school violence: A comparison
of violent and nonviolent male students on attitudes toward violence, exposure level
to violence, and PTSD symptomatology. Psychol Sch. 2006;43(5):591-8.
7. WHO. Global School-based Student Health Survey: Vietnam. 2013.
8. UNESCO Office Hanoi, UNESCO Office Bangkok, Pacific RBfEiAat.
Reaching out: preventing and addressing school-related gender-based violence in
Viet nam2016.
9. UNICEF Việt Nam. Một nửa thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học
đường 2018 2018 [Available from: https://www.unicef.org/vietnam/vi/press-
releases/theo-unicef-một-nửa-thanh-thiếu-niên-trên-thế-giới-bị-bạo-lực-học-đường.
10. UBND Quận Gò Vấp. Giới thiệu quận Gò Vấp, Thái Nguyên 2020
[Available from: http://donghy.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu.
11. Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Gò Vấp. Báo cáo công tác Giáo dục - Đào
tạo năm 2020. 2020.
12. Krug EG, Dahlberg LL, Mercy JA, Zwi AB, Lozano R. World report on
violence and health. Geneva, World Health Organization; 2002.
13. World Health Organization. Injuries and Violence - The facts2014.
14. CDC. Preventing Youth Violence 2019 [Available from:
https://www.cdc.gov/violenceprevention/youthviolence/fastfact.html.
15. CDC. Fact sheet: Understanding School Violence2016.
16. SaferSpaces. School-based violence: the context and impacts 2019
[Available from: https://www.saferspaces.org.za/understand/entry/school-based-
violence-the-context-and-impacts.
17. Chính phủ. Nghị định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. 2017
18. CDC. Preventing Bullying 2020 [Available from:
https://www.cdc.gov/violenceprevention/youthviolence/bullyingresearch/
fastfact.html.
19. Hà LTH, Hương NT, Tiến TQ, Campbell M, Gatton M, Dunne M. Giá trị và
độ tin cậy của thang đo bị bắt nạt học đường và qua mạng: Kết quả nghiên cứu với
63

học sinh đô thị Hà Nội và Hải Dương. Tạp chí Y tế công cộng. 2016;40(28):199-
204.
20. UNICEF. Report of the independent expert for the United Nations study on
violence against children 2006
21. Cenat JM, Blais M, Hebert M, Lavoie F, Guerrier M. Correlates of bullying
in Quebec high school students: The vulnerability of sexual-minority youth. J Affect
Disord. 2015;183:315-21.
22. Mueller AS, W J, S A, ML L. Suicide ideation and bullying among US
adolescents: examining the intersections of sexual orientation, gender, and
race/ethnicity. American Journal of Public Health. 2015 105(5):980-5.
23. UNESCO. School Violence and Bullying: Global Status Report. Paris: The
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization; 2017.
24. Holt MK, Vivolo-Kantor AM, Polanin JR, Holland KM, DeGue S, Matjasko
JL, et al. Bullying and suicidal ideation and behaviors: a meta-analysis. Pediatrics.
2015;135(2):e496-509.
25. Ttofi MM, Farrington DP, Lösel F, Loeber R. Do the victims of school
bullies tend to become depressed later in life? A systematic review and meta‐
analysis of longitudinal studies. Journal of Aggression, Conflict and Peace
Research. 2011;3(2):63-73.
26. Office of the Special Representative of the Secretary General on Violence
against Children. Tackling violence in schools: a global perspective Bridging the
gap between standards and practice2012.
27. McGaha-Garnett V, editor The Effects of Violence on Academic Progress and
Classroom Behavior: From a Parent’s Perspective. Conference Proceedings; 2013.
28. Kim YS, Leventhal BL, Koh YJ, Hubbard A, Boyce WT. School bullying
and youth violence: causes or consequences of psychopathologic behavior?
Archives of general psychiatry. 2006;63(9):1035-41.
29. UN Viet Nam. Tập huấn công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh phổ
thông và Giới thiệu, lập kế hoạch triển khai bộ công cụ“Xây dựng các mối quan hệ
tôn trọng, bình đẳng trong trường học” 2019 [Available from:
http://www.un.org.vn/vi/unifem-agencypresscenter2-95/4984-for-a-violence-free-
education-environment.html.
30. Alexander LL, Currie CE, Mellor A, editors. Bullying : health, well-being
and risk behaviours. Conference Proceedings; 2004.
31. UNICEF. Hidden in Plain Sight: A statistical analysis of violence against
children2014.
32. Mrug S, Windle M. Prospective effcts of violence exposure across multiple
contexts on early adolescents’ internalizing and externalizing problems. Journal of
Child Psychology and Psychiatry. 2013;51(8):953-61.
33. Devries KM, Child JC, Allen E, Walakira E, Parkes J, Naker D. School
violence, mental health and educational performance in Ugandan primary school
children: a cross-sectional survey. Pediatrics. 2014;133:129-37.
34. Ncontsa VN, Shumba A. The nature, causes and effects of school violence in
South African high schools. South African Journal of Education. 2012;33(3).
64

35. Kann L, McManus T, Harris WA, Shanklin SL, Katherine H. Flint MJH,
MA3;, Barbara Queen MRL, MD1; Emily O’Malley Olsen, MSPH1; David Chyen,
MS1; Lisa Whittle, MPH1; Jemekia Thornton, MPA1;, et al. Youth Risk Behavior
Surveillance - United States. Department of Health and Human Services, Centers
for Disease Control and Prevention. 2015;65(6):9-10.
36. The United Nations Educational SaCO. Out in the open: education sector
responses to violence based on sexual orientation or gender identity/expression:
summary report. 2016.
37. UNESCO. Behind the numbers: Ending school violence and bullying.
Paris2019.
38. Plan International. Are schools safe and equal places for girls and boys in
asia? Research Findings on School-Related Gender-Based Violence 2015.
39. Erping C. A Comparative Study of School Violence in Chinese and American
Primary and Secondary Schools [Master's Thesis]: Shanxi Model University; 2009
40. Juvonen J, Graham S. Bullying in schools: the power of bullies and the plight
of victims. Annu Rev Psychol. 2014;65(1):159-85.
41. UNESCO. School violence and bullying: Global status and trends, drivers
and consequences. Paris; 2018.
42. SRSG TOot. Ending the torment: tackling bullying from the schoolyard to
cyberspace. Neww York2016.
43. Tổng cục thống kê. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống Kê; 2019. p. 155.
44. Tạp chí Giáo dục. Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học,
phòng chống bạo lực học đường 2019 [Available from:
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/news/Tin-tuc-su-kien/bo-giao-duc-dao-tao-
hoi-nghi-truc-tuyen-dam-bao-an-ninh-an-toan-truong-hoc-phong-chong-bao-luc-
hoc-duong-411.html.
45. Plan International. Tackling bullying, harassment and violence in Hanoi’s
schools 2016 [Available from: https://plan-international.org/case-studies/tackling-
bullying-harassment-and-violence-hanois-schools.
46. Ha Thi Hai Le MPD, Marilyn A. Campbell, Michelle L. Gatton,, Tran
HTNNT. Temporal patterns and predictors of bullying roles among adolescents in
Vietnam: a school-based cohort study. Psychology, Health & Medicine.
2017;22(1):107-21.
47. Violence Prevention Alliance, World Health Organization. The ecological
framework 2020 [Available from:
https://www.who.int/violenceprevention/approach/ecology/en/.
48. R.Tom S, Schwartz D, Chang L, Farver JAM, Xu Y. Correlates of
victimization in Hong Kong children's peer groups. J Appl Dev Psychol.
2010;31(1):27-37.
49. Yang L, Zhang Y, Xi B, Bovet P. Physical fighting and associated factors
among adolescents aged 13-15 years in six Western Pacific countries. Int J Environ
Res Public Health. 2017;14(11).
50. Gladden RM, Vivolo-Kantor AM, Hamburger ME, Lumpkin CD. Bullying
65

surveillance among youths uniform definitions for public health and recommended
data elements: Centers for Disease Control and Prevention Atlanta, Georgia &
United States Department of Education Washington, D.C.; 2014.
51. Arunachalam D, Nguyen DQV. Family connectedness, school attachment,
peer influence and health-compromising behaviours among young Vietnamese
males. Journal of Youth Studies. 2016;19(3):287-304.
52. CDC. Youth risk behavior survey data summary & trends report 2007–2017.
2018.
53. Golshiri P, Farajzadegan Z, Tavakoli A, Heidari K. Youth Violence and
Related Risk Factors: A Cross-sectional Study in 2800 Adolescents. Adv Biomed
Res. 2018;7:138-.
54. Schneider K, O'Donnell, Smith. Trends in Cyberbullying and School
Bullying Victimization in a Regional Census of High School Students, 2006-2012. J
Sch Health. 2015;85(9):611-20.
55. Arunachalam D, Nguyen Diep Quy Vy. Family connectedness, shool
attachment, peer influence and health-compromising behaviors among young
Vietnamese males. Journal of Youth Studies. 2016;18(8):287-304.
56. Nguyễn Thị Thu Trang. Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên
quan đến hành vi bạo lực ở học sinh trường THCS Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội năm 2013 [Luận văn thạc sĩ]: Trường Đại học Y tế công cộng; 2013.
57. UNICEF. Báo cáo tóm tắt: Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và
thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. 2011.
58. Khemiri L, Jokinen J, Runeson B, Jayaram-Lindstrom N. Suicide Risk
Associated with Experience of Violence and Impulsivity in Alcohol Dependent
Patients. Sci Rep. 2016;6:19373.
59. Funk JB, Elliott RU, Flores ML, Mock GT, M R. The Attitudes Towards
Violence Scale: A measure for adolescents. Journal of Interpersonal Violence.
1999;14:1123-36.
60. Đinh Anh Tuấn. Bạo lực học đường trong học sinh trung học trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay: Thực trạng và các nhân tố ảnh
hưởng [Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học.]2015.
61. Musitu G, García F. Consequences of the family socialization in the Spanish
culture. Psicothema. 2005;16(2).
62. Dương Thị Thu Hương. Các yếu tố xã hội có liên quan đến hành vi bạo lực
học đường của học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
Giới. 2016;4:51-63.
63. Seo H-J, Jung Y-E, Kim M-D, Bahk W-M. Factors associated with bullying
victimization among Korean adolescents. Neuropsychiatr Dis Treat. 2017;13:2429-
35.
64. Farrington DP. Childhood, Adolescent, and Adult Features of Violent Males.
Aggressive Behavior. 1994:215-40.
65. Lynch MA, Saralidze L, Zolotor A. National Study on Violence against
Children in Georgia2008.
66. Burton P, Leoschut L. School Violence in South Africa: Results of the 2012
66

National School Violence Study. Cape Town, South Africa: The Centre for Justice
and Crime Prevention; 2013.
67. Phan Đức Nam. Một số đặc trưng xã hội và nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
bắt nạt trong học sinh trung học cơ sở hiện nay. Tạp chí Xã hội học.
2016;4(136):55-66.
68. UNESCO, East Asia Pacific UNGEI. School-Related Gender-Based
Violence in the Asia-Pacific Region. Bangkok: UNESCO; 2014.
69. Hoàng Bá Thịnh, editor Bạo lực học đường: Một vấn đề xã hội hiện nay. Kỷ
yếu hội thảo quốc tế về nhu cầu, định hướng, và đào tạo tâm lý học đường tại Việt
Nam; 2009.
70. Khoury-Kassabri M, Benbenishty R, Astor RA, Zeira A. The contributions of
community, family, and school variables to student victimization. Am J Community
Psychol. 2004;34(3-4):187-204.
71. Trần Thị Huyền Trang. Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên
quan ở học sinh trường Trung học cơ sở Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội năm
2017 [Thạc sĩ Y tế công cộng]. Hà Nội: Trường Đại học Y tế Công cộng,; 2017.
72. Dương Minh Đức, Lê Tự Hoàng, Phạm Quốc Thành, Nguyễn Hằng Nguyệt
Vân, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thanh Lương, et al. Đánh giá các hành vi nguy cơ
với sức khỏe trẻ vị thành niên tại Hà Nội năm 2019. Trường Đại học Y tế công
cộng; 2019.
73. Dương Thị Thu Hương. Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro
của học sinh Trung học cơ sở: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 2017.
74. Nguyễn Ngọc Bình. Bạo lực thể chất của học sinh trường Trung học cơ sở tư
thục Hiệp Hòa 5, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2019: Thực trạng và một số
yếu tố liên quan: Trường Đại học Y tế công cộng; 2019.
75. Fantuzzo J, Boruch R, Beriama A, Atkins M, Marcus S. Domestic violence
and children: prevalence and risk in five major U.S. cities. J Am Acad Child
Adolesc Psychiatry. 1997;36(1):116-22.
76. Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi vị
thành niên. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội; 2010.
77. Center for Disease Control and Prevention. The cost of injury in the US2015.
78. Đỗ Thị Điệp. Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan đến
hành vi bạo lực của học sinh trường THCS Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ, Hà
Nội: Trường Đại học Y tế công cộng; 2016.
79. World Health Organization. Violence against children 2020 [Available from:
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/violence-against-children.
80. Lunkkonen. Bullying behavior and sustance abuse among underage
psychiatric inpatient adolescents. Eur Psychiatry 2010;25(7):382-9.
81. Radliff KM, Wheaton JE, Robinson K, Morris J, al e. Illuminating the
relationship between bullying and substance use among middle and high school
youth. Addict Behav. 2012;37(4):569-72.
82. Shetgiri R, Lin H, Flores G. Identifying Children At Risk for Being Bullies
in the US. Academic pediatrics. 2012;12(6):509-22.
67
68

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

Bảng 20. Các biến số của nghiên cứu

Phương
T
Tên biến Định nghĩa biến Phân loại pháp thu
T
thập

A THÔNG TIN CHUNG

1 Giới tính Giới tính sinh học của ĐTNC Nhị phân

Khối lớp học (tuổi) Khối lớp mà ĐTNC đang theo Thứ bậc
2
học từ năm 2020-2021 Bộ câu
hỏi phát
Xếp loại học tập theo điểm
vấn
3 Học lực trung bình các môn học của Thứ bậc
ĐTNC trong học kỳ vừa qua

Hạnh kiểm Loại hạnh kiểm của ĐTNC Thứ bậc


4
trong học kỳ qua

B YẾU TỐ VỀ GIA ĐÌNH

Sống cùng bố, mẹ Hiện tại, ĐTNC đang sống Định danh Bộ câu
5
với bố, mẹ hoặc ai khác hỏi phát
vấn
Nghề nghiệp của Nghề nghiệp chính hiện tại Định danh
6
bố/mẹ của bố/mẹ ĐTNC

7 Sự chia sẻ với bố mẹ Mức độ bạn trao đổi thông


tin/ tâm sự, chia sẻ với gia Thứ bậc
đình những vẫn đề khó khăn
69

trong học tập và cuộc sống

Điều kiện kinh tế gia ĐTNC tự đánh giá kinh tế gia Thứ bậc
8
đình đình mình

“Chứng kiến bạo lực giữa các

Tình trạng bạo lực thành viên trong gia đình ví


dụ như các hành vi ngược đãi,
gia đình
đánh đập, xô xát, cãi vã, làm
9
tổn thương tới danh dự, xâm Thứ bậc

phạm tới quyền lợi kinh tế,


với thành viên khác trong gia
đình trong 6 tháng qua”

C YẾU TỐ BẠN BÈ VÀ NHÀ TRƯỜNG

Số lượng bạn thân, người mà Bộ câu

Số bạn thân bạn tin tưởng, thường xuyên Rời rạc hỏi phát
10
liên lạc và chia sẻ mỗi khi vấn
(vui/buồn) ở trường

Bạo lực ở bạn thân Bạn thân của bạn tham gia Nhị phân
11
vào các vụ BLHĐ

Mối quan hệ bạn bè ĐTNC tự đánh giá mối quan Thứ bậc
12
hệ với các bạn bè của mình

Mối quan hệ với thầy Thể hiện ở việc bạn đã từng


cô trong trường kể chuyện cá nhân với giáo Nhị phân
13
viên hoặc người lớn ở trong
trường

14 Nội quy, quy định liên Trường có hay không các nội Nhị phân
70

quan đến các hành vi quy, quy định về BLHĐ ở học


BLHĐ sinh

Hình thức xử phạt vi Nếu xảy ra BLHĐ thì hình Định danh
15
phạm BLHĐ thức xử phạt hoặc kỷ luật là gì

Chương trình dạy kỹ Tần suất tổ chức các chương Thứ bậc
16 năng sống cho học trình hoặc buổi dạy kỹ năng
sinh sống cho học sinh

D YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI

Chứng kiến các hành Tần suất chứng kiến các vụ Thứ bậc
17 vi bạo lực tại nơi sống bạo lực xảy ra xung quanh nơi Bộ câu
bạn sinh sống hỏi phát
vấn
Tiếp xúc với các ấn Tần xuất tiếp xúc với các ấn
18 phẩm có nội dung bạo phẩm (sách, báo, phim, Thứ bậc
lực video,,..) có nội dung bạo lực

E TÌNH TRẠNG BLHĐ CỦA HỌC SINH

“Trong 12 tháng qua, bạn có Bộ câu

Hành vi từng bị bạo bị bạn khác thực hiện các Định danh hỏi phát

lực bởi học sinh khác hành vi bạo lực thể chất, lời vấn

(Học sinh bị BLHĐ) nói, xã hội, điện tử tại khu


19
vực trường học, trên đường
tới trường, từ trường về nhà,
hoặc các hoạt động ngoại
khoá mà nhà trường tổ chức”

20 Người thực hiện hành Là người thực hiện hành vi Định danh
vi bạo lực với đối bạo lực với đối tượng bị
71

tượng bị BLHĐ BLHĐ

Lý do dẫn đến đối Là lý do dẫn đến ĐTNC bị Định danh


21 tượng NC bị các các bạn khác thực hiện các
BLHĐ hành vi bạo lực

“Trong 12 tháng qua, ĐTNC

Hành vi bạo lực đã đã từng thực hiện các HV BL

thực hiện với học sinh thể chất, lời nói, xã hội, điện Dịnh danh
khác tử tại khu vực trường học, trên
22
đường tới trường, từ trường
(Học sinh thực hiện
về nhà, hoặc các hoạt động
BLHĐ)
ngoại khoá mà nhà trường tổ
chức với người khác”

Đối tượng bị bạo lực Đối tượng mà học sinh thực Định danh
23
hiện hành vi bạo lực

Lý do dẫn đến hành vi Là lý do dẫn đến ĐTNC có Định danh


24
bạo lực HĐ hành vi bạo lực

Những người tham Là những người tham gia Định danh


25 gia thực hiện hành vi cùng ĐTNC thực hiện hành vi
bạo lực HĐ bạo lực

F HÀNH VI NGUY CƠ

Mang vũ khí theo ĐTNC mang theo vũ khí theo Bộ câu


26 người người (dao, gậy, côn, dùi Nhị phân hỏi phát
cui…) vấn

27 Không đến trường vì ĐTNC không đến trường vì


cảm thấy không được cảm thấy không an toàn khi ở
72

an toàn trường hoặc trên đường đi đến Nhị phân


trường/về nhà

Hút thuốc lá Tình trạng hút thuốc lá của Nhị phân


28
ĐTNC

Sử dụng đồ uống có Tình trạng sử dụng đồ uống


29
cồn có cồn bao gồm bia, rượu, Nhị phân

Sử dụng chất gây ĐTNC sử dụng chất gây


nghiện nghiện chưa? (như hút, hít, Nhị phân
tiêm, nếm các loại chất có
30
trong danh mục bị cấm bởi
pháp luật, các loại thuốc gây
ảo giác)

31 Ý định tự tử ĐTNC đã từng nghĩ đến tự tử Nhị phân


73

PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG

NGHIÊN CỨU BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ


YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI, ĐỒNG HỶ, THÁI
NGUYÊN
Điều tra viên:…………………….. Mã số:………………………………
Ngày điều tra: ……/……/ 2021.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường và các yếu tố
liên quan. Đây không phải là bài thi nên bạn đừng bận tâm tới đúng/sai khi trả lời
các câu hỏi này. Bạn chỉ cần chọn câu trả lời phù hợp nhất với suy nghĩ và cảm
nhận của riêng bạn. Các câu trả lời của bạn sẽ được giữ bí mật hoàn toàn. Không ai
trong trường biết bạn trả lời như thế nào và không ai được xem phần trả lời của bạn.
Chỉ có nhóm nghiên cứu mới có thể tiếp cận được dữ liệu này và sẽ chỉ được sử
dụng cho mục đích nghiên cứu. Dữ liệu sẽ không được cung cấp cho bất cứ ai/tổ
chức nào khác.

Việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện. Việc bạn có tham gia
hay không không ảnh hưởng tới việc học tập của bạn tại trường. Nếu bạn cảm thấy
không muốn trả lời bất kỳ câu hỏi nào hay không thoải mái, hãy để trống câu hỏi
đó.

Các câu hỏi về thông tin cá nhân (như tuổi, giới tính, …) chỉ được sử dụng
để mô tả các thông tin chung về học sinh tham gia khảo sát. Các thông tin này
không được sử dụng để xác định bạn là ai. Danh tính của bạn và các học sinh tham
gia nghiên cứu này được giữ bí mật hoàn toàn.

Đọc nội dung các câu hỏi và khoanh tròn vào đáp án mà bạn chọn.
74

Cảm ơn vì sự đóng góp của các bạn.


75

A. THÔNG TIN CHUNG:

A1. Bạn đang học lớp mấy?

A. Lớp 10

B. Lớp 11

C. Lớp 12

A2. Giới tính của bạn là gì?

A. Nam
B. Nữ

A3. Kết quả học tập kỳ trước của bạn đạt loại nào?

A. Xuất sắc (>=9,0)


B. Giỏi ( từ 8,0-8,9)
C. Khá (6.5–7.9)
D. Trung bình (5.0-6.4)
E. Yếu (< 5.0)

A4. Trong học kỳ trước, bạn xếp loại hạnh kiểm gì?

A. Tốt
B. Khá
C. Trung bình
D. Yếu

B. YẾU TỐ VỀ GIA ĐÌNH

B1. Hiện tại bạn đang sống với ai? (Câu hỏi một lựa chọn)

A. Cả Bố và mẹ
B. Chỉ sống với Bố
C. Chỉ sống với Mẹ
D. Khác…

B2. Hiện nay, nghề nghiệp chính của bố bạn là gì? (Câu hỏi một lựa chọn)
76

A. Công chức nhà nước


B. Kinh doanh/buôn bán
C. Lao động tự do
D. Nông dân
E. Nghề khác, ghi rõ…………..

B3. Hiện nay, nghề nghiệp chính của mẹ bạn là gì? (Câu hỏi một lựa chọn)

A. Công chức nhà nước

B. Kinh doanh/buôn bán

C. Lao động tự do

D. Nông dân

E. Nghề khác, ghi rõ…………..

B4. Bạn có thường xuyên trao đổi thông tin/tâm sự, chia sẻ với gia đình những
vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống không?

A. Không bao giờ


B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng
D. Thường xuyên
E. Luôn luôn

B5. Bạn tự đánh giá điều kiện kinh tế của gia đình bạn ở mức độ nào so với
những gia đình khác tại khu bạn đang sống?

A. Giàu
B. Khá
C. Trung bình
D. Cận nghèo
E. Nghèo
F. Không biết

B6. Trong 6 tháng qua, tại gia đình bạn có xảy ra Chứng kiến bạo lực giữa các
77

thành viên trong gia đình không? (các hành vi ngược đãi, đánh đập, xô xát, cãi
vã, làm tổn thương tới danh dự, xâm phạm tới quyền lợi kinh tế,…với thành
viên khác trong gia đình)

A. Không bao giờ


B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng
D. Thường xuyên
E. Luôn luôn

C. YẾU TỐ BẠN BÈ VÀ NHÀ TRƯỜNG

C1. Bạn có bao nhiêu bạn thân (là người mà bạn tin tưởng, thường xuyên liên
lạc và chia sẻ mỗi khi (vui/buồn) ở trường?

A. Không có bạn thân


B. Có 1 bạn thân
C. 2-3 bạn thân
D. Từ 4 bạn thân trở lên

C2. Trong số những bạn thân của bạn, có bạn nào tham gia vào các vụ bạo lực
học đường không?

A. Có
B. Không

C3. Em tự đánh giá mối quan hệ của em với các bạn khác như thế nào?

A. Rất tốt
B. Tốt
C. Bình thường
D. Không tốt

C4. Trong 6 tháng qua, bạn đã từng kể chuyện cá nhân với giáo viên hoặc
người lớn ở trong trường không?

A. Có
78

B. Không

C5. Ở trường của bạn có các nội quy, quy định liên quan đến các hành vi bạo
lực học đường không?

A. Có
B. Không (CHUYỂN câu 7)
C. Không biết (CHUYỂN câu 7)

C6. Nếu có, các hình thức xử phạt hoặc kỷ luật nếu có bạn vi phạm là gì?

A. Viết bản kiểm điểm


B. Khiển trách trước lớp
C. Khiển trách và thông báo với gia đình
D. Đình chỉ học
E. Hình thức khác, ghi rõ…………….

C7. Trường bạn có thường xuyên tổ chức các chương trình hoặc buổi dạy kỹ
năng sống cho học sinh không?

A. Có
B. Không

D. YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG - XÃ HỘI

D1. Bạn có thường xuyên chứng kiến các vụ bạo lực xảy ra xung quanh nơi
bạn sinh sống không?

A. Không bao giờ


B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng
D. Thường xuyên
E. Luôn luôn

D2. Bạn có thường xuyên tiếp xúc với các ấn phẩm (sách, báo, phim, video,..)
có nội dung bạo lực không?

A. Không bao giờ


79

B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng
D. Thường xuyên
E. Luôn luôn

E. TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH

BLHĐ được hiểu là bạo lực giữa học sinh hay nhóm học sinh, hành vi bạo
lực thực hiện trong khu vực trường học, trên đường tới trường hoặc từ trường về
nhà, hoặc trong các hoạt động ngoại khóa mà nhà trường tổ chức bao gồm các
hành vi được phân loại theo 4 nhóm: Bạo lực về thể chất, bạo lực về lời nói, bạo
lực xã hội, bạo lực điện tử

Bạo lực về thể chất: Là “bất kỳ hình thức nào xâm phạm thể xác với ý định làm tổn
thương người khác bao gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt tóc, xé
quần áo, trần lột, cướp đồ vật, gây ảnh hưởng đến thân thể của một/một nhóm học
sinh khác”.

Bạo lực về lời nói: Là “lạm dụng lời nói và cảm xúc bao gồm các hành vi như
gán/gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thương, sỉ nhục, dùng lời
nói đe dọa/ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình”.

Bạo lực xã hội: Bao gồm “các hành vi như phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay,
tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu) cho một/một nhóm học sinh khác”.

Bạo lực điện tử: Bao gồm “các hành vi như nhắn tin, gọi điện để uy hiếp đe dọa/ép
buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, lập/tham gia các hội trên mạng
để cô lập/tẩy chay một/một nhóm học sinh khác…”.

E1. Trong 12 tháng qua, bạn đã từng thực hiện hành vi bạo lực ở trường chưa?

A. Đã từng

B. Chưa bao giờ

E2. Trong 12 tháng qua, bạn có từng thực hiện các hành vi sau đây với bạn
khác tại khu vực trường học, trên đường tới trường, từ trường về nhà, hoặc
80

các hoạt động ngoại khoá mà nhà trường tổ chức hay không? (Câu hỏi NHIỀU
lựa chọn)

A. Đánh, đấm, đá, xô đẩy, dứt tóc, kéo tai, xé quần áo


B. Trấn lột/lấy trộm tiền/đồ vật hoặc bị phá hỏng đồ vật của mình
C. Đe doạ, xúc phạm, Sỉ nhục, Chế nhạo làm tổn thương
D. Gán/gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu)/Gọi tên bố mẹ (mục đích xấu)
E. Dùng lời nói đe doạ, ép buộc làm theo ý mình
F. Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay
G. Tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu)
H. Thông qua tin nhắn hoặc các nội dung được đăng tải lên Internet,
Instagram, Facebook hoặc các loại mạng xã hội khác để đe dọa, cô lập và
tẩy chay
I. Không thực hiện hành vi nào trên

E3. Bạn có hành vi bạo lực trên với ai?

A. Học sinh cùng lớp


B. Học sinh cùng khối nhưng khác lớp
C. Học sinh khối trên
D. Học sinh khối dưới
E. Người yêu hoặc người thân

E4. Lý do dẫn đến bạn có hành vi bạo lực đó?

A. Chuyện tình cảm


B. Những khác biệt về lối sống (Cách ăn mặc, cử chỉ, cư xử…)
C. Bị bên kia trêu chọc hoặc nói xấu
D. Bắt nguồn từ mâu thuẫn trước đó giữa em và bên kia
E. Bắt nguồn từ mâu thuẫn trước đó giữa bạn em và bên kia
F. Lý do khác (ghi rõ):…………………………………………

E5. Có những ai tham gia cùng bạn thực hiện hành vi bạo lực đó?

A. Bạn cùng lớp


81

B. Không ai cả
C. Người khác (ghi rõ):………………………………………….

E6. Trong 12 tháng qua, bạn đã bao giờ bị bạo lực ở trong trường chưa?

A. Đã từng

B. Chưa bao giờ

E7. Trong 12 tháng qua, bạn có bị bạn khác thực hiện các hành vi sau đây tại
khu vực trường học, trên đường tới trường, từ trường về nhà, hoặc các hoạt
động ngoại khoá mà nhà trường tổ chức hay không? (Câu hỏi NHIỀU lựa
chọn)

A. Đánh, đấm, đá, xô đẩy, dứt tóc, kéo tai, xé quần áo

B. Trấn lột/lấy trộm tiền/đồ vật hoặc bị phá hỏng đồ vật của mình

C. Đe doạ, xúc phạm, Sỉ nhục, Chế nhạo làm tổn thương

D. Gán/gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu)/Gọi tên bố mẹ (mục đích xấu)

E. Dùng lời nói đe doạ, ép buộc làm theo ý mình

F. Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay

G. Tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu)

H. Thông qua tin nhắn hoặc các nội dung được đăng tải lên Internet,
Instagram, Facebook hoặc các loại mạng xã hội khác để đe dọa, cô lập và
tẩy chay

I. Không bị hành vi nào trên

E8. Người thực hiện hành vi bạo lực đó với bạn là ai?

A. Học sinh cùng lớp


B. Học sinh cùng khối nhưng khác lớp
C. Học sinh khối trên
D. Học sinh khối dưới
82

E. Người yêu hoặc người thân

E9. Lý do dẫn đến bạn bị các bạn khác thực hiện các hành vi bạo lực đó?

A. Chuyện tình cảm


B. Những khác biệt về lối sống (Cách ăn mặc, cử chỉ, cư xử…)
C. Trêu chọc hoặc nói xấu nhau
D. Bắt nguồn từ mâu thuẫn trước đó giữa em và bên kia
E. Bắt nguồn từ mâu thuẫn trước đó giữa bạn em và bên kia
F. Lý do khác (ghi rõ):…………………………………………

F. HÀNH VI NGUY CƠ

F1. Bạn đã từng mang vũ khí (dao, gậy, côn, dùi cui…) theo người
chưa?

A. Đã từng
B. Chưa bao giờ

F2. Bạn đã từng không đến trường vì cảm thấy không được an toàn
khi ở trường hoặc trên đường đi đến trường/về nhà chưa?

A. Đã từng
B. Chưa bao giờ

Thuốc lá là sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã
thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có
độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). (Định nghĩa của NHIS-CDC)

F3. Bạn đã bao giờ thử hút thuốc lá chưa (dù chỉ hút 1 hoặc 2 hơi)?

A. Đã từng
B. Chưa bao giờ

F4. Bạn đã bao giờ hút thuốc thường xuyên chưa? (ít nhất 1 điếu/ngày trong
vòng 30 ngày)

A. Đã từng
B. Chưa bao giờ
83

Đồ uống có cồn bao gồm bia, rượu, nước hoa quả lên men. 1 đơn vị cồn
tương đương với ¾ chai hoặc 1 lon bia 330 ml, 1 ly rượu 100 ml, 1 cốc bia hơi
330 ml...

F5. Bạn đã từng uống ít nhất 1 đơn vị đồ uống có cồn (ví dụ ¾ chai hoặc 1 lon
bia, 1 cốc bia hơi, 1 ly rượu....) chưa?

A. Đã từng
B. Chưa từng uống rượu, bia

F6. Bạn đã bao giờ sử dụng chất gây nghiện chưa? (như hút, hít, tiêm, nếm các
loại chất có trong danh mục bị cấm bởi pháp luật, các loại thuốc gây ảo giác)

A. Đã từng
B. Chưa bao giờ

F7. Bạn đã bao giờ thực sự có ý định tự tử chưa?

A. Đã từng
B. Chưa bao giờ
A. CẢM ƠN BẠN ĐÃ THAM GIA KHẢO SÁT NÀY!

You might also like