You are on page 1of 27

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ BẢN

TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


Giảng viên: Nguyễn Vũ Luân –Trưởng phòng MG 05HCM
Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là kết quả tự nhiên của lí thuyết cân bằng. Các
cổ phiếu được giả thiết có một giá trị thật hoặc cơ bản phân biệt
với giá thị trường hiện thời của chúng.

Ý nghĩa của Phân tích cơ bản?

Phân tích cơ bản dựa trên lý thuyết giá thị trường của một tài sản có

khuynh hướng di chuyển về phía “Giá trị thât” của nó. Giúp nhà đầu tư có

thể nhận biết được xu hướng về giá của cổ phiếu.

2
Sự khác nhau giữa giá trị thật và giá thị trường

Giá trị thật hay cơ bản của một cổ phiếu có thể được xem như là liên
quan đến khả năng thu lợi của các tài sản đó, hoặc trong quan hệ với giá
trị cơ bản của các cổ phiếu khác

Giá thị trường của cổ phiếu được giả thiết là có xu thế hướng tới giá trị
cơ bản của nó trong một thời kì. Nguồn lực của thị trường là có giới hạn,
và khả năng thị trường sẽ điều chỉnh nguồn lực của mình vào các giá trị
cơ bản chưa định giá đúng.

3
Phương pháp phân tích cơ bản thông dụng

 Phân tích kinh tế vĩ mô: đánh giá môi trường kinh tế hiện tại và những ảnh
hưởng lên ngành và công ty.
 Phân tích ngành: đánh giá triển vọng cho ngành cụ thể.
 Phân tích công ty: đánh giá những điểm mạnh của công ty và những yếu
kém trong ngành.

4
P/E Vnindex & Lãi suất trái phiếu Mỹ

Sự chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đã giảm xuống mức
thấp kỷ lục; chúng tôi cho rằng lợi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam sẽ tăng trở lại dưới
sức ép của việc FED thắt chặt dần chính sách tiền tệ.
Mối quan hệ nghịch đảo mạnh mẽ được quan sát trong quá khứ giữa P/E của VNINDEX và
lợi suất trái phiếu chính phủ ngụ ý rằng các chỉ số định giá thị trường có thể điều chỉnh thêm
5
Chu kì kinh tế

6
Chu kì kinh tế

7
Phân tích công ty

Dựa vào báo cáo tài chính của công ty

▪ Cân đối kế toán


sản của công ty, nợ phải trả và vốn chủ sở
o Tài
hữu.
▪ Báo cáo kết quả kinh doanh
o Bánhàng, chi phí, và các loại thuế phát sinh hoạt
động
o Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
▪ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
o Nguồn và Sử dụng các quỹ
▪ Thuyết minh BCTC

8
Phân tích công ty

- Quy mô doanh nghiệp


- Doanh nghiệp có đang tăng trưởng?
- Doanh nghiệp đang làm ra tiền hay hao hụt tiền?
- Doanh nghiệp đang có cơ cấu tài sản ngắn hạn, tài
sản dài hạn như thế nào?
- Doanh nghiệp chủ yếu đang vay ngắn hạn hay vay
dài hạn?
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu hay CP mới trong
năm qua?
- Chi phí sử dụng vốn nhiều hay ít?....

9
Thông tin và dữ liệu lấy từ đâu?

 Báo cáo tài chính hằng quý hoặc năm đăng trên website của công ty

 Xem trên các trang báo tài chính điện tử như:

o Cafef.vn

o Vietstock.vn….v.v

Hoặc website của công ty chứng khoán

o www.vndirect.com.vn

10
Bảng cân đối kế toán

11
Bảng kết quả kinh doanh

12
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

13
Phân tích công ty

Chỉ số phân tích tài chính

Thanh khoản (khả năng chi trả)

Nợ (đòn bẩy tài chính)

Khả năng sinh lời (kiểm soát chi phí)

Hiệu quả (quản lý tài sản)

14
Chỉ số thanh khoản

Đo khả năng thanh toán các nghĩa vụ đáo hạn


▪ Chỉ số thanh toán hiện hành
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
- Nếu hệ số này > 1: DN có khả năng thanh toán các khoản nợ vay
- Nếu hệ số này < 1: Khả năng thanh toán của DN là không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả.
▪ Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tư
ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
- Thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của DN được đánh giá là khả quan.
- Nếu hệ số này < 0,5 thì DN đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thì DN có thể phải
bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ
15
VD: Rủi ro từ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (H1)
▪ Mất khả năng thanh toán hay mất cân đối tài chính giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn sẽ làm
doanh nghiệp mang nhiều tính rủi ro.
HAG – Hoàng Anh Gia Lai

Giá CP và H1 cùng
chiều

16
Chỉ số nợ

Đo mức độ mà công ty sử dụng nợ để tài trợ cho đầu tư tài sản (thuộc tính rủi ro)
▪ Hệ số nợ
Hệ số nợ = Tổng số nợ / tổng vốn chủ sở hữu
Thông thường ở mức 60/40 được cho là an toàn tài chính mà chủ nợ dễ chấp nhận.
Nghĩa là DN có hệ số nợ là 60% ( Tổng tài sản là 100 thì vốn vay là 60 )
▪ Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ = (GVHB + Khấu hao + EBIT)/ (Nợ gốc + Chi phí lãi vay)

17
Rủi ro từ Hệ số nợ

▪ Sụp đổ vì vay nợ quá nhiều, giá và hệ số nợ có xu hướng ngược chiều nhau


GTT – Cty CP Thuận Thảo

Giá CP và
H2 ngược
chiều

18
Ví dụ về BCTC HSG – Tôn Hoa Sen

19
Hệ số vốn bị chiếm dụng

H3 = Tổng số khoản phải thu cuối kỳ báo cáo/ Tổng tài sản cuối kỳ báo cáo

H3 càng cao tức là số vốn của doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng
càng nhiều và ngược lại. Khi H3 = 1, tức là toàn bộ giá trị tài sản cửa
doanh nghiệp đang bị chiếm đóng, tình hình tài chính rất xấu nhiều khả
năng dẫn đến phá sản.

20
Ví dụ về cổ phiếu HBC – Xây dựng Hòa Bình

21
Chỉ số khả năng sinh lời

Đo mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu bán hàng

▪ Biện lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / doanh thu

▪ Hệ số lợi nhuận hoạt động = lợi nhuận trước thuế và lãi


vay/ doanh thu

▪ Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / doanh thu

▪ ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

▪ ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu

22
Các chỉ số quan trọng khác

▪ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)= (thu nhập thuần sau thuế - cổ tức
ưa thích) / số lượng cổ phiếu
▪ Giá/thu nhập (P / E)= Giá mỗi cổ phiếu / EPS dự kiến

▪ Lợi tức cổ tức= Cổ tức / giá hàng năm trên mỗi cổ phiếu

▪ Dòng tiền trên mỗi cổ phiếu= (Lợi nhuận sau thuế + khấu hao và chi
phí không chi tiền mặt khác) / số lượng cổ phiếu
▪ Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần(book value)

= giá trị thuần phân bổ cho cổ đông phổ thông / số lượng cổ phiếu
= ( Tổng tài sản - TSCĐ vô hình - Tổng nợ ) / Tổng số cổ phiếu lưu hành
= (vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình)/Số cổ phiếu lưu hành

23
Ví dụ chỉ số khả năng sinh lời

Chi tiêu về khả năng sinh lợi 2013 2014

Hệ số lợi nhuận sau thế/Doanh thu thuần 4.91% 5.41%

Hệ số lợi nhuận sau thế/Vốn chủ sở hữu bq 38.99% 40.23%

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bq 10.78% 11.06%

Hệ số lợi nhuận hoạt động KD/Doanh thu 5.12% 5.79%


thuần

Thu nhập/cổ phần (EPS) 8.468 Đồng 10.593 Đồng

Nguồn: Bản Cáo Bạch 2016 Việt Tiến


24
Ví dụ: Bảng so sánh các cổ phiếu trong ngành dệt may

25
26

You might also like