You are on page 1of 10

Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

TIÊU CHUẨN JIS G3302

1/ Phạm vi: JIS chuyên về tôn và kẽm mạ nóng đều trên cả hai mặt bằng cách
nhúng kẽm nóng chảy chứa không dưới 97% lượng kẽm so với trọng lượng (Miễn là
lượng nhôm thường là 0.3% hoặc ít hơn). Trong trường hợp này từ "Tôn" không chỉ bao
gồm các loại tôn phẳng mà còn bao gồm các loại tôn có hình dạng gợn sóng và có kích
thước được đưa trong JIS G 3316.

Nhận xét: Các tiêu chuẩn áp dụng trong JIS như sau:

- JIS G 0303: Các quy định về kiểm tra tôn.

- JIS G 3316: Hình dạng và kích thước của tôn sóng.

- JIS H 0401: Các phương pháp kiểm tra các loại tôn mạ nóng.

- JIS Z 2201: Các mẫu thử cơ tính đối với các mẫu kim loại

- JIS Z 2241: Các phương pháp kiểm tra cơ lý đối với các mẫu kim loại.

- JIS Z 8401: Các quy tắc làm tròn số.

2/ Các ký hiệu: Tôn tấm và tôn cuộn sẽ được chia làm 6 mức độ đối với tôn cán nhúng
nóng kim loại và 10 mức độ đối với tôn kim loại giảm độ nguội. Các ký hiệu của chúng
được chú thích trong bảng 1 và 2 như sau:

Bảng 1: Mức độ và ký hiệu (Đối với tôn cuộn cán nóng tráng kẽm)

Số TT Ký hiệu các loại Độ dày danh nghĩa (mm) Ứng dụng

1 Đặc tính thương


SGHC
mại

2 SGH 340

3 SGH 400 > 1.6 < 6.0

4 SGH 440 Đặc tính cấu trúc

5 SGH 490

6 SGH 540

Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 1


Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

Bảng 2: Mức độ và ký hiệu: (Áp dụng cho tôn mạ dạng cuộn cán nguội)

STT Ký hiệu các loại Độ dày danh nghĩa (mm) Ứng dụng

1 SGCC 0.25 Ι 0.32 Đặc tính thương mại

2 SGCH 0.11 Ι 4.0 Đặc tính thương mại loại cứng

3 SGCD 1 > 0.4 Ι 2.3 Đặc tính theo yêu cầu loại I

4 SGCD 2 Đặc tính theo yêu cầu loại II

5 SGCD 3 > 0.60 Ι < 2.3 Đặc tính theo yêu cầu loại III

SGC 340

SGC 400
6 > 0.60 Ι < 3.2
SGC 440 Đặc tính theo cấu trúc

SGC 490

7 SGC 570 > 0.60 Ι < 2.0

Nhận xét:

a/ Khi đặc tính không lão hoá được đảm bảo cho tôn tấm và tôn cuộn của ký hiệu
SGCD 3. Thì theo yêu cầu của khách hàng ký hiệu N sẽ được gắn thêm vào đưôi của ký
hiệu. Vì thế ký hiệu thành SGCD 3 N

b/ Độ dày danh nghĩa không được đề cập trong bảng 2, có thể tuỳ thuộc vào sự
thoả thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

c/ Tôn tấm và tôn cuộn dùng để lợp mái cho các công trình kiến trúc thì chữ R
(ROOFING) gắn cho ký hiệu lợp mái và chữ A (ARCHITECT) gắn cho ký hiệu kiến trúc
sau những ký hiệu được đưa trong bảng 2. Trong trường hợp này độ dày danh nghĩa và
khối lượng lớp mạ sẽ được đề cập trong phụ lục 2.

d/ Đối với tôn tấm và tôn cuộn chuyên dùng cán sóng theo tiêu chuẩn JIS G 3316
và ký hiệu W và hình dạng đối với tôn sóng sẽ được gắn vào ký hiệu của mức độ đề cập
trong bảng 2. Trong trường hợp này độ dày danh nghĩa và khối lượng lớp mạ được đề
cập trong phụ lục

Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 2


Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

3/ Các loại mạ: Mạ được phân làm 02 loại

+/ Mạ không hơp kim

+/ Mạ hợp kim kẽm sắt

Nhận xét: Mạ hợp kim kẽm sắt phải sản xuất ra giai đoạn được hợp kim hoá kẽm sắt mà
giai đoạn này bao gồm giai đoạn δ1 mạnh hơn (Nơi sắt chứa từ 7% Ι 16 %) trong toàn bộ
lớp mạ.

4/ Bề mặt mạ:

a/ Phân loại và ký hiệu bề mặt lớp mạ không hợp kim (Được phân loại và ký hiệu như
bảng 3)

Bảng 3: Phân loại và ký hiệu bề mặt mạ kẽm

STT Bề mặt lớp mạ Ký hiệu Ghi chú

1 Hoa kẽm thường R Là kết quả của sự không giới hạn của
tinh thể kẽm trong suốt quá trình mạ

2 Hoa kẽm nhỏ Z Hoa kẽm được tạo ra dưới sự ngăn


cản của việc hình thành bông kẽm
thường để đạt được tối thiểu

mer.

- Xác định tính chất cơ lý: Thực hiện phép thử theo tiêu chuẩn JIS Z 2210-85.

+ Khối lượng và kích thước mẫu phù hợp với thiết bị kiểm tra.

+ Nguyên tắc của phép kiểm tra: Thiết bị kéo mẫu thép phù hợp với tiêu chuẩn tới khi
xuất hiện biến dạng và đứt. Các kết quả được lưu trên phần mềm điều khiển và hiện
trên màn hình, giới hạn biến dạng còn gọi là giới hạn chảy (N/mm2), giới hạn đứt
(N/mm2), độ dãn dài tương đối(%).

Quá trình thực hiện kiểm tra thành phần hoá học của thép nguyên liệu, thành phần thỏi
kim loại, bề mặt lớp mạ bằng thiết bị phổ phát xạ nguyên tử ARL 3460 của hãng
FISONS (Thuỵ sĩ); Kết quả phù hợp theo tiêu chuẩn JIS G 3141 và ASTM B6.

Nguyên tắc. Do mỗi nguyên tử, phân tử đều có khả năng phát ra một bức xạ có bước
sóng khác nhau(theo lớp vỏ điện tử khác nhau); Trong thiết bị có phần mềm lưu hình
Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 3
Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

ảnh phổ (màu vạch và số vạch) của tất cả các nguyên tử trong hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hoá học. Do đó khi cho mẫu qua thiết bị và được kích thích, khuyếch đại
phổ phát xạ của nguyên tố cần kiểm tra, thiết bị cảm biến chuyển đổi, thu hồi tín hiệu;
Phần mềm thực hiện so sánh, định tính, định lượng mẫu theo hình phổ của mẫu.

3.2 Phương pháp kiểm tra tỷ trọng của sơn ướt. (nguyên tắc lấy mẫu, bảo quản và
thực hiện kiểm tra theo TCVN 2090-1993).

- Nguyên tắc: Mẫu cần kiểm tra được nạp đầy vào cốc có thể tích chuẩn (100ml) và
thực hiện cân; tỷ trọng D = m/ V, đơn vị gam/lít. Các thiết bị dùng thí nghiệm, trình tự
thực hiện theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM D 1475-90.

3.3 Phương pháp kiểm tra độ nhớt cho nguyên liệu sơn ướt. (nguyên tắc và trình tự
thực hiện tuân theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM D 1200).

- Nguyên tắc : Nạp nguyên liệu sơn ướt cần kiểm tra vào phễu Z4 và tính thời gian
chảy của lượng sơn trên phễu tới thời điểm chảy bị ngắt quãng và đơn vị của độ nhớt
được tính bằng giây(s).

3.4 Phương pháp kiểm tra hàm lượng rắn. (Nguyên tắc và trình tự thực hiện theo tiêu
chuẩn Mỹ ASTM D 2369-1993).

- Nguyên tắc: Lấy 1 ± 0,2 gam mẫu cần kiểm tra vào dụng cụ chuẩn, đem sấy ở 1600C
trong thời gian 30phút. Xác định khối lượng của mẫu trước và sau khi sấy; Độ chênh
lệch khối lượng chính là phần trăm chất bay hơi, phần còn lại được là hàm lượng rắn
không bay hơi.

3.5 Phương pháp kiểm tra tham biến kỹ thuật của dung dịch Chromate.

- Nguyên tắc: Thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra điểm axit tự do, axit tổng (bằng
phương pháp axit – Bazơ). Kiểm tra nồng độ Cr6+ theo phương pháp oxi hoá khử.
(Cách tiến hành theo Phương pháp thí nghiệm do Phòng thí nghiệm phân tích của
Khoa hoá học – Trường đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà nội phát
hành năm1998).

3.7 Phương pháp kiểm tra nhiệt độ PMT(theo nhà cung cấp).

- Nguyên tắc: Việc xác định nhiệt độ PMT để biết được thời gian sấy đối với từng loại
sơn khi cài đặt nhiệt độ sấy trong hệ thống dây chuyền. Sử dụng tấm thermax để kiểm
tra nhiệt độ.

Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 4


Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

3.8 Phương pháp kiểm tra độ bền va đập của màng sơn khô. (Trình tự và cách tiến
hành theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM D 3281-84)

- Nguyên tắc: Dùng vật có trọng lượng, kích thước và vật liệu theo đúng tiêu chuẩn
được rơi tự do trên đường dẫn, cuối đường dẫn hướng là mẫu cần kiểm tra đã chuẩn
bị theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất nguyên liệu sơn. Đơn vị của độ bền va đập được
tính bằng chiều cao của vật rơi tự do(với điều kiện khối lương của vật rơi theo đúng
tiêu chuẩn áp dụng ).

3.9 Phương pháp kiểm tra độ bóng của màng sơn khô. (Trình tự tiến hành và cách tiến
hành thực hiện theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM D 523-89).

- Nguyên tắc: Dùng một chùm sáng có năng lượng của các photon được kiểm soát bởi
các bộ cảm biến chiếu lên mẫu với góc chiếu so với mặt phẳng nằm ngang từ 0-900,
chùm sáng được phản xạ về tế bào quang điện và bộ cảm biến xác định năng lượng
phản xạ (từ đó phần mềm điều khiển xác định năng lượng photon bị màng sơn hấp
thụ), độ bóng của tấm kính chuẩn được xác định 100%. Giá trị chênh lệch của kết quả
đo trên tấm kính chuẩn và trên mẫu cần xác định được quy chuẩn thành đơn vị độ
bóng và hiện trên màn hình tương ứng theo tiêu chuẩn BS EN 10169-1:1997 được thể
hiện trong bảng sau:

Bảng 17: Độ bóng của lớp sơn trên bề mặt kim loại theo BS EN 10169-1:1997.

Giá trị độ
STT Độ bóng Sai số
bóng

1 <10 Mờ xỉn ±3

2 10 ÷ 20 Bóng thấp ±4

Bóng trung
3 20 ÷ 40 ±6
bình

4 40 ÷ 60 Bóng ±8

5 60 ÷ 80 Bóng cao ± 10

6 ≥ 80 Rất bóng min 80

Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 5


Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

3.10 Phương pháp kiểm tra độ cứng của màng sơn. (trình tự và cách thực hiện theo
tiêu chuẩn Mỹ ASTM D 3363-29)

- Nguyên tắc: Dùng bút chì chuyên dụng của hãng MITSUBISHI UNI có dãy thể hiện
độ cứng tương ứng như sau:

6B<5B<4B<3B<2B<1B<FH<1H<2H<3H<4H<5H<6H<7H<8H <9H.

Nếu bút chì có độ cứng nhỏ hơn màng sơn thì nó bị mài mòn khi thực hiện phép thử
và ngược lại. (đơn vị độ cứng màng sơn chính là giá trị độ cứng của bút chì đứng liền
trước bút gây xước màng sơn).

3.11 Phương pháp kiểm tra độ bền uốn của màng sơn.( Trình tự thực hiện theo tiêu
chuẩn Mỹ ASTM D4145-83, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099-1993).

- Nguyên tắc: Dùng dụng cụ chuyên dụng uốn cong mẫu 1800 để kiểm tra độ nứt gãy
của màng sơn.

3.12 Phương pháp kiểm tra độ bền dung môi của màng sơn khô. (trình tự tiến hành
theo tiêu chuẩn ASTM D 4752-87).

- Nguyên tắc: Dùng búa chuyên dụng, dung môi chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn
ASTM D 4723-87. Búa được thấm dung môi và chà lên bề mặt mẫu đã được gia công,
thực hiện theo đúng tiêu chuẩn áp dụng.

3.13 Phương pháp kiểm tra độ dày màng sơn khô. (Trình tự tiến hành kiểm tra theo
tiêu chuẩn ASTM D 4138-94).

- Nguyên tắc: Dùng bộ dao kẻ chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn, kẻ lên bề mặt mẫu
cần kiểm tra; Bộ phận phóng đại và hệ thước đo quy chuẩn theo chiều nghiêng của
từng lớp sơn được xác định thông qua quy ước đơn vị quy đổi của thiết bị phù hợp với
tiêu chuẩn tương ứng.

4/ GHI NHÃN, ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM

4.1 Nhãn của sản phẩm

- Nhãn trên bao bì sản phẩm được in bằng máy in chuyên dụng và có chữ ký của
nhân viên KCS trực ca sau đó dán trên bao bì của sản phẩm: Nội dung của nhãn xem
chi tiết trong phụ lục của tiêu chuẩn. Vị trí dán nhãn theo yêu cầu của bộ phận kinh
doanh.

- Nhãn trên sản phẩm


Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 6
Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

Nội dung và cách thức của nhãn trên sản phẩm được trình bày trong phần phụ lục
bản vẽ của tiêu chuẩn này.

4.2 Bao gói sản phẩm.

Sản phẩm tại đầu ra của dây chuyền được đóng bằng đai thép ở trung tâm của
cuộn; Độ căng dải thép trên cuộn tại thời điểm đóng cuộn đạt 2-3 daN/mm2 nhờ con
lăn giảm sóc và thiết bị thắt dây. Cuộn sau khi buộc được cân và bọc giấy Krape, lớp
ngoài cùng được gói bằng tôn mạ kẽm có độ dày danh nghĩa 0.27mm. Với mỗi loại
sản phẩm có màu sắc và tính chất khác nhau được thể hiện bằng nhãn mác cụ thể.

4.3 Vận chuyển sản phẩm

Các cuộn sản phẩm được bốc dỡ bằng cẩu trục và vận chuyển bằng xe ôtô, tàu
hoả, tàu thuỷ; Tuỳ thuộc quá trình bán hàng và thoả thuận của khách hàng với Nhà
sản xuất. Trong quá trình vận chuyển trên đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ các
cuộn sản phẩm phải được đặt theo phương nằm ngang và có con chèn trước, chèn
sau của cuộn. Quy trình vận chuyển được thực hiện tuần tự theo tiêu chuẩn EN V 606,
EN 10021 và quy trình vận vận hành cầu trục, bốc dỡ của Nhà máy.

4.4 Nhập kho và bảo quản sản phẩm.

Các thủ tục hành chính và quản lí sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

- Quy trình bảo quản sản phẩm chưa tháo dỡ: Nguyên đai, nguyên kiện; chiều của
cuộn đứng theo kí hiệu trên nhãn mác của bao bì sản phẩm. Sản phẩm khi lưu kho
được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không để tiếp xúc với hoá chất có tính oxi
hoá, axit, kiềm.

- Sản phẩm khi đã tháo dỡ: Phải được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, không
tiếp xúc với hoá chất, nước và môi trường có chứa các tác nhân gây ăn mòn
làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.

- Các cuộn sản phẩm trong kho chỉ được xếp tối đa 02 tầng, và phải được chèn
chắc chắn.

Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 7


Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

PHỤ LỤC

1 / CÁC TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN:

Các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở dùng cho bộ tiêu chuẩn sản phẩm của Công ty
tôn mạ màu Việt Pháp bao gồm:

JIS G 3141: Nguyên liệu thép tấm và thép cuộn.

JIS G 3302: Thép tấm,cuộn mạ kẽm.

JIS G 3317: Thép tấm, cuộn mạ hợp kim kẽm với 5% nhôm.

JIS G 3321: Thép tấm, cuộn mạ hợp kim kẽm với 55% nhôm.

BSEN 10169-1: Lớp phủ hữu cơ cho sản phẩm mạ.

JIS Z 2241: Phương pháp kiểm tra độ bền cơ lý cho kim loại

JIS Z 2201: Phương pháp kiểm tra độ bền cơ lý cho kim loại

JIS Z 8401: Quy tắc làm tròn số.

EN 10027-1: Tên thép - Nguyên tắc kí hiệu.

ISO 4997: Thép tấm cán nguội loại kết cấu.

EN 971-1: Các thí nghiệm cho vật liệu sơn.

ASTM E 415: Thành phần hoá học của thép nền, kim loại mạ

TCVN 2090-1993: Phương pháp lấy mẫu sơn ướt.

ASTM D1200 - 94: Kiểm tra độ nhớt sơn.

ASTM D 1475-90: Phương pháp đo tỷ trọng sơn .

ASTM D 2369-93: Phương pháp hàm lượng rắn sơn.

ASTM D 3281-84: Phương pháp xác định độ bền va đập cho lớp phủ hữu cơ khô.

ASTM D532-89: Độ bóng của lớp phủ hưu cơ khô.

ASTM B117: Độ bền phun muối của Vật liệu phủ hữu cơ khô.

ASTM D 3359-93: Độ bám dính của lớp phủ hữu cơ khô.

ASTM D3363-92a: Độ cứng của màng sơn khô.

ASTM D4145-83: Độ bền uốn của màng hữu cơ khô.

ASTM D 4752-87: Độ bền dung môi của màng sơn khô.


Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 8
Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

ASTM D 4138-94: Độ dày màng sơn khô.

EN V 606: Nhãn mác, bảo quản, vận chuyển và bốc dỡ sản phẩm thép cuộn.

2/ Các thuật ngữ và khái niệm

2.1 Các khái niệm được áp dụng trong tiêu chuẩn cơ sở được tuân theo EN 971-1,
EN 10020, EN 10021, EN 10097, EN 10204 và ASTM E 284-94a.

2.2 Mạ cuộn tôn: Là phương pháp thực hiện sao cho vật liệu mạ (vô cơ hoặc hữu cơ)
được gắn lên dải kim loại theo quy trình liên tục; Quy trình này bao gồm xử lý bề mặt
dải tôn hoặc xử lý hoá chất, thực hiện mạ màng phủ (vô cơ hoặc hữu cơ).

2.3 Vật liệu kim loại nền: Vật liệu là tôn đen phẳng dạng cuộn chưa được tạo lớp mạ
kim loại.

2.4 Vật liệu mạ: Bao gồm các thỏi kim loại, hệ huyền phù các polyme được dùng để
tạo màng phủ trên bề mặt của vật liệu nền (màng vô cơ) và tạo màng hữu cơ trên bề mặt
lớp mạ kim loại.

2.5 Lớp mạ vô cơ: Là lớp màng phủ bằng các hợp chất kim loại (Kẽm hoặc hợp kim
kẽm) trên bề mặt vật liệu mạ. Lớp mạ 99.6% kẽm gọi là lớp mạ kẽm; Lớp mạ 95% kẽm
và 5% nhôm gọi là lớp mạ kẽm nhôm; Lớp mạ có 43.4% kẽm với 55% nhôm và 1.6%
Silic gọi là lớp mạ nhôm kẽm.

2.6 Lớp lót cho mạ hữu cơ: Là những lớp dạng màng mỏng vô cơ, có khả năng bám
dính với lớp mạ hữu cơ tốt đồng thời bám dính tốt với bề mặt lớp mạ vô cơ; đặc biệt
có khả năng thụ động bề mặt lớp mạ vô cơ (thông thường là màng Chromate hoá hoặc
phốt phát hoá).

2.7 Lớp mạ lót bằng chất hữu cơ: Là lớp đầu tiên tính từ bề mặt lớp mạ kim loại của
thép nền trong hệ thống các màng phủ hữu cơ (sơn lót).

2.8 Lớp giữa: Là lớp mạ hữu cơ làm cầu nối của lớp lót và lớp ngoài cùng trong hệ
thống các màng phủ hữu cơ (xuất hiện khi lớp lót và lớp hoàn thiện không đồng hệ).

2.9 Lớp ngoài cùng: Là lớp trên cùng trong hệ thống bao phủ của các màng hữu cơ
trên bề mặt dải thép; Nó có tác dụng tạo màng phủ bảo vệ và chống ăn mòn cho lớp
mạ vô cơ đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

2.10 Tổng độ dày lớp mạ: Bao bồm tổng độ dày của lớp mạ vô cơ và tổng độ dày các
lớp mạ hữu cơ.

Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 9


Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp

2.11 Độ dày danh nghĩa: Độ dày danh nghĩa của sản phẩm được tính bằng độ dày
tương ứng của lớp kim loại nền và lớp mạ vô cơ; Độ dày lớp mạ hữu cơ không được
tính trong độ dày danh nghĩa của sản phẩm mạ sơn.

2.12 Ký hiệu. Các tập hợp kí hiệu được tuân thủ theo tiêu chuẩn CR 10260 Hệ thống
chỉ định ECISS IC 10 về các kí hiệu bổ sung cho tên thép (theo bảng 1).

3/ PHỤ LỤC BẢN VẼ

1. Mẫu nhãn in trên mặt trái của sản phẩm mạ kẽm.

2. Mẫu nhãn in trên bao bì của sản phẩm mạ kẽm.

3. Mẫu nhãn in trên mặt trái của sản phẩm mạ hợp kim kẽm – nhôm.

4. Mẫu nhãn in trên bao bì của sản phẩm mạ hợp kim kẽm – nhôm.

5. Mẫu nhãn in trên mặt trái của sản phẩm mạ hợp kim nhôm – kẽm.

6. Mẫu nhãn in trên bao bì của sản phẩm mạ hợp kim nhôm – kẽm .

7. Mẫu nhãn in trên mặt trái của sản phẩm mạ kẽm sơn màu.

8. Mẫu nhãn in trên bao bì của sản phẩm mạ kẽm sơn màu.

9. Mẫu nhãn in trên mặt trái của sản phẩm mạ hợp kim kẽm - nhôm sơn màu.

10. Mẫu nhãn in trên bao bì của sản phẩm mạ hợp kim kẽm - nhôm sơn màu.

11. Mẫu nhãn in trên mặt trái của sản phẩm mạ hợp kim nhôm - kẽm sơn màu.

12. Mẫu nhãn in trên bao bì của sản phẩm mạ hợp kim nhôm – kẽm sơn màu.

Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm 10

You might also like