You are on page 1of 5

ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN TẬP HKII

Đề 1:
Đọ c đoạ n trích sau và trả lờ i câ u hỏ i:
“Việc người Việt Nam ít ham đọc sách đã được đề cập khá nhiều trên báo chí, mạng xã hội và các diễn
đàn liên quan trong những năm qua. Tôi cũng ghi nhận việc này từ quan sát trực tiếp: trong các phòng
chờ ở bến xe, nhà ga, sân bay; trên các chuyến tàu, chuyến xe, chuyến bay ở trong và ngoài Việt Nam,
rất hiếm khi tôi thấy người Việt đọc sách. Họ thích dán mắt vào màn hình smartphone hơn, hoặc nếu có đọc
thì là đọc báo. Trong khi đó, du khách nước ngoài thì thường chọn sách để đọc khi trên hành trình du lịch
xuyên Việt.
(…) Tôi từng đi góp nhặt những cuốn sách, cũ có mới có, từ tủ sách gia đình, từ người thân và bạn bè,
để trao tặng cho các “không gian đọc” ở nhiều nơi và cảm nhận được sự vui mừng, hạnh phúc từ ánh mắt lấp
lánh của người nhận và người đọc. Nhờ đó mà tôi biết rằng người ta không chỉ cần cơm ăn áo mặc mà còn cần
sách vở và tri thức.
(Theo Niềm vui của người cho, nhận và đọc sách – Trầ n Đứ c Anh Sơn)

Câu 1: PTBĐ chính củ a vă n bả n trên.


Câu 2: Nhậ n xét về cá ch sắ p xếp trậ t tự từ đượ c sử dụ ng trong câ u vă n in đậ m.
Câu 3: Qua đoạ n trích, em có nhậ n xét gì về việc đọ c sá ch củ a giớ i trẻ trong thờ i đạ i ngà y nay?
Câu 4: Vă n hó a đọ c hiện nay đang đượ c rấ t nhiều nơi quan tâ m. Viết đoạ n vă n ngắ n từ 3 – 5 câ u trình
bà y cá c biện phá p để tă ng cườ ng việc đọ c sá ch cho HS trong nhà trườ ng trong có sử dụ ng câ u cầ u khiến. Chỉ
rõ câ u câ u cầ u khiến em sử dụ ng.

Đề 2:
Đọ c đoạ n trích sau và trả lờ i câ u hỏ i:
“Đêm tối thực đáng sợ. (…) Muốn biết điều gì mà đêm đen mang đến cho con người, hãy hỏi một người
đi lạc trong rừng. Muốn biết nỗi sợ hãi đêm tối thế nào, hãy hỏi một thủy thủ đắm tàu trôi dạt giữa đại dương.
Muốn biết nỗi bơ vơ mà đêm đen mang đến, hãy hỏi một người cô độc trên đường đời.
(…) Đêm tối thực huyền diệu. Muốn biết đêm huyền diệu đó thế nào, hãy hỏi người thủy thủ với chuyến
đi vượt đại dương, sóng vỗ mạn tàu và trăng sao chiếu rọi. Muốn biết đêm tối lung linh ra sao, hãy hỏi một
người đi dã ngoại, hạ trại trên đồi cao lộng gió, nằm ngửa ngắm sao trời dát bạc kim cương cả một
vùng vô tận. Muốn biết đêm tối thú vị đến nhường bao, hãy hỏi đôi tình nhân đứng bên thành cầu
ngắm sao băng, ngắm đèn màu thành phố, ngắm những ánh chớp của máy bay cất hạ cánh ở ngoại ô.
Đêm là để con người tiếp tục được sống một cách sinh động, để thành phố đẹp hơn khi lên đèn, để nụ cười lấp
lánh hơn dưới ánh đèn màu.”
(Theo Đêm tối, ngọn đèn – Hà Nhâ n)

Câu 1: PTBĐ chính củ a đoạ n trích trên.


Câu 2: Cá c câ u in đậ m thuộ c kiểu nà o? Vì sao em biết?
Câu 3: Theo tá c giả , đêm tố i có nhữ ng huyền diệu nà o trong cuộ c số ng? Em thích điều nà o nhấ t, vì sao?
Câu 4: Nếu đượ c chọ n giữ a đêm tố i và á nh sá ng, em sẽ chọ n cá i nà o? Giả i thích?
Đề 3:
Đọ c thô ng tin sau và trả lờ i câ u hỏ i:
“Trong giai đoạn 2015-2017, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tử vong
do đuối nước ở trẻ em của nước ta cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một con số đáng buồn,
để lại những nỗi đau khôn nguôi cho gia đình và xã hội. Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao nhất khu vực.
Theo Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong ở trẻ em và người chưa thành niên do tai nạn thương tích tại Việt Nam. Chỉ một phút bất cẩn,
chỉ là sự thiếu kiến thức, kỹ năng, thiếu ý thức, đuối nước có thể cướp đi sinh mạng của các em, để lại
những nỗi đau khôn nguôi cho bao gia đình, cho xã hội sau này.
Đuối nước đã âm thầm cướp đi sinh mạng của 360 nghìn người mỗi năm trên toàn thế giới. 90% trong
số này xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Một nửa số trường hợp xảy ra ở khu vực Đông
Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Còn ở Việt Nam, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2015-2017, vẫn có khoảng 2.000 trẻ em tử vong
do đuối nước. Tử vong do đuối nước ở trẻ em ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao
gấp 10 lần các nước phát triển. Điều này ảnh hưởng đến quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền sống còn của trẻ.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nhận thức hạn chế của gia đình, cộng đồng, xã hội về
nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Trẻ em
chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Môi trường chung quanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây đuối nước trẻ em.”
(Theo Báo Nhân dân)

Câu 1: PTBĐ củ a đoạ n trích trên. Vì sao em biết?


Câu 2: Cá ch sắ p xếp trậ t tự trong câ u in đậ m có tá c dụ ng như thế nà o trong việc diễn đạ t củ a đoạ n vă n?
Câu 3: Theo tá c giả , nguyên nhâ n nà o dẫ n đến tình trạ ng trẻ em đuố i nướ c? Qua đó , em có suy nghĩ gì về
việc rèn luyện cá c kỹ nă ng số ng đố i vớ i trẻ em Việt Nam ngà y nay?
Câu 4: Bả n thâ n em đã đượ c trang bị nhữ ng kỹ nă ng nà o, thiếu nhữ ng kỹ nă ng nà o? Hã y trình bà y nhữ ng
dự định để bả n thâ n họ c cá c kỹ nă ng trong khi cò n là HS.

Đề 4: Đọ c câ u chuyện sau và trả lờ i câ u hỏ i:


Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên
đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có
muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa
lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không
khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không. Nhưng hạt cát vẫn theo người
nuôi trai về không một chút oán than.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế
giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
(Quà tặ ng cuộ c số ng)

Câu 1: PTBĐ chính củ a câ u chuyện.


Câu 2: Cá ch sắ p xếp trậ t tự từ trong câ u in đậ m thể hiện điều gì? Nêu tá c dụ ng củ a cá ch sắ p xếp đó .
Câu 3: Câ u chuyện gử i đến thô ng điệp nà o?
Đề 5: Đọ c bà i há t sau và trả lờ i câ u hỏ i:

NGƯỜI VIỆT NAM Người Việt Nam ngày nay vẫn thế,
Là người Việt Nam bạn nói gì khi tổ quốc đang gọi? Thề luôn gìn giữ nguyên vẹn non nước ông cha đã
Là người Việt Nam bạn làm gì khi tổ quốc đang cần? gây dựng 
Là người Việt Nam trong lúc này cần đứng sát bên Một Việt Nam hùng oai.
nhau  (Nhấ t Trung)
Thề không để một ai xâm lấn non sông Việt Nam. 
Là người Việt Nam yêu mọi người yêu cuộc sống hòa
Câu 1: PTBĐ chính củ a vă n bả n.
bình 
Câu 2: Bà i há t thể hiện nhữ ng tình cả m và
Là người Việt Nam sống chan hòa và sống tự cường 
mong muố n nà o củ a tá c giả ?
Là người Việt Nam luôn tự hào ngàn năm chống
Câu 3: Trậ t tự từ củ a nhữ ng câ u in đậ m đượ c
quân xâm lược 
sắ p xếp như thế nà o? Tá c dụ ng?
Và nếu phải lần nữa thì sẽ cùng nhau chiến đấu. 
Câu 4: Là mộ t họ c sinh, là đạ i diện củ a thế hệ
Người Việt Nam ngàn năm là thế 
trẻ Việt Nam, hã y trả lờ i hai câ u hỏ i ở đầ u bà i há t.
Thề không lùi bước bao giờ cho dẫu quân thù có
thế nào 

Đề 6:
Đọ c vă n bả n sau và trả lờ i câ u hỏ i:
Mỗi lần ở xa về, việc đầu tiên của những đứa cháu là đến bên ông bà “seo-phi”. Chính xác là sau tiếng
chào, đứa nào đứa nấy tranh nhau seo-phi cùng ông bà, rồi tản ra mỗi đứa một góc, ôm chiếc điện thoại, lướt,
chỉnh, thỉnh thoảng lại phá lên cười xem ra thích thú lắm. Chốc chốc trong bữa ăn có đứa giơ chiếc điện thoại
hiện đại to gấp đôi bàn tay của bà thì thầm: “Ông bà xem này, ai cũng khen ông bà đẹp lão cả”.
Đến đây thì cả ông và bà đều giật mình. Bà hỏi đi hỏi lại từng đứa rằng đây có phải là hình chụp bà
khi nãy, sao môi bà hồng và da bà láng bóng thế. Sao không thấy vành khăn nhung bà quấn quanh mái tóc,
rồi chiếc áo bà ba màu đất nay đâu? Ông gượng cười, giọng thủ thỉ như sợ những đứa cháu giận, rằng đây là
diễn viên trên tivi chứ không phải ông lẫn bà.
Lừa nhau. Bà nói bằng giọng giận hờn, rồi lủi thủi vào buồng trong lôi ra tấm hình chụp đại gia đình từ
hồi nào, hồi mà những đứa cháu này còn trên tay bồng bế. Bà nói thích như thế này, nhìn nó thật.
Những đứa cháu nhìn nhau lắc đầu, chúng thầm thì có khi ông bà lẫn thật, rồi chúi mắt vào điện thoại.
Cứ thế chuyến về thăm ông bà khiến những đứa cháu ở phố ở hai ba ngày là than chán. Chúng quẩn quanh
điện thoại, chẳng đứa nào đến cạnh ông, cạnh bà líu lo như ngày còn bé xíu.
(Theo Cách một màn hình, Đứ c Lộ c, Bá o Người lao động, 31/5/2018)

Câu 1: Vă n bả n trên đề cậ p đến hiện tượ ng phổ biến nà o củ a giớ i trẻ? Theo em, nguyên nhâ n chủ yếu
dẫ n đến hiện tượ ng nà y là gì?
Câu 2: Câ u in đậ m thuộ c kiểu câ u nà o? Mụ c đích nó i củ a câ u là gì?
Câu 3: Từ vă n bả n, hã y trình bà y nhữ ng tá c hạ i mà hiện tượ ng trong vă n bả n đã nêu.
Câu 4: Nêu nhữ ng thô ng điệp vă n bả n gử i đến thế hệ trẻ.
Đọ c vă n bả n sau và trả lờ i câ u hỏ i:
Đề 7:
        
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
  Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao  
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
… Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
 Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa (Chu Ngọ c Thanh)
"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Câu 1: Bà i thơ trên đượ c viết theo thể thơ nà o? Cho biết PTBĐ chính củ a bà i thơ.
Câu 2: Bà i thơ giú p em hiểu thêm điều gì về đấ t nướ c, con ngườ i Việt Nam? Tá c giả đã thể hiện thá i độ gì
khi nó i về đấ t nướ c mình?
Câu 3: Hã y rú t ra thô ng điệp củ a bà i thơ? Từ thô ng điệp ấ y, em thấ y bả n thâ n mình cầ n họ c tậ p và phá t
huy điều gì để là m rạ ng danh con ngườ i Việt Nam?
Câu 4: Việc trích dẫ n lờ i củ a Thủ tướ ng có tá c dụ ng như thế nà o? Nêu ý nghĩa đượ c thể hiện qua hai câ u:
“Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.”
Câu 5: Xá c định 1 BPTT có trong khổ thơ thứ 2 và nêu tá c dụ ng.

Đề 8: Đọ c vă n bả n sau và trả lờ i câ u hỏ i:
Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con
thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt lên “- Bà ấy không biết giặt,
có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé
vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.
Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói
với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người mẹ đáp: “Không sáng
nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
(Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, www.goctamhon.com)
Câu 1: Chỉ ra phương thứ c biểu đạ t chính đượ c sử dụ ng trong vă n bả n.
Câu 2: Qua nhữ ng lờ i bình phẩ m củ a cậ u bé, em nhậ n thấ y nhữ ng tính cá ch nổ i bậ t nà o củ a nhâ n vậ t?
Câu 3: Lờ i đá p củ a ngườ i mẹ "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy” có ý nghĩa gì?
Câu 4: Từ nộ i dung vă n bả n cù ng vớ i nhữ ng trả i nghiệm củ a bả n thâ n, em hã y trình bà y suy nghĩ về ý nghĩa
củ a sự thay đổ i cá ch nhìn cuộ c số ng theo hướ ng tích cự c.
Đề 9: Đọ c vă n bả n sau và trả lờ i câ u hỏ i:

Ngày không nắng kéo mây ngang trời Thì đất nước có yên bình?
Mang niềm lo âu trong sự sống Màu áo trắng anh hùng
Màu áo trắng đến mang hy vọng Kẻ thù chung vây quanh vô hình
Viết lên niềm tin Rời mái ấm gia đình
Mồ hôi rớt mắt cay không rời Lạnh lẽo thân mình
Trao tình thân bao la khắp nơi Màu áo lính anh hùng
Để một ngày thế giới thấy tiếng cười Không đạn bom nhưng bao hiểm nguy
Ai đêm khuya dầm sương? Góp giấc ngủ êm ấm, góp ân tình
Ai hằn sâu những vết thương? Ngày mai nắng sẽ lên ngang trời
Nếu ai cũng lo thiệt hơn Soi niềm tin dâng cao ngày mới
Cho phận mình sung sướng, nếu bỏ mặc Cảm ơn những cánh tay sáng ngời
Đầu chiến tuyến sẽ ra sao? Lặng lẽ giúp đời
Ai không lo ngày mai Chỉ cần ta vững bước
Ai chẳng cần được sống nhưng Nắm chặt tay xây lên hy vọng
Nếu không hy sinh ngày hôm nay Góp sức mình nhỏ bé giữ thanh bình.
Ngày mai có đến? Nếu run sợ (Màu áo anh hùng, Vicky Nhung)

Câu 1: Xá c định phương thứ c biểu đạ t chính đượ c sử dụ ng trong vă n bả n trên.


Câu 2: Theo em, hình ả nh “mà u á o anh hù ng” dù ng để chỉ đố i tượ ng nà o? Trong vă n bả n họ phả i chịu nhữ ng
mấ t má t, hy sinh gì?
Câu 3: Câ u in đậ m thuộ c kiểu câ u nà o? Chỉ rõ dấ u hiệu nhậ n biết.
Câu 4: Nếu là mộ t ngườ i con củ a nhữ ng ngườ i mang “mà u á o anh hù ng” trong vă n bả n, em có suy nghĩ và
hà nh độ ng như thế nà o?

Đề 10: Đọ c vă n bả n sau và trả lờ i câ u hỏ i:


Đừng vui quá. Sẽ có lúc buồn.
Đừng buồn quá. Sẽ có lúc vui.
Tiến bước mà đánh mất mình, con ơi, dừng lại.
Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.
Nhìn xuống thấp để biết mình chưa cao.
(Trích Gửi con – Bù i Nguyễn Tườ ng Kiên)

Câu 1: PTBĐ chính đượ c sử dụ ng trong vă n bả n trên.


Câu 2: Tìm mộ t câ u cầ u khiến có trong vă n bả n và chỉ rõ dấ u hiệu nhậ n biết.
Câu 3: Đoạ n thơ gợ i cho em nhữ ng suy nghĩ và cả m gì về quy luậ t củ a cuộ c số ng? Bả n thâ n em cầ n là m gì để
thích ứ ng vớ i quy luậ t ấ y?

You might also like