You are on page 1of 62

QUẢN TRỊ

XUẤT NHẬP KHẨU


LỜI MỞ ĐẦU

Quản trị xuất nhập khẩu là một trong những học phần chính của chuyên ngành
Thương mại quốc tế. Đây là môn học tiếp nối học phần Giao dịch thương mại quốc tế.
Học phần này trang bị cho sinh viên những những kiến thức về các hợp đồng ngoại
thương chuyên biệt, các chứng từ và quản trị rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, học phần Quản trị xuất nhập khẩu trang bị, bổ sung những
kiến thức cần thiết để sinh viên vận dụng trong công việc sau này và tạo nền tảng để sinh
viên có thể nghiên cứu sâu hơn những vấn đề liên quan đến chuyên ngành.
Mục tiêu của học phần này nhằm giúp sinh viên nắm vững nội dung các điều khoản
quy định trong một số hợp đồng ngoại thương chuyên biệt như hợp đồng gia công, hợp
đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán
license, các chứng từ và quản trị rủi ro trong từng công việc tổ chức thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức trên để giải thích, phân tích,
dự báo các vấn đề liên quan nghiệp vụ soạn thảo hợp đồng ngoại thương chuyên biệt, các
chứng từ, quản trị rủi ro trong từng công việc tổ chức thực hiện hợp đồng và giải quyết
được các tình huống thường gặp trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra sinh viên
có năng lực vận dụng sáng tạo các kiến thức lý thuyết và thực tiễn để xử lí các tình huống
nghiệp vụ cụ thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến các hợp đồng
ngoại thương chuyên biệt, các chứng từ và quản trị rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp
đồng.
Với những mục tiêu nêu trên, bài giảng cho học phần này gồm 3 chương:
Chương 1: MỘT SỐ DẠNG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN BIỆT
Chương 2: CÁC CHỨNG TỪ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ
Chương 3: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Để phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, bài giảng
Quản trị xuất nhập khẩu được biên soạn qua tham khảo một số giáo trình liên quan và các
hợp đồng, chứng từ thực tế. Bài giảng nhằm cung cấp kiến thức nền tảng cho sinh viên liên
quan môn học Quản trị xuất nhập khẩu. Tuy nhiên bài giảng không tránh khỏi còn một số
hạn chế, thiếu sót….

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ DẠNG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN BIỆT…. ………... 4
1.1. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ………………………………………………………...1
1.1.1. Khái niệm gia công: ............................................................................................................. 1
1.1.2. Các quy định chủ yếu của Việt Nam đối với hoạt động gia công: ....................................... 3
1.1.3. Phân loại gia công: ............................................................................................................... 6
1.1.4. Hợp đồng gia công quốc tế................................................................................................... 7
1.2. HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ………………………………………….9
1.2.1. Khái niệm về thiết bị toàn bộ ............................................................................................... 9
1.2.2. Các giai đoạn nhập khẩu thiết bị toàn bộ ............................................................................. 9
1.2.3. Các phương thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ ...................................................................... 11
1.2.4 Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ ................................................................................. 12
1.3. MỘT SỐ DẠNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, MUA BÁN SÁNG CHẾ VÀ
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT (LICENSE)…………………………………………………………..15
1.3.1. Nghiệp vụ mua bán công nghệ ........................................................................................... 15
1.3.2. Nghiệp vụ mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (Mua bán License) ............................ 35
CHƯƠNG 2: CÁC CHỨNG TỪ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ………………………………………………………………………………………..43
2.1. CHỨNG TỪ HÀNG HÓA………………………………………………………………….43
2.1.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ....................................................................... 43
2.1.2 Phiếu đóng gói (Packing list) .............................................................................................. 44
2.1.3 Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) .......................................................... 45
2.1.4 Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/ weight)........................... 45
2.2. CHỨNG TỪ VẬN TẢI……………………………………………………………………45
2.2.1 Vận đơn đường biển (Bill of Lading) .................................................................................. 45
2.2.2 Biên lai thuyền phó (Mate ‘s receipt) .................................................................................. 48
2.2.3 Biên lai gửi hàng đường biển (Sea waybill) ....................................................................... 48
2.2.4 Giấy lưu cước thuê tàu chợ/Đặt chỗ (Booking note) .......................................................... 48
2.2.5 Danh mục hàng hóa xk (Cargo List) ................................................................................... 49
2.2.6 Shipping instruction ............................................................................................................ 49
2.2.7 Bản lược khai hàng (Manifest) ............................................................................................ 49
2.2.8 Sơ đồ xếp hàng (Stowage plan – Cargo plan) ..................................................................... 49
2.2.9 Bản kê sự kiện (Statement of facts)..................................................................................... 49
2.2.10 Bảng tính thưởng phạt bốc dỡ (Time sheet/ Layday Statement) ....................................... 49
2.2.11 Giấy báo hàng đến (Notice of arrival) ............................................................................... 50
2.2.12 Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) ........................................................................... 50

3
2.2.13 Phiếu giao nhận container (Equipment Intercharge Receipt – EIR) ................................. 50
2.2.14 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargoes - ROROC) .............. 50
2.2.15 Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo outturn report – COR) ........................................... 50
2.2.16 Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of short landed cargo – CSC) ........................... 51
2.2.17 Vận đơn đường sắt (Waybill, bill of freight, railroad bill of lading) ................................ 51
2.2.18 Vận đơn đường hàng không (Air waybill, hoặc Aircraft bill of lading) .......................... 51
2.3. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM….................................................................................................51
2.3.1. Đơn bảo hiểm (Insurance policy) ....................................................................................... 51
2.3.2. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) ........................................................... 51
2.4. CHỨNG TỪ HẢI QUAN…………………………………………………………………..51
2.4.1 Tờ khai hải quan (Entry, Customs declaration)................................................................... 51
2.4.2 Giấy phép xnk (Export/Import license) ............................................................................... 52
2.4.3 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate) ........................................ 52
2.4.4 Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/sản phẩm động vật (Veterinary certificate/Animal
product sanitary inspection certificate) ........................................................................................ 52
2.4.6 Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate/Health certificate) ...................................... 52
2.4.7 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) ................................................................. 52
2.5. CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH…………………………………………………………………..55
CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ…………………………………………………………………………56
3.1. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU…… 56
3.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU…… 56

4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ DẠNG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN BIỆT

1.1. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ

1.1.1. Khái niệm gia công:


Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia công hàng hóa.
 Định nghĩa 1:
Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó người đặt gia công sẽ
cung cấp toàn bộ đơn hàng, mẫu mã, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên phụ liệu, bán thành
phẩm cùng các điều kiện bảo đảm sản xuất khác (người đặt gia công trực tiếp tổ chức, quản lý
sản xuất) và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh. Người nhận gia công sẽ sản xuất ra sản phẩm theo
yêu cầu, giao sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công trên số lượng sản phẩm
làm ra.

Tiền công gia công

Đơn hàng, mẫu, máy móc,


thiết bị, nhà xưởng,
nguyên phụ liệu, bán
Bên đặt gia công thành phẩm, các điều kiện Bên nhận gia công
bảo đảm sản xuất khác...

Sản phẩm hoàn chỉnh

 Định nghĩa 2:
Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó người đặt gia công sẽ
cung cấp ý tưởng (đơn hàng, mẫu mã…), nguyên phụ liệu (NPL), có khi cung cấp cả máy móc
thiết bị (MMTB), bán thành phẩm (BTP)…và nhận lại thành phẩm hoàn chỉnh. Người nhận gia
công tự tổ chức quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm theo mẫu của khách đặt. Giao toàn bộ cho
người đặt gia công và nhận tiền gia công.

1
Trả tiền gia công

Đơn hàng, Bên nhận Tổ chức quá


Bên đặt
mẫu, MMTB, gia công trình sản xuất
gia công
NPL, BTP...

Trả sản phẩm hoàn chỉnh

 Định nghĩa 3:
Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng và mẫu của người
đặt gia công. Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo mẫu và bán những
sản phẩm làm ra cho người đặt gia công hoặc người nào đó mà người đặt gia công chỉ định theo
giá cả hai bên thỏa thuận.

Trả tiền gia công

Bên đặt Đơn đặt hàng Bên nhận Tổ chức quá


gia công gia công trình sx

Bán sản phẩm hoàn chỉnh

Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra định nghĩa gia công hàng xuất khẩu như sau:
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trong đó người
đặt gia công ở một nước cung cấp đơn hàng, hàng mẫu, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc
bán thành phẩm…theo định mức cho trước cho người nhận gia công, ở nước khác. Người đặt
hoặc nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận
gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
Tiền công gia công

Bên đặt gia công MMTB, NPL Bên nhận gia công Tổ chức quá
trình sx
(ở một nước) BTP, mẫu hàng (ở nước khác)

Trả sản phẩm hoàn chỉnh

2
1.1.2. Các quy định chủ yếu của Việt Nam đối với hoạt động gia công:
 Luật Thương mại Việt Nam 2005, ngày 14/6/2005:
Điều 178. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng
một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Điều 179. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương.
Điều 180. Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm
kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì
hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công
hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên
liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho
mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với
quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia
để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận
trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công,
nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên
đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất
khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật
tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.

3
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn
thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo
định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng
hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Điều 183.Thù lao gia công
1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy
móc, thiết bị dùng để gia công.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công
nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải
tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.
Điều 184. Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực
hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật
Việt Nam về chuyển giao công nghệ.
 Luật Quản lý ngoại thương 2017
 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

 Luật Hải quan VN 2014

Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Điều 60. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu

 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Điều 36. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
để gia công; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Điều 37. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất
khẩu

Điều 38. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Điều 39. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất

Điều 40. Kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị

Điều 41. Chế độ báo cáo quyết toán; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị
4
 Thông tư số 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan, thuế XNK, quản lý thuế đối
với hàng XNK
Điều 54. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật
tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu

Điều 57. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất

Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan

Điều 59. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá
xuất khẩu

Điều 60. Báo cáo quyết toán

Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm

Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại

Điều 63. Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp

Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết
bị thuê, mượn

Điều 65. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị và quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết
bị thuê, mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện

Điều 66. Xử lý đối với trường hợp bên đặt gia công từ bỏ nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc,
thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công

Điều 67. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá đặt gia công và nhập khẩu
sản phẩm gia công

Điều 68. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở
lại Việt Nam

Điều 69. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy
móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công

Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm

Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa

Điều 72. Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm

5
Điều 73. Thủ tục hải quan đối với trường hợp bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để trực
tiếp xuất khẩu

1.1.3. Phân loại gia công:


 Phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm:
 Hình thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: bên nhận gia công sản xuất sản
phẩm từ nguyên liệu hoặc bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công, sau đó
giao sản phẩm và nhận phí gia công. Trong quá trình sản xuất gia công, không có sự chuyển
đổi quyền sở hữu về nguyên vật liệu. Tức là bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu về nguyên
vật liệu của mình.
 Hình thức mua đứt, bán đoạn: bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán hàng
dài hạn với nước ngoài, bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công với điều kiện sau khi
sản xuất bên nhận gia công phải bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công. Như vậy, ở
phương thức này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên vật liệu từ phía bên đặt gia công
sang bên nhận gia công.
 Hình thức kết hợp: bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính, còn bên nhận
gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
 Phân loại theo giá gia công:
 Hợp đồng thực chi thực thanh (Cost plus contract): bên nhận gia công nhận thanh
toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia
công.
 Hợp đồng khoán (Target price): Trong hợp đồng gia công người ta xác định định
mức cho sản phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh toán với nhau
theo mức đó cho dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa.
 Phân loại theo mức độ cung cấp nguyên liệu, phụ liệu:
 Bên đặt gia công giao toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm. Trong mỗi lô
hàng đều có bảng định mức NPL chi tiết cho từng loại sản phẩm mà hai bên đã thỏa thuận và
được các cấp quản lý xét duyệt. Người nhận gia công chỉ việc tổ chức sản xuất theo đúng mẫu
của khách và giao lại sản phẩm cho khách đặt gia công hoặc giao lại cho người thứ ba theo sự
chỉ định của khách.
 Bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính theo định mức, còn nguyên liệu phụ
thì bên nhận gia công tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách.
 Bên đặt gia công không giao bất cứ nguyên phụ liệu nào cho khách, bên nhận gia
công tự lo nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa theo yêu cầu.
 Phân loại theo loại hình sản xuất :
 Sản xuất chế biến.
 Lắp ráp, phá dỡ, tháo dỡ.

6
 Tái chế.
 Chọn lọc, phân loại, làm sạch, làm mới.
 Đóng gói, kẻ ký mã hiệu.
 Gia công pha chế…
 Phân loại theo số bên tham gia quan hệ gia công:
 Gia công 2 bên: chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công.
 Gia công nhiều bên: hình thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp trong đó bên
nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia
công của đơn vị sau còn bên đặt gia công vẫn là một. Hình thức này chỉ thích hợp với trường
hợp gia công mà sản phẩm gia công phải sản xuất qua nhiều công đoạn. Đây là hình thức gia
công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau
thì mới đảm bảo được tiến độ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng gia công.
 Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công
 CM (cutting and making): bên nhận gia công chỉ tiến hành cắt và may theo yêu
cầu của bên đặt gia công.
 CMP (cutting, making and packaging): bên nhận gia công phải cắt, may và đóng
gói sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.
 CMT (cutting, making and trimming): bên nhận gia công tiến hành cắt, may, ủi,
hoàn tất sản phẩm.
 CMP+Q (cutting, making, packaging and quota fee): bên nhận gia công ngoài
việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn ngạch theo qui định những mặt hàng
được quản lý bằng hạn ngạch.
 CMA+Q (cutting, making, accessories and quota fee): bên nhận gia công lo phần
cắt, may, phụ liệu, phí quota.
 CMT+Th (thread)+Q: giống như CMT, ngoài ra bên nhận gia công còn lo thêm
chỉ và phí quota

1.1.4. Hợp đồng gia công quốc tế.


1.1.4.1. Khái niệm:
Hợp đồng gia công quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên đặt gia công và bên nhận gia
công, ở các nước khác nhau, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá
trình gia công hàng hóa. Thông thường có những quy định sau:
- Loại hàng gia công.
- Nguyên phụ liệu, định mức của chúng.
- Thời gian, phương thức cung cấp, giao nhận nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị.
- Đào tạo công nhân.
- Thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm.

7
- Tiền gia công và phương thức thanh toán.
- Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên…
1.1.4.2. Các điều khoản trong hợp đồng gia công.
1/Hàng gia công
 Tên
 Số lượng
 Qui cách phẩm chất
 Hàng mẫu
2/Tiền gia công
 Tiền gia công, điều kiện cơ sở giao hàng, đồng tiền thanh toán
 Tổng giá trị hợp đồng
 Phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, bộ chứng từ thanh toán
3/Nguyên phụ liệu
 Loại nguyên phụ liệu, thiết bị máy móc
 Định mức gia công
 Dung sai của nguyên phụ liệu
 Giá trị, số lượng máy móc thiết bị cho thuê/mượn, phương thức chuyển giao và hướng
dẫn sử dụng (nếu có)
 Số lượng, thời gian, địa điểm giao nhận nguyên vật liệu, phương thức giao, thông báo
giao NVL, giao 1 lần hay nhiều lần.
 Chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng
 Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc thiết bị thuê mượn,
nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công, vấn đề bảo vệ
môi trường cũng như ô nhiễm môi trường tại nước nhận gia công…
4/ Đào tạo nhân công
 Số lượng nhân công
 Chất lượng đào tạo
 Hình thức, thời gian, địa điểm đào tạo
 Chi phí đào tạo
5/Phương thức xuất trả sản phẩm
 Điều kiện sản xuất: bên nhận gia công chỉ tổ chức sx được khi bên đặt gia công đáp ứng
một số yêu cầu như cung cấp thiết bị chuyên dùng hoặc cung cấp nguyên phụ liệu đồng
bộ…
 Số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng
 Bao bì, giá cả, chất lượng bao bì
 Ký mã hiệu

8
 Cung cấp nhãn mác và ủy quyền cho bên nhận gia công sử dụng, tính bảo mật cũng như
những trường hợp vi phạm trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của bên đặt gia công
trong thời gian gia công và sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
 Điều kiện cơ sở giao hàng, địa điểm giao nhận sản phẩm
 Phương tiện vận tải
 Thông báo giao, phương thức giao, giao 1 lần hay nhiều lần
6/ Bảo hiểm
7/Thưởng phạt
8/Bất khả kháng
9/Khiếu nại
10/Trọng tài
11/Điều khoản chung
1.1.4.3. Một số vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng gia công.
- Định mức nguyên vật liệu (định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên
vật liệu, định mức chung) và tiền gia công cho một đơn vị sản phẩm: đây là nội dung chủ yếu
của hợp đồng gia công, nên cần nghiên cứu kỹ, đàm phán giỏi để khách hàng ký hợp đồng với
giá thích hợp và để ta không bị thua thiệt.
- Cần chọn ngành có triển vọng lâu dài ổn định cho nền kinh tế
- Chọn nước đặt gia công để thu hút được kỹ thuật mới, vốn đầu tư, đào tạo đội ngũ cán
bộ và công nhân lành nghề, được hưởng các ưu đãi về thuế và ưu đãi khác…
- Hợp đồng gia công quốc tế thường phức tạp, bao gồm hợp đồng khung và nhiều phụ
lục/đơn hàng đính kèm, vì vậy khi nghiên cứu hợp đồng gia công cần thận trọng, kỹ lưỡng.

1.2. HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ

1.2.1. Khái niệm về thiết bị toàn bộ


Trong buôn bán quốc tế, người ta thường hiểu thiết bị toàn bộ là một tập hợp những máy
móc và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện những quá trình công nghệ nhất định. Trong nhiều
trường hợp đó có thể chỉ là thiết bị cho một dây chuyền sản xuất, chủ yếu bao gồm những thiết
bị cơ bản có liên quan đến công tác chính của dây chuyền này. Thường thường các tập hợp và
thiết bị dụng cụ nói trên hoặc thành những phân xưởng riêng hoặc thành những bộ phận của
một xí nghiệp đang được xây dựng hay đã được xây dựng xong. Trong các trường hợp khác, tập
hợp thiết bị và dụng cụ đó chẳng những bao gồm các thiết bị công nghệ, mà còn bao gồm cả các
thiết bị phụ trợ.

1.2.2. Các giai đoạn nhập khẩu thiết bị toàn bộ


1.2.2.1. Nghiên cứu khả thi (Feasibility Study):

9
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu một cách khái quát các mặt kinh tế -
kỹ thuật, xã hội của công trình để khẳng định khả năng có thể đưa công trình vào sản xuất kinh
doanh có lãi, có hiệu quả cao.
Mục tiêu đặt ra của giai đoạn nghiên cứu này là nắm vững nguồn nguyên liệu của xí
nghiệp, tình hình thị trường của sản phẩm, tình hình vốn đầu tư (trong và ngoài nước), những
vấn đề môi trường, khả năng thu hồi vốn.
Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này thể hiện trong bản “Luận chứng kinh tế kỹ thuật”
của công trình. Văn bản này còn có tên là “Bản nghiên cứu khả thi”
1.2.2.2. Thiết kế kỹ thuật sơ bộ (Preliminary Engineering):
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là tìm ra một dây chuyền sản xuất công nghệ đảm bảo
để vận hành, tiêu thụ một cách ít nhất nguyên liệu và năng lượng của một đơn vị sản phẩm,
đồng thời đảm bảo không gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Ngay trong giai đoạn này, người
ta phải tính toán, cân nhắc kỹ mặt kinh tế của công trình.
1.2.2.3. Thiết kế kỹ thuật cơ bản (Basic Engineering):
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là tìm ra được các thông số kỹ thuật của từng thiết bị
cũng như cả dây chuyền. Trên cơ sở đó chọn nhập khẩu những thiết bị thích hợp về quy mô
công trình, phù hợp với những yêu cầu đặt ra từ giai đoạn trước. Tiếp theo, giai đoạn này còn
phải thiết kế mặt bằng của công trình, thiết kế hệ thống cấp thoát nước, thiết kế chống sét…
Giai đoạn này cũng phải khẳng định một lần nữa sự đảm bảo thu hồi vốn của công trình.
1.2.2.4. Thiết kế kỹ thuật chi tiết (Detailed Engineering):
Đây là giai đoạn rất quan trọng, đảm bảo khi công trình hoàn thành thì vận hành dễ
dàng, bảo dưỡng đơn giản, ít tốn kém và đồng bộ.
Những tài liệu kỹ thuật nước ngoài cần phải được sao chép, sửa chữa cho phù hợp với
thực tế hoàn cảnh của địa phương.
Trong giai đoạn này, người ta phải tìm mọi biện pháp để giải quyết những điểm chưa ăn
khớp giữa các công đoạn.
1.2.2.5. Cung cấp thiết bị và xây lắp máy móc thiết bị (Implementation):
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và khó khăn. Đại diện hai bên phải thảo luận để phân
công cung cấp thiết bị, việc cung cấp phải thực hiện đúng tiến độ thi công.
Để giải quyết những vấn đề phức tạp thường xảy ra trên công trường, người ta thành lập
bộ phận hiện trường. Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo, hoàn thành thi công đúng thời gian qui
định, chất lượng kỹ thuật tốt và vốn sử dụng trong phạm vi đã được duyệt.
1.2.2.6. Chạy thử và đưa vào sản xuất (Commisioning and start – up):
Nhiệm vụ của giai đoạn này là kiểm tra từng máy, từng công đoạn sản xuất, kiểm tra
toàn bộ dây chuyền sản xuất bằng cách chạy thử không tải, chạy thử có tải. Giai đoạn này là
thời kỳ tốt nhất cho việc thực tập của cán bộ công nhân viên vận hành dưới sự hướng dẫn kiểm
tra của các chuyên gia của hàng bán thiết bị và các chuyên gia đào tạo.

10
Cuối giai đoạn này, người ta tiến hành kiểm tra, kiểm kê và đánh giá các thiết bị và dụng
cụ đã được cấp. Các quy trình sản xuất cũng phải được hoàn tất trong giai đoạn này.
1.2.3. Các phương thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ
Trong khi nhập khẩu các thiết bị toàn bộ, người ta có thể ký hợp đồng chỉ mua một hoặc
một số dịch vụ trong các giai đoạn nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Ví dụ hợp đồng chỉ thuê làm
nghiên cứu khả thi, hợp đồng mua thiết kế sơ bộ…Người ta cũng có thể ký hợp đồng mua bao
(package job) toàn bộ hoặc phần lớn các dịch vụ, hàng hóa kể trên. Cụ thể người nhập khẩu
(người chủ công trình) có thể lựa chọn một trong bốn phương thức sau:
1.2.3.1. Phương thức tự quản (In - house method):
Người chủ công trình tự lập dự án, thiết kế, thi công và chỉ nhập khẩu thiết bị, máy móc,
vật liệu.
1.2.3.2. Phương thức thông thường/phương thức truyền thống (Conventional method):
Người chủ công trình phải lựa chọn một đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm lập dự án khảo
sát, thiết kế và soạn cả quy chế, giúp chủ công trình tổ chức đấu thầu và giám sát việc thi công,
xây lắp của nhà thầu.
1.2.3.3. Phương thức quản lý dự án (Project management method):
Người chủ công trình thuê một công ty tư vấn thay mặt cho mình đứng ra giao dịch với
các đơn vị thiết kế, đơn vị cung ứng thiết bị và đơn vị xây lắp. Công ty tư vấn giám sát, quản lý
dự án với tư cách người làm thuê cho người chủ công trình nhưng không phải là người tổng
thầu xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay dưới đây.
1.2.3.4. Phương thức chìa khóa trao tay (Turn – key method):
Người chủ công trình chỉ quan hệ với một đơn vị tổng thầu, đơn vị này chịu trách nhiệm
toàn bộ quá trình nhập khẩu và xây lắp hoàn chỉnh để giao cho người chủ công trình chỉ việc
điều hành.
Tùy theo mức độ dịch vụ mà người tổng thầu cung cấp việc mua bán “chìa khóa trao
tay” có thể phân thành:
- Chìa khóa trao tay thuần túy (classca/light/full turn key):
Người bán (người tổng thầu) có trách nhiệm chuyển thêm cho người mua (người chủ công
trình) một số hướng dẫn về vận hành. Tùy theo nội dung trách nhiệm của người bán, người ta có
thể xác định đó là hợp đồng EPE (thiết kế, mua sắm và lắp đặt) hay hợp đồng EPC (thiết kế,
mua sắm và xây lắp)…
- Chìa khóa kỹ thuật trao tay (Plus/heavy turn key):
Người bán giúp đỡ người mua thêm về kỹ thuật nhưng không đảm bảo kết quả vận hành
đạt sản lượng và quy cách phẩm chất theo thiết kế.
- Sản phẩm trao tay (Product hand turn key):
Người bán chịu thêm trách nhiệm đào tạo cho người mua một đội ngũ cán bộ công nhân
đảm bảo vận hành công trình đạt sản lượng, quy cách quy định.

11
- Thị trường trao tay (Market in hand turn key):
Người bán đảm nhận thêm trách nhiệm giúp người mua trong hoạt động marketing, đào tạo
đội ngũ quản lý, kinh doanh…
Ngày nay, một số hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ lại còn được ký kết theo phương
thức “xây dựng + vận hành + chuyển giao” (BOT – Built + Operate + Transfer). Đây cũng là
phương thức người bán thiết bị toàn bộ đảm nhận một số khá lớn công việc của 6 giai đoạn kể
trên.
1.2.4. Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ
1.2.4.1. Những điều khoản chủ yếu:
Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ có các điều khoản như sau:
- Đối tượng (hay mục đích) của hợp đồng
- Các định nghĩa
- Giá cả và trị giá của hợp đồng
- Điều kiện cơ sở giao hàng, các điều kiện giao nhận
- Thời gian giao hàng
- Bao bì và ký mã hiệu
- Điều kiện thanh toán
- Kiểm tra và thử nghiệm
- Tài liệu kỹ thuật
- Bảo hành
- Vận hành và kiểm tra vận hành
- Giúp đỡ kỹ thuật
- Trường hợp bất khả kháng
- Phạt
- Hủy hợp đồng
- Khiếu nại và trọng tài
- Các quy định chung…
1.2.4.2. Nội dung các điều khoản
1/Đối tượng hay mục đích của hợp đồng:
Trong điều khoản này người ta thường quy định một cách đầy đủ, toàn diện và bao quát về
đối tượng mua bán và khối lượng nghĩa vụ của người bán phải thực hiện.
Về đối tượng của hợp đồng, người ta có thể quy định rõ cả công suất, mục đích xây dựng và
địa điểm xây dựng thiết bị toàn bộ.
Về khối lượng nghĩa vụ của người bán, người ta có thể quy định rõ từng phần nghĩa vụ, như:

- Cung cấp thiết bị, vật liệu.

12
- Thực hiện và chuyển giao những thiết kế (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật hay thiết kế thi
công).
- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật.
- Cung cấp phụ tùng thay thế.
Nên lưu ý rằng trong khi quy định các nghĩa vụ này, người bán thường có xu hướng
giành quyền thay đổi quy cách của thiết bị, người nhập khẩu cần quy định rõ cơ sở của sự thay
đổi và những thỏa thuận bằng văn bản khi thay đổi.

2/ Các định nghĩa


Trong hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ thường có nhiều thuật ngữ, các thuật ngữ này
thường được lặp lại nhiều lần, do đó để đảm bảo sự chính xác, ngắn gọn, thuận lợi cho việc trao
đổi thông tin, mục định nghĩa được đưa vào hợp đồng nhằm giải thích các vấn đề cần thiết. Ví
dụ: từ “dây chuyền sản xuất” chỉ đối tượng mua bán của hợp đồng, “bên bán” chỉ công ty ABC
xuất khẩu thiết bị toàn bộ,….

3/ Giá cả và trị giá của hợp đồng


Trong mục này, cần quy định rõ loại giá: giá cố định hay giá di động, nếu là giá di động thì
cần xác định các cơ sở, tài liệu để tính toán lại giá, quy định rõ đồng tiền tính giá, đồng tiền
thanh toán.

Ngoài ra, trong nhiều hợp đồng người ta còn quy định trị giá của một tấn trọng lượng tịnh lý
thuyết của từng nhóm thiết bị để làm cơ sở thanh toán tạm thời trong quá trình giao hàng.

4/ Điều kiện cơ sở giao hàng


Các bên có thể quy định các điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau cho từng nhóm hàng khác
nhau. Ví dụ như các máy móc thiết bị chủ yếu giao theo điều kiện CIF (cảng nước nhập khẩu)
còn vật liệu và phụ tùng giao theo điều kiện FOB (cảng nước xuất khẩu). Hoặc có khi tất cả đối
tượng mua bán hữu hình được giao theo một điều kiện cơ sở giao hàng.

5/ Thời hạn giao hàng


Thường thì việc giao hàng được thực hiện theo một tiến trình nhất định. Cơ sở của tiến trình
này là lịch thi công mà hai bên mua bán đã thỏa thuận trước.

Thời điểm bắt đầu của thời hạn có thể được tính từ lúc hợp đồng có hiệu lực, hoặc từ ngày
người mua hoàn thành một nghĩa vụ nhất định, ví dụ như đã ứng tiền trước, giải phóng xong
mặt bằng, hoàn thành thiết kế kỹ thuật,….

6/ Kiểm tra và thử nghiệm


Mục này quy định sự phân chia trách nhiệm đối với việc kiểm tra và thử nghiệm, cơ quan
tiến hành kiểm tra và địa điểm kiểm tra cuối cùng.

13
7/ Tài liệu kỹ thuật
Mục này quy định các loại tài liệu, ngôn ngữ của tài liệu, các cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật đối
với tài liệu và trình tự xét duyệt thiết kế.

Bên nhập khẩu thường đưa ra yêu cầu của mình đối với quyền được cử cán bộ kỹ thuật tới
theo dõi quá trình thiết kế và quy định trách nhiệm của người bán về tính chính xác của thiết kế
và các tài liệu kỹ thuật khác.

Bên xuất khẩu thường đưa ra yêu cầu quy định về việc giữ bí mật về tài liệu và quyền sở
hữu về tài liệu.

8/ Bảo hành
Việc bảo hành đối với thiết bị toàn bộ thường gồm 3 nội dung chính: Bảo hành chung, bảo
đảm cơ khí và bảo đảm các chỉ tiêu thực hiện.

- Bảo hành chung: Người bán phải đảm bảo cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật để công trình
đạt được các chỉ tiêu xác định về công suất và chất lượng. Nhiều hợp đồng quy định rằng người
bán phải giao các thiết bị mới, thiết bị đã được cải tiến cho phù hợp với điều kiện hoạt động ở
nước nhập khẩu, thiết bị đáp ứng được yêu cầu về tính hiện đại của công nghệ và đáp ứng được
các vấn đề về thi công xây dựng.

- Đảm bảo cơ khí: hai bên thỏa thuận cụ thể cho việc bảo hành, thời hạn bảo hành thường được
tính từ ngày ký biên bản nghiệm thu công trình hoặc từ ngày đưa vào sản xuất.

- Đảm bảo các chỉ tiêu thực hiện: Hai bên mua bán quy định rõ các chỉ tiêu chất lượng cần đảm
bảo: công suất, chất lượng sản phẩm, mức độ tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu,…

9/ Vận hành và kiểm tra


Sau khi hoàn tất xây dựng, bên mua và bên bán thành lập Ban nghiệm thu để kiểm tra toàn
bộ công trình. Ban này có nhiệm vụ kiểm tra việc chạy thử từng máy, từng phân xưởng và toàn
bộ nhà máy để đánh giá các thông số kỹ thuật. Có các giai đoạn chạy thử như sau:

- Thử không tải (No load test).


- Thử có tải (Load test).
- Thử quá tải (Over load test).
- Thử các chỉ tiêu chất lượng (Performance test).
10/ Giúp đỡ kỹ thuật
Mục này có thể là một điều khoản trong hợp đồng mua bán máy móc thiết bị toàn bộ, có thể
đưa vào phụ lục của hợp đồng này hoặc lập thành một hợp đồng riêng, phần này cần nêu các nội
dung sau:

14
- Khối lượng công việc và phạm vi giúp đỡ kỹ thuật.
VD: Công việc quy hoạch, giám sát thiết kế, giám sát thi công, hướng dẫn vận hành,…

- Những yêu cầu về trình độ chuyên gia, số lượng chuyên gia và thời gian công tác của
chuyên gia.
- Nhiệm vụ của chuyên gia.
- Quy định về chế độ làm việc tại công trường, chế độ ăn ở, đi lại của chuyên gia, chế độ
lương bổng của họ,…
- Việc thay thế chuyên gia,…..
11/ Phạt vi phạm hợp đồng
Có nhiều loại phạt trong hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ: Phạt chậm giao hàng, phạt vì
hàng giao không đồng bộ, phạt trong trường hợp thiết bị không đạt các chỉ tiêu công suất, các
chỉ tiêu về tiếng ồn, mức tiêu hao nhiên liệu hay chất lượng sản phẩm không đạt,..

1.3. MỘT SỐ DẠNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, MUA BÁN SÁNG
CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT (LICENSE)
1.3.1. Nghiệp vụ mua bán công nghệ
1.3.1.1. Khái niệm về công nghệ, các loại hoạt động thuộc phạm trù công nghệ và chuyển
giao công nghệ:
a. Khái niệm:
 Theo Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ VN (2017):
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
 Theo định nghĩa của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific): “công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật chất hoặc
thông tin.”

Với khái niệm trên, công nghệ được chia thành phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao
gồm máy móc thiết bị, phần mềm gồm các kỹ năng, bí quyết, kiến thức, phương pháp …. Việc
mua bán công nghệ bao gồm việc mua bán bốn yếu tố: Trang thiết bị (Technoware), kỹ năng
(Humanware), thông tin (Infoware) và tổ chức (Orgaware)

Bốn yếu tố của công nghệ

15
 Kỹ thuật (Techno ware): bao gồm các máy móc thiết bị hay các công cụ và phương tiện
kỹ thuật. Đây là thành phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào, nhờ đó mà con người tăng được
sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
 Con người (Human ware): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích
luỹ được trong mọi hoạt động, kể các tố chất sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo
đức và kỷ luật lao động, các tri thức của người lao động tham gia vào quá trình sản xuất .
 Thông tin (Info ware): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và tổ chức;
các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị để duy trì và bảo dưỡng, dữ
liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật. Thành phần thông tin là
tập hợp tất cả các tri thức hiện được tích luỹ trong công nghệ.
 Tổ chức (Orga ware): Bao gồm các hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất, với tư cách là
nhân tố kết nối các thành phần khác của công nghệ.

Theo ESCAP cấu tạo của công nghệ gồm: phần cứng và phần mềm dựa trên bốn yếu tố T-I-
H-O nêu trên. Trong đó, phần cứng bao gồm yếu tố đầu tiên (T), là những thành phần vật chất
của công nghệ; còn phần mềm bao gồm các yếu tố còn lại (I-H-O), là những nhân tố thuộc về tri
thức, trí tuệ, phương pháp, bí quyết… Tuy nhiên, ranh giới giữa phần cứng và phần mềm chỉ
mang tính tương đối, vì chúng ngày càng thâm nhập lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu thiếu
một trong bốn yếu tố trên thì hiệu suất của công nghệ chỉ đạt tối đa 30%, và ngược lại, nếu hội
đủ các yếu tố trên thì hiệu suất của công nghệ đạt tối thiểu 70%.

Quan niệm trên đây của ESCAP về công nghệ được coi là bước ngoặt lịch sử về vấn đề
này, vì nó không chỉ coi công nghệ là quy trình chế tạo vật phẩm cụ thể (vật thể) mà còn mở
rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực khác như dịch vụ và quản lý (phi vật thể). Sau này,
một số nhà quản lý công nghiệp Nhật Bản còn mở rộng hơn nữa trong quan niệm về công nghệ,
khi cho rằng công nghệ gồm 5 yếu tố (5M): Management (quản lý), Money (tiền vốn), Market
(thị trường), Machine (máy móc), Materials (nguyên vật liệu); tức là đưa cả tiền vốn, nguyên
vật liệu và thị trường vào thành phần của công nghệ. Các tác giả Dahlman C.J và Westphal L.E
còn mở rộng khái niệm công nghệ đến mức cho rằng: “Công nghệ bao gồm các quá trình vật
chất chuyển hoá các đầu vào thành các đầu ra và những kết cấu xã hội có liên quan đến quá
trình chuyển hoá này”

Như vậy, theo nghĩa hẹp, thuật ngữ công nghệ được hiểu tương đương với thuật ngữ “kỹ
thuật” và là một bộ phận của lực lượng sản xuất; theo nghĩa rộng, thuật ngữ “công nghệ” bao
trùm rộng hơn “kỹ thuật” và chứa đựng trong đó những yếu tố then chốt nhất của cả lực lượng
sản xuất lẫn quan hệ sản xuất. Con người là chủ thể sáng tạo ra và quyết định sử dụng công

16
nghệ, nhưng đồng thời con người lại tích cực tham gia ở mức độ nhất định và trở thành yếu tố
cấu thành nên công nghệ. Tất cả các thành phần của công nghệ đều là sản phẩm kết tinh trí tuệ
và tri thức của con người vào trong yếu tố vật chất của nó (cốt lõi là công cụ và phương tiện
máy móc kỹ thuật). Vì vậy, công nghệ được coi là một loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa có khả
năng sản sinh ra hàng hóa - với các thuộc tính cơ bản, đó là: tính hệ thống (sự thống nhất hữu cơ
giữa các yếu tố ngay trong bản thân nó), tính sinh thể (nó có "sức sống" riêng, công nghệ có khả
năng sản sinh ra công nghệ, hàng hóa công nghệ có khả năng sản sinh ra hàng hóa và có khả
năng sản sinh ra chính nó, không ngừng vận động phát triển), tính thông tin (công nghệ luôn
luôn chứa đựng các thông số, dữ liệu cần thiết để hoạt động) và tính đặc thù (cùng một loại
công nghệ, nếu chủ thể sử dụng khác nhau hoặc vận hành trong điều kiện khác nhau thì kết quả
/ hiệu suất đem lại khác nhau).

Chính vì mang những thuộc tính ấy mà công nghệ luôn luôn được cải tiến, không ngừng kết
tinh những tri thức mới vào trong từng thành phần vật chất của nó, làm cho nó đóng vai trò ngày
càng to lớn hơn trong các hoạt động kinh tế - xã hội của con người; đồng thời nó có thể được
đem ra trao đổi, mua bán và chuyển giao theo mục đích của con người. Cũng chính vì thế mà
Các Mác đưa chúng ta đi đến một kết luận, nhưng phải mất hàng nghìn năm hoạt động thực tiễn
nhân loại mới trải nghiệm được, rằng: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa
phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.

b. Các loại hoạt động thuộc phạm trù công nghệ:


Theo sự phân loại của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and
Development - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc), có các loại hoạt động thuộc
phạm trù công nghệ như sau:

- Nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư.
- Thu thập thông tin về một số kỹ thuật sẵn có.
- Thiết kế kỹ thuật.
- Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị.
- Phát triển công nghệ sản xuất, tức là phát triển những tri thức về bản thân quá trình sản
xuất.
Ngoài ra, những yếu tố cũng thuộc phạm trù công nghệ bao gồm:

- Tri thức về quản lý và vận hành các phương tiện sản xuất.
- Thông tin thị trường.
- Năng lực cải tiến tại chỗ để nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.
c. Chuyển giao công nghệ:

17
 Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc
toàn bộ công nghệ từ bên có sang bên nhận công nghệ.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể là một phần hoặc toàn bộ công nghệ bao gồm:
Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật được chuyển giao dưới dạng phương án, quy trình, giải
pháp kỹ thuật, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ
liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ…Đối tượng công nghệ được chuyển
giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
 Theo điều 2 “Luật chuyển giao công nghệ 2017”: Chuyển giao công nghệ là chuyển
nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền
chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
 Theo điều 5, “Luật chuyển giao công nghệ 2017” hoạt động chuyển giao công nghệ
được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
a. Dự án đầu tư.

b. Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

c. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

d. Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ.

3. Các hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
Có 3 phương thức cơ bản để mua bán (còn gọi là chuyển giao) công nghệ:

- Mua – bán không kèm license.

- Mua – bán có kèm license.

- Bán công nghệ có kèm theo đầu tư vốn.

 Cơ sở pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam:
- Luật chuyển giao công nghệ 2017
- Nghị định 76/2018/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
chuyển giao công nghệ
- Một số công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công
nghiệp (Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949), Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn
hiệu hàng hoá, Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949 và Nghị định thư liên quan đến thoả ước
Madrid (tham gia tháng 10/2006), Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) được ký tại Washington
năm 1970 (Việt Nam tham gia từ ngày 10-3-1993), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ
18
chức Thương mại Thế giới (WTO), Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO) bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970 (Việt Nam trở thành thành viên của WIPO từ ngày
02-07-1976).

1.3.1.2. Nội dung hợp đồng mua bán công nghệ


Theo luật chuyển giao công nghệ 2017 của Việt Nam, hợp đồng mua bán công nghệ được
quy định ở chương III như sau:

Điều 23. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ

1. Tên công nghệ được chuyển giao.


2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất
lượng sản phẩm.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao công nghệ.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6. Giá, phương thức thanh toán.
7. Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
11. Phạt vi phạm hợp đồng.
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
13. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
14. Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ
1. Bên giao công nghệ có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Được thanh toán đầy đủ và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp
luật;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ
được chuyển giao;
đ) Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường
hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:

19
a) Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị hạn chế bởi bên thứ ba, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
b) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên
thứ ba do vi phạm hợp đồng;
c) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực
hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
d) Thông báo cho bên nhận công nghệ và thực hiện các biện pháp thích hợp khi phát hiện có
khó khăn về kỹ thuật của công nghệ được chuyển giao làm cho kết quả chuyển giao công nghệ
có khả năng không đúng cam kết trong hợp đồng;
đ) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn
chế chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ
1. Bên nhận công nghệ có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ
được chuyển giao;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp
luật;
d) Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường
hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên nhận công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên
thứ ba do vi phạm hợp đồng;
b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực
hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
c) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn
chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Giá, phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
1. Giá công nghệ chuyển giao do các bên thỏa thuận.
2. Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật;
c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh;
d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần;
20
đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận;
e) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
3. Giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về
thuế và giá trong trường hợp sau đây:
a) Giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước;
b) Giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
c) Giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

HỢP ĐÔNG MẪU VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA ESCAP (Economic and
Social Commission for Asia and the Pacific)
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ GIỮA:

- Tên đầy đủ của doanh nghiệp chuyển giao, gọi tắt là “Bên giao”

Và:

- Tên đầy đủ của doanh nghiệp tiếp nhận, gọi tắt là “Bên nhận”

Phần mở đầu (Preamble):

Hợp đồng này dựa trên sự thỏa thuận sau đây của các bên:

a. Bên giao có một bí quyết có giá trị và được chứng thực khả năng thương mại trong thiết kế và
sản xuất,… (tên sản phẩm).

b. Bên giao đã thực hiện thành công việc sản xuất và bán (sản phẩm) qua … năm.

c. Bên giao có quyền và có khả năng chuyển giao bí quyết này cho bên nhận.

d. Bên nhận có mong muốn và khả năng để nhận bí quyết này từ bên giao và mong muốn sản
xuất,…. (sản phẩm).

e. Các bên ký kết cùng mong đợi sự thành công của việc sử dụng bí quyết, sự thành công trong
sản xuất và phân phối (sản phẩm) của bên nhận chuyển giao.

f. …….. (các khả năng và dự tính khác, nếu có).

1. Các định nghĩa:

Trong hợp đồng này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu thống nhất như sau:

a. “Sản phẩm” là các sản phẩm đã được liệt kê và ghi rõ trong phụ lục A.

21
b. “Công nghệ” là bí quyết sản xuất, các kỹ năng, kỹ thuật và quá trình cần thiết để sản xuất sản
phẩm phù hợp với các đặc điểm trình bày trong phụ lục A.

c. “Thông tin kỹ thuật” là toàn bộ các thông tin đầy đủ cần thiết để ứng dụng và sử dụng công
nghệ, để thiết kế, thử nghiệm, triển khai sản xuất, chế biến, sử dụng, vận hành, đại tu, bảo trì,
thay đổi hoặc chế tạo lại sản phẩm. Thông tin như vậy bao gồm nhưng không chỉ giới hạn bởi
những chỉ dẫn, tính toán, đặc điểm, thông số chế tạo, bản vẽ, các bản in, ảnh, bản đồ, sơ đồ và
phần mềm máy tính.

d. “Tài liệu” có nghĩa là các tài liệu khác được ghi trong điều 4.1. sau đây.

e. “Giúp đỡ kỹ thuật” nghĩa là sự giúp đỡ cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm thỏa mãn các
chỉ tiêu kỹ thuật hoặc/và để loại bỏ khó khăn hay các thiếu sót trong việc áp dụng công nghệ.

f. “Kỹ thuật viên” nghĩa là bất cứ người quản lý, người đào tạo, người làm công hay là cố vấn
do bên giao gửi tới bên nhận với mục đích thực hiện việc giúp đỡ kỹ thuật.

g. “Lãnh thổ” nghĩa là nước bên nhận và các lãnh thổ khác thích hợp.

h. “Giá bán tịnh” là tổng giá ghi trong đơn hàng của sản phẩm được bên nhận bán hoặc sử dụng
không trừ đi các phí nào ngoài các chi phí dưới đây và chỉ ở mức độ các chi phí này đã thực sự
tồn tại và được ghi trong tổng giá đơn hàng.

- Chiết khấu (Discounts).

- Lãi và các phụ phí (Returns and Allowances.

- Thuế doanh thu hoặc VAT – tùy quốc gia (sales taxes – VAT, GST).

- Chi phí bao gói, chuyên chở và bảo hiểm cho việc tiêu thụ.

- Chi phí đầy đủ cho các cấu kiện không thuộc vào nguồn cung cấp.

i. “Chính phủ” nghĩa là chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương, các nhà chức trách địa
phương và các cơ quan của họ.

j. “Bất khả kháng” nghĩa là những sự kiện vượt quá tầm kiểm soát của một trong các bên và
ngăn cản hay làm chậm trễ việc thực hiện bất cứ giao ước nào trong hợp đồng. Những sự kiện
này bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn bởi chiến tranh, các cuộc nổi loại, các cuộc nổi dậy, các
hành động phá hoại, các cuộc đình công, sự đóng cửa gây áp lực (cấm vận) hay các hình thức
lãn công, việc đưa ra các đạo luật hay các điều chỉnh mới của chính phủ, cháy, nổ, hay các tai
nạn không thể tránh được, lũ lụt, động đất hay các hiện tượng tự nhiên không bình thường khác.

2. Phạm vi công nghệ (Scope of Technology)

22
Bên giao đồng ý chuyển công nghệ mà bên giao đã dùng cho bên nhận vào ngày hợp đồng bắt
đầu có hiệu lực cho việc sản xuất sản phẩm đã chỉ rõ ở phụ lục A. Công nghệ phải phù hợp về
mọi mặt đối với các chi tiết về sản lượng, hiệu quả và lượng thải chất ô nhiễm được ghi trong
phụ lục A.

3. Lãnh thổ và đặc quyền (Territory and Exclusivity)

3.1. Sử dụng công nghệ và sản xuất sản phẩm (Use of Technology and Manufacture of
Productions).

a. Bên nhận có độc quyền sử dụng công nghệ và sản xuất sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ,
hoặc,

b. Bên nhận có quyền sử dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ.

3.2. Bán sản phẩm (Sale of Productions)

a. Bên nhận có độc quyền bán sản phẩm ở phạm vi lãnh thổ và trên thế giới, hoặc,

b. Bên nhận có độc quyền bán sản phẩm ở phạm vi lãnh thổ, hoặc,

c. Bên nhận có quyền bán các sản phẩm ở phạm vi lãnh thổ và trên thế giới. Bên giao có quyền
bán trực tiếp các sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ hoặc thông qua các bên thứ ba.

3.3. Chuyển giao công nghệ từ bên nhận tới các bên thứ ba (Transfer of the Technology by
the Receiver to Third Parties):

a. Theo điều khoản của điều 12 về “giữ bí mật”, Bên nhận có quyền chuyển giao công nghệ cho
các bên thứ ba trong phạm vi lãnh thổ, hoặc,

b. (Không có điều khoản chuyển giao của Bên nhận).

4. Chuyển giao công nghệ (Transfer of Technology)

Bên giao đồng ý cung cấp mọi tài liệu, đào tạo hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để sản xuất các sản
phẩm phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật đã đưa ra ở phụ lục A và phù hợp với thời hạn đặt ra
trong mục 4.4 sau đây.

4.1. Tài liệu (Documentation):

4.1.1. Phạm vi của tài liệu: Tài liệu để sản xuất các sản phẩm bao gồm nhưng không chỉ giới
hạn trong:

a. Các bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật và thiết kế cho sản xuất và lắp ráp.

b. Các chỉ tiêu kỹ thuật.


23
c. Danh mục nguyên liệu.

d. Bảng tính toán tổng hợp.

e. Quy trình và số liệu cho kiểm tra, thử nghiệm và quy trình kiểm tra chất lượng.

f. Các quy trình sản xuất và lắp ráp.

g. Sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng.

h. Phần mềm máy tính.

i. Công thức và biểu đồ.

j. Các tài liệu thích hợp khác.

4.1.2. Hình thức tài liệu: Tài liệu phải đầy đủ, chính xác và in rõ ràng. Ngôn ngữ của tài liệu,
bao gồm cả các bản vẽ, bản mô tả, các thiết kế được viết hoàn toàn bằng tiếng ….. . Các số đo
ghi hoàn toàn theo hệ mét.

4.1.3. Những sai sót của tài liệu: Bất cứ sai sót nào trong tài liệu phải được sửa chữa không
chậm trễ bằng cách thay đổi, mở rộng, hoàn chỉnh hay bằng bất cứ phương cách thích hợp nào
khác.

4.1.4. Sai sót trong phần mềm của máy vi tính: Phần mềm của máy vi tính bị hỏng bởi bất cứ lý
do nào trong thời hạn của hợp đồng được bên giao thay thế ngay lập tức, bên nhận không phải
chịu chi phí.

4.1.5. Những thay đổi trong tài liệu: Tất cả mọi sự phát triển, bổ sung, sửa chữa hay nhưng thay
đổi khác trong quá trình thực hiện hợp đồng đối với bất cứ tài liệu nào thuộc hợp đồng này sẽ
được cung cấp ngay cho bên nhận.

4.1.6. Quyền sở hữu tài liệu: Kể từ lúc cung cấp, tất cả tài liệu được cung cấp cho bên nhận có
liên quan đến hợp đồng này trở thành sở hữu của bên nhận.

4.2. Đào tạo (Training)

4.2.1. Phạm vi đào tạo: Bên giao đồng ý đào tạo nhân sự cho bên nhận với mọi kỹ thuật cần
thiết để sản xuất sản phẩm phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật ở phần phụ lục A.

4.2.2. Chương trình đào tạo: Trong vòng … ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, các bên ký kết
sẽ thỏa thuận:

a. Chương trình đào tạo.

24
b. Thủ tục kiểm tra thích hợp để xác định sự thành công (kết quả) của chương trình đào tạo, bao
gồm (nhưng không giới hạn bởi) bản thân của việc kiểm tra, tiêu chuẩn xác định người đào tạo
đã thực hiện tốt chương trình, tỷ lệ người được đào tạo phải đáp ứng các tiêu chuẩn này trước
khi việc đào tạo được coi là kết thúc.

c. Ngày bắt đầu và kết thúc đào tạo.

d. Nơi đào tạo.

e. Số người được đào tạo.

f. Tên và trình độ chuyên môn của những người được đào tạo.

g. Thủ tục để thay thế những người được đào tạo khi thấy không thích hợp trong quá trình đào
tạo.

i. Thủ tục để thay thế người dạy khi thấy không thích hợp trong quá trình đào tạo.

4.2.3. Sự thay thế người dạy: Không có người dạy nào đã được nhất trí chọn lại có thể bị thay
thế bằng người dạy khác mà không có văn bản đồng ý của bên nhận.

4.2.4. Ngôn ngữ của đào tạo: Ngôn ngữ của đào tạo sẽ hoàn toàn là … (ngôn ngữ). Bên giao
cam kết cung cấp sách đào tạo và các tài liệu trợ giúp đào tạo cần thiết khác bằng … (ngôn
ngữ).

4.2.5. Chi phí đào tạo: Chi phí đào tạo do bên nhận chịu. Chi phí được tính theo giờ gặp gỡ giữa
người dạy và các học viên. Thời gian của người dạy cấp cao được tính theo ….. (số tiền), …..
(loại tiền) một giờ. Chi phí đào tạo được gửi bằng hóa đơn hàng tháng, tiền được trả trong vòng
….. ngày kể từ khi nhận hóa đơn.

4.2.6. Các chi phí đi lại, chi phí cho ăn ở và các phí tổn cho học viên do bên nhận chịu, kể cả
trong trường hợp gửi học viên (hay giáo viên) vào một nước khác bên “nước bên giao”.

4.2.7. Kết thúc đào tạo: Vào cuối kỳ đào tạo, bên giao và bên nhận hay các đại diện của họ sẽ tổ
chức kiểm tra. Nếu một tỷ lệ thỏa thuận các học viên đáp ứng được các tiêu chuẩn thì bên giao
và bên nhận cung cấp chứng nhận đã hoàn thành đào tạo với chữ ký của hai bên. Mẫu chứng
nhận được trình bày ở phần phụ lục B.

4.2.8. Không thành công trong việc kết thúc đào tạo: Nếu vào cuối kỳ đào tạo một tỷ lệ học viên
được thỏa thuận không đạt tiêu chuẩn thì bên nhận có quyền yêu cầu tổ chức đào tạo thêm trong
một khoảng thời gian hợp lý. Mỗi bên chịu phí tổn của mình cho việc đào tạo thêm, trừ khi có
thỏa thuận khác.

4.3. Trợ giúp kỹ thuật (Technical Assistance):


25
4.3.1. Trợ giúp kỹ thuật trước khi bắt đầu sản xuất: Trong giai đoạn trước khi bắt đầu sản xuất,
bên giao sẽ giúp bên nhận như sau……..

4.3.2. Trợ giúp kỹ thuật trong khi bắt đầu: Trong khi bắt đầu sản xuất cho đến khi giấy chứng
nhận sẵn sàng sản xuất chính thức được cấp (như nêu trong mục 4.5) dưới đây, Bên giao đồng ý
cung cấp các kỹ thuật viên có trình độ phù hợp cho nhà máy của bên nhận để tư vấn, hướng dẫn,
giúp đỡ và hỗ trợ bên nhận những điều cần thiết để đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng với chỉ
tiêu kỹ thuật đề ra ở phần Phụ lục A.

4.3.3. Giúp đỡ kỹ thuật trong khi sản xuất chính thức: Theo yêu cầu của bên nhận, bên giao
đồng ý cung cấp ngay lập tức, trợ giúp kỹ thuật vào bất cứ lúc nào trong quá trình thực hiện hợp
đồng bằng điện thoại, thư từ, bằng cách gửi các kỹ thuật viên thích hợp tới nơi sản xuất hay
bằng bất cứ phương tiện nào khác thích hợp với tình hình diễn ra lúc đó.

4.3.4. Nhân sự thực hiện việc trợ giúp kỹ thuật: Tất cả các kỹ thuật viên mà bên giao cung cấp
cho bên nhận để giúp đỡ kỹ thuật phải có trình độ phù hợp, có kinh nghiệm thích hợp và sức
khỏe tốt.

Nếu bên nhận yêu cầu, bên giao phải gửi một bản lý lích đầy đủ của mỗi kỹ thuật viên cho bên
nhận trước khi lựa chọn các kỹ thuật viên để giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận. Bên nhận có thể có
quyền với điều kiện có lý do chính đáng, yêu cầu bên giao rút lại tên của kỹ thuật viên có vấn đề
và đưa ra một người thay thế.

4.3.5. Hành vi của các kỹ thuật viên: Trong khi ở nước bên nhận, các kỹ thuật viên phải có hành
vi theo đúng luật pháp địa phương, các điều lệ, quy tắc và quy định hiện hành.

4.3.6. Thay đổi kỹ thuật viên: Nếu kỹ thuật viên nào tỏ ra không phù hợp vì trình độ không
thích hợp, thiếu khả năng, sức khỏe kém, có hành vi xấu hay vì bất cứ lý do nghiêm trọng nào
đến mức vi phạm pháp luật sở tại thì theo một thông báo của Bên nhận gửi cho Bên giao, kỹ
thuật viên sẽ được rút đi và thay bằng người khác không chậm trễ. Mọi chi phí cho sự thay đổi
và rút người đó sẽ do bên giao chịu.

4.3.7. Trách nhiệm của bên nhận. Bên nhận cam kết làm thủ tục xin cấp thị thực nhập và xuất
cảnh vào … (nước bên nhận), giấy phép làm việc cần thiết, giấy phép cư trú cho mỗi kỹ thuật
viên. Bên giao chịu chi phí làm thị thực (visa) và giấy phép đó.

Bên nhận tạo điều kiện cấp cho các kỹ thuật viên chỗ ăn ở và các điều kiện thuận lợi khác ghi ở
phần Phụ lục D. Bên giao hay kỹ thuật viên chịu chi phí về ăn ở và dịch vụ đó.

4.3.8. Chi phí cho trợ giúp kỹ thuật: Chi phí cho trợ giúp kỹ thuật được tính theo điều kiện cạnh
tranh nhất hiện hành.

26
4.3.9. Không thành công trong việc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật: Bên nhận có quyền nhận đền
bù của bên giao về bất cứ chi phí, phụ phí hay mất mát nào xảy ra cho Bên nhận do việc Bên
giao không cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật đúng thời gian hoặc đúng cách.

4.4. Tiến độ (Time Schedule)

4.4.1. Các sự kiện theo tiến độ: Các bên ký hợp đồng về thời hạn để chuyển giao công nghệ
trong hợp đồng này như sau:

a. Sau ….. ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, bên giao gửi những tài liệu sau:

“Tài liệu” A trong vòng … ngày.

“Tài liệu” B trong vòng … ngày và ….

b. Việc đào tạo được bắt đầu và kết thúc vào ngày đã thỏa thuận ở mục 4.2.

c. Giấy phép sẵn sàng cho sản xuất thương mại được cấp … ngày sau khi chứng nhận việc hoàn
thành đào tạo được cấp.

4.4.2. Sự chậm trễ: Nếu Bên giao không gửi bất cứ tài liệu nào vào đúng hay trước ngày thỏa
thuận hoặc nếu vì những lý do có thể khắc phục được, bên giao không hoàn thành đào tạo đúng
thời hạn thỏa thuận thì bên nhận có quyền yêu cầu bồi thường các thiệt hại với số tiền …. loại
tiền … cho mỗi ngày chậm trễ cho đến mức tối đa là …. số tiền, … loại tiền. Nếu chậm trễ quá
….. ngày vì bất cứ lý do gì thì bên nhận có quyền hủy hợp đồng.

4.5. Giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất thương mại (Certificate of Readiness of Commercial
Production)

4.5.1. Cấp giấy chứng nhận: Sự sẵn sàng sản xuất chính thức được quyết định bởi sự hoàn thành
tốt việc sản xuất thử … (số giờ), cách dùng công nghệ nhận được theo hợp đồng này. Việc kiểm
tra hợp đồng này được tiến hành trước hoặc đúng ngày mà hai bên thỏa thuận ở mục 4.4. Dựa
vào việc hoàn thành tốt giai đoạn chạy thử mà bên nhận và bên giao sẽ đưa ra một giấy phép sẵn
sàng sản xuất chính thức do hai bên cùng ký. Mẫu của giấy chứng nhận được ghi ở phần phụ lục
C.

4.5.2. Thất bại trong việc thử và chậm trễ trong việc thử lại: Nếu việc sản xuất thử bị thất bại,
các bên ký kết thỏa thuận sẽ cố gắng hết sức và không chậm trễ để sửa chữa bất kỳ sai sót nào
trong việc ứng dụng công nghệ.

Nếu việc sản xuất thử, việc cấp giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất chính thức hay việc lập lại
quá trình sản xuất thử đã thất bại bị quá chậm trễ do trách nhiệm của một bên, thì bên kia có

27
quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong tổng số ….. (số tiền) ….. (loại tiền)/ngày, bên
không gây chậm trễ có quyền kết thúc hợp đồng.

5. Giá cả (Price)

5.1. Giá phải trả (Price payable):

a) Giá phải trả cho công nghệ được định rõ ở điều 2 bao gồm một khoản trả gọn đầu tiên là . . .
(Số tiền) . . . (Loại tiền) và tiền trả kỳ vụ là... (số) phần trăm của giá bán tịnh.

b) Giá phải trả cho công nghệ được định rõ ở mức 2 bao gồm . . . (Số) các khoản trả gọn bằng
nhau của . . . (Loại tiền)... (Số tiền) mỗi lần.

5.2. Giá có lợi nhất (most favourable price)

Bên giao cam kết rằng giá thoả thuận sẽ không cao hơn giá tính cho bên thứ ba, có tính đến
những thay đổi chung về giá trong các trường hợp có thể so sánh được, hoặc giá sẽ được chào
cho bên thứ ba trong quá trình hợp đồng này có hiệu lực.

Nếu bên giao có giá chào thấp hơn, ngay lập tức bên giao sẽ giảm tương ứng giá phải trả cho
hợp đồng này và trả lại bất kỳ số tiền dôi ra nào cho bên nhận.

6. Điều kiện thanh toán (Terms of payment)

6.1. Thanh toán (Payment):

a) Ngày tính toán để trả tiền kỳ vụ là các ngày cuối cùng của tháng ba, tháng sáu, tháng chín,
tháng mười hai hằng năm, việc tính toán tiền bao gồm 3 tháng trước đó

Thông báo về tiền trả kỳ vụ được gởi tới bên giao trong vòng ... (số) ngày kể từ ngày tính toán.
Thông báo trả tiền kỳ vụ bao gồm cả giá bán tịnh, tổng cộng giá đặt hàng của mỗi đơn đặt hàng
và số loại sản phẩm bên nhận đã bán theo hợp đồng này. Kỳ hạn trả tiền kỳ vụ là ... (số) ngày kể
từ ngày tính toán.

Bên nhận phải lưu giữ đầy đủ và cẩn thận các bản thanh toán, tài liệu, các ghi chép và mọi hồ sơ
cần thiết khác cho việc tính toán và thẩm tra đầy đủ việc trả tiền kỳ vụ.

Cùng với việc thông báo, bên nhận cho phép bên giao, đại diện bên giao hoặc một công ty kế
toán độc lập do bên giao chỉ định kiểm tra các hồ sơ. Công việc kiểm tra phải thực hiện trong
thời gian làm việc bình thường và cho mục đích duy nhất là kiểm tra thông báo trả tiền kỳ vụ.

b) Một khoản tiền trả gọn sẽ được chuyển giao cho bên giao. . . (Số) ngày sau mỗi thời điểm
dưới đây:

a) Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.


28
b) Nhận đầy đủ danh mục tài liệu trong mục 4.

c) Việc bắt đầu thực sự của chương trình đào tạo đã thoả thuận.

d) Cấp giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất chính thức.

6.2. Sự chậm trễ (Delay)

Nếu bên nhận chậm trả tiền vì những lý do không phải bất khả kháng thì bên nhận phải trả tiền
lãi cho khoản tiền chậm trễ. Lợi tức được tính cho số ngày chậm trễ theo tỷ lệ hàng năm là . . .
(số) phần trăm vượt quá phần trăm chiết khấu của Ngân hàng Trung ương. . . (Tên nước ) .

6.3. Loại tiền (Currency)

Các khoản tiền trả gọn cho đào tạo, giúp đỡ kỹ thuật và mọi khoản tiền khác theo hợp đồng này,
trừ khi được quy định khác, được thực hiện bằng... (Tên loại tiền).

Tiền trả kỳ vụ được tính bằng. . . (loại tiền của nước nhận). Để chuyển tiền cho bên giao, số tiền
kỳ vụ được chuyển thành. . . (Loại tiền) theo tỉ lệ hối đoái chính thức để mua . . . (Loại tiền) tại.
. . (Nước bên nhận).

7. Thuế (Taxation)

Nếu chính phủ của. . . (Nước BÊN NHẬN) đánh thuế hải quan, lệ phí, các khoản trích nộp hay
là các loại thuế tương tự đối với bên nhận cho việc hình thành, áp dụng hay thực hiện hợp đồng
này thì tất cả những loại thuế hoặc trích nộp như vậy bên nhận phải chịu. Nếu chính phủ. . .
(Nước BÊN NHẬN) đánh thuế hải quan, lệ phí khoản trích nộp hay là các loại thuế tương tự
đối với bên giao hay nhân viên của bên giao cho việc hình thành, áp dụng hay thực hiện hợp
đồng này, thì những loại thuế hoặc trích nộp như vậy do bên giao hay do nhân viên bên giao
chịu.

Tất cả các thuế hải quan, cước phí, thuế hay các chi phí tương tự bên ngoài... (nước bên nhận) là
do bên giao chịu.

8. Các cải tiến và đổi mới (lmprovements and innovations)

8.1. Nghiên cứu và phát triển (Research and development)

Theo các điều khoản của điều 12 về “giữ bí mật”, bên nhận có quyền không hạn chế để thực
hiện nghiên cứu và phát triển và cho phép các bên thứ ba thay mặt cho mình nghiên cứu và triển
khai các sản phẩm và các quy trình sản xuất là đối tượng của hợp đồng này.

8.2. Nghĩa vụ thông báo các cải tiến và đổi mới (Obligation to transfer Improvements and
Innovations):

29
Bất cứ khi nào trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, một trong hai bên tìm ra hay bằng cách
khác có được bất kỳ cải tiến hay đổi mới nào trong thiết kế hay phương thức sản xuất của sản
phẩm thì bên này không chậm trễ phải báo cho bên kia biết về sự cải tiến hay đổi mới đó, và
nếu thích hợp sẽ cung cấp cho bên kia tài liệu, đào tạo và giúp đỡ kỹ thuật cần thiết để thực hiện
các cải tiến và đổi mới đó.

8.3. Chi phí của chuyển giao cải tiến và đổi mới (Cost of transfer Of Improvements and
Innovations):

Bên nhận không phải trả tiền cho việc chuyển giao cải tiến và đổi mới. Tuy nhiên, Bên nhận
phải thanh toán các phí tổn thực tế nảy sinh cho việc chuẩn bị, tài liệu, đào tạo hay cung cấp
giúp đỡ kỹ thuật.

9. Bảo hành (Warranty)

9.1. Bảo hành công nghệ (Warranty of Technology)

Bên giao bảo đảm sự phù hợp của công nghệ với việc sản xuất sản phẩm và sự thích hợp của tài
liệu, đào tạo và giúp đỡ kỹ thuật đối với việc chuyển giao toàn bộ công nghệ.

9.2. Thủ tục trong trường hợp kỹ thuật có sai sót (Procedure in case of a failure of
Technology)

Nếu công nghệ, khi được áp dụng đầy đủ và phù hợp với chỉ dẫn của bên giao, dẫn tới việc sản
xuất sản phẩm mà khác biệt về chất so với tiêu chuẩn trong phần phụ lục A (Tiêu chuẩn này
gồm tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hiệu quả của quá trình, khả năng sản xuất của nhà máy
và thải chất ô nhiễm), thì bên giao bị yêu cầu ngay lập tức:

(a) Xác minh các nguyên nhân sai biệt đó.

(b) Đưa ra các thay đổi cần thiết cho công nghệ để sản xuất đúng các sản phẩm đã được quy
định.

(c) Thông báo cho bên nhận những thay đổi như vậy.

(d) Cung cấp bất kỳ một tài liệu, đào tạo hay giúp đỡ kỹ thuật bổ sung nào cần thiết. Bên nhận
sẽ không phải trả tiền cho những hoạt động mới nảy sinh này.

9.3. Đảm bảo về chi phí.

Tất cả chi phí, mất mát hay thiệt hại của bên nhận do sai sót về công nghệ gây ra sẽ được bên
giao đền bù cho bên nhận.

30
10. Bảo vệ môi trường và các tác động có hại (Environmental Protection and Harmful
Effects)

Bên giao cam kết thông báo đầy đủ và rõ ràng cho bên nhận tất cả thông tin mà bên giao biết về
hậu quả của việc sử dụng công nghệ đối với môi trường , hơn nữa, khi có thông tin mới bên
giao sẽ có thông tin ngay, đầy đủ và rõ ràng thông tin này cho bên nhận. Bên giao cam kết cho
bên nhận biết đầy đủ và rõ ràng tất cả thông tin và bên giao biết về việc cấm hay hạn chế việc
sản xuất đối với công nghệ hay sản phẩm ở bất cứ nước nào vào bất cứ nước nào. Hơn nữa, khi
có thông tin mới được biết, bên giao sẽ cho bên nhận biết ngay, đầy đủ và rõ ràng.

11. Sự vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên thứ ba (Infringement of Third Party’s
Industrial Property)

Bên giao cam kết không biết và không có nguyên nhân nào để tin vào sự tồn tại của bất cứ bằng
sáng chế hay quyền sở hữu công nghiệp khác thuộc bất cứ bên thứ ba nào mà bên nhận có thể sẽ
vi phạm khi sử dụng công nghệ. Dù sao, nếu bên thứ ba tuyên bố rằng việc sử dụng công nghệ
của bên nhận là vi phạm bất cứ quyền sở hữu công nghiệp nào và nếu có hành động chống lại
bên nhận nảy sinh vì lý do này, thì bên nhận lập tức báo cho bên giao. Bên giao sẽ nhận trách
nhiệm đầy đủ để bảo vệ việc sử dụng đó mà bên nhận sẽ giúp bên giao mọi sự hỗ trợ cần thiết
để bảo vệ hành động đó mà bên nhận không phải chịu chi phí.

Trong trường hợp hành động chống lại bên nhận xác minh được là có sự vi phạm thì bên giao
đền bù và bồi hoàn cho bên nhận những chi phí bảo vệ nói trên cũng như bất kỳ khoản bồi
thường thiệt hại hay chi phí mà tòa bắt bên nhận phải chịu.

12. Giữ bí mật (Secrecy)

Bên nhận thoả thuận trong thời hạn của hợp đồng sẽ không để lộ ra bất cứ lý do gì dù vô tình
hay cố ý về bất cứ thông tin kỹ thuật nào nhận được từ bên giao, trừ khi có sự đồng ý trước
bằng văn bản của bên giao, sự đồng ý này sẽ không bị rút lại mà không có lý do. Dẫu sao thời
hạn này áp dụng cho các thông tin kỹ thuật mà bên nhận đã được biết vào thời điểm chuyển
giao hay các thông tin kỹ thuật đã hay đang trở thành phổ biến rộng rãi. Tiếp đó, bên nhận được
phép để lộ ra cho các nhân viên của mình hoặc người khác những thông tin kỹ thuật cần thiết để
sản xuất, sử dụng, bán hay thay đổi sản phẩm.

Nghĩa vụ bí mật như vậy áp dụng cho bên giao nếu bên giao nhận được các thông tin kỹ thuật
có liên quan đến hợp đồng từ bên nhận.

Bên giao không được để lộ ra cho bất kỳ bên thứ ba nào trong bất kỳ trường hợp nào biết thông
tin bí mật về bên nhận đã được chuyển cho bên giao có liên quan đến hợp đồng này.

31
13. Bất khả kháng (Force Majeure)

Nếu một trong hai bên bị ngăn cản hay chậm trễ trong việc thực hiện bất kỳ giao ước nào của
hợp đồng này, vì lý do bất khả kháng đã được xác định rõ ở điều 1 thì bên đó không bị coi là có
lỗi và bên kia sẽ không được một sự bồi thường pháp lý nào.

Dù sao, nếu so ngăn cản hay chậm trễ vượt quá... (số) ngày thì bên không bị ngăn cản hay chậm
trễ có quyền huỷ bỏ hợp đồng.

14. Chuẩn y và bắt đầu có hiệu lực (Approvals and Coming into Force)

Hợp đồng có hiệu lực từ khi hai bên ký kết và khi nhận được mọi sự chuẩn y của Chính phủ hay
sự chuẩn y cần thiết khác.

Các bên có nghĩa vụ thông báo cho nhau biết ngay lập tức về việc nhận được bất cứ sự chuẩn y
cần thiết nào từ Chính phủ hay của các cơ quan khác.

15. Thời hạn, sự gia hạn và kết thúc (Duration, Renewal and Termination)

15.1. Thời hạn của hợp đồng (Duration of the Contract)

Thời hạn của hợp đồng là... (số) năm kể từ ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.

15.2. Sự kết thúc và gia hạn (Expiry and Renewal)

Vào cuối giai đoạn này hợp đồng sẽ kết thúc trừ khi hai bên cùng đồng ý gia hạn thêm ít nhất 6
tháng trước ngày kết thúc, bất kỳ sự gia hạn nào phải được cơ quan có thẩm quyền chuẩn y.

Sau khi hợp đồng kết thúc, trừ khi hợp đồng được kết toán vì lý do lỗi lầm của bên nhận, thì bên
nhận tiếp tục được sử dụng công nghệ không phải trả tiền.

15.3. Kết thúc do thay đổi quyền sở hữu (Termination in the Event of Change of Ownership)

Nếu phần lớn quyền kiểm soát của bên giao rơi vào tay bên khác do sự hợp nhất các công ty, sự
thu nhận, sự tiếp quản hay bất kỳ trường hợp xảy ra tương tự nào thì bên nhận có quyền huỷ
hợp đồng bằng cách gửi cho bên giao thông báo ý định đó.

16. Chuyển nhượng quyền và nhiệm vụ (Assignment of Rights and Duties)

Không một quyền và nhiệm vụ nào trong hợp đồng, cũng như bản thân toàn bộ hay một phần
hợp đồng có thể nhượng lại hay chuyển giao bởi một bên mà không có văn bản chấp thuận của
bên kia.

17. Thông báo (Notices)

32
Những thông báo do một bên thông báo cho bên kia trong hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được
gửi bằng thư bảo đảm và được ký .

Những thông báo như vậy được gửi tới các địa chỉ sau :

Bên giao : "ĐỊA CHỈ" - Supplies : address.

Bên nhận : "ĐỊA CHỈ" - Receiver : address.

18. Việc không có hiệu lực từng phần (Partial Invalidity)

Nếu bất cứ một điều khoản nào hoặc các điều khoản của hợp đồng này không có hiệu lực hay
trở nên không có hiệu lực, điều này không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các điều khoản còn
lại.

Nếu bất cứ điều khoản nào không có hiệu lực hay trở nên không có hiệu lực thì các bên có
nhiệm vụ thay thế điều khoản đó bằng điều khoản mới có hiệu lực và đáp ứng được mục đích
ban đầu của điều khoản không có hiệu lực.

19. Thoả thuận toàn bộ và sửa đổi (Entire Agreement and Modifications)

19.1. Thoả thuận toàn bộ (Entire Agreement)

Hợp đồng này tạo ra sự thoả thuận và hiểu biết toàn bộ giữa hai bên đối với việc thu nhận công
nghệ. Không có sự hiểu biết, thoả thuận, điều kiện, sự dự phòng hay đại diện, nói miệng hay
viết tay nào mà không được thể hiện trong hợp đồng này hay không được thay thế bằng hợp
đồng này.

19.2. Sửa đổi (Modifications)

Nếu các bên đồng ý xem lại, sửa đổi hay bổ sung hợp đồng này thì xem xét lại, sửa đổi lại hay
bổ sung như vậy trở thành bắt buộc chỉ khi nó được hiểu rõ ràng như là một sự xem xét lại, sửa
đổi hay bổ sung của hợp đồng này, được thể hiện bằng văn bản và được hai bên cùng ký.

20. Ngôn ngữ (Language)

20.1. Ngôn ngữ của hợp đồng và bản hợp đồng gốc (Contract language and Contract
Originals)

a) Ngôn ngữ của hợp đồng này là (NGÔN NGỮ)

Hai bản hợp đồng phải được ký và mỗi bên một bản.

b) Hợp đồng này viết bằng cả hai tiếng (TIẾNG A) & (TIẾNG B) . Trong trường hợp không
thống nhất thì bản dịch (TIẾNG C) sẽ được sử dụng.

33
Hai bản hợp đồng bằng "TIẾNG A" và hai bản bằng "TIẾNG B” được ký, mỗi bên giữ một bản
của mỗi thứ tiếng,

20.2. Ngôn ngữ của thư từ và các thông tin khác (Language of correspondence and other
communication)

Theo các Điều khoản của điều 4, phần 2, 4, ngôn ngữ cho thư từ giao dịch và tất cả các thông
tin khác giữa hai bên là "Tiếng".

21. Luật áp dụng (Applicable 1aw)

Hợp đồng này và tất cả các vấn đề có liên quan tới việc hình thành hiệu lực và áp dụng sẽ được
điều chỉnh bởi các luật của "NUỚC".

22. Giải quyết tranh chấp (Settlement of Disputes)

22.1. Cách giải quyết (Method of Settlement)

Bất cứ cuộc tranh chấp, tranh luận hay phát sinh xuất phát từ hoặc có liên quan tới sự hình
thành, tính hiệu lực, sự hiểu biết, sự áp dụng, sự vi phạm hay huỷ bỏ hợp đồng này được giải
quyết theo sự xét xử của (tòa án xét xử) phù hợp với luật phân xử của Uỷ ban liên hợp quốc về
Luật thương mại quốc tế.

22.2. Địa điểm và ngôn ngữ xét xử (Place and Language of Arbitration).

Địa điểm xét xử là (Thành phố) ngôn ngữ xét xử là (Tiếng) .

22.3. Số người phân xử là (trọng tài) (Number of Arbitrators)

Số người phân xử là ba.

THỰC HIỆN (EXECUTION)

Các bên có ý định ký hợp đồng một cách hợp pháp, đã ký hợp đồng vào ngày được ghi sau đây

Đại diện và thay mặt cho Đại diện và thay mặt cho "TÊN CÔNG Y"
"TÊN CÔNG TY"

"CHỮ KÝ" "CHỮ KÝ"

TÊN CHỮ IN CHỨC VỤ TÊN CHỮ IN CHỨC VỤ

CHỨC DANH CỦA NGƯỜI KÝ CHỨC DANH CỦA NGƯỜI KÝ

NGƯỜI LÀM CHỨNG KÝ NGƯỜI LÀM CHỨNG KÝ

34
1.3.1.3. Phê duyệt của nhà nước đối với hợp đồng mua bán công nghệ:
Sau khi ký kết hợp đồng, bên tham gia mua bán công nghệ của Việt Nam phải lập hồ sơ
xin chuẩn y hợp đồng, thông thường hồ sơ này bao gồm:
- Đơn xin chuẩn y hợp đồng.
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các phụ lục kèm theo.
- Bản giải trình về mục tiêu và khả năng thực hiện của công nghệ được chuyển giao.
- Các văn bản, thông tin liên quan đến tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng.
Hồ sơ này phải lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng. Văn bản tiếng Việt và
tiếng nước ngoài đó có giá trị pháp lý như nhau và hồ sơ này được chuyển đến cơ quan quản lý
khoa học các cấp (Ủy ban KH – KT cấp nhà nước hoặc cấp tỉnh, thành phố) để xét duyệt.

1.3.2. Nghiệp vụ mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (Mua bán License)
1.3.2.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp - Đối tượng của hợp đồng License
a) Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu mọi hoạt động xã hội có liên quan tới các hoạt
động, các kết quả của các hoạt động đó như:

- Sáng tạo kỹ thuật gồm: các sáng chế, các giải pháp hữu ích, các bí quyết kỹ thuật. . .
- Sáng tạo mỹ thuật ứng dụng gồm: các kiểu dáng công nghiệp . . .
- Sáng tạo trong kinh doanh hàng hoá gồm: các nhãn hiệu, các chỉ dẫn thương mại...
b) Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm độc quyền về sử dụng (chỉ có người chủ được sử dụng),
và chuyển giao quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối tượng sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác),
về việc buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi xâm phạm đó và
bồi thường thiệt hại.

c) Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp:

+ Sáng chế (Invention) là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình
độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lãnh vực kinh tế - xã hội.

+ Giải pháp hữu ích (Utility Solution) là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế
giới, có khả năng áp dụng trong các lãnh vực kinh tế - xã hội.

+ Kiểu dáng công nghiệp (Industrial design) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện
bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế
giới và hàng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp thủ công nghiệp.

+ Tên gọi xuất xứ hàng hoá (Appellation of origin of goods) là tên địa lý của nước, tên địa
phương dùng để chỉ xuất xứ của một mặt hàng này, các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên
các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai
yếu tố đó.

35
+ Nhãn hiệu hàng hoá (Brand) là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết
hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng mẫu.

+ Bí quyết kỹ thuật/kinh doanh (Know-how) là kinh nghiệm hoặc kiến thức để sản xuất những
sản phẩm nhất định, để áp dụng một quy trình công nghệ nào đó một cách tốt nhất, hoặc để
nâng cao chất lượng một sản phẩm nào đó mà không có kinh nghiệm và kiến thức này thì không
thể sản xuất được sản phẩm, hoặc không thể tiến hành việc sản xuất một cách chính xác và có
hiệu quả kinh tế như thế. Bí quyết kinh doanh phải đủ ba điều kiện sau:

- Đây không phải là hiểu biết thông thường.

- Đây là kiến thức mà khi được áp dụng trong kinh doanh thì tạo cho người nắm giữ thông tin
một lợi thế hơn người không nắm giữ hoặc không sử dụng được thông tin đó.

- Đây là những kiến thức mà người chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không
bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

+ Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý hàng hoá được:

- Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia,
lãnh thổ, địa phương thuộc quốc gia đó và phải thể hiện trên hàng hoá, bao bì, giấy tờ giao dịch
liên quan đến mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc
gia, lãnh thổ, địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín được các đặc tính khác có được chủ
yếu là do nguồn gốc địa lý đó tạo nên.

+ Tên thương mại là tên của tổ chức, cá nhân dùng trong kinh doanh, thoả mãn các điều kiện:

- Là tập hợp các chữ cái, có kèm theo chữ số, phát âm được;

- Có khả năng phân biệt chủ thể trong kinh doanh này với các chủ thể kinh doanh khác trong
cùng một lãnh vực.

Người chủ của sáng tạo kỹ thuật có thể tự mình khai thác sáng tạo kỹ thuật của mình, cũng có
thể bán hoặc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền lợi của mình cho một người khác.
Nếu người chủ của sáng tạo kỹ thuật đem bán hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi của mình,
do bằng sáng chế đem lại, thì đó là bán bằng sáng chế. Nếu người này bán hay chuyển nhượng
một phần quyền lợi về sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật thì người này cấp cho người mua một
văn bản gọi là giấy phép dùng sáng chế (tức license). Hợp đồng ký kết về việc này gọi là hợp
đồng mua bán sáng chế (còn gọi là hợp đồng mua, bán license).

1.3.2.2. Các loại hợp đồng mua bán License

36
Trong buôn bán quốc tế, có một số loại hợp đồng mua, bán sáng chế: hợp đồng về license
giản đơn, hợp đồng về license toàn quyền và hợp đồng về license đặc quyền.
Theo hợp đồng về license giản đơn người bán sáng chế vẫn giữ quyền sử dụng sáng chế
hoặc bí quyết kỹ thuật cho bản thân mình và vẫn có quyền cấp những giấy phép tương tự cho
các người khác.
Theo hợp đồng về license đặc quyền, người bán sáng chế trao cho người mua quyền sử dụng
đặc biệt đối với sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật trong một phạm vi đã được quy định trong hợp
đồng. Người bán bị mất quyền cấp những giấy phép tương tự cho người khác và mất quyền sử
dụng sáng chế đó trên lãnh thổ đã quy định.
Khi mua bán theo hợp đồng về license đặc quyền, người ta vẫn thường hạn chế những
quyền được trao cho bên mua bằng những điều khoản như: quy định về thời hạn hiệu lực của
giấy phép; quy định lãnh thổ có hiệu lực của giấy phép; quy định về số lượng hoặc thể loại hoặc
quy cách của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế hay bí quyết kỹ thuật đó.
Theo hợp đồng về license toàn quyền, người bán sáng chế chuyển cho người mua toàn bộ
quyền lợi của mình về sáng tạo kỹ thuật trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên
người bán license vẫn có quyền sở hữu đối với sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật và có thể huỷ bỏ
hợp đồng khi đủ điều kiện, cũng như có thể chấm dứt hợp đồng khi hết thời hạn hiệu lực của
hợp đồng. Người mua sáng chế, trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể bán lại sáng chế cho
một người thứ ba... Hợp đồng mua bán sáng chế, trong trường hợp này, là hợp đồng về license
phụ thuộc (Sub-license).

1.3.2.3. Chế độ đăng ký license


Hiện nay, ở nhiều nước nhất là những nước công nghiệp phát triển, đều đã có những cơ
quan chuyên môn đăng kí license. Ở nước ta đó là Cục sở hữu trí tuệ.

Chế độ đăng ký này nói chung phân ra làm 3 loại:

+ Được quyền hưởng ưu tiên do đã sử dụng trước nhất (First to use).

+ Được quyền hưởng ưu tiên do đã đăng ký trước nhất (Fist to file).

+ Được quyền hưởng ưu tiên nếu sau khi đăng ký một thời gian không có ai kháng nghị.

1.3.2.4. Nội dung của hợp đồng mua bán license


Nội dung của hợp đồng mua bán license là những sự thỏa thuận tiến tới xác lập quan hệ khoa
học – kỹ thuật nhằm ứng dụng những sáng chế và bí quyết kỹ thuật và đưa chúng vào sản xuất.
Cùng với mối quan hệ này, những quan hệ về tài chính, về sản xuất, về tiêu thụ sản phẩm, về
quản lý, … cũng phát sinh giữa hai bên mua và bán.

Nội dung của hợp đồng mua bán license có thể bao gồm các điều khoản cơ bản như sau:

37
a. Các bên trong hợp đồng:

Hợp đồng mua bán license bắt đầu bằng việc chỉ rõ chủ thể của hợp đồng, tên của các bên,
tư cách pháp lý và địa chỉ của các bên.

b. Điều khoản chung:

Trong điều khoản này người ta ghi rõ số hiệu và ngày tháng cấp bằng sáng chế, là cơ sở của
hợp đồng, đồng thời quy định quyền sở hữu của bên bán với bằng sáng chế và ý định của bên
mua sử dụng những quyền hạn xuất phát từ giấy phép dùng sáng chế đã được thỏa thuận.

c. Đối tượng của hợp đồng mua bán license: Đối tượng của hợp đồng mua bán license là:
sáng chế đã được cấp bằng, hoặc quy trình công nghệ, hoặc bí quyết kỹ thuật, hoặc hình mẫu
công nghiệp, hoặc nhãn hiệu hàng hóa.
Đối tượng quan trọng nhất của hợp đồng là sáng chế đã được cấp bằng. Trong suốt thời hạn
hiệu lực của hợp đồng, bên mua phải thừa nhận và bảo vệ các quyền của bên bán xuất phát từ
bằng sáng chế đó. Để đảm bảo rằng bên mua không sử dụng sáng chế vào những mục đích
chưa lường trước được, đồng thời để xác định giới hạn trách nhiệm của mình với hiệu quả kỹ
thuật của sáng chế, bên bán thường mô tả rất chi tiết sáng chế và quy định rõ việc đảm bảo
những đặc tính kỹ thuật nhất định.
Trong việc mua bán sáng chế hoặc quy trình công nghệ có kèm theo những thiết bị phức tạp,
hai bên còn quy định cả việc truyền đạt bí quyết kỹ thuật và việc truyền đạt này là một đối
tượng của hợp đồng.

d. Loại license được thỏa thuận: Đây là điều khoản quy định loại license được thỏa thuận: có
thể là loại license đơn giản, license đặc quyền hay license toàn quyền.

Người ta thường căn cứ vào đặc điểm của sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật được ký kết, căn
cứ vào dung lượng thị trường của nước hay lãnh thổ có hiệu lực của license. Với thị trường có
dung lượng không lớn lắm thì người bán có thể cung cấp license đặc quyền.

e. Các điều kiện thanh toán:

Tiền thanh toán có thể được thanh toán theo nhiều hình thức khác nhau. Có thể chia thành
các dạng:
1. Tiền trả kỳ vụ (Royalty): Quy định bằng mức phần trăm cố định mà bên mua phải trả cho
bên bán theo từng thời kỳ quy định (năm, quý, hoặc tháng). Số tiền này được tính toán theo giá
trị của sản phẩm chế tạo trên cơ sở của sáng chế hoặc theo doanh thu từ việc bán sản phẩm đó,
hoặc theo đơn vị sản phẩm làm ra hay bán ra dưới hình thức một số phần trăm nhất định của
giá cả hay giá thành hàng hóa; hoặc theo một thỏa thuận riêng như theo công suất quy định của
thiết bị, trên cơ sở nguyên liệu được chế biến theo phương pháp công nghệ của sáng chế, trên

38
cơ sở trị giá sản phẩm, trị giá hay số lượng của các linh kiện được dùng trong quá trình sản
xuất,…
Trong thực tế hiện nay, mức kỳ vụ thường xuyên được tính trung bình từ 2% đến 10%, phổ
biến là mức 3% - 5%. Mức kỳ vụ thay đổi tùy theo loại giấy phép được thỏa thuận, thời hạn
hiệu lực của hợp đồng, khối lượng sản phẩm được chế tạo, giá bán của sản phẩm và thị trường
tiêu thụ của sản phẩm.
Để khuyến khích bên mua nhanh chóng tổ chức và mở rộng sản xuất, bên bán có thể đưa
thêm vào hợp đồng điều khoản về mức thù lao tối thiểu, mức thù lao này còn có tác dụng tránh
hành vi thiếu thiện chí của bên mua như mua sáng chế nhưng không nhằm ứng dụng nào khác.
Trong điều khoản này, người ta thường quy định rằng trong một thời kỳ nhất định, nếu số tiền
trả kỳ vụ không đạt tới mức tối thiểu thì bên mua phải thanh toán khoản chênh lệch, sao cho
bằng với mức tối thiểu đã thỏa thuận.

2. Mức dự phần vào khoản lãi của người mua: Là khoản thù lao trả cho người bán sáng chế,
được tính bằng một mức phần trăm trên khoản lãi mà người mua thu được trên cơ sở áp dụng
sáng chế. Mức này thường nằm ở khoảng 20% - 30% trong trường hợp mua bán license độc
quyền và chỉ dưới 10% trong trường hợp mua bán license giản đơn.

3. Tiền trả gộp: Là tổng số tiền thù lao đã được quy định sẵn trong hợp đồng. Việc thanh
toán thù lao sáng chế bằng tiền trả gộp được áp dụng trong các trường hợp sau: Khi sáng chế
được bán kèm theo với thiết bị, khi tính chất nhất thời của hợp đồng đỏi hỏi phải xác định ngay
trị giá của hợp đồng, khi bên mua là một doanh nghiệp ít có uy tín, khi mua bán bí mật sản xuất
(trong trường hợp này tiền trả gộp được coi như một đảm bảo cho những tổn thất khi có bất
đồng xảy ra), khi bên mua không muốn bị bên bán kiểm soát việc sử dụng sáng chế, khi luật lệ
của nước người mua gây khó khăn cho việc chuyển tiền định kỳ ra nước ngoài.

Tiền trả gộp có thể trả một lần hoặc thanh toán dần, nhưng nhìn chung, theo cách này người
bán thu được tiền thù lao trong thời gian ngắn hơn so với các hình thức khác.

4. Tổng số tiền mặt: Là số tiền được quy định trong hợp đồng mà người mua phải trả trong một
hoặc nhiều lần, trong thời hạn quy định hoặc sau khi một số điều khoản của hợp đồng đã được
thực hiện.

Hình thức thù lao này thường được áp dụng như một cách bổ sung cho những hình thức thù
lao khác.

5. Thanh toán bằng chứng khoán có giá (như cổ phiếu hoặc trái phiếu): Là một hình thức thanh
toán được áp dụng độc lập hoặc kết hợp trong việc trả thù lao cho người bán sáng chế.

39
6. Thanh toán bằng cách trao đổi tài liệu kỹ thuật: Là hình thức trong đó bên bán sáng chế đồng
thời là bên mua, hai bên trao đổi sáng chế cho nhau.

Trong điều khoản thanh toán, người ta còn quy định về các vấn đề như: đồng tiền thanh
toán, phương thức thanh toán, cơ sở để tính trị giá của sản phẩm được chế tạo ra hoặc được bán
ra và cách thức thanh toán các khoản khấu trừ.

f. Trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng mua bán sáng chế:

Về cơ bản, bên bán phải đảm bảo cho bên mua thực hiện được những quyền đã chuyển cho
bên mua trên cơ sở hợp đồng đã ký kết. Bên bán bao giờ cũng chịu trách nhiệm về tính mới của
sáng chế, về hiệu quả của sáng chế trong phạm vi được bên bán đảm bảo, về việc duy trì hiệu
lực của bằng sáng chế và về việc chuyển giao những cải tiến kỹ thuật có liên quan đến sáng chế.

Ngoài ra, hợp đồng còn có thể quy định trách nhiệm của bên bán trong việc giúp đỡ bên
mua tổ chức sản xuất, cung cấp phụ tùng, dụng cụ, cụm chi tiết hay bán thành phẩm và nguyên
liệu. Hợp đồng còn có thể có điều khoản đặc biệt trong đó quy định bên bán phải đảm bảo giúp
cho bên mua có đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm được sản xuất ra tại cơ sở của bên bán, khi
bên mua sử dụng đúng đắn những tài liệu kỹ thuật do bên bán chuyển giao.

g. Trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng mua bán license:

Trách nhiệm của bên mua là trả tiền thù lao đúng thời hạn và thanh toán đầy đủ. Bên mua
phải xuất trình đúng thời hạn những chứng thư bảo lãnh của ngân hàng (nếu có), chịu những
khoản chi phí có liên quan đến việc đổi tiền và chuyển tiền thanh toán cho bên bán.

Ngoài ra, trách nhiệm của bên mua là phải sử dụng đối tượng của hợp đồng một cách đúng
đắn, nghiêm chỉnh tuân theo những chỉ dẫn kỹ thuật của bên bán và sản xuất ra những sản phẩm
có chất lượng tương đương như chất lượng sản phẩm chế tạo tại xí nghiệp của bên bán.

Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên mua không được trực tiếp hay gián tiếp cạnh
tranh với các sản phẩm cùng loại do bên bán sản xuất ra.

Trong nhiều trường hợp, người ta có thể quy định trách nhiệm của bên mua trong một số
công việc về quảng cáo, xây dựng hệ thống phân phối, … đối với các sản phẩm sản xuất ra theo
sáng chế đã thỏa thuận.

h. Thời hạn hiệu lực của license – Những điều kiện chấm dứt hiệu lực của hợp đồng license:

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào thời gian có lợi cho việc khai thác sáng chế.
Thường thì bên bán mong muốn ký kết những hợp đồng dài hạn, nếu thời hạn hiệu lực của sáng
chế sắp hết, vì trong trường hợp này, bên bán vẫn thu được tiền thù lao ngay cả sau khi sáng chế
đã hết hiệu lực. Bên bán còn có lợi khi đối tượng của hợp đồng là bí mật sản xuất, vì thời hạn
40
càng dài thì thời gian đảm bảo bí mật của sáng chế càng lâu. Ngược lại, nếu bên bán muốn tự
mình chiếm lĩnh thị trường để tiêu thụ hàng hóa của mình, sau khi hợp đồng hết hiệu lực, hoặc
bên mua là hãng ít có uy tín, ít có quan hệ với bên bán thì bên bán sẽ tìm cách hạn chế thời gian
hiệu lực của hợp đồng sao cho càng ngắn càng tốt, họ còn có thể đưa vào hợp đồng điều kiện
cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, ví dụ như các điều kiện khi bên mua vi phạm hợp
đồng hoặc bên mua bị phá sản, chậm thanh toán,…

Hiện nay, thời hạn trung bình của hợp đồng license thường từ 5 đến 10 năm.

1.3.2.5. Một số điều khoản hạn chế trong hợp đồng mua bán license:
a. Hạn chế xuất khẩu:
Thường thì bên bán sáng chế không muốn bên mua đưa sản phẩm sản xuất bằng sáng chế ra
thị trường quốc tế để cạnh tranh với họ, vì lý do này, trong một số điều khoản, bên bán có thể
đưa ra quy định cấm hoàn toàn việc xuất khẩu sản phẩm, hoặc bên mua khi xuất khẩu phải được
phép của bên bán. Tại Việt Nam, luật pháp không thừa nhận điều khoản cấm xuất khẩu quy
định trong hợp đồng mua bán license.

b. Hạn chế về ấn định giá:


Nếu bên mua sáng chế sau này sản xuất có giá thành rẻ hơn so với bên bán sáng chế thì bên
bán có thể đưa ra ấn định phải bán sản phẩm theo một mức giá cao, do đó không có lợi thế cạnh
tranh so với bên bán. Luật pháp Việt Nam không cho phép áp dụng kiểu ấn định giá này đối với
các sản phẩm mà Việt Nam phải nhập license của nước ngoài.

c. Hạn chế về khối lượng sản xuất:


Bên bán sáng chế có thể quy định hạn chế bên mua không được phép sản xuất quá một khối
lượng sản phẩm quy định. Luật pháp Việt Nam không cho phép thi hành hạn chế này.
d. Hạn chế tự do mua nguyên vật liệu:
Bên bán có thể quy định bên mua sáng chế phải mua các nguyên, vật liệu từ bên bán.
e. Hạn chế phạm vi sử dụng:
Người bán sáng chế có thể yêu cầu người mua chỉ được phép sử dụng sáng chế trong một
lĩnh vực cụ thể nào đó. Luật pháp nhiều quốc gia không chấp nhận hạn chế này trong hợp đồng
mua bán license.

Ngoài các hạn chế trên, còn có một số hạn chế khác như vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hạn chế
không gian và thời gian sử dụng sáng chế,…

CÂU HỎI CHƯƠNG 1

1. So sánh hợp đồng gia công quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
2. Nêu hình thức và nội dung của một hợp đồng gia công quốc tế.

41
3. Những điều khoản nào mang tính đặc trưng của hợp đồng gia công quốc tế? Nêu nội dung
cần quy định trong những điều khoản này?
4. Điều khoản nào của hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc được coi là quan trọng nhất?
Tại sao?
5. Một hợp đồng gia công quốc tế thường có phụ kiện hợp đồng (annex). Hỏi 1 hợp đồng có
thể có bao nhiêu phụ kiện hợp đồng kèm theo?
6. Có trường hợp nào phụ kiện hợp đồng gia công quốc tế bị coi là bất hợp lệ, không được làm
thủ tục xnk?
7. Sưu tầm hợp đồng gia công quốc tế và phân tích chỉ ra các thiếu sót, bất lợi nếu có rồi sửa
chữa lại.
8. Hợp đồng nk thiết bị toàn bộ thường có những điều khoản nào? Nêu nội dung cần quy định
trong những điều khoản mang tính đặc trưng của hợp đồng nk thiết bị toàn bộ.
9. So sánh hợp đồng nk thiết bị toàn bộ với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
10. Sưu tầm hợp đồng nk thiết bị toàn bộ và phân tích chỉ ra các thiếu sót, bất lợi nếu có rồi sửa
chữa lại.
11. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng mua bán License thường có những điều
khoản nào? Nêu nội dung cần quy định trong những điều khoản mang tính đặc trưng của
hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng mua bán License.
12. So sánh hợp đồng chuyển giao công nghệ với hợp đồng nk thiết bị toàn bộ.
13. So sánh hợp đồng chuyển giao công nghệ với hợp đồng mua bán License.
14. Sưu tầm hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán License và phân tích chỉ ra
các thiếu sót, bất lợi nếu có rồi sửa chữa lại.

42
CHƯƠNG 2: CÁC CHỨNG TỪ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ

2.1. CHỨNG TỪ HÀNG HÓA:


2.1.1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán. Hóa đơn thương mại thường
do người bán lập theo mẫu riêng của người bán. Tuy nhiên hóa đơn thương mại thường có
những nội dung chính sau:

- Tiêu đề hóa đơn

- Số hóa đơn, ngày lập hóa đơn

- Tên, địa chỉ đầy đủ của người mua, người bán

- Tên hàng, ký mã hiệu hàng hóa, số lượng, đơn giá cùng điều kiện thương mại quốc tế kèm
theo (FOB, CFR, CIF…) và tổng trị giá (viết bằng số và bằng chữ)

- Những nội dung khác như phương thức thanh toán, tên phương tiện vận tải, tên cảng đến, tên
cảng đi…

- Chữ ký của người bán (không nhất thiết thể hiện)

 Chức năng của hóa đơn thương mại

- Là căn cứ để người bán đòi tiền người mua.


- Là cơ sở để tính thuế hải quan, mua bảo hiểm (nếu có)
- Là căn cứ để người mua đối chiếu và theo dõi việc giao hàng của người bán có theo
đúng hợp đồng không.
- Nếu trong bộ chứng từ có hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ kiểm tra số tiền trên hối phiếu.
- Khi hóa đơn được người mua hay ngân hàng chấp nhận trả tiền, nó trở thành công cụ tài
trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
 Các loại hóa đơn thương mại
- Hóa đơn tạm thời (Provisional invoice): là hóa đơn dùng để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong
trường hợp: giao hàng nhưng giá hàng mới là giá tạm tính, hàng được giao làm nhiều lần nhưng
mỗi lần chỉ thanh toán một phần nhất định…

- Hóa đơn chính thức (Final invoice): là hóa đơn dùng để thanh toán cuối cùng khi đã thực hiện
toàn bộ hợp đồng.

43
- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice): có hình thức giống hóa đơn nhưng không dùng để thanh
toán mà chỉ có tác dụng như thư chào hàng, đại diện cho hàng gửi đi triển lãm, gửi bán, làm thủ
tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, mua ngoại hối…

- Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice): là hóa đơn phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.

- Hóa đơn xác nhận (Certified invoice): là hóa đơn có chữ ký của cơ quan chức năng (thường là
phòng Thương mại và công nghiệp) xác nhận xuất xứ hàng hóa. Vì vậy hóa đơn này còn có
thêm chức năng là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice): là hóa đơn có xác nhận của lãnh sự quán nước nhập khẩu
đặt tại nước xuất khẩu nhằm xác nhận: nhà xuất khẩu không bán phá giá, thông tin về nhóm
hàng phải chịu thuế, xuất xứ của hàng hóa.

- Hóa đơn hải quan (Customs invoice): là hóa đơn tính trị giá hàng theo giá tính thuế của hải
quan và tính các khoản lệ phí hải quan. Vì vậy hóa đơn này chỉ dùng để tính thuế hàng, không
có giá trị đòi tiền.

2.1.2. Phiếu đóng gói (Packing list)


Phiếu đóng gói là chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, những loại hàng được đóng
trong từng kiện hàng nhất định (bao, thùng, hòm, hộp, container...) và toàn bộ lô hàng được
giao.

Phiếu đóng gói do người sản xuất/người xuất khẩu lập khi đóng gói hàng hóa nhằm giúp
người mua/người nhập khẩu… kiểm đếm hàng hóa khi nhận hàng. Phiếu đóng gói thường được
lập thành 3 bản.

Nội dung phiếu đóng gói gồm:

- Tên, địa chỉ người bán.

- Tên, địa chỉ người mua.

- Số hiệu hóa đơn.

- Số thứ tự kiện hàng.

- Cách thức đóng gói.

- Loại hàng, số lượng hàng đóng trong từng kiện hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì từng
bao/thùng/hòm/hộp/loại hàng….và trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì của toàn bộ lô hàng, thể
tích của cả lô hàng.

44
Phiếu đóng gói thường được đặt trong kiện hàng phía ngoài để người mua dễ dàng tìm thấy
nhằm thuận tiện cho việc kiểm đếm. Phiếu đóng gói còn được gửi cùng bộ chứng từ thanh toán
theo quy định của hợp đồng hay L/C.

Ngoài phiếu đóng gói thông thường còn có phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list)
nêu nội dung chi tiết về cách đóng gói hàng hóa trong từng bao, thùng, hòm, hộp, container…

2.1.3. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)


Giấy chứng nhận chất lượng là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng giao phù hợp với
hợp đồng. Giấy chứng nhận chất lượng có thể do người sản xuất/xuất khẩu hoặc cơ quan giám
định có uy tín cấp tùy theo sự thỏa thuận của người xuất khẩu và nhập khẩu.

2.1.4. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/ weight)


Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng giao phù
hợp với hợp đồng. Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng có thể do người sản xuất/xuất khẩu
hoặc cơ quan giám định có uy tín cấp tùy theo sự thỏa thuận của người xuất khẩu và nhập khẩu.

2.2. CHỨNG TỪ VẬN TẢI

2.2.1. Vận đơn đường biển (Bill of Lading)


 Khái niệm
Vận đơn đường biển là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác
nhận đã nhận hàng để chuyên chở.

 Chức năng
- Là biên lai của người chuyên chở xác nhận họ đã nhận hàng để chở
- Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên
chở
- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa. Người nắm giữ bản gốc và có tên là người
nhận hàng trong vận đơn đường biển có quyền nhận hàng tại cảng đích và có quyền bán
hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.
 Hình thức và nội dung vận đơn đường biển
- Hình thức: mỗi người chuyên chở (hãng tàu) có mẫu vận đơn riêng nhưng có những điểm
chung sau:

+ Được in trên giấy A4 và in sẵn các nội dung cần thiết. Đối với vận đơn gốc thì được in màu
cả 2 mặt, vận đơn bản sao thường in chữ đen ở mặt trước còn mặt sau để trống.

+ Mặt trước có nhiều ô thể hiện những nội dung liên quan đến người gửi hàng, người nhận
hàng, thông tin về chuyên chở, hàng hóa….. Mặt sau in sẵn các điều khoản và điều kiện chuyên

45
chở của hãng tàu. Các điều khoản, điều kiện này đã được chuẩn hóa và được điều chỉnh bởi các
Công ước quốc tế về vận tải biển.

- Nội dung

Mặt trước của B/L gồm những nội dung sau:

+ Tiêu đề vận đơn: Bill of lading/Ocean bill of lading/Marine bill of lading/Port to port bill
of lading/Through bill of lading…

+ Số vận đơn

+ Tên, logo, địa chỉ, điện thoại, fax của công ty vận chuyển.

+ Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của người gửi hàng

+ Tên, logo, địa chỉ, điện thoại, fax của người nhận hàng.

+ Tên, logo, địa chỉ, điện thoại, fax của bên được thông báo

+ Nơi nhận hàng để chở, nơi trả hàng

+ Tên cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng

+ Tên tàu, số hiệu chuyến tàu

+ Số bản vận đơn gốc

+ Thông tin hàng hóa: ký mã hiệu, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích…

+ Tình trạng cước phí (trả trước/trả sau)

+ Chữ ký người phát hành vận đơn

 Phân loại B/L


* Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:

- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú về tình trạng khiếm khuyết của
hàng hóa và/hoặc của bao bì của chúng.

- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là vận đơn có ghi chú về tình trạng khiếm khuyết của
hàng hóa và/hoặc của bao bì của chúng như “thùng bị vỡ”, “bao bị rách”…. Trong phương thức
thanh toán L/C, vận đơn không hoàn hảo sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi có qui định
riêng.

* Căn cứ cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa:

46
- Vận đơn đích danh (Straight B/L hoặc B/L to a named person): là vận đơn có ghi rõ tên người
nhận hàng.

- Vận đơn theo lệnh (B/L to order): là vận đơn mà người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của
người gửi hàng, người nhận hàng hoặc ngân hàng.

- Vận đơn xuất trình hay còn gọi là vận đơn vô danh (Bearer B/L): là vận đơn không ghi tên
người nhận hàng, cũng không ghi theo lệnh của ai. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người
nào cầm vận đơn. Vận đơn xuất trình được chuyển nhượng bằng cách trao tay. Vận đơn này có
thể chuyển thành vận đơn đích danh hoặc vận đơn theo lệnh bằng thủ tục ký hậu.

* Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:

- Vận đơn đã bốc hàng (Shipped on board B/L): là vận đơn được cấp sau khi hàng đã được bốc
lên tàu.

- Vận đơn nhận hàng để chuyên chở (Received for shipment B/L): là vận đơn được cấp trước
khi hàng hóa được bốc lên tàu. Vận đơn loại này thường bị ngân hàng từ chối thanh toán vì
ngân hàng không thể biết chắc chắn hàng có được bốc lên tàu để vận chuyển hay không. Do đó
trong hợp đồng thương mại cũng như trong L/C thường yêu cầu loại vận đơn đã bốc hàng.

* Căn cứ vào hành trình chuyên chở:

- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là vận đơn được cấp khi chuyên chở hàng hóa trên một con tàu
đi thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng không qua chuyển tải.

- Vận đơn chở suốt (Through B/L): là vận đơn được cấp khi chuyên chở hàng hóa giữa các cảng
bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn chở suốt phải
chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng.

- Vận đơn địa hạt (Local B/L): là vận đơn được cấp khi chuyên chở hàng hóa của từng tàu tham
gia riêng biệt trên hành trình từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng. Vận đơn này chỉ có
chức năng là biên lai nhận hàng mà thôi.

Ngoài ra còn có các loại vận đơn sau:

- Vận đơn rút gọn (Short B/L): là vận đơn tóm tắt những điểm quan trọng. Vận đơn này thường
được sử dụng khi thuê tàu chuyến.

- Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L): là vận đơn chở hàng bằng nhiều phương tiện vận tải khác
nhau.

47
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L): là vận đơn do thuyền trưởng tàu cấp.
Vận đơn này chỉ in 1 mặt còn mặt sau để trắng nên còn gọi là B/L lưng trắng – Blank back B/L.
Các ngân hàng sẽ từ chối loại vận đơn này, trừ khi có qui định khác trong L/C.

- Vận đơn của người giao nhận (Forwarder B/L): do người giao nhận cấp chứ không phải người
chuyên chở hay đại diện của họ cấp. Khi cấp vận đơn, người giao nhận sử dụng thống nhất mẫu
vận đơn do FIATA (Liên đoàn quốc tế các nhà giao nhận) cấp.

- Vận đơn của bên thứ ba (Third party B/L): là vận đơn mà người gửi hàng không phải là người
hưởng lợi L/C mà là người khác (người thứ ba hay người được chuyển nhượng)

- Vận đơn giao nộp (Surrendered B/L): là vận đơn xuất trình không cần xuất trình bản gốc tại
cảng đến. Trường hợp này xảy ra khi thời gian hành trình vận chuyển ngắn hoặc thỏa thuận giữa
người mua người bán về việc nhận hàng không cần B/L gốc. Chủ hàng có thể yêu cầu hãng tàu
giao hàng tại cảng đến không cần B/L sau khi đã xuất trình bộ B/L gốc tại bất kỳ văn phòng nào
của hãng tàu ngoài cảng đến (thường là cảng bốc hàng) và thanh toán mọi chi phí liên quan.
Văn phòng của hãng tàu nhận B/L gốc sẽ thông báo cho văn phòng hãng tàu tại cảng dỡ về lô
hàng để người nhận hàng có thể làm thủ tục lấy hàng mà không có B/L gốc.

2.2.2. Biên lai thuyền phó (Mate ‘s receipt)


- Là xác nhận của thuyền phó đã nhận hàng để chở
- Để ghi kết quả kiểm nhận hàng mà nhân viên kiểm kiện của tàu đã tiến hành khi bốc hàng
lên tàu.
- Đổi Mate ‘s receipt lấy B/L

2.2.3. Biên lai gửi hàng đường biển (Sea waybill)


Biên lai gửi hàng đường biển (Sea waybills/Ships waybills) hay còn gọi là biên lai gửi hàng
đường biển không lưu thông (Non – negoatiable Sea waybills) có 2 chức năng giống vận đơn
đường biển: là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng và là
bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Biên
lai gửi hàng đường biển không có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn đường
biển.

Biên lai gửi hàng đường biển thường được gửi theo tàu cùng hàng hóa nên khi hàng tới
cảng, người nhận hàng chỉ cần chứng minh mình là người đích thực có tên ghi trên biên lai gửi
hàng sẽ được hãng tàu giao hàng. Tuy nhiên luật quốc gia một số nước và công ước quốc tế
chưa thừa nhận biên lai gửi hàng đường biển như một chứng từ giao nhận hàng.

2.2.4. Giấy lưu cước thuê tàu chợ/Đặt chỗ (Booking note)
- Là chứng từ mà chủ hàng giao cho người chuyên chở đề nghị lưu khoang xếp hàng lên tàu.

48
- Là cam kết gửi hàng của chủ hàng.

2.2.5. Danh mục hàng hóa xk (Cargo List)


Danh mục hàng hóa xk là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện
hàng do người xk lập. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra
nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng
có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khác nhau.

2.2.6. Shipping instruction

Là thông tin do người gửi hàng cung cấp cho người chuyên chở để làm B/L

2.2.7. Bản lược khai hàng (Manifest)


Là bản kê khai hàng hóa trên tàu do người vận chuyển lập khi đã hoàn thành việc xếp hàng
trên tàu.
Công dụng:
- căn cứ để lập bảng thanh toán các chi phí liên quan: phí xếp dỡ, phí kiểm đếm, phí đại lý…
- để khai hải quan
- cung cấp thông tin cho người giao nhận/chủ hàng
- cơ sở để lập bảng kết toán giao nhận hàng với tàu (ROROC)

2.2.8. Sơ đồ xếp hàng (Stowage plan – Cargo plan)


- là bản vẽ mặt cắt thể hiện các hầm hàng, vị trí của các lô hàng, số lượng, khối lượng
hàng…

- giúp biết lô hàng mình cạnh lô hàng nào

2.2.9. Bản kê sự kiện (Statement of facts)


- kê những hiện tượng thiên nhiên và xã hội liên quan đến việc sử dụng thời gian bốc/dỡ
hàng.
- là cơ sở tính toán thưởng/phạt bốc/dỡ hàng

2.2.10. Bảng tính thưởng phạt bốc dỡ (Time sheet/ Layday Statement)
- tổng hợp thời gian tiết kiệm được hoặc phải kéo dài quá thời hạn bốc/dỡ hàng quy định.
- tính toán được số tiền thưởng/phạt về việc bốc/dỡ hàng
- có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng và người thuê tàu hay đại diện của họ
- Nội dung: - Tên cảng, tên tàu. - Ngày giờ tàu đến. - Ngày giờ trao thông báo sẵn sàng bốc
/dỡ. - Ngày giờ bắt đầu bốc dỡ. - Khối lượng hàng bốc dỡ từng ngày. - Thời gian gián đoạn
và nguyên nhân. - Ngày giờ bốc/dỡ. - Thời gian được phép sử dụng cho bốc/dỡ. - Kết quả
thưởng/ phạt

49
- nếu có điểm nào trong bảng tính chưa đồng ý thì thuyền trưởng hoặc người thuê có thể ghi
“Có kháng nghị” (Under protest) để tiếp tục giải quyết sau.

2.2.11. Giấy báo hàng đến (Notice of arrival)


- Người chuyên chở/đại lý lập

- Gửi tới người nhận hàng giúp họ chuẩn bị các thủ tục cần thiết như khai hải quan, chuẩn bị
chứng từ, phương tiện…để chuẩn bị nhận hàng

2.2.12. Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)


- Do người chuyên chở/đại lý ký phát
- Yêu cầu cảng/bộ phận quản lý hàng chuyển giao quyền cầm giữ hàng cho người nhận hàng.
- D/O được giao sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán các khoản
chi phí liên quan vận chuyển như tiền cước, phí lưu container quá hạn (nếu có)…

2.2.13. Phiếu giao nhận container (Equipment Intercharge Receipt – EIR)


- Do phòng thương vụ của cảng hoặc Depot in phát hành cho người làm dịch vụ giao nhận
container tại cảng.

- Cho cả hàng xuất lẫn hàng nhập

- Thể hiện người làm dịch vụ giao nhận đã đóng đủ các khoản phí dịch vụ đã sử dụng tại
cảng, để lấy container ra khỏi cảng hoặc đưa container vào cảng.

Đối với hàng nhập, khi cho xe container vào lấy hàng nhưng container đang nằm ở bãi.
Muốn đưa container ra khỏi cảng thì nhân viên giao nhận sẽ đóng các khoản phí cho dịch vụ
nâng hạ lên xe container tại phòng thương vụ và được phòng này xuất phiếu EIR. Khi làm thủ
tục thanh lý hải quan, hải quan thanh lý sẽ đóng dấu xác nhận hàng đã qua đội hải quan giám sát
trên phiếu EIR. Để từ đó người làm dịch vụ giao nhận trình phiếu EIR cho hải quan cổng và cho
xe lấy container đưa ra khỏi cảng.

Đối với hàng xuất, khi cho xe đưa container vào hạ bãi. Muốn hạ container từ xe xuống bãi
thì nhân viên giao nhận sẽ đóng tiền nâng hạ tại phòng thương vụ và được phòng này xuất phiếu
EIR. Phiếu EIR lúc này là bằng chứng xác nhận container đã được hạ tại bãi container của cảng.

2.2.14. Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargoes - ROROC)
- biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng) với lãnh đạo tàu

- thể hiện tổng số kiện hàng được giao và nhận giữa họ.

2.2.15. Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo outturn report – COR)


- biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng) và tàu

50
- thể hiện tình trạng hư hỏng, đổ vỡ, tổn thất của hàng khi được dỡ từ tàu xuống cảng.

2.2.16. Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of short landed cargo – CSC)
do công ty đại lý tàu biển (Vietnam Ocean Shipping Agency – Vosa) cấp sau khi kiểm tra về
hàng được dỡ từ tàu xuống cảng.

2.2.17. Vận đơn đường sắt (Waybill, bill of freight, railroad bill of lading)
- là bằng chứng hợp đồng chuyên chở

- là biên lai xác nhận cơ quan đường sắt đã nhận hàng để chở

2.2.18. Vận đơn đường hàng không (Air waybill, hoặc Aircraft bill of lading)
- là bằng chứng hợp đồng chuyên chở

- là biên lai xác nhận cơ quan vận tải hàng không đã nhận hàng để chở

2.3. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM


Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm nhằm
xác nhận bảo hiểm cho một lô hàng khi có rủi ro xảy ra trong phạm vi rủi ro mà người mua bảo
hiểm đã đóng phí bảo hiểm.

Có 2 loại chứng từ bảo hiểm là đơn bảo hiểm (Insurance policy) và giấy chứng nhận bảo
hiểm (Insurance certificate)

2.3.1. Đơn bảo hiểm (Insurance policy)


gồm 2 mặt. Mặt trước ghi những điều khoản riêng liên quan đến đối tượng bảo hiểm như
tên hàng, số lượng, tên phương tiện chuyên chở, điều kiện bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, phí bảo
hiểm…Mặt sau ghi các điều khoản chung, có tính chất thường xuyên trong đó quy định trách
nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Vì vậy nếu có kiện tụng tòa án sẽ dựa vào
bảo hiểm đơn để xét xử chứ không cần đến hợp đồng bảo hiểm.

2.3.2. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)


chỉ ghi ở mặt trước những điều khoản riêng liên quan đến đối tượng bảo hiểm như tên
hàng, số lượng, tên phương tiện chuyên chở, điều kiện bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, phí bảo
hiểm…, mặt sau để trống.

2.4. CHỨNG TỪ HẢI QUAN

2.4.1. Tờ khai hải quan (Entry, Customs declaration)


- Khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan
- Tờ khai hải quan điện tử (phụ lục 3 thông tư 38/2015/TT-BTC)

51
2.4.2. Giấy phép xnk (Export/Import license)
- Do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hàng khi xuất/nhập phải có giấy phép.
- Cho phép chủ hàng được xuất/nhập loại hàng nhất định trong thời gian nhất định.

2.4.3 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
Là chứng từ do cơ quan bảo vệ thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc từ
thực vật nhằm xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm độc, cỏ
hại….

2.4.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/sản phẩm động vật (Veterinary
certificate/Animal product sanitary inspection certificate)
Là chứng từ do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho hàng hóa là động vật hoặc sản phẩm
động vật nhằm xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch nguy hại.

2.4.5. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản (Health
certificate for export of aquatic animal, aquatic animal ‘s products)

Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật
thủy cấp nhằm xác nhận hàng đã được kiểm tra và an toàn cho sử dụng của con người.

2.4.6. Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate/Health certificate)


Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về phẩm chất hoặc về y tế cấp nhằm xác
nhận hàng đã được kiểm tra và không có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng.

2.4.7 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)


 Khái niệm
Là chứng từ do người sản xuất/xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước người
xuất khẩu cấp nhằm xác nhận nơi sản xuất, xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ có tác dụng:

- Xác nhận nguồn gốc hàng hóa


- Ưu đãi thuế quan
- Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá
- Thống kê và theo dõi hạn ngạch….
Giấy chứng nhận xuất xứ gồm những nội dung sau:

- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu


- Tên hàng, ký mã hiệu, mã HS, số lượng, trọng lượng, tiêu chuẩn xuất xứ
- Lời khai của chủ hàng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ:

52
- Form A: dùng cho các mặt hàng xuất khẩu để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
(Generalized system of preferences)
- Form B: dùng cho hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của người mua
- Form O: dùng cho hàng cà phê xuất khẩu sang những nước thuộc Hiệp hội cà phê Thế giới
(ICO)
- Form X: dùng cho hàng cà phê xuất khẩu sang những nước không thuộc Hiệp hội cà phê Thế
giới (ICO)
- Form D: dùng cho hàng xuất khẩu sang các nước thuộc thành viên Asean theo hiệp định
thương mại hàng hóa Asean (ATIGA - Asean Trade in Goods Agreement)
- Form E: dùng cho hàng Việt Nam/Asean xuất khẩu sang Trung Quốc theo chương trình ưu đãi
thuế quan của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các nước Asean và Trung
Quốc (ACFTA)
- Form AK: dùng cho hàng Việt Nam/Asean xuất khẩu sang Hàn Quốc theo chương trình ưu đãi
thuế quan của Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn
diện giữa các nước Asean và Hàn Quốc
- Form AJ: dùng cho hàng Việt Nam/Asean xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định thuế quan
ưu đãi có hiệu lực chung giữa Asean và Nhật Bản (AJCEP)
- Form VJ: dùng cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế quan
theo Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA).
- Form S: dùng cho các mặt hàng Việt Nam mua bán với Lào, Việt Nam - Campuchia.
- Form GSTP: hàng xk sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP)
cho VN hưởng ưu đãi GSTP.
- Form Mexico: cấp cho hàng dệt may, giày dép xk sang Mexico theo quy định của Mexico
- Form Venezuela: cấp cho hàng xk sang Venezuela theo quy định của Venezuela
- Form Peru: cấp cho hàng xk sang Peru theo quy định của Peru
- Form AANZ
- Form DA59 (Nam Phi)
- Form Turkey
- Form VC (Việt Nam - Chile)
 Hướng dẫn về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để để hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
Tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu hàng hóa (dưới đây gọi tắt là người nhập khẩu), nếu có
nhu cầu hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi, phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
do tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hàng hoá có xuất xứ từ nước đã có thoả thuận về đối xử
tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Trong trường hợp hàng nhập khẩu (hàng mới) từ nước đã có thoả thuận về ưu đãi thuế,
nếu chủ hàng không xuất trình được Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thì Hải quan vẫn làm thủ

53
tục nhập khẩu và áp dụng mức giá tính thuế cao nhất của Biểu giá tính thuế áp dụng cho chủng
loại hàng hoá đó.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hàng nhập khẩu phải do tổ chức có thẩm quyền của
nước sản xuất cung cấp. Danh sách các tổ chức này có ở Sứ quán các nước tại Việt Nam, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam là Bộ Công
Thương, Bộ Công Thương trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam cấp C/O. Đối với hàng hóa thuộc KCX-KCN thì Bộ Công Thương ủy quyền cho ban
quản lý các KCX-KCN cấp tỉnh cấp.

+ Các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất,
khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:
. C/O form A hàng giày dép xuất khẩu sang EU
. C/O form D
. C/O form E
. C/O form S
. C/O form AK
. C/O form AJ
. C/O form AANZ
. C/O form AI
. C/O form VJ
. C/O fom VC
. C/O form VK
+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại:
. C/O form A (trừ hàng giày dép xuất khẩu sang EU)
. C/O form O
. C/O form Mexico
. C/O form Venezuela
. C/O form Peru – hàng giày dép sang Peru
. C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU
. C/O form GSTP
. C/O form DA 59
. C/O Turkey
Ðối với những hàng hoá nhập khẩu qua nước thứ 3, thì cần có Giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O) của tổ chức có thẩm quyền cấp C/O của nước thứ 3 kèm theo bản sao C/O của nước sản
xuất (theo nguyên lô hoặc chia lẻ).

54
Người nhập khẩu phải nộp C/O cho cơ quan Hải quan khi đăng ký mở tờ khai hàng nhập
khẩu. Trường hợp có lý do đặc biệt, được Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chấp thuận
thì có thể nộp C/O trong một thời gian hợp lý, phù hợp với lý do chậm trễ, sau khi hoàn thành
thủ tục nhập khẩu lô hàng, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải
quan.

 Tự chứng nhận xuất xứ


Là cơ chế mà trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan
chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu). Tức là doanh nghiệp (hoặc nhà nhập
khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu
chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.

2.5. CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH


2.5.1. Hối phiếu (Bill of exchange)
2.5.2. Lệnh phiếu (Promissory note)
2.5.3. Séc (Check)
2.5.4. Lệnh nhờ thu (Instruction Order)

CÂU HỎI CHƯƠNG 2:


1. Chứng từ hàng hóa gồm những chứng từ nào? Trình bày hiểu biết về những chứng từ
này.
2. Chứng từ vận tải gồm những chứng từ nào? Trình bày hiểu biết về những chứng từ này.
3. Chứng từ bảo hiểm gồm những chứng từ nào? Trình bày hiểu biết về những chứng từ
này.
4. Chứng từ hải quan gồm những chứng từ nào? Trình bày hiểu biết về những chứng từ
này.
5. Trình bày cách lập bộ chứng từ xk ở một doanh nghiệp xk. Đánh giá ưu, nhược điểm và
giải pháp hoàn thiện.
6. Trình bày cách kiểm tra bộ chứng từ nk ở một doanh nghiệp nk. Đánh giá ưu, nhược
điểm và giải pháp hoàn thiện.
7. Trình bày đường đi của các chứng từ xuất hiện trong từng công việc tổ chức thực hiện
hợp đồng xk/nk.

55
CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

3.1. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT
KHẨU

3.1.1. Các công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
- Thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý xuất khẩu
- Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán
- Chuẩn bị hàng
- Kiểm tra hàng
- Thuê phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng cho người vận tải
- Lập bộ chứng từ
- Thanh toán bước sau
- Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có)
- Thanh lý hợp đồng
3.1.2. Quản trị rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Để phòng ngừa những bất trắc, rủi ro xảy ra trong từng công việc tổ chức thực hiện hợp
đồng xuất khẩu sẽ dẫn đến những thiệt hại tổn thất cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần
phải nắm được khả năng xảy ra bất trắc, rủi ro và nguồn gốc của những bất trắc, rủi ro trong
từng công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu như do chính sách thay đổi, do không
kiểm tra kỹ L/C, do không kiểm soát được nguồn hàng, do hạ container sai cảng, do người mua
từ chối nhận hàng, người mua không thanh toán….Từ đó doanh nghiệp cần có những biện pháp
để phòng ngừa, hạn chế những bất trắc, rủi ro này bằng cách:
- Soạn thảo, ký kết hợp đồng chặt chẽ, tránh sơ hở.
- Tổ chức thực hiện hợp đồng khoa học.
- Nắm vững luật lệ, chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước về xuất khẩu.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ ngoại thương,
giỏi ngoại ngữ.
-…..
3.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
3.2.1. Các công việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
- Thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý nhập khẩu
- Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán

56
- Thuê phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Kiểm tra bộ chứng từ
- Nhận hàng từ người vận tải
- Kiểm tra hàng
- Thanh toán bước sau
- Khiếu nại, giải quyết khiếu nại (nếu có)
- Thanh lý hợp đồng
3.2.2. Quản trị các công việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Để phòng ngừa những bất trắc, rủi ro xảy ra trong từng công việc tổ chức thực hiện hợp
đồng nhập khẩu sẽ dẫn đến những thiệt hại tổn thất cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần
phải nắm được khả năng xảy ra bất trắc, rủi ro và nguồn gốc của những bất trắc, rủi ro trong
từng công việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu như do chính sách thay đổi, do không
được giao hàng, bị giao hàng chậm, bị giao hàng thiếu, hàng không đạt chất lượng….Từ đó
doanh nghiệp cần có những biện pháp để phòng ngừa, hạn chế những bất trắc, rủi ro này bằng
cách:
- Soạn thảo, ký kết hợp đồng chặt chẽ, tránh sơ hở.
- Tổ chức thực hiện hợp đồng khoa học.
- Nắm vững luật lệ, chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước về nhập khẩu.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ ngoại thương,
giỏi ngoại ngữ.
- …..

CÂU HỎI CHƯƠNG 3:


1. Trình bày những rủi ro có khả năng phát sinh và biện pháp phòng ngừa/hạn chế rủi ro
cho từng công việc trong tổ chức thực hiện hợp đồng xk.
2. Trình bày những rủi ro có khả năng phát sinh và biện pháp phòng ngừa/hạn chế rủi ro
cho từng công việc trong tổ chức thực hiện hợp đồng nk.
3. Sưu tầm một lô hàng xuất hoặc nhập và trình bày những rủi ro có khả năng phát sinh
cùng những biện pháp phòng ngừa/hạn chế rủi ro cho từng công việc trong tổ chức thực hiện
hợp đồng lô hàng này.

57
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO CHÍNH

1. Tô Thị Hằng, Bùi Văn Hùng, Bài giảng Đơn từ thương mại, Đại học Công nghệ
Tp.HCM
2. Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, Nhà xuất bản
thống kê
3. Hà Thị Ngọc Oanh (2014), Giáo trình kinh doanh thương mại quốc tế, Nhà xuất
bản Lao động xã hội

4. Võ Thanh Thu (2011), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tổng
hợp, Tp.HCM

5. Vuõ Höõu Töûu (2006), Giaùo trình kyõ thuaät nghieäp vuï ngoaïi thương, Nhà xuất bản
Giáo dục

6. Đoàn Thị Hồng Vân – Kim Ngọc Đạt (2013), Quản trị xuất nhập khẩu, Nhà xuất
bản Tổng hợp, Tp.HCM

58

You might also like