You are on page 1of 1

ĐỀ TỔNG SỐ 8 

Gv ra đề: Nguyễn Nguyệt Hà ( CA ) 


Mạnh mẽ lên hỡi đàn kiến nhỏ.
Chăm tha mồi rồi sẽ ấm vào thân
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm ) 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
" Người Nhật có nghệ thuật Kinsugi, đó là cách hàn gắn lại đổ vỡ bằng sơn mài và vàng. Trong thế
giới đó những điều cũ kỹ những vụn vỡ đều mang vẻ đẹp, đó là vẻ đẹp của sự không hoàn hảo. Khi
nhìn thấy một đổ vỡ đã được gắn lại, bạn sẽ thấy lòng trân trọng của người hàn gắn và sửa chữa nó.
Trong cuộc sống bạn cũng như mình chắc cũng có những đổ vỡ chứ, có những thứ to to, mà cũng có
thoảng qua bằng một nỗi buồn.
Nhưng hoặc là bạn tỉ mỉ, bằng tất cả yêu thương và nhẫn nại để hàn gắn lại. Hoặc giả không hàn gắn
được thì bạn cũng mỉm cười sống rực rỡ và lộng lẫy so với chính mình để từ tàn tro, những điều tốt
đẹp sẽ nảy mầm. "Tan vỡ" là một nỗi buồn, nhưng tàn tro ở nơi nào đó là dinh dưỡng cho những điều
tốt đẹp này mầm. 
Và cũng chính từ đổ vỡ mà chúng ta biết trân trọng những thứ đơn giản, trân trọng thời điểm thực tại,
trân trọng sai lầm, trân trọng những vết thương và trân trọng cả quá trình lão hóa. 
Trong câu chuyện đường về nhà của Trương Nghệ Mưu Có chi tiết một bà mẹ ngồi trong nhà, gọi
ông thợ sửa bát vào, qua cây nắng xuyên ngang mùa tuyết miền núi, ông thợ nhìn cái bát cũ kỹ và hỏi
chiếc bát này có đáng giá gì đâu mà bà phải sửa?
Bà cụ trả lời đó là chiếc bát của một người đã đi và mang theo trái tim của con gái tôi. 
Trời ơi, đọc mà thấy thơ quá, lãng mạn quá và cũng đau lòng quá. 
Cố gắng hàn gắn lại chiếc bát bởi nó mang theo một người mang theo trái tim của một người, đó
chẳng phải vì tình yêu mà cố gắng sao?"
( Phan Hồ Điệp - Facebook )
Câu 1. Chỉ ra hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Khi nói về nghệ thuật Kinsugi 
của người Nhật, tác giả liên tưởng đến câu chuyện " đường về nhà" của Trương Nghệ mưu hãy chỉ ra
điểm tương đồng giữa hai câu chuyện được nhắc đến trong văn bản trên? 
Câu 3. Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau: " Tan vỡ là một nỗi buồn nhưng tàn tro ở nơi nào đó là
dinh dưỡng cho những điều tốt đẹp này mầm" 
Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến:
" Chính những đổ vỡ mà chúng ta biết trân trọng những sai lầm?" Không? Vì sao 
PHẦN II. LÀM VĂN: 
Câu 1. Từ đoạn trích phần đọc hiểu hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) về vẻ đẹp của điều
không hoàn hảo. 
Câu 2. Cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau từ đó nhận xét về cách nhìn của Kim Lân về người
nông dân trước CMT8.
" Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại... bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen" 
............... Hết .........

You might also like