You are on page 1of 4

Đề tài lao động sáng tạo

1. Tên đề tài:Mô hình “ PHÚC MẠC-MẠC TREO-MẠC DÍNH”.


2. Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Khương Mừng
2. Nguyễn Sỹ Duy Bình
3. Nguyễn Tiến Mạnh
4. Nguyễn Dương Hồng Châu
5. Nguyễn Thị Kim Anh
Sinh viên Y khoa năm 3, niên khóa 2019-2025, trường Đại học Buôn Ma
Thuột , Đắk Lắk

3. Giảng viên hướng dẫn:


ThS.BS: Trần Đức Lai
Trưởng bộ môn Giải phẫu, trường Đại Học Buôn Ma Thuột.

4. Nội dung
4.1. Thời gian thực hiện:
Từ ngày 01/06/2021 đến ngày 29/12/2021
4.2. Chất liệu thực hiện
- Các loại vải: vải thun, vải nỉ, vải nhung,…
- Bông gòn y tế.
- Chỉ các màu.
- Kim các loại.
- Ống nước, ống nhựa.
- Súng bắn keo, keo nến, keo sữa, keo 502.
- Dây điện.
- Bút permanent.
- Fermeture ( dây kéo).
- Kéo.
- Sơn xịt.
4.3. Tính bức thiết thực hiện mô hình:
Hiện tại ở Bộ môn Giải phẫu vẫn còn giới hạn về phương tiện giảng dạy và
học tập:
- Mỗi năm có từ 400 đến 500 sinh viên Y khoa lần lượt thay phiên nhau học
liên tục ở nhà xác và phòng thực hành của trường ĐH Buôn Ma Thuột.
Nhưng số lượng xác và mô hình thì giới hạn, sinh viên thì đông. Qua nhiều
thế hệ sinh viên học tập và thực hành các xác cũng đã bị hư hỏng khá nhiều.
Mô hình giải phẫu Bộ môn cũng đã bổ sung thêm. Tuy nhiên vẫn chưa thật
đầy đủ, chưa đi sâu vào cụ thể, chi tiết, số lượng mô hình cũng còn ít, bên
cạnh đó chi phí chi trả để mua mô hình giải phẫu là rất cao. Nhiều sinh viên
phải học chung một mô hình thì chất lượng học tập chưa được tốt.
- Từ đó việc làm mô hình chi tiết đầy đủ và đúng là rất bức thiết.
4.4. Tính mới mẻ và sáng tạo
- Mô hình được xây dựng trên ý tưởng mới mẻ, sáng tạo. Được làm từ vải có
độ bền cao, nhẹ dễ vận chuyển. Tạo hình từ vải qua các đường chỉ chắc chắn
tạo nên một mô hình mới mẻ, mềm mại và có màu sắc tương tự như các cơ
quan thật. Đồng thời có tính bền cao có thể sử dụng lâu dài.
- Mô hình được thiết kế thuận lợi cho việc giảng dạy, sinh viên dễ học, xem
được nhiều chi tiết cụ thể với không gian 3 chiều, giúp sinh viên hiểu rõ hơn
về kiến thức, không bị mơ hồ, khó tưởng tượng và tránh hiểu sai bản chất.
4.5. Quá trình thực hiện
- Lên ý tưởng thiết kế mô hình
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, sắp xếp thời gian.
- Cân và đo tỉ lệ các tạng, phúc mạc
- Thiết kế hình dạng các tạng.
- Vẽ phác thảo các tạng trong ổ bụng lên giấy.
- Vẽ các tạng lên vải.
- Cắt vải đã vẽ và tiến hành khâu.
- Sau khi đã khâu tạng xong thì nhồi bông vào tạng để tạo hình.
- Dùng sơn xịt màu ống nhựa, ống nước để làm động mạch và tĩnh mạch.
- Làm giá đỡ.
- Sắp xếp các tạng đúng vị trí lên giá đỡ đã chuẩn bị.
- May các mạc dính, mạc nối, dây chằng vào các tạng và nối tạng lại với nhau.
- Dùng súng bắn keo cố định động mạch, tĩnh mạch lên giá đỡ.
- Cân đo, xác định vị trí các tạng lên giá đỡ rồi cố định vào giá đỡ.
- Dán mạc dính vào giá đỡ, khâu mạc treo ruột non vào mạc dính
- Dùng fermeture(dây kéo) làm đường vào túi phúc mạc
- Vẽ các động mạch lên các mạc nối.
- Kiểm tra, chỉnh sửa, hoàn thiện mô hình.
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình.
- Thuận lợi: Được sự hỗ trợ hết lòng và sự tận tình của ThS.BS. Trần Đức Lai
và bộ môn Giải phẫu trường Đại học Buôn Ma Thuột về chuyên môn, tư liệu
đầy đủ, hình ảnh chi tiết và sắc nét. Cộng thêm sự nhiệt tình, ham học hỏi và
cố gắng của các thành viên trong nhóm mà chúng em đã làm nên một mô
hình hoàn thiện và chi tiết nhất.
- Khó khăn: Công tác tìm kiếm chọn lựa nguyên vật liệu và các dụng cụ trang
thiết bị ban đầu còn có nhiều khó khăn, độ chính xác chưa cao, dẫn đến tiêu
tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Sinh viên không được ứng
trước một phần kinh phí từ nhà trường nên phải tự góp tiền để mua vật liệu
và các dụng cụ trang thiết bị để hỗ trợ cho quá trình làm mô hình. Dịch bệnh
do SARS-COVI 2 gây khó khăn trong việc tập trung để làm mô hình.

5. Giá trị mô hình


5.1. Tính khoa học
- Mang giá trị cao về mặt tư duy, tưởng tượng, sáng tạo của sinh viên và
người sử dụng.
- Áp dụng các công nghệ 4.0 trong việc tìm kiếm hình ảnh và nguyên liệu,
các phương pháp thực hiện để hình thành nên sản phẩm.
5.2. Về thực tiễn
- Tạo thêm tư liệu học tập, thực hành cho sinh viên.
- Để lại tư liệu học tập cho nhà trường.
5.3. Về kinh tế xã hội
- Sử dụng các vật phẩm xung quanh ta, dễ tìm kiếm ở ngoài thị trường.
- Mô hình có tính chắc chắn cho thời gian sử dụng lâu dài.
- Chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện người sử dụng.
5.4. Khả năng sử dụng
- Phòng thực hành Giải phẫu (Khoa Y). Đại học Buôn Ma Thuột.
- Sinh viên Trường Đại học Buôn Ma Thuột.

6. Kết luận
Vì vậy, vừa học vừa sáng kiến tạo ra các mô hình với những nguyên vật liệu
dễ tìm sẵn có xung quanh cuộc sống. Không chỉ đáp ứng được mục tiêu cho
chúng em học tập, thậm chí còn để lại tư liệu học tập cho các thế hệ sao đây
là một điều rất cần thiết. Không những vậy việc tìm hiểu đề làm mô hình đòi
hỏi sinh viên phải nắm vững, hiểu rõ được kiến thức đây cũng là một hình
thức để sinh viên học tập và củng cố bài học. Trên sách vở rất khó để hình
dung ra được cấu tạo và bộ phận bị khuất trong ổ bụng. Cần thiết phải có
một mô hình 3D trực quan để tiện trong quá trình học tập. Trong nhu cầu
thực tế khách quan này nhóm em đề xuất sáng kiến mô hình “ PHÚC MẠC-
MẠC TREO- MẠC DÍNH ”.
Đắk Lắk, ngày 29 tháng 12 năm 2021
Đại diện nhóm thực hiện
Nhóm trưởng

Nguyễn Khương Mừng

You might also like