You are on page 1of 3

Sau sự suy thoái âm nhạc của thời nhà Lê, thời kỳ triều Nguyễn trị vị nhạc lễ cung

đình đã được phục hưng và phát triển rực rỡ. Mặc dù là sự tiếp nối, kế thừa âm nhạc
cung đình triều Lê, nhưng triều Nguyễn đã hoàn thiện phát triển thêm nhiều loại thể
mới, phong phú các loại dàn nhạc và bài bản. Sự phát triển của âm nhạc triều Nguyễn ,
đặc biệt là nhã nhạc cung dình Huế đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế
giới.

QUAN TÂM  HƯNG THỊNH

Nho giáo

vua Nguyễn lại sử dụng Nho giáo, để củng cố địa vị thống trị nên âm nhạc ảnh hưởng
tư tưởng mỹ học cổ đại Trung Hoa. Nho giáo quan niệm Âm nhạc biểu hiện cho sự
thịnh suy của một nước, nên nhà Nguyễn xem trọng âm nhạc vì là bộ mặt của một
quốc gia

Viện giáo phường

Triều Vua Lê Thánh Tông lập Ty Giáo phường, chuyên trách việc nghiên cứu, sáng
tác, đào tạo, quản lý nhã nhạc. Nhà Nguyễn xóa bỏ Ty giaó phường, lập viện giáo
phường để lo việc tuyển người vào các đội ca nhạc cung đình.

Ca huế

Theo một số nhà nghiên cứu, âm nhạc cung đình còn ảnh hưởng bởi Ca HuếTrường
hợp 10 bản Ngự khi các nhạc công trong Ban Ngự nhạc của triều đình nhà Nguyễn tấu
trong các cuộc tế lễ và các dịp khác của vua chúa. là những bài bản vay mượn từ ca
nhạc Huế và được cung đình hóa.

Các nghệ sĩ, nhạc công, ca công chuyên nghiệp Ca Huế, kể cả âm nhạc cung đình, hầu
hết là nghệ nhân từ dòng nhạc dân gian. để đáp ứng thị hiếu của cung đình và trình độ
tri thức của giới quan lại, thì âm nhạc mang nặng tính chất dân gian phải trải qua một
quá trình chọn lựa tinh chế.

KẾ THỪA  PHÁT TRIỂN

- Nhã nhạc: kế thừa bộ đồng văn và nhã nhạc triều LÊ. Tổ chứcquy chế lớn hơn, xuất
hiện 2 bộ Đồng văn và Nhã nhạc trong buổi lễ tấn phong Thái Tử.

Dàn nhạc

nhạc lễ triều Nguyễn không chỉ là Đại nhạc – Tiểu nhạc như thời đại nhà Trần, cũng
không chỉ như Đường thượng chi nhạc – Đường hạ chi nhạc v các triều đại nhà Lê…
mà là cả một hệ thống dàn nhạc, loại nhạc nghi lễ trong cấu trúc tổng thể Âm nhạc
cung đình.

- đại nhạc( lễ trọng đại) 4 nhạc cụ và tiểu nhạc (8 nhạc cụ) (cuộc vui): có từ thời
nhàTrần

Trong thời nhà Nguyễn, Các thể loại Đại nhạc, Tiểu nhạc, Nhã nhạc, Nhạc Huyền, Tế
nhạc, Ty chung, Ty khánh,…. Những loại dàn nhạc này có sự quy định theo từng chức
năng, tính chất của nghi thức và tế lễ triều đình, dàn nhạc luân phiên trình diễn trong
mỗi nghi lễ cụ thể theo quy định.
Dàn nhạc còn được thể hiện ở quy mô hoành tráng của số lượng dàn nhạc trong phần
nhạc khí. Mỗi dàn nhạc lại có hàng trăm nhạc khí thuộc không dưới 30 chủng loại
khác nhau, riêng bộ gõ thuộc về loại màng trung đã lên đến 20 trống

Tổ chức dàn nhạc, lấy bát âm làm trọng, thì 3 dàn nhạc lớn là Đại nhạc, tiểu nhạc,
huyền nhạc tập trung diễn tấu các tác phẩm lớn.

Thể loại âm nhạc

Thể loại âm nhạc cung đình  phát triển trong các thời kỳ Lý, Trần, Lê vẫn tồn tại thời
nhà Nguyễn như:
- Giao nhạc (nhạc ở đàn tế giao)
- Miếu nhạc (nhạc trong các đền miếu)
- Ngũ tự nhạc (nhạc của năm cuộc tế lễ)
- Cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc (nhạc để cứu mặt trời, mặt trăng khi có nhật thực,
nguyệt thực)
- Đại triều nhạc (nhạc khi có đại triều)
- Thường triều nhạc (nhạc trong các buổi thường triều)
- Đại yến cửu tấu nhạc (nhạc trong những yến tiệc lớn)
- Cung trung nhạc (nhạc trong cung)

Nhã nhạc nhà nguyễn lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với hàng trăm nhạc
chương, lời ca bằng chữ Hán.

Cuối thế kỷ 19, đất nước bị ngoại xâm, âm nhạc cung đình mờ dần. Nhà Nguyễn chỉ
còn duy trì đại nhạc và tiểu nhạc, ngoài ra còn du nhập dàn quân nhạc của phương Tây
làm cho nhã nhạc càng mờ nhạt thêm.

Về cách thức tổ chức, một buổi nhã nhạc cung đình thời Nguyễn gồm có: 1 trống bản, 1
phách (sinh tiền), 2 sáo, 1 huyền tử (tức tam huyền tử, đàn tầm), 1 hồ cầm (đàn nhị), 1 song
vận (nguyệt cầm), 1 tì bà, 1 tam âm là (chùm thành là bằng đồng 3 chiếc).

You might also like