You are on page 1of 57

BÁO CÁO:

MÔN QUẢN TRỊ MÀU


NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÝ MÀU
ISO 12647, SWOP, GRACOL,
CHO TÁCH MÀU, IN THỬ VÀ IN

GVHD: Thầy Nguyễn Long Giang


SVTH: Nguyễn Thị Tấm _14148053
Phạm Mỹ Hảo_14148015
Lê Ngọc Quỳnh Như_14148042
Nguyễn Thị Trang_ 14148064
Nguyễn Thành Sĩ _14148050

TP.HCM, tháng 12 năm 2017


MỤC LỤC
I. Các nguyên tắc quản lý màu sắc .…...…………………………………………1
I.1. Chu trình làm việc từ hợp đồng tới in....………………………………...…..2
I.2. Profile máy scan và máy ảnh kỹ thuật số ...………………………………....4
I.3. Profile màn hình ………….....………………………………………………..5
I.4. Đặc tính và profile cho quá trình in …………………………………………6
I.5. Những profile tiêu chuẩn cho hệ thống in offset ……………………………7
I.6. Chuyển đổi màu với hồ sơ màu ……………………………....……….……..8
I.7. Màu làm việc chính xác với dữ liệu CMYK ………………....……….……..9
I.8. Chu trình làm việc đơn giản với dữ liệu CMYK …………....……….…....10
I.9. Quản trị màu với dữ liệu RGB ……………………………....……….…….11
I.10. Quản lý màu với hồ sơ đã được nhúng …………………....……….…......12
I.11. Phân chia sản xuất và truyền thông …………………....……….…...........13
I.12. Các loại giấy với chất làm tăng độ trắng quang học trong chuỗi hồ sơ....17
II. ISO 12647, GRACOL VÀ SWOP CHO TÁCH MÀU, IN THỬ VÀ
IN SẢN LƯỢNG …………………....……..…………………....……….…........18
II.1 Vai trò của tiêu chuẩn ISO ...........…………………....……….….…....…...18
II.2 Tổng quan về công cụ xung quanh ISO 12647 ……....……….….…....…..22
II.3 Profiles từ Adobe và ECI trong quy trình sản xuất ……....……….….…..23
II.4 Media Wedge CMYK trong quá trình sản xuất ……....……….….......…..24
II.5 Các ứng dụng của Altona Test Suite .……....……….….......…..….…........25
II.6 Tái tạo màu cho các loại giấy ISO khác nhau .……....……….….......…....26
II.7 Lớp mực in và mật độ tông nguyên .……....……….….......….....................28
II.8 Dotgain / TVI của các loại giấy .……....……….….......…............................29
II.9 Cân bằng xám........................ …….….......…..........................…….…..........32
II.10 Giá trị Lab của màu tông nguyên trong ISO 12647 …………………......33
II.11. Tiêu chuẩn trong tái tạo màu ……….…...........………………….............35
II.12. TAC và tạo màu đen ……….…...........……………………………...........36
II.12.1. Màu đen dài và ngắn ……….…...........……………………………........36
II.12.2. Độ rộng và hẹp của màu đen ……….….........………………………...38
II.12.3. Cân bằng xám chính xác trong in ……….…...........…………………..38
II.12.4. Không “Graying-out” cho tông da ………............………………........38
II.12.5. Áp dụng cho tất cả các loại giấy ………............………………............39
II.13. Mối quan hệ của màu K với CMY ………............………………............39
II.14. UCR và GCR ………............………………............………………..........40
II.14.1 UCR và GCR: sự quan trọng của màu giấy ......……………….............42
II.14.2 UCR và GCR trong chương trình khác ......………………....................44
II.15. Sự tạo ra màu đen trong hồ sơ EIC ......……………….............................46
II.16. Tiêu chuẩn profile cho ống đồng, continuous form và newsprint ..........47
II.17. Lịch sử của FOGRA39 ……………………………………………………48
II.18. Tổ chức mới nhất từ Mỹ: SWOP, GRACoL và G7......………………....49
II.19. In thử kỹ thuật số theo GRACoL và SWOP ......………………..............50
II.20. GRACoL / SWOP profiles trong sản xuất workflow ......……………….51
II.21. Sự hiệu chuẩn G7 của quy trình in .………………..........……………….52
II.22. FOGRA / ISO 12647-2 so với G7 ......………………................................53
I. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MÀU SẮC
Quản lý màu sắc phục vụ mục đích đảm bảo độ chính xác của màu sắc
thông qua toàn bộ quy trình công việc từ bản dự thảo ban đầu đến sản phẩm in
cuối cùng. Để đạt được điều này cần có bản đồ các đặc tính màu sắc của mỗi
thiết bị đầu vào và đầu ra trong không gian màu Lab và để lưu trữ thông tin này
trong các profile màu. Bằng cách này, màu sắc cuối cùng của tờ in có thể được
mô phỏng ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất.
I.1. Chu trình làm việc từ hợp đồng tới in
Giữa ý tưởng và chọn vật liệu in là các
công đoạn sản xuất. Để có độ tin cậy cao
về màu sắc, cần phải quyết định loại giấy
chung trước khi bắt đầu sản xuất. Điều
này là do xác định màu sắc trong đồ hoạ,
tối ưu hóa việc quét trong repro và việc
sản xuất bản in thử ký mẫu luôn dựa trên
giấy trong bản in sản lượng. Trong hợp
đồng, cần xác định loại giấy và xác định
tiêu chuẩn in thử phù hợp.

Hợp đồng với giấy đã được xác định


trước và các tiêu chuẩn in thử cũng
như cung cấp hình ảnh (kỹ thuật số
hoặc tương tự)

1
Hình ảnh có thể scan hoặc từ máy chụp hình

Xử lí dữ liệu trên màn hình

Bản in thử để kí hợp đồng in trên


máy in phun

Sau khi đã xác định loại giấy chung, nhà thiết kế tạo ra bố cục và sau đó
là artwork. Trong thời gian này, họ đảm bảo rằng các dữ liệu hình ảnh được
chuẩn bị cho các loại giấy thích hợp và sắp xếp một hợp đồng in thử kỹ thuật
số của tài liệu cuối cùng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và thiết bị, nhà thiết kế sẽ
thực hiện tất cả những điều này hoặc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ
khác.

Mặc dù quá trình này có vẻ đơn giản trên giấy, trên thực tế đôi khi nó
rất phức tạp. Máy ảnh kỹ thuật số, máy quét, màn hình và máy in phun tái tạo
màu sắc khác với màu sắc ở máy in offset. Quản lý màu cân bằng những
khác biệt này với sự trợ giúp của hồ sơ màu. Ngoài ra, tất cả những người
tham gia cần phải quyết định ai thực hiện phần nào của quá trình và các dữ
liệu được cung cấp.

2
Hợp đồng in thử kỹ thuật số theo loại
giấy ( tiêu chuẩn tráng phủ được xác
định trước trong hợp đồng).

Sản xuất in được


hiệu chuẩn để in thử

Hình ảnh dữ liệu số -


một bản in thử tương tự
được thực hiện nếu
không có bản in thử kỹ
thuật số có sẵn.

3
I.2. Profile máy scan và máy ảnh kỹ thuật số

Máy quét dựa trên sự tái tạo của mắt người. Các bộ lọc màu trong máy
quét thể hiện từ ba loại màu cơ bản là RGB.
Scan là thiết bị phụ thuộc vì vậy với cùng bài mẫu nhưng với các loại
máy quét khác nhau thì cho giá trị màu khác nhau. Có các bộ lọc lọc ra các
vùng tương đối hẹp của quang phổ và các loại khác có xu hướng khá rộng. Sự
khác biệt này có thể được sửa lại bằng một hồ sơ của máy quét.

Điều kiện cần để tạo profile:

1. Thang màu tham chiếu : ( 1 bảng màu IT8 chứa khoảng 100 màu)

2. File tham chiếu chứa tất cả các giá trị trong bảng màu IT8 dưới dạng
giá trị Lab

Thang màu tham chiếu được quét. Các giá trị RGB được quét được gán
cho các giá trị Lab chính xác trong file tham chiếu.Từ đó phần mềm tạo profile
sẽ so sánh giá trị trên file và trên bảng màu IT8 của file tham chiếu . Mỗi máy
quét yêu cầu hồ sơ màu riêng của nó và người sử dụng thường tạo ra hồ sơ quét
cho các thiết bị cá nhân.

Máy ảnh kỹ thuật số

Hồ sơ cá nhân chỉ được sử dụng trong trường hợp đặc biệt với máy ảnh
kỹ thuật số. Theo quy tắc, máy ảnh kỹ thuật số đã cung cấp dữ liệu hình ảnh
RGB được tối ưu hóa màu cho các tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn có liên
quan được sử dụng trong các chương trình chỉnh sửa hình ảnh để xác định
không gian màu RGB.

Profile cho không gian màu RGB Profile camera

4
Để trao đổi dữ liệu có những không gian màu RGB tiêu chuẩn cụ thể cho
hình ảnh từ máy ảnh số
Một hồ sơ cá nhân chỉ được tạo ra trong các trường hợp đặc biệt cho
một máy ảnh kỹ thuật số
I.3. Profile màn hình
Màn hình sử dụng không gian màu RGB, hình ảnh được thể hiện bằng
cách điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh trong một hàng bao gồm ba huỳnh quang nhỏ
cho mỗi màu cơ bản. Mỗi độ sáng của huỳnh quang được điều khiển bởi catot.
Các màu sắc sau đó hợp nhất trong mắt. Các màn hình TFT hiện đại, mô tả kỹ
thuật, hoạt động khác nhau, nhưng cố gắng để mô phỏng màu sắc của màn hình
CRT tốt nhất có thể.

Màn hình có khả nảng thể hiện màu sắc sáng hơn, độ bão hòa cao hơn
trên tờ in. Vì màn hình là phụ thuộc thiết bị nên cùng một bài nhưng nhìn trên
các màn hình khác nhau ta sẽ cảm nhận được các màu khác nhau. Sự khác biệt
này sẽ được quyết bằng hồ sơ màu màn hình.

Để tạo hồ sơ màu ta cần 2 thứ:

- Máy đo màu trên màn hình

- Phần mềm chứa các file gồm các ô màu (file tham chiếu) trên màn hình
dưới dạng giá trị Lab.

Trong quá trình tạo profile, phần mềm tạo profile sẽ hiện thị từng màu
tương ứng với giá trị tham chiếu và máy đo màu sẽ lần lượt đo các màu và báo
cho phần mềm biết. Máy đo màu phân tích quang phổ của màu và chuyển đổi
những kết quả sang không gian Lab. Mỗi giá trị RGB trong file thực nghiệm
được gán một giá trị Lab tương ứng. Mỗi giá trị Lab thì bây giờ cũng là một
cặp với RGB.

Điều kiện đủ để tạo profile cho màn hình :

- Thiết bị ổn định: Độ tương phản, độ sáng không thay đổi

- Luôn đặt trong cùng một nguồn sáng

Tuy nhiên do đặc tính của mỗi thiết bị đều không ổn định nên việc tạo
profile sẽ có nhiều biến đổi.

5
Chi tiết về bảng hồ sơ quản lý màu. Trong thực tế, số lượng các giá trị
màu ghi lại khác nhau giữa 27 và 32.000 tùy thuộc vào tính chính xác của hồ
sơ.

I.4. Đặc tính và profile cho quá trình in

Khác với máy quét và màn hình, việc định hình các quy trình in phức tạp
hơn nhiều. Điều này dựa trên sự biến đổi với màu nào có thể được áp dụng cho
giấy. Về cơ bản, quá trình in có thể được mô tả bằng các thông số sau:

– Đặc tính quá trình in

– Loại giấy sử dụng

– Mực in

– Khả năng truyền mực.

Điều này có nghĩa là không thể có profile màu cho máy in đúng cho tất
cả máy in mà ta chỉ tạo hồ sơ cho một máy in tương ứng với điều kiện in và
nguyên vật liệu đã cụ thể .

Để tạo profile màu cho máy in :


- Từ file tham chiếu (mỗi ô màu được gán một giá trị Lab tương ứng)

- In file tham chiếu trong điều kiện in thật về máy, giấy, mực
- Máy đo màu đo giá trị của file tham chiếu sau khi in xong.

6
Sự khác nhau của đặc tính thiết bị in và hồ sơ màu.
Dữ liệu đặc tính thiết bị in rất đơn giản là một file chữ gồm các giá trị màu ứng
với mỗi giá trị CMYK được gán giá trị Lab tương ứng sau khi các file tham
chiếu được in ra và đo giá trị đó. Hồ sơ màu được tạo ta từ phần mềm tính toán
từ các dữ liệu về đặc tính của máy in nhưng có tính đến các biến đổi của quá
trình in. Từ file đặc tính máy in ta có thể tạo ra nhiều hồ sơ màu ứng với các
loại giấy khác nhau.
Máy đo màu sẽ đo các ô màu sau khi được in ra.
Và báo cho phần mềm tạo hồ sơ màu

Đặc tính dữ liệu là một file chữ đơn giản, mỗi


giá trị CMYK của các ô màu sẽ được gán giá trị
Lab trong máy đo màu

Profile cho máy in offset hoặc in phun tính toán


bởi profile từ dữ liệu mô tả đặc tính

I.5. Những profile tiêu chuẩn cho hệ thống máy in offset

Profile tiêu chuẩn cho máy in offset


Việc tạo và sử dụng profile riêng biệt cho
máy in offset gặp phải một vài vấn đề. Sử dụng
các profile chuẩn cho ofset thì an toàn hơn và có
nhiều hiệu quả cho cả nghành công nghiệp. Các tổ
chức như là FOGRA,CGATS, cung cấp dữ liệu đặc tính trên mạng. Có các dữ
liệu khác nhau được thiết lập cho các loại giấy khác nhau như là tráng phủ,
không tráng phủ, tráng phủ cuộn. Một vài tổ chức và nhà cung cấp ECI, SWOP,
GRACoL và Adobe, cung cấp profile dựa trên dữ liệu đặc tính thiết bị tiêu
chuẩn.

7
Profile tiêu chuẩn cho in thử
Việc tái tạo màu liên tục là yếu tố quyết định cho hệ thống in thử. Do đó, cần
hiệu chỉnh chúng thường xuyên với một quang phổ kế. Nếu một hệ thống in
thử được hiệu chỉnh cho một hoàn cảnh in cụ thể, thì không có vấn đề gì khi
làm việc với profile tiêu chuẩn được cung cấp bởi nhà sản xuất . Điều này tránh
phải tạo ra một profile cá nhân cho máy in thử đang được sử dụng. Tuy nhiên,
nếu dùng loại giấy mà nhà sản xuất không cung cấp trong hồ sơ thì bạn cần tạo
hồ sơ cá nhân cho loại giấy đó.
I.6. Chuyển đổi màu với hồ sơ màu
Mỗi hồ sơ màu chứa một bảng dữ liệu và RGB, CMYK của thiết bị tạo ra với các
giá trị Lab tương ứng. Không gian màu Lab như một giao diện chuyển đổi màu cho
các profile màu. Ví dụ, scan (RGB) in ra (CMYK) theo chuẩn ISO thì hồ sơ máy
scan (RGB) chuyển sang Lab rồi Lab chuyển qua hồ sơ máy in (CMYK) trên giấy
tráng phủ.

Hệ thống quản lí màu đảm bảo thông qua các hồ sơ màu từng giá trị RGB của scan
sẽ được gán giá trị CMYK của máy in với cùng giá trị Lab. Do không gian màu
Lab mô tả màu sắc theo thị giác của người nên việc chuyển đổi từ giá trị màu scan
->màu in cũng đảm bảo.

Bởi vì mỗi profile màu đều kết nối với không gian màu Lab, việc chuyển đổi giữa
các không gian màu cũng có thể được thực hiện thông qua không gian màu, vì vậy
việc chính xác của profile màu quyết định đến sự phục chế màu. Tuy nhiên, nếu các
điều kiện tạo ra hồ sơ thay đổi như độ sáng, độ tương phản, tính ổn định của thiết
bị… thì phục chế màu không còn chính xác. Khi đó hồ sơ màu cần được khảo sát
lại.

Việc chuyển đổi màu giữa


các thiết bị được thực
hiện thông qua giao diện
của không gian màu Lab

8
I.7. Màu làm việc chính xác với dữ liệu CMYK
Phần lớn công việc quản lí màu liên quan đến việc mô phỏng màu của
tờ in cuối cùng trên màn hình và máy in thử, việc quản lí màu chính là xử lí
các dữ liệu CMYK trong mối liên hệ đến khoảng không gian màu phục chế
được trên giấy, làm việc với các không gian màu RGB và chuẩn bị dữ liệu
RGB để in.

Không có một chuẩn chung và bắt buộc cho máy scan, màn hình, máy
in. Một mảng quan trọng trong việc vận hành hệ thống quản lí màu là điều
chỉnh riêng biệt các thiết bị này theo tiêu chuẩn CMYK cho in offset.

Làm việc với máy scan đã có profile và dữ liệu CMYK

Dữ liệu RGB sau khi scan sẽ được chuyển qua profile màu của máy scan rồi
chuyển thành giá trị Lab. Các dữ liệu Lab này chuyển sang dữ liệu CMYK
theo hồ sơ mày của máy in offset chuẩn trên loại giấy tráng phủ. Sản phẩm
cuối cùng là bộ dữ liệu CMYK được tối ưu hóa theo tiêu chuẩn in offset trên
giấy tráng phủ.

Quá trình tạo ra dữ liệu RGB bằng máy scan

Profile máy scan: chuyển giá trị RGB sang Lab

Prolie máy in offset chuẩn trên giấy tráng phủ từ giá trị Lab
sang RGB

Kết quả: Dữ liệu CMYK tối ưu được thiết lập cho giấy tráng
phủ chuẩn

Dữ liệu CMYK trên màn hình đã tạo hồ sơ màu

Để biểu diễn các dữ liệu CMYK theo một tiêu chuẩn in đã được xác
định, đầu tiên dữ liệu sẽ đi qua hồ sơ màu của máy in rồi chuyển đến hồ sơ

9
màu cả màn hình. Hồ sơ màu của máy in sẽ chuyển dữ liệu CMYK thành
Lab, sau đó giá trị Lab này sẽ được hồ sơ của màn hình ghi nhận ra chuyển
sang RGB để hiển thị trên màn hình. Dữ liệu CMYK từ một nguồn chưa biết
sẽ được hiển thị chính xác trên màn hình và sẽ được in ra theo một tiêu
chuẩn in đã được xác định.

Dữ liệu CMYK trên máy in thử đã được tạo ra hồ sơ

Cũng giống như trên màn hình. Đầu tiên dữ liệu CMYK sẽ đi qua hồ
sơ màu của một tiêu chuẩn in cụ thể rồi chuyển qua dữ liệu Lab. Giá trị Lab
này chuyển sang hồ sơ của máy in thử rồi chuyển sang CMYK của máy in
thử.

Kiểm soát chất lượng trong in thử

Tái tạo màu sắc của thiết bị đầu ra được điều khiển bằng cách sử dụng
một thang kiểm tra. Mở rộng quá trình này, nó có thể được sử dụng để kiểm
soát in thử. Mục đích không chỉ để kiểm soát thiết bị đầu ra mà còn tương
tác với các profile quản lý màu. Thử nghiệm này cho phép dự đoán rõ ràng
việc in offset sẽ được mô phỏng trên máy in thử như thế nào. Nếu giấy tráng
phủ tiêu chuẩn được sử dụng để in thử, sau đó wedge kiểm soát cũng phải
tuân thủ các giá trị màu của giấy tráng phủ chuẩn.

I.8. Chu trình làm việc đơn giản với dữ liệu CMYK

Trong một kế hoạch quản lý màu đơn giản với dữ liệu CMYK của
một tiêu chuẩn in đã được xác định (trong trường hợp này là giấy tráng phủ)
các quy trình được mô tả kết hợp với nhau để tạo ra hình dưới:
Khi bắt đầu một dự án in, nó sẽ xác định loại giấy nào sẽ được sử
dụng và tiêu chuẩn nào sẽ được sử dụng để in thử. Điều này được ghi trong
hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ.

Các dữ liệu hình ảnh kỹ thuật số và tương tự được cung cấp với thông
tin này.

Dữ liệu CMYK khách hàng cung cấp được chuyển đổi trực tiếp. Còn
dữ liệu RGB sẽ đi qua hồ sơ của KGM RGB để chuyển thành giá trị Lab
tương ứng rồi được chuyển sang hồ sơ màu của máy in offset chuẩn. Dữ liệu
vẽ tay hay ảnh chụp sẽ được scan (RGB) rồi đưa qua hồ sơ màu của máy
scan chuyển về Lab sau đó chuyển qua CMYK của máy in.

10
Để hiện thị hình ảnh CMYK trên màn hình, toàn bộ hình ảnh CMYK
sẽ phải chuyển sang hồ sơ màu của máy in rồi chuyển thành Lab rồi chuyển
sang hồ sơ màu của màn hình để đổi Lab sang RGB

In màu để khách hàng kí duyệt được thực hiện trên máy in thử giả lập
máy in thật. Quá trình chuyển đổi được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng thay vì
chuyển sang hồ sơ màu của màn hình thì nó chuyển sang hồ sơ của máy in
thử.

Khi xuất phim hay hay ghi kẽm, dữ liệu CMYK không chuyển đổi do
vậy bản in thử đóng vai trò của một bản in thật để khách hàng kí duyệt.

I.9. Quản trị màu với dữ liệu RGB

Việc chuyển đổi thành giá trị CMYK để in Ofset không phải lúc nào
cũng là mục tiêu chính cho xử lí ảnh kỹ thuật số. Trong trường hợp này,
không gian màu RGB là trung tâm của việc quản lý màu sắc. Tất cả các
ảnh được lưu vào máy tính bằng máy quét, máy ảnh kỹ thuật số hoặc hình

11
ảnh từ CD phải được chuyển đổi sang không gian màu RGB được xác định,
trừ khi chúng đã tồn tại ở dạng RGB. Hình ảnh minh họa dưới đây cho thấy
quá trình xử lý ở máy ảnh bán chuyên nghiệp với các hình chụp ở không
gian màu sRGB. Khi hình ảnh được hiển thị trên màn hình hay in ra trên
máy in thử, trước hết chúng phải đi qua hồ sơ màu sRGB rồi mới đi đến hồ
sơ màu của thiết bị xuất ra.

Quy trình làm việc với các


dữ liệu RGB và sự chuyển đổi
dữ liệu trong hệ thống chế bản:
nếu một không gian màu RGB
khác nhau được sử dụng trong
suốt quá trình xử lý hình ảnh,
một sự thay đổi màu sắc sẽ xảy
ra trong quá trình chuyền dữ liệu,
như mô tả trong hai bức ảnh này.

Dưới đây: DQ-Tool (Digital Quality-Tool) từ Hiệp hội Công nghiệp


Nhiếp ảnh Đức:

Ấn tượng màu sắc của tông màu da trong không gian màu sRGB
(giữa) và các không gian màu ECI-RGB (bên phải)

Phá vỡ điểm ảnh khi chuyển đổi dữ liệu RGB

Chuyển đổi không gian màu là một trong những điểm quan trọng nhất
trong quản lý màu sắc: nếu thiết bị tiếp nhận một hình ảnh RGB sử dụng
không gian màu làm việc RGB khác với không gian màu của hình ảnh thì
các giá trị RGB của ảnh sẽ được biên dịch sai, và khi chuyển đổi sang
CMYK, sẽ bị pha trộn màu sắc.

I.10. Quản lý màu với hồ sơ đã được nhúng

Để chuyển tới thiết bị phục chế hồ sơ màu của thiết bị tạo ra hình ảnh,
hồ sơ màu của thiết bị phải được nhúng vào file ảnh khi ảnh được lưu. Nếu
ảnh không có hồ sơ màu thì người kỹ thuật viên có thể xác lập thông số quản

12
lý màu trong chương trình ứng dụng (như Photoshop) để giả định hồ sơ màu
nhúng cho chúng.

Các file đã nhúng hồ sơ màu


được mô tả trong minh họa sau

Khi ảnh được nhúng hồ sơ


màu RGB và được mở lên
đúng không gian màu thì sẽ
không có sự sai lệch màu xảy
ra.

Các hồ sơ nhúng trong dữ liệu CMYK

Các hồ sơ màu được nhúng trong các hình ảnh RGB cho chuẩn bị in
thường được ưu tiên sử dụng. Bằng cách nhúng hồ sơ màu, hình ảnh mới
được đảm bảo chuyển đổi chính xác sang hồ sơ màu CMYK của thiết bị in
chuẩn.

Nếu các hình ảnh CMYK với các hồ sơ màu đã nhúng được đặt trong
một chương trình có các thông số quản lý màu không chính xác thì hình ảnh
sẽ bị sai màu. Các chương trình như Adobe InDesign CS2 hoặc mới hơn có
sẵn các thiết lập màu sắc tiêu chuẩn để ngăn cản sự sai lệch màu của hình
ảnh được nhập vào. Với các phiên bản trước đó cần phải được thiết lập bởi
người có kinh nghiệm và kiến thức về quản lí màu.

Cùng với các file ảnh định dạng thông thường, các file PDF cũng
được đánh dấu với các chuẩn CMYK mà chúng được tạo ra. Trong định
dạng PDF/X việc đánh dấu nhận dạng này là yêu cầu bắt buộc khi chuyển
file PDF đi in.

I.11. Phân chia sản xuất và truyền thông

Khi làm việc với dữ liệu RGB, sự chuyển đổi dữ liệu giữa hai giai
đoạn sản xuất là một điểm quan trọng trong quản lý màu sắc. Trong thực tế,

13
dữ liệu cho những giai đoạn tiếp theo của sản xuất được chuyển đổi. Hình
minh họa sau đây cho thấy việc sử dụng các hồ sơ màu và chuyển đổi dữ
liệu ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất cho đến các tệp PDF đã
in bao gồm bản in thử, phim hoặc bản kẽm và tờ in phù hợp với bản in thử.

Để chuyển vào chương Bản in thử để Quá trình xuất


Qui trình tiêu biểu trong
trình dàn trang hay cho khách hàng ký phim hay ghi
việc chỉnh sửa hình ảnh
việc in ấn, hình ảnh cần phải được bản không yêu
RGB với dữ liệu được
AdobeRGB được chuyển làm chính xác từ cầu quản lý
nhúng hồ sơ màu Adobe màu.
đổi sang không gian màu file PDF
RGB từ máy ảnh KTS,
in CMYK tiêu chuẩn.
việc hiển thị trên màn hình
và chuyển đổi dữ liệu với Không gian màu này được
hồ sơ màu Adobe RGB mô phỏng trên một màn
được nhúng. hình đã có hồ sơ màu và
file PDF CMYK được
nhúng hồ sơ màu của máy
in offset.

Trong khi in sản lượng, người thợ in điều


chỉnh màu sắc trên máy in để đạt được sự
phù hợp tối ưu giống với tờ in thử .

14
Quản lý màu sắc không chỉ là kỹ thuật quan trọng cho việc sử dụng
màu sắc hiệu quả và đảm bảo, mà còn là phương tiện truyền đạt giữa tất cả
các công đoạn làm việc. Vai trò và nhiệm vụ của quản lý màu được xác định
qua các gian đoạn của quá trình làm việc sau:

1. Thợ chụp ảnh: chụp ra các hình ảnh có dữ liệu RGB;

2. Thiết kế đồ họa/chế bản: chuyển đổi dữ liệu hình ảnh RGB sang
CMYK, bố cục, và hình ảnh in thử theo tiêu chuẩn in offset;

3. Thợ in: điều chỉnh việc in phù hợp để tạo ra tờ in giống với mẫu
in thử

Thợ in:
Thiết kế đồ họa / chế bản: Vui lòng gửi cho chúng tôi dữ liệu CMYK ở định
dạng PDF / X. Mẫu in thử phải tuân theo loại
Vui lòng gửi cho chúng tôi hình ảnh RGB. giấy như điều kiện in thật.
với hồ sơ được nhúng
Thợ chụp hình: giấy
Thiếtcho
kế in
đồsản
họalượng và các hồ sơ tiêu chuẩn.
/ Repro:
Đính kèm dữ liệu CMYK dưới dạng PDF / X, cùng
Đính kèm các hình ảnh ở KGM AdobeRGB và nhúng
với bản in thử kí mẫu trong tiêu chuẩn KGM tráng
tất cả các profile có liên quan phủ

nhúng trong các tệp tin. một mẫu in thử trong không gian màu tiêu chuẩn

Photographe Graphics/Repro Printe


r r

Thợ chụp ảnh cung Sau đó, dữ liệu RGB Các dữ liệu
cấp dữ liệu RGB sẽ được chuyển đổi từ PDF / X và bài
với 1 hồ sơ đã không gian làm việc mẫu được kiểm
được nhúng cho RGB (từ hồ sơ tra bởi các thợ
người thiết kế đồ nhúng) sang không in. Sau đó, thợ
họa hoặc chế bản . gian màu CMYK tiêu in sẽ điều chỉnh
chuẩn thích hợp với cho phù hợp với
máy in. Dữ liệu bài mẫu.
CMYK PDF/X và bài
mẫu sau đó được
chuyển tiếp.

15
Trong khi đó, giá thành ngày càng giảm của máy quét cao cấp, máy
ảnh kỹ thuật số và máy in hiện nay tạo ra những trường hợp khác nhau cho
người đảm nhận từng giai đoạn sản xuất:
1. Người thiết kế đồ họa nhập hình ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số
vào bố cục và cung cấp dữ liệu in, kể cả màu in, cho đến máy
in.
2. Một bộ phận xử lý ảnh chuyên nghiệp và tạo ra bài mẫu.
3. Bộ phận sản xuất phối hợp liên lạc với thợ chụp ảnh, nhà thiết
kế đồ hoạ, chế bản và thợ in.
Các quy trình quản lý màu cơ bản đều có thể so sánh trong từng
trường hợp. Chi phí cho việc kiểm soát chất lượng của bộ phận sản xuất
cao hơn của các người thiết kế đồ họa. Cùng với việc xử lý kỹ thuật các hồ
sơ, sự phù hợp giữa tất cả công đoạn đóng một vai trò lớn. Về cơ bản, giai
đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất cho biết giai đoạn trước và giai đoạn
hiện tại truyền đạt những gì sẽ được phân phối.

Một bản xem trước nhanh của chương sau


Nó liên quan đến quy trình làm việc đã được kiểm chứng bởi các công ty lớn
và nhỏ hoạt động ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Với tiêu chuẩn quốc tế ISO 12647 và các thông số kỹ thuật từng quốc
gia, có một khuôn khổ cho các tổ chức công nghiệp như FOGRA, CGATS,
SWOP, GRACoL, Liên đoàn Công nghiệp In và Truyền thông Đức và the
European Color Initiative (ECI) đã phát triển các công cụ và phương pháp
kiểm soát hữu ích. Chương tiếp theo dành riêng cho ISO 12647, GRACoL
và SWOP cùng với các công cụ thích hợp.

16
Các hồ sơ chuẩn (ECI, Adobe, GRACoL,
SWOP) và các thanh kiểm tra để kiểm
soát in thử FOGRA (trên) và IDEAl-
liance (dưới) là những công cụ cơ bản
trong thực tiễn để thực hiện các tiêu
chuẩn ISO 12647, GRACoL và SWOP,
chương tiếp theo.

I.12. Các loại giấy với chất làm tăng độ trắng quang học trong chuỗi
hồ sơ
Ví dụ sau đây cho thấy ảnh hưởng của chúng trên một số quy trình
quản lý màu cơ bản.

Trong quản lý màu sắc, nếu hồ Nếu giấy tham chiếu cho hồ Ở đây, để so sánh, màu sắc
sơ màu cho việc in offset được sơ của máy in thử có chứa trung tính ban đầu
dựa trên một bài in tham chiếu, nhiều chất làm trắng quang
trên giấy có chứa nhiều chất học, sự tái tạo màu sẽ ngã
làm trắng quang học, màu sắc vàng. Các hồ sơ in thử cố
trên màn hình hiển thị và tờ in gắng bù trừ cho các giấy
thử sẽ được tái sản xuất ngã ngã xanh
xanh.

17
II. ISO 12647, GRACOL VÀ SWOP CHO TÁCH MÀU, IN THỬ VÀ
IN SẢN LƯỢNG
Như đã thảo
luận trong chương
trước, chu trình làm
việc của sản xuất in
ấn rất nhiều, được
chia thành từng giai
đoạn. Các tiêu chuẩn
xác định và các giai
đoạn kiểm soát là cần
thiết để đảm bảo
truyền và chuyển đổi
dữ liệu hiệu quả giữa
các giai đoạn.

Ngoài ra nó tiện dụng để sử dụng với những điều cơ bản của in và


ảnh hưởng của giấy trong việc tái tạo màu sắc. Kiến thức cơ bản này là điều
kiện bắt buộc để tối ưu hóa việc quét bằng sự trợ giúp của quản lý màu sắc
cho các loại giấy tương ứng hoặc tạo ra một tờ in mẫu kỹ thuật số cho in sản
lượng.

II.1 Vai trò của tiêu chuẩn ISO

Trong ngành công nghiệp sản xuất, tiêu chuẩn và qui tắc đóng một vai
trò lớn khi các công ty khác nhau làm việc cùng nhau. Trong ngành in và
quản lý màu, danh sách các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng quan trọng trong
những năm qua.

Các tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng bởi tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
(International Standards Organization) viết tắt là ISO - trong đó các đơn vị,
các cơ quan quốc gia cho các khu vực khác nhau đang hoạt động. Tại Đức,
nó là Viện Tiêu chuẩn Đức (Deutsches Institut für Normung, DIN). Nhiều

18
tiêu chuẩn ISO được dịch sang tiếng Đức và sau đó xuất bản qua DIN. Các
tiêu chuẩn DIN và tiêu chuẩn ISO có thể được lấy bởi mọi người từ
www.iso.org, dưới dạng in hoặc dưới dạng tệp PDF.

Nếu các tiêu chuẩn quốc tế được xác định và có các sản phẩm cụ thể
làm việc theo các tiêu chuẩn này thì đây là lợi thế của người sử dụng vì
không một nhà sản xuất nào có thể thay đổi một cách bừa bãi các tiêu chuẩn
này. Ví dụ, đối với ISO 15930, còn được gọi là PDF / X, là tiêu chuẩn với
các thông số chính xác về thành phần của các tập tin PDF để in. Mặc dù
Adobe phát triển định dạng PDF và xây dựng các tính năng này cho các
chương trình ứng dụng và RIP của riêng mình nhưng Adobe vẫn không thể
tự ý thay đổi tiêu chuẩn PDF / X và loại trừ sự cạnh tranh của nó.

Sau đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về các tiêu chuẩn ISO được lựa
chọn có liên quan đến việc quản lý màu và in ấn:

ISO 12642 cho test chart để tạo hồ sơ

Trong tiêu chuẩn này, thành phần


của test chart để tạo ra các hồ sơ màu
được xác định trước. Nếu các bảng màu
tiêu chuẩn này được xác định trước được
in và đo, các giá trị đo này có thể được sử
dụng để tạo các hồ sơ với tất cả chương
trình hỗ trợ các biểu đồ này. Cùng với các
bảng mẫu thử ISO 12642 nhà sản xuất
cung cấp trong từng trường hợp hồ sơ riêng biệt, tuy nhiên, không được hỗ
trợ bởi các nhà sản xuất khác. Nếu bạn muốn so sánh các chương trình khác
nhau để tạo hồ sơ, nên sử dụng các bảng màu của ISO 12642.

19
ISO 12640 cho đặc điểm dữ liệu
ISO 12640 được giới hạn ở định dạng dữ liệu đo màu từ bảng màu thử
nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 12642 nên được lưu sau khi đo. Trước đó, nhiều
chương trình được sử dụng cho việc tạo các cấu hình màu sắc lưu dữ liệu
này trong các định dạng của riêng nó. Dữ liệu đo màu được lưu theo quy
định của tiêu chuẩn ISO 12640 có thể được nhập bởi các chương trình khác
nhau để tạo ra hồ sơ màu.

ISO 15076 / ICC cho các hồ sơ màu


Trước đây chỉ có tiêu chuẩn ICC được áp dụng cho hồ sơ màu, được
phát triển và được xác định trong ngành công nghiệp đồ họa của các nhà sản
xuất khác nhau. Từ năm 2003, sự hợp tác giữa ISO và ICC tạo ra sự đồng
phát triển tốt hơn.

ISO 15930 PDF/X

Tiêu chuẩn ISO này mô tả các yêu cầu dữ liệu PDF đang được gửi đến máy
in. Do đó, có một sự khác biệt giữa PDF/X-1a và PDF/X-3. CMYK và màu
spot được cho phép sử dụng trong các tập tin PDF. Với PDF/X-3, các đối
tượng chữ, đồ họa hoặc hình ảnh có thể chứa bất kỳ profile (thậm chí profile
của RGB ).

File PDF chuẩn bị cho in có thể được tạo nhanh và đơn giản trong một vài
chương trình với một cách xuất file là PDF/X

20
ISO 12647 dành cho tách màu, in thử và in sản lượng

Trong một thời gian dài trong quản lý màu sắc đã có một lạm phát của
các profile cho việc tách hình ảnh RGB, soft proof trên màn hình và các bản
in thữ kỹ thuật số. Kết quả khác nhau đã đạt được tùy thuộc vào nơi những
hình ảnh đã được tách ra và in thử. ISO 12647 đảm bảo mọi thứ đều ở đúng
nơi được xác định trước rằng bảng tách màu CMYK của hình ảnh RGB nên
hướng đến bốn loại giấy khác nhau. Nếu dữ liệu in ấn và bản in được sản
xuất theo cách này thì máy in có khả năng in cho phù hợp. Vì vậy, nó không
phải là cần thiết cho các máy in để tạo hồ sơ cá nhân cho máy của họ. Trong
một thời gian dài theo tiêu chuẩn ISO 12647 chỉ biết đến các chuyên gia
quản lý màu được chỉ định. Sáng kiến tập thể của FOGRA, bvdm và ECI,
được hỗ trợ bởi Adobe và các nhà cung cấp dịch vụ in thử phải được bắt đầu
mà công cụ mạnh mẽ là khi đó có sẵn cho toàn bộ chi nhánh, mà đơn giản
hóa quản lý màu sắc dựa trên tiêu chuẩn ISO 12647 đáng kể.

ISO 12647 được chia ra làm nhiều


phần nhưng quan trọng nhất là

12647-1: các thuật ngữ và định nghĩa

12647-2: in offset

12647-3: in báo

12647-7: in thử kĩ thuật số

21
II.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ XUNG QUANH ISO 12647

Hình minh họa dưới đây cho thấy một bản tóm tắt của các công cụ
xung quanh ISO 12647, trong đó có sẵn tại thời điểm bắt đầu in

22
II.3. Profiles từ Adobe và ECI trong Quy trình sản xuất

Các profile từ phần mềm Adobe hoặc ECI được sử dụng


trong chế bản. Trước khi tài liệu hoàn thành đã được hiệu chỉnh
riêng cho in. Điều quan trọng là phải làm rõ với các máy in loại
giấy nào sẽ dùng để in. Dữ liệu hình ảnh RGB sau đó được
tách ra với profile Adobe/ECI chính xác cho các loại giấy.
Điều profile Adobe/ECI tương tự được sử dụng cho các soft
proof trên màn hình để cung cấp cho một bản xem trước chính
xác của các kết quả cuối cùng. Khi dữ liệu PDF được tạo ra
dành riêng cho in ấn, profile được sử dụng cho in thử và máy
in sản lượng. Các bản in thử có chứa một control bar, trong đó
cho thấy profile Adobe/ECI mà không gian màu đã được mô
phỏng. Các thang kiểm tra màu CMYK cho phép kiểm soát các
bản in bất cứ lúc nào.
Người chụp hình Profile Adobe/ECI Người thợ in kiểm
không cần quan tâm được áp dụng cho tra dữ liệu PDF và
tới không gian màu chế bản: Tách màu , đo các thang kiểm
của máy in nhưng họ soft proof, và in thử tra màu CMYK của
phải nhúng tất cả các kĩ thuật số (trong đó bản in thử. Sau đó
hồ sơ RGB của máy bao gồm một chuẩn họ điều chỉnh cho
chụp hình ISO được xác định thích hợp với bản
và các thang kiểm in thử
tra màu CMYK)

Các chương trình ứng dụng cho kiểm soát chất lượng
trong sản xuất và trong các ấn phẩm chuyên đề được
mô tả của các loại giấy ISO. Các đặc tính dữ liệu
FOGRA hoặc tên của profile ECI được sử dụng luân
phiên.

23
II.4. Media Wedge CMYK trong quy trình sản xuất

Bước quan trọng nhất cho việc quản lý màu sắc hiệu quả là thông tin
liên lạc giữa chế bản và in về tiêu chuẩn in thử trong một sản phẩm in. Làm
việc hiệu quả và an toàn chỉ có thể khi một bản in thử chứa các dữ liệu in
trong chế bản và một bản in thử tại các máy in sản lượng cho các kết quả
giống nhau. Trước khi thang kiểm tra màu có thể được sử dụng để kiểm soát
các bản in thử, người quản lý sản xuất tại cơ quan và các chuyên gia tư vấn
khách hàng tại các nhà máy in cần phải đồng ý với bản in thử dựa trên các
hồ sơ Adobe/ECI. Sau đó các thang kiểm tra màu CMYK của Ugra/FOGRA
phục vụ cả trong chế bản và các máy in như một điều khiển cho in thử

Để kiểm soát, thang kiểm tra màu trên các bản in thử được đo bằng
một máy đo màu. Kết quả đo sau đó được so sánh trong bốn loại với các
tham số cho các loại giấy theo tiêu chuẩn ISO 12647. Đối với mỗi loại có
những dung sai màu sắc khác nhau, dựa trên các tiêu chuẩn ISO 12647-7.
Với thực tế tất cả các giải pháp in thử thang kiểm tra màu CMYK có thể được
output tự động cho tờ in cuối cùng. Thang kiểm tra ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong hệ thống in thử, vì vậy người dùng không cần phải bổ sung nó.
Để đánh giá các thang kiểm tra màu, có một số nhà cung cấp tự động đưa ra
kết quả đo trên máy in nhãn. Với một quang phổ scan, toàn bộ quá trình, bao
gồm in nhãn, chỉ khoảng hai phút.
Nếu nhãn sau đó được gắn vào bản in thử, điều này sẽ ngăn chặn một bản in
thử không chính xác được sử dụng trên các máy in. Việc tiếp nhận kiểm soát
các bản in thử là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nếu thợ in
muốn tránh thời gian điều chỉnh không cần thiết trên máy in và tránh sự
khiếu nại vê màu sắc
In thử được đánh dấu và điều khiển riêng là phương pháp an toàn nhất, nếu
dịch vụ chế bản muốn đảm bảo rằng các bản in thử đúng với hợp đồng với sự
hướng dẫn công nghiệp từ FOGRA và các tổ chức khác.
Việc kiểm soát một bản in
thử có thể thực hiện trong
chế bản trước khi tờ in thử
được giao đến bộ phận khác,
thợ in nhận bản in thử từ các
nguồn khác nhau

24
Các thang kiểm tra màu CMYK, Ugra/
FOGRA có sẵn trong các định dạng
khác nhau. Với các phiên bản nhỏ hơn
các phạm vi được đo độc lập.
Các phiên bản gần đây, có thể đo một
dải với quang phổ.

II.5. Các ứng dụng của Altona Test Suite

Bộ sản phẩm ứng dụng Altona


Test Suite là một trong những công cụ
quan trọng nhất để tối ưu hóa quy trình
sản xuất trong chế bản và tại các máy
in. Nó bao gồm ba file Measure,
Visual và Technical cùng với một tập
hợp các bản in tài liệu tham khảo ISO
12647.

Các file Visual và technical

Với các file Visual và Technical cả các phần mềm có thể được kiểm
tra, trong đó tập tin PDF được nhập hoặc tiếp tục thực hiện trong suốt quá
trình sản xuất. Đặc biệt, các chương trình đồ họa và layout, máy in màu, hệ
thống in thử, hệ thống quy trình làm việc PDF tại các máy in cũng như RIP
từ imagesetters.

Tham khảo tài liệu bản in cho file Visual

Các bản in tài liệu tham khảo Visual phục vụ công tác kiểm soát hình
ảnh của màn hình, hệ thống in thử và máy in, khi sản xuất tương ứng với
ISO 12647. Trong chế bản, công tác quản lý màu sắc với các profile Adobe /
ECI đang hoạt động một cách chính xác khi màn hình và các hệ thống in thử
hiển thị sự tái tạo màu giống nhau như các bản in tham chiếu. Nếu máy in có
thể nhanh chóng và chắc chắn in lại các bản in tham chiếu, sau đó họ có thể
đạt được bản kiểm soát thử với thang màu CMYK.

25
Các bản in tham chiếu cho các file Visual

Nếu màn hình và hệ thống in thử hiển thị sự tái tạo Nếu các máy in có thể in lại
màu sắc trên bản in như bản in Altona tham chiếu, sau thang màu Altona tham chiếu
đó hệ thống quản lí màu trong chế bản được thiết lập tốt, sau đó chúng có thể đạt
một cách chính xác được các bản in thử tương xứng
với các bản in tham chiếu.

Các File Measure kể cả bản in tham chiếu

Trong các file này, các test form có mặt cho sự bao gồm các đặc điểm
in ấn và để tạo hồ sơ ICC. Lĩnh vực lớn trong các bản in tham chiếu
Measure và hiển thị tông nguyên CMYK với màu sắc tối ưu theo tiêu chuẩn
ISO 12647

II.6 . Tái tạo màu cho các loại giấy ISO khác nhau

Mỗi loại giấy có những đặc điểm riêng khi nói đến tái tạo màu sắc,
liên quan đến cường độ của tái tạo màu sắc cũng như của màu giấy

26
Cường độ cao nhất của màu sắc có thể đạt được trên loại giấy 1/2 cho giấy
bóng và giấy tráng phủ mờ. Trên loại giấy 3 LWC, cường độ của màu sắc có
phần giảm sút và trên các loại giấy 4 và 5 tái tạo màu sắc kém.

Hơn nữa, cácloạigiấy khác nhau được xác định trước cho các loại giấy
ISO. Loại 1/2 (trángphủ ) và loại 4 (không tráng phủ) . Loại 3 (LWC) đặc
biệt là loại5 (không tráng phủ,ngãvàng). Các màu giấy có ảnh hưởng đến
sự táitạocủa tất cả các màu sắc và chỉ có thể bùtrừmột phần cho việc quản
lý màu sắc. Các minh họa dưới đây cho thấy các bản in tham chiếuchỉra
rằngtừ các bộ ứng dụng Altona. Trước khi in, các bức ảnh màu được điều
chỉnh với các profile ECI-ISO cho các loại giấy tương ứng. Do đó, những tờ
in hiển thị các khả năng cũng như những hạn chế của quản lý màu sắc. In
trên các loại giấy không tráng phủ(4 và 5) cho thấy, ngay cả với quản lý
màu sắc, màu sắc hơi nhạt màu.

27
II.7. Lớp mực in và mật độ tông nguyên

Một yếu tố quan trọng cho tái tạo màu


trong in offset là độ dày mực lớp. Đo trực Màu in tạo một Màu in
tiếp độ dày lớp mực chỉ có thể trong điều lớp mực trên thấm sâu
giấy tráng phủ. vào giấy
kiện phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, một chỉ không tráng
Có thể tạo ra lớp
số chất lượng tốt là đo độ dày bằng máy đo mực dày và mật phủ
densitometer. Độ dày của màu tông nguyên. độ tông nguyên

Nguyên lí đo của máy đo mật độ:


Tia sáng đi qua lớp mực (không trong suốt) bị hấp thụ một phần , phần còn
lại sẽ phản xạ trên bề mặt giấy in.
Phần ánh sáng phản xạ này đi qua lớp mực này một lần nữa, lại bị hấp thụ
một phần, phần ánh sáng còn lại không bị hấp thụ sẽ đi đến bộ cảm nhận của
máy đo.

Bởi vì in offset sử dụng một hỗn hợp của mực và nước, quá trình in ấn
là tùy thuộc vào biến động không thể tránh khỏi. Đây là một kết quả của sự
tương tác giữa giấy, màu in, nước, phụ gia, tình trạng máy móc, vv Có
những biến động trong phạm vi hợp đồng in tương ứng và khác nhau giữa
hợp đồng in khác nhau. Ngay cả thợ in có tay nghề cao, với nỗ lực rất lớn,
duy trì quá trình in ấn của mình một cách nhất quán, sự biến động lớn hơn
nhiều so với một hệ thống in thử được thường xuyên chỉnh quang phổ. Các
thợ đứng máy in cần phải điều chỉnh sự bù đắp cho những biến động, do đó
kết quả của mình phù hợp của các bản in thử được cung cấp. Thợ in đạt
được điều này bằng các cách khác nhau của độ dày mực lớp cho mỗi màu.
Vì lý do này, không có giá trị mục tiêu rõ ràng trong tiêu chuẩn ISO 12647
cho mật độ tông nguyên của các loại giấy. Các ví dụ dưới đây minh họa cho
mật độ W{QJ QJX\rQ khác nhau như một quy luật, WѭѫQJWKtFK tốt
đӃQFiFEҧQ LQWKӱcó thể đạt được. Xin lưu ý có những phương pháp khác
nhau trong khu vực (Status and Filter) để đo mật độ.

28
Mật độ tông nguyên
trên giấy tráng phủ
của các màu process

Mật độ tông nguyên


trên giấy không
tráng phủ của các
màu process

Mật độ tông nguyên


trên giấy in báo của
các màu process

II.8 . Dotgain / TVI của các loại giấy

Dot gain là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến việc tái tạo màu
Dot gain (Tonal Value Increase – TVI) chỉ ra như thế nào để gia tăng
diện tích điểm tram ở vùng trung gian.

Tram 40% trên file Tram 56% sau khi in ra

Trên thực tế gia tăng tầng thứ không chỉ phụ thuộc vào giấy mà còn
sử dụng mực in, các phương pháp mà bản in được sản xuất, và nhiều thông
số kỹ thuật khác.

29
Vì lý do này, chúng ta không phải gia tăng tầng thứ cho máy in, thay vì gia
tăng tầng thứ cho toàn bộ quá trình in bao gồm máy móc, giấy, màu, và các
thông số kỹ thuật khác.

Vai trò của quá trình điều khiển máy in và chắc chắn rằng gia tăng
tầng thứ từ các loại giấy khác nhau vẫn còn trong giới hạn định trước theo
chuẩn ISO 12647. Nếu nó có thể tương ứng với một hợp đồng in thử dựa
trên các hồ sơ Adobe/ECI. Sự gia tăng tầng thứ sẽ được kiểm soát. Tuy
nhiên, không thê tránh khỏi sự gia tăng tầng thứ ở in offset. Nếu thợ in thiết
lập máy in phù hợp với hợp đồng in thử, có thể bù trừ cho sự gia tăng nhỏ
không thể tránh khỏi bởi các mât độ tông nguyên quá thấp hoặc quá cao.

Việc đo gia tăng tầng thứ được thực hiện bởi máy đo mật độ.

Đường nét đứt: đường lí tưởng trên file Đường cong màu xanh nét liền: Đường
Đường cong nét liền màu xanh: đường dotgain lí tưởng
gia tăng tầng thứ sau in (Giấy loại 1/2) Đường màu xanh nét đứt: phạm vi dung
sai theo chuẩn ISO 12647-2 (Giấy loại
1/2)

30
Dot Gain / TVI của các loại giấy theo ISO 12647-2
Vì dotgain phụ thuộc vào một số tham số, dotgain lý tưởng và dung
sai ± 4% được xác định trước trong ISO 12647-2 với nửa tông. Nhìn chung,
các quy tắc áp dụng mà dotgain của các màu CMY và màu K nửa tông là
3%. Sai số không nên vượt quá 5%.

Các profile Adobe/ECI đại diện cho bản in với các đường cong gia
tăng tầng thứ lý tưởng theo chuẩn ISO 12647-2. Điều này đảm bảo rằng một
bản in thử dựa trên profile Adobe/ECI có thể đạt được, nếu thợ in kiểm soát
được sự gia tăng tầng thứ tuân theo tiêu chuẩn ISO 12647.

Vì vậy chúng ta có thể kiểm soát được gia tăng tầng thứ trong sản
xuất, một thang kiểm tra được in trên mỗi tờ in. Có độ lệch lớn giữa các bản
in thử dựa trên hồ sơ ISO và tờ in cuối cùng, các thang kiểm tra màu in được
kiểm tra sau để xác định nếu mật độ tông nguyên và gia tăng tầng thứ nằm
trong sai số cho phép theo chuẩn ISO 12647-2.

Sự sai lệch nhỏ giữa các bản in thử của bản in thử kí mẫu và tờ in cuối
cùng

31
II.9. Cân bằng xám
Cân bằng xám trong in
Cân bằng xám trong in
biểu thị tỷ lệ cân bằng giữa các
màu CMY kết hợp tạo ra màu Tông nâu được tạo từ Màu xám trung tính
được tạo từ 60% C,
xám trung tính theo chuẩn 50% CMY 50% M, 50% Y
12647-2, màu xám trung tính
này không được tạo ra bởi các
thành phần bằng nhau của mỗi màu. Màu xám được tạo ra khi màu C có tỷ
lệ nhiều hơn hai màu M và Y. Tiêu chuẩn ISO không có giá trị rõ ràng cũng
như dung sai cho cân bằng xám. Nếu các thợ in in ra màu tông nguyên và
gia tăng tầng thứ phù hợp với tiêu chuẩn ISO thì sự cân bằng xám tự điều
chỉnh. Hơn nữa, thiết lập mỗi đặc tính dữ liệu FOGRA có sự cân bằng xám
được xác định trước theo ý mình, vì vậy mà cân bằng xám được tạo ra trong
in khi điều chnhr phù hợp với bản in thử dựa trên dữ liệu đắc tính của
FOGRA hoặc profile của Adobe/ECI
Cân bằng xám trong in thử
Dữ liệu đặc tính FOGRA được xác định rõ ràng cân bằng xám. Trước
khi ra đời các đặc tính dữ liệu FOGRA đã có nhiều chuẩn in thử khác nhau

có thể bằng mọi cách khác nhau để tham


chiếu FOGRA trong cân bằng xám. Vì lý do
này một bản in thử dựa trên các tiêu chuẩn in
thử ISO của các dữ liệu in CMYK trước đó
có thể khác nhau từ các bản in thử trước đó
hoặc các tờ in sản lượng.
Bởi vì các loại giấy chuẩn ISO dựa
trên các màu giấy khác nhau, cân bằng xám
trong bộ dữ liệu đặc tính FOGRA không phải
là hoàn toàn giống hệt nhau. Nhìn vào các
thang kiểm tra màu góc bên phải phía trên
là dải màu đen thuần túy và bên dưới là dải
màu đen được tạo bởi ba màu CMY. Giống Nếu các bản tách màu của hình ảnh
như tấtcả các dải màu trong thang kiểm tra CMY xảy ra với một profile ECI-
màu CMY, các dải màu CMY cũng bắt ISO, sau đó cân bằng xám của dữ
nguồn từ test chart ISO 12642. liệu CMYK phù hợp nhất với một
bản in thử dựa trên profile ECI-ISO

32
Những dải màu CMY không được xây dựng, chúng được tạo ra từ một sự
cảm nhận thị giác hoàn hảo tương thích với các dải màu đen thuần túy
trong in offset. Ví dụ: các dải màu CMY đậm hơn và xanh hơn màu đen
thuần túy trên bản in thử theo FOGRA39/ISOocatedv2

Các dải CMY trên thang kiểm tra màu CMYK xuất hiện ở dưới bên phải.
Phụ thuộc vào hồ sơ ISO mà không cần tạo ra một sự kết hợp chính xác
của các dải màu của màu đen bên trên. Điều này đặc biệt đúng với dải
màu CMY tối hơn trên bản in thử chính xác, ngã màu green hơn

Cân bằng xám trong tái tạo màu

Chế bản, trong việc tái tạo hình ảnh, phải xem xét tỷ lệ không bằng
nhau của các màu in. Tông màu xám trung tính trong artwork được quét
hoặc trong một hình ảnh RGB cũng được xuất hiện trung tính trên các bản in
thử sau này. Nếu một bản in thử được thực hiện dựa trên hồ sơ ECI-ISO, sau
đó một sự cân bằng xám chính xác có thể được sản xuất trong việc tái tạo
khi tách màu với hồ sơ ECI-ISO. Dữ liệu in không được tách ra với hồ sơ
ECI-ISO, đôi khi đòi hỏi một sự điều chỉnh, vì vậy cần hiển thị sự cân bằng
xám cùng trên một bản in thử ISO như một bản in thử sớm hơn

II.10. Giá trị Lab của màu tông nguyên trong ISO 12647

Khi người thợ in điều chỉnh việc in thử, sẽ kiểm soát mật độ vùng
tông nguyên và gia tăng tầng thứ bằng máy đo mật độ. Đây là công cụ tốt
nhất cho việc kiểm soát suốt quá trình điều chỉnh cho in thử. Tuy nhiên, ở
nơi mà máy đo màu ở vùng tông nguyên nhạy sáng hơn. Trường hợp khi
không chỉ có độ dày lớp mực mà còn có sự kết hợp giữa của các tông
nguyên là vô cùng quan trọng. Ví dụ, nó có thể tốt trong trường hợp một
màu hơi Green và hơi Cyan có cùng độ dày lớp mực trong phép đo với máy
đo mật độ, mặc dù, màu sắc hiển thị trong cả 2 lần khác nhau.
Nếu so sánh tông nguyên trong in thử và in khô theo nguyên tắc về
màu sắc trong tiêu chuẩn ISO 12647. Phép đo mật độ chuẩn từ in thử ko cho
phép so sánh các màu cụ thể trong in và in thử. Phép đo tông nguyên rất cần
thiết trong kiểm tra in cho thợ in. Khi toàn bộ quá trình in được tối ưu hoá để
càng gần với thông số trong chuẩn ISO 12647.Chỉ bằng cách này nó mới có
thể kiểm soát các màu in, nếu được áp dụng phù hợp theo chuẩn ISO 12647
trong giá trị màu Lab của nó.

33
Hình: 2 màu C có mật độ giống nhau . Điều này được thể hiện trong phép đo màu
không gian màu Lab

Phép tính giá trị tông nguyên của Lab trong the Context of Assessment
Đối với nhiều nhà vận hành, phép tính Lab trong tông nguyên là 1 việc khoa học
không thể làm một cách bình thường được. Cần lưu ý rằng, một người đánh giá
trường hợp mâu thuẫn giữa người in và khách hàng, ước lượng màu săc in thử tốt
bằng thang kiểm tra trên tờ in. Đối với người thợ in ở phía an toàn, xác định kiểm
tra mật độ tông nguyên của màu cơ bản được thể hiện phù hợp trong thông số Lab
theo ISO 12647. Đây là trọng lượng mực tiêu chuẩn hoặc mật độ được sử dụng phù
hợp với tiêu chuẩn.

34
II.11. Tiêu chuẩn trong tái tạo màu

Bởi vì cùng chi tiết hình ảnh CMYK sẽ được tái tạo
khác nhau trên các loại giấy khác nhau, vì vậy cần cố
gắng bù trừ trước in này tốt nhất có thể. Với điều này,
gia tăng tầng thứ sau này sẽ được xem xét khi quét,
tương tự như việc tách màu được điều chỉnh cho các
loại giấy khác nhau. Trong hệ thống quản lý màu, Bằng cách tách màu
với profile cho kiểm
profile tiêu chuẩn in độc lập xác định tất cả thông số soát tiêu chuẩn in.
Đây là profile tạo ra
tách màu. màu đen phù hợp
với loại giấy in.
Trong tách màu, quan hệ của K với 3 màu C M Y,
đóng vai trò quyết định. Các tone màu Lab giống nhau
có thể tái tạo trên cùng một loại giấy với giá trị
CMYK khác nhau

Do C M Y có tỷ lệ nhất định kết hợp với nhau tạo màu trung tính, chúng có thể
được thay thế bằng cách hoà trộn các màu này để tạo ra màu đen.

Với giấy không


Màu nâu: 77%M, 47% Y, 62%B. tráng phủ, mực in
Màu Nâu: 80%C, 90%M, 60%Y.
Tổng độ dày lớp mực là 230% Tổng độ dày lớp mực là 186% dễ thấm hút, vì vậy
cần giữ độ dày lớp
mực thấp nhất có
thể.

Quá trình này là lý tưởng cho giấy không tráng phủ và giấy in báo. Bởi vì giấy
thấm mực cao nên tổng lượng mực của giấy không tráng phủ thấp.

35
Trong giấy tráng phủ, lớp
mực in cao. Để có độ
tương phản cao, tổng mực
in phải cao.

Quá trình này là thêm màu đen cho vùng tối, vùng trung tính, để đạt được sự gia
tăng tương phản với một màu đen đầy đủ hơn. Đây là quá trình được sử dụng tốt,
giấy tráng phủ khó thấm hút với mực in, vì vậy cho phép tổng lượng mực tốt hơn.

II.12. TAC và tạo màu đen

Để định hướng, chúng


tôi minh hoạ lại 1 lần
nữa các bước để tạ ra
không gian màu LCH
từ 0 và 180 độ.

Sự khác biệt duy


nhất trong đồ hoạ
được chia ra như
hình bên dưới.

Tổng lượng mực được gọi là TAC. Độ dày lớp mực của mỗi màu trong vùng tối
nhất của motif cùng được thêm vào. Tone màu tối nhất trong hình ảnh CMYK cho
giấy in báo offse cuộn, ví dụ, TAC = 240%. Trong giấy nghệ thuật, độ dày lớp mực
từ 330%-370%, việc cung cấp máy quét được tối ưu cho hình ảnh và máy in bằng
người chế bản chuyên nghiệp. Không có tài liệu tham khảo ISO tiêu chuẩn nào của

36
tách màu. Lời đề nghị cho tách màu trong sách này là mang tính tham khảo, thu
thập từ các kiến nghị của ECI, kinh nghiệm cá nhân, thảo luận với người chế bản
chuyên nghiệp, thợ in cũng như tài liệu chuyên môn.

Khái niệm cơ bản để tạo ra màu đen

Để tạo ra màu đen là phương pháp với bản tách màu đen từ Lab hoặc hình ảnh
RGB được chuyển đổi sang CMYK. Trong suốt quá trình này được giữ bí mật nhà
sản xuất trong máy scan dạng trống. Ngày nay, với sự xuất hiện của chương trình
tiêu chuẩn như photoshop và công cụ quản lý màu - giải pháp chi phí thấp để tách
màu trên máy tính. Đáng tiếc, những công cụ này thường cung cấp các lợi ích và
chức năng khác nhau, cho các qui trình tương tự, các thuật ngữ khác nhau. Do đó,
các thuật ngữ trong đây không phải chính xác trong tất cả các chương trình.

Tóm tắt điệu kiện tạo màu đen

II.12.1. Màu đen dài và ngắn

Chiều dài của màu đen cho biết vùng sáng trong hình ảnh màu CMY được thay thế
hoặc bổ sung bằng màu đen. Hiệu ứng màu đen ngắn chỉ vùng tối của hình ảnh, nơi
mà trong khi một long black kéo dài dọc theo toàn bộ trục ánh sáng .

Các phần của không gian màu


LCH với các thế hệ màu đen
khác nhau
M M Hàng trên thể hiện một màu đen
dài, hàng dưới thể hiện một đoạn
ngắn.
Bên trái thể hiện sự hoà trộn
màu, ở trung tâm là độ bão hòa
M M
của màu, bên phải là màu đen

37
II.12.2. Độ rộng và hẹp của màu đen

Chiều rộng của màu đen mô tả mức độ màu đen thay thế CMY trong vùng bão hoà.
Màu đen hẹp chỉ thay thế giá trị CMY cho màu trung tính. Màu đen rộng cũng ảnh
hưởng đến vùng bão hoà. Chiều rộng màu đen cho phép giảm thiếu tối đa lượng
mực, ví dụ như giấy in báo. Tuy nhiên, mối nguy hiểm từ “gray-out”. Có thể tác
động tiêu cực, đặc biệt là tông màu da.

Trong thực tế, nhiều chế bản chuyên nghiệp thích làm việc với màu đen dài, hẹp
hơn.

Hàng trên thể hiện một màu đen hẹp,


hàng dưới thể hiện màu đen rộng.
Bên trái thể hiện sự hoà trộn màu, , ở
trung tâm là độ bão hòa của màu ,
bên phải thể hiện sự tách màu đen

Trong sản xuất và in ấn liệt kê danh sách về những thuận lợi:

II.12.3. Cân bằng xám chính xác trong in

Thậm chí nếu mật độ tông nguyên cho C, M, Y chênh lệch ít so với việc chỉnh sửa
in, màu trung tính trong in sẽ chính xác hơn với màu đen dài vì chúng được tạo
thành chủ yếu từ màu đen.

II.12.4. Không “Graying-out” cho tông da

Với màu đen hẹp, “graying out” bị hạn chế với màu da

38
II.12.5. Áp dụng cho tất cả loại giấy

Bởi vì độ dày lớp mực cao nhất nằm trong vùng trung tính, vùng đen của một
motif, màu đen dài, hẹp có thể thực hiện với độ dày lớp mực cao nhất khác nhau
theo các loại giấy khác nhau. Đối với vùng có độ dày lớp mực dưới 280%, chiều
rộng của màu đen có thể tăng.

II.13. Mối quan hệ của màu K với CMY

Bên cạnh chiều dài và chiều rộng của màu đen, mối quan hệ của nó với 3 màu khác
quan trọng trong việc tối ưu hoá màu đen tiêu chuẩn cho các loại giấy khác nhau.

Hàng ở trên thể hiện màu đen dài, rộng. Tông


trung tính và không bão hoà. Màu đen được
thay thế bằng CMY

Màu đen được in trước CMY, đây cũng được


gọi là phương pháp UCR

Hàng ở dưới thể hiện màu đen ngắn, hẹp. Chỉ


ảnh hưởng đến vùng shadow khi thêm vào
CMY. Loại này được gọi là UCA.

Trong nhiều chương trình kiểm soát màu đen tiêu chuẩn là biểu đồ thể hiện các trục
màu xám với mực in màu đen trong mối quan hệ với mực in CMY. Hình dưới đây
thể hiện các cấp độ màu đen khác nhau trong cùng trục xám: dải màu trên đầu thể
hiện in kết hợp tất cả các màu, dải ở giữa chỉ có màu đen, dải ở dưới là sự hoà trộn
của 3 màu CMY. Trong biểu đồ thể hiện giá trị đường cong tone màu đen và 3 bản
tách màu khác

39
Hình ở trên thể hiện màu đen được phát triển dựa theo sự tồn tại của màu xám.
Điều này được biểu hiện trong sơ đồ bên trái, một đường cong dốc của màu đen.
Đường cong của 3 màu CMY gần trùng nhau. Giá trị tông trong dải CMY rõ ràng
nhợt nhạt hơn bản tách màu đen

Hình ảnh màu đen phát triển dựa trên giá trị 3 màu CMY tăng một cách nhanh
chóng. Dải màu khi tách màu CMY làm cho tối hơn trong vùng sáng và tone trung
gian khi tách màu đen.

II.14. UCR và GCR


Maximum Black

Điều này chỉ xảy ra khi độ dày lớp mực cao nhất trong tách màu đen. Bởi vì màu
đen là quan trọng nhất trong độ tương phản của motif, mật độ màu đen lớn nhất của
chuẩn cho phép là 95%.

UCA (Under Color Addition)

Thuật ngữ chế bản mô tả sự bổ sung của 3 màu CMY trong vùng trung gian và
vùng tối của motif. Bằng cách này đạt được màu đen mong muốn.

CMYK CMY K

40
Tạo ra màu đen bằng UCR và
độ dày lớp mực cao nhất là
330%. Bởi vì độ phủ mực trên
300%, chỉ có UCR xuất hiện ở
vùng trung gian, vùng tối có
UCA

UCR (Under Color Removal)

UCR mô tả màu đen hẹp. Độ dài màu đen thường được tính toán bằng chương trình
tự động. Với những vùng có độ phủ mực thấp, UCR chỉ thay thế CMY với màu đen
ở vùng trung gian. Nếu sử dụng UCR với vùng có độ dày cao hơn 300%, chương
trình sẽ tự động tạo ra UCA cho vùng tối của motif.

Skeleton Black (or Ghost Key)


Thuật ngữ sử dụng cho màu đen ngắn, hẹp với độ phủ mực cao và UCA. Màu đen
được xem như xương sống trong việc tạo ra vùng tối và vùng trung gian của chi tiết
để đạt được sự tương phản tối đa.

M M

Hình minh họa, bên trái, hiển thị thành phần của một bản in với skeleton black.

41
II.14.1. UCR and GCR: sự quan trọng của màu giấy

GCR (Gray Component Replacement)

GCR cũng nhữ UCR, thay thế CMY bằng màu đen để tạo ra độ bão hoà cao hơn.
Hầu hết chương trình về độ bão hoà của quốc tế đều có GCR mạnh hay yếu. Với
GCR mạnh thì màu đen dài, rộng. Với GCR mạnh và vùng tráng phủ thấp, có thể
giảm lượng mực in cao nhất. Sự kết hợp này phù hợp cho giấy không tráng phủ
hoặc giấy báo. Tuy nhiên một GCR mạnh có thể dẫn đến graying out, trong tông
màu da nếu có nhiều màu đen hơn dự định so với quá trình tách màu. Một GCR
yếu thường có màu đen ngắn và tương đối hẹp.
Ý nghĩa của màu giấy

Nếu màu giấy được in, màu trung tính sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận trong tái tạo
hình ảnh. Trong cách tái tạo cổ điển, người quét có kinh nghiệm sẽ bù trừ màu
giấy với điều chỉnh màu sắc của máy scan. Việc tách màu với ICC profile thích hợp

42
làm giảm thời gian và nổ lực điều chỉnh, hơn nữa cho phép xem trước kết quả in
sau khi điều chỉnh.

Hình ảnh trên được thiết lập với màu đen dài và rộng (GCR). Trong hình bên phải,
người thợ in sử dụng nhiều màu đen hơn. Bởi vì GCR, tình trạng mức độ xám xảy
ra trong toàn bộ motif.

Hình này thiết lập xây dựng màu đen dài, hẹp (UCR). Hình bên phải in quá nhiều
màu đen, màu xám gây ra bởi UCR, xảy ra màu trung tính trong tone màu.

43
Hình bên trên thể hiện quét màu RGB, Hình bên trái thể hiện profile cá nhân với
giấy ngã xanh, và bên phải giấy ngã vàng.

II.14.2. UCR và GCR trong chương trình khác

Trong chương trình tính toán của ICC profile có các nhà sản xuất khác nhau, sử
dụng thuật ngữ, hộp thoại, qui trình tính khác nhau khi đề cập đến UCR và GCR.
Đây là một ví dụ từ chương trình phổ biến của đức, PrintOpen and ProfileMaker.

Cột bên tráicho Cột bên phải cho


màu đen ngắn và màu đen với TAC
hẹp với TAC là là 360%.
360%.

44
Prinect Profile Editor/PrintOpen from Heidelberg:

Với UCR độ rộng và độ dài của màu đen được GCR trong PrinOpen, giá trị màu GCR được
điều chỉnh riêng biệt. Giá trị của CMY thay thế xác định trước. Người dùng có thể điều khiển
màu đen được xác định trước giá trị CMY bằng cách thay thế màu

Trong ProfileMaker chiều dài và rộng của màu Cài đặt cho GCR cổ điển, bạn nên bắt đầu sớm
đen . giá trị của màu đen và giá trị của CMY với màu đen trong thay thế CMY có thể điều
có thể được thay thế và điều chỉnh. chỉnh một cách riêng biệt mở rộng toàn bộ
chiều rộng và chọn thay thế CMY bằng màu
đen dưới “Separation”

45
II. 15. Sự tạo ra màu đen trong hồ sơ EIC
Các minh họa trên trang này cho thấy các
thiết lập cho màu đen tạo ra trong hồ sơ EIC, mỗi
bản được tạo ra với phần mềm PrintOpen 4 của
Heidelberg. Vào thời điểm chương trình lên
phiên bản 5, nó đã được đổi tên thành "Prinect Profile Toolbox". Tất cả các hồ
sơ được tính toán với một màu đen dài. ISOcoated_v2 có chiều rộng màu đen
là 9 và tối đa. đen 330%. ISOcoated_v2_300 màu đen tạo ra tương tự nhưng tối
đa đen là 300%. ISOwebcoated và ISOuncoated có thể so sánh màu đen tạo ra
với chiều rộng màu đen là 5 (hẹp).
Cả hai ảnh chụp màn hình hiển thị các cài đặt cơ bản trong phần mềm.
Các sơ đồ dưới đây minh họa việc tách các màu trung tính (vô sắc) từ trắng sang
màu đen no. Sự khác nhau nhỏ giữa các màu hữu sắc được tính toán chủ yếu qua
mô tả dữ liệu FOGRA27-29, đại diện cho các bản in thử nghiệm của Altona
Test Suite.
Thiết lập việc tạo ra
màu đen của EIC
profiles trong PrintOpen

ISOcoated_v2/FOGRA39: ISOwebcoated/FOGRA28: SOuncoated/FOGRA29:

Tách màu với tổng lượng Các thiết lập tạo ra màu Với cái này và
mực 350%. đen phần lớp giống nhau ISOuncoated yellow-
với ISOcoated. Chỉ có tổng ish, giống như thiết lập
lượng mực giảm còn 300%. cho ISOcoated, nhưng
tổng lượng mực là
320%.
46
II. 16 Tiêu chuẩn profile cho ống đồng, continuous form và newsprint
Cùng với ECI-ISO profiles cho in offset theo tiêu chuẩn ISO 12647-2, bây giờ
cũng có các tiêu chuẩn profiles cho các quy trình in ấn và các tham số khác cho media
wedge CMYK. Một khi nguyên tắc hoạt động của ECI-ISO profiles cho in offset được
hiểu, sau đó tách màu và in thử cho ống đồng, liên tục hoặc in báo không còn chỉ là
một bí mật được giữ bởi các nhà chuyên môn. Các dữ liệu mô tả sẵn và các tiêu chuẩn
profiles được hướng tới các tiểu mục của ISO 12647.
Quality Initiative in Newsprint (QUIZ) theo ISO 12647-3
Tổ chức IFRA điều hành QUIZ (Quality Initiative in Newsprint) với nhiều nhà in
báo và nhà xuất bản báo chí. Ở đây, các biểu đồ kiểm tra được in theo tiêu chuẩn ISO
12647-3 và dữ liệu đặc tính được tạo ra. Các kết quả tốt nhất được tính trung bình và
được cung cấp cho người dùng như ISOnewspaper26v4.icc trên trang web
www.ifra.com. Vào thời điểm in, không có bản in tham khảo có sẵn.
ProcessStandard Rotogravure (PSR) theo ISO 12647-4
Dưới chữ viết tắt PSR, các máy in ống đồng khác nhau đã phát triển các
tiêu chuẩn profiles lại với nhau, trong thời gian in, đại diện cho bốn loại giấy
khác nhau. Đó là giấy LWC, tương ứng với loại 3 in offset, giấy SC và giấy in
báo được nâng cấp. Sau đó là giấy mỏng, giấy không tráng phủ.
Tiêu chuẩn profiles:
- PSRgravureWC.icc
- PSRgravureLWC.icc,
- PSRgravureSC.icc và
- PSRgravureMF.icc
có thể dowload từ trang web www.eci.org.
Continuous Forms theo ISO 12647-2
Continuous form, or tractor-feed, là một biến thể đặc biệt của in offset , chủ
yếu được sử dụng cho forms (checks, invoices, etc.). dot gains đạt cao hơn với tờ
rời hoặc offset cuộn, được mô tả bởi ECI-ISO profiles. Các bản in tham khảo trong
Altona Test Suite.
Tiêu chuẩn profiles:
– ISOcofcoated.icc và
– ISOcofuncoated.icc
Có thể downloaded từ www.eci.org.

47
II. 17. Lịch sử của FOGRA39
Tiêu chuẩn dữ liệu về đặc tính FOGRA39 và FOGRA39 / ISOcoated_v2 profiles
từ Adobe / ECI có một người tiền nhiệm. FOGRA27 mô tả dữ liệu và ECI ISOcoated
profiles được dựa trên quá trình sản xuất của Altona Test Suite vào mùa đông 2003/2004.
Trong hai năm tiếp theo FOGRA, cùng với các nhà in và nhà cung cấp lớn như
Heidelberger Printing Machines, thực hiện một số so sánh giữa bản in theo ISO với
FOGRA27.
Tính trung bình các bản in xuất sắc nhất cho thấy một số khác biệt rất nhỏ từ
FOGRA27. Ví dụ, màu cyan của FOGRA27 nằm trong dung sai của ISO 12647-2,
nhưng ở phía màu greanish (hơi xanh lá). Hầu hết màu cyan nằm trong dung sai của
ISO 12647-2 nhưng ở phía bluish (hơi xanh dương).
Ngoài ra, ủy ban kỹ thuật ISO 130, duy trì các tiêu chuẩn ISO 12647, đã tiến
hành một số nghiên cứu quốc tế về màu sắc thứ cấp trong các bản in theo ISO, cho thấy
bản thân tiêu chuẩn ISO cần một số biện pháp bảo vệ nhẹ. Điều này đã dẫn đến, trong
năm 2006, một sửa đổi được gọi là ISO 12647-2
In thử cho hình ảnh, cùng với FOGRA27/ ISOcoated và FOGRA39/
ISOcoated_v2 dẫn đến kết quả rất giống nhau, như có thể thấy trong hình ảnh ở cuối
trang này. Sự khác biệt nhỏ ở vùng hơi xanh dương, ở FOGRA39 thì hơi đỏ / tím. Vì
vậy, cập nhật từ FOGRA27 lên FOGRA39 là một sự tối ưu chi tiết của một phương
pháp làm việc đã được thiết lập.
Chuyển đổi FOGRA27/ISOcoated sang FOGRA39/ISOcoated_v2 thường
không cần thiết. Tuy nhiên, khi cần thiết họ thường làm với DeviceLink profiles, sẽ
được mô tả ở chương 6 trong Digital Color Management.
In thử theo FOGRA27/ ISOcoated In thử theo FOGRA39

48
II. 18 Tổ chức mới nhất từ Mỹ: SWOP, GRACoL, và G7
Vào thời điểm ấn bản thứ ba đem đi in, thị
trường Mỹ về tiêu chuẩn tách màu, in thử và in đang
dần dần phát triển. Ở một số điểm, có những sự phát
triển tương tự như việc thực hiện ISO 12647 ở Đức và
Châu Âu, ở những nước khác xu hướng đang nổi lên.
Các tổ chức GRACoL, SWOP and IDEAlliance
Chữ viết tắt nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ là SWOP dành cho tiêu chuẩn in offset
cuộn. SWOP là một tổ chức của các doanh nghiệp ngành công nghiệp liên quan đến
các đặc điểm về kiểm soát dữ liệu, in thử và kiểm soát in cho in offset cuộn.
GRACoL là viết tắt của General Requirement for Applications in Commercial offset
Lithography (Yêu cầu chung đối với các ứng dụng trong in offset thương mại). Đây
chủ yếu là các hướng dẫn và thông số kỹ thuật cho dữ liệu, in thử và kiểm soát in
trong in offset tờ rời. IDEAlliance là một tổ chức dưới sự phát triển và hợp tác của
SWOP và GRACoL.
Tiêu chuẩn dữ liệu về đặc tính cho in offset tờ rời và offset cuộn
Trong một thời gian dài không có dữ liệu tiêu chuẩn hoá ở Mỹ cho các loại giấy
khác nhau. Ở đó chỉ tồn tại dữ liệu đặc trưng TR001 cho việc in offset cuộn trên giấy
màu vàng, trên cơ sở SWOP profiles, ví dụ như đã được triển khai với các ứng dụng của
Adobe kể từ năm 2000. Kể từ tháng 10 năm 2006, hiện nay có ba bộ dữ liệu tiêu chuẩn
khác nhau ở Mỹ: một cho giấy tráng phủ, được sử dụng chủ yếu trong offset tờ rời, và
hai cho loại giấy chủ yếu được sử dụng trong in offset cuộn. Dữ liệu mới hiện có tại
www.gracol.org cho phép tải xuống miễn phí. Bảng dưới đây cho thấy một so sánh các
dữ liệu về đặc tính và profiles từ FOGRA / ECI với dữ liệu của Mỹ

Bảng hiện thị


đặc tính dữ
liệu FOGRA
tương đương
với Mỹ
Bộ phận phân loại giấy thông dụng ở Mỹ khác với loại giấy ở Châu Âu. Các
hạng chính là loại 1, loại 2, loại 3, v.v ..., trong đó số thấp cho thấy chất lượng giấy
cao hơn. Loại 1, với dữ liệu về đặc tính tương ứng GRACoL2006_coated1, tương
đương với giấy tráng phủ ở Châu Âu. Các giấy loại 3 tương đương với các giấy của
LWC trong in offset cuộn, mặc dù giấy trắng có độ mát hơn đáng kể so với ISO
12647-2 và hơi mát hơn so với dữ liệu FOGRA28 (tương đương với tiêu chuẩn ISO
12647-2). Giấy LWC được sử dụng nhiều nhất trong việc in offset cuộn trên toàn thế
49
giới là giấy trắng, trong khu vực dữ liệu SWOP2006_coated3 và ít màu vàng hơn dữ
liệu FOGRA28. Các giấy loại 5 không có chính xác tương đương trong tiêu chu ẩn
ISO 12647-2. Đây là những giấy offset cuộn rất óng vàng với một lớp phủ rất đơn
giản. Không gian màu có thể đạt được nhỏ hơn so với SWOP2006_coated3 hoặc
FOGRA28 và gần như chính xác với không gian màu FOGRA40 / eciSC.
II. 19. In thử Kỹ thuật số theo GRACoL và SWOP
Với việc giới thiệu dữ liệu về đặc tính mới tại Hoa Kỳ, hướng dẫn xác nhận các
hệ thống in thử kỹ thuật số phù hợp với GRACoL và SWOP đã được điều chỉnh vào
tháng 11 năm 2006. Các tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn ISO 12647-7 và có các
hướng dẫn chứng nhận các giải pháp in thử nên sao chép các đặc tính dữ liệu GRACoL
và SWOP bằng màu sắc chính xác nhất có thể.
Thang kiểm tra màu IDEAlliance ISO 12647-7
IDEAlliance công bố một dải kiểm soát trong tháng 12/ 2007, cũng dựa
trên ISO 12647-7,với tất cả nhà sản xuất in thử kỹ thuật số nên thêm vào trên tờ
in thử. Đây là một sản phẩm tương đương của Mỹ với UGRA/FOGRA media
wedge CMYK thì có thể sử dụng tự do bởi người dùng cũng như nhà sản xuất
hệ thống in thử.
Việc đánh giá được thực hiện, giống như media wedge, với quang phổ và
so sánh các giá trị được đo với các giá trị đích của dữ liệu về đặc tính tương ứng
với vật liệu in (GRACoL và SWOP).
Tại thời điểm in không có dung sai bắt
buộc đối với việc đánh giá dải kiểm
soát màu IDEAlliance ISO 12647-7,
IDEAlliance khuyến cáo rằng chế bản
và in thỏa thuận về dung sai của
chúng, dựa trên mức chất lượng cho
sản phẩm. Một điểm khởi đầu tốt là
dung sai của ISO 12647-7, cũng được
sử dụng cho media wedge FOGRA ở
châu Âu.

Kiểm soát in thử có thể xảy ra trong chế bản trước khi in thử thực hiện, cũng
như tại các máy in nhận bản in thử từ các nguồn bên ngoài khác nhau.

50
II.20. GRACoL/ SWOP profiles trong sản xuất Workflow

GRACoL/ SWOP profiles được sử dụng trong chế


bản. Trước khi tài liệu đã hoàn thành được chuẩn bị
cho in, điều quan trọng là phải làm rõ với máy in
loại giấy nào sẽ được sử dụng. Dữ liệu hình ảnh
RGB sau đó được tách màu với GRACoL / SWOP profiles đúng cho loại giấy.
GRACoL / SWOP profiles giống nhau được sử dụng để làm bản in thử tạm thời trên màn
hình để xem trước chính xác kết quả cuối cùng. Khi dữ liệu PDF được tạo ra để in, cùng
một profiles được sử dụng để in thử cho máy in. Bản in thử có chứa một thang kiểm tra
trong đó hồ sơ GRACoL / SWOP cho thấy không gian màu nào đang được mô phỏng.
Dải kiểm soát màu IDEAlliance cho phép kiểm soát bản in thử bất cứ lúc nào.

Thợ chụp ảnh không cần Các profiles GRACoL / Kiểm tra dữ liệu PDF và
phải quan tâm đến không SWOP được áp dụng đo dải kiểm soát màu
gian màu in, nhưng cần trong chế bản: tách màu, IDEAlloance trên bản in
chắc chắn nhúng profile soft và in thử kỹ thuật số thử. Sau đó điều chỉnh để
cho không gian màu làm (bao gồm xác định in giống với in thử
việc RGB trong tập hình GRACoL / SWOP tham
ảnh. khảo và dải kiểm soát
màu IDEAlliance).

51
II. 21. Sự hiệu chuẩn G7 của quy trình in
IDEAlliance và các tổ chức khác ở Hoa Kỳ đề nghị phương pháp G7 để
hiệu chuẩn các quy trình in, tại thời điểm in ấn bản tiếng Anh này không dựa
trên tiêu chuẩn ISO 12647-2. Mục đích của phương pháp G7 là để đạt được kết
quả trực quan tương tự nhất có thể, trong điều kiện của sự chuyển bậc và cân
bằng xám, với khác nhau nhất của quy trình in và các loại giấy khác nhau. Cơ
sở của phương pháp G7 là K và CMY được gọi là "Neutral Print Density
Curves" hoặc NPDC, được đo bằng bản in về cân
bằng xám trong không gian màu CIE Lab và sự
chuyển đổi trong density, nên đáp ứng các đặc điểm
kỹ thuật nhất định.
Các trình tự chi tiết có thể được đọc trong
"G7 How To Guide", được tải về miễn phí. Ngoài
ra, có phần mềm "IDEALink Curve" từ
IDEAlliance, tải về miễn phí, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tạo ra đường cong hiệu chỉnh tương
thích G7 cho PostScript RIPs. PostScript RIPs là
các chương trình đặc biệt chuyển đổi dữ liệu in ra
các dấu chấm màn hình. Trong in offset, RIP điều
khiển hệ thống CtP, trong in kỹ thuật số, nó được
kết nối trực tiếp với máy in và in trên ống đồng với
trục khắc.
Dữ liệu về đặc tính GRACoL và SWOP
tương ứng với in offset được hiệu chỉnh theo
phương pháp G7. So sánh dữ liệu về đặc tính này
với dữ liệu của FOGRA, mà tại thời điểm đem đi in
52
mô tả chính xác nhất việc thực hiện in offset theo tiêu chuẩn ISO 12647-2, cho
thấy dữ liệu châu Âu và Mỹ đối với giấy tráng phủ rất gần với nhau.
Phương pháp tham chiếu để tạo đường cong
G7 chính xác cho RIP được thực hiện trong phần
mềm “IDEALink Curve”

Biểu đồ P2P được in và đo với một quang


phổ kế

Phần mềm sau đó tính các đường cong G7


chính xác để đạt được các đường cong mật độ in
trung tính tối ưu NPDC

II.22 FOGRA/ ISO 12647-2 so với G7


Sự so sánh giữa các phương pháp của FOGRA / ISO 12647-2 và G7 để
hiệu chuẩn và kiểm soát quy trình in offset phù hợp với tiêu chuẩn in thử kỹ
thuật số cho thấy có sự khác biệt cơ bản. Mục tiêu của phương pháp FOGRA là
đạt được dot gains có thể nhất trong tiêu chuẩn ISO 12647-2. Dot gains trong
in offset được dao động theo giấy đã sử dụng, mực in được sử dụng, điều kiện
của máy in và các yếu tố khác. Việc hiệu chỉnh chuẩn CtP để đạt được dot gains
tối ưu phù hợp với tiêu chuẩn ISO 12647 là một điểm khởi đầu tốt để xác định,
trong quá trình sản xuất in đang diễn ra, nếu dot gains dao động vẫn nằm trong
ISO 12647-2 hoặc nếu các biện pháp cần thiết để kiểm soát dot gains tăng. Sức
mạnh của phương pháp dựa vào dot-gain để hiệu chuẩn quy trình in là liên kết
tối ưu để dựa vào dot-gain kiểm soát quy trình theo các giá trị đích của ISO
12647.
Vào thời điểm đem đi in, dot gains chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong G7
để in offset. Đối với việc hiệu chuẩn CtP, chúng không có hiệu quả và đối với
việc kiểm soát trong sản xuất liên tục, chúng ta nên quan sát dot gains sau khi
hiệu chuẩn G7 đã được thực hiện mà không xác định hướng dẫn và dung sai.
Mặt khác, G7 có chứa một phương pháp độc lập với nhà sản xuất để đo sự
cân bằng xám cũng như lightness ở nửa tông trong quá trình sản xuất. Vào thời
điểm in, phương pháp của FOGRA/ISO 12647-2 cần phải bắt kịp trong lĩnh
vực này.
Quy trình G7 cũng có thể được áp dụng cho mọi loại quá trình in để đạt
được hình ảnh thị giác tương tự để in offset hoặc in thử dựa trên GRACoL/
SWOP. Vào thời điểm này, FOGRA đã không đưa một khuyến nghị về cách bất
kỳ quá trình in có thể được tối ưu hóa để phù hợp với FOGRA39/ ISOcoated_v2
in thử tối ưu.
53
Tuy nhiên, ngay cả khi các phương pháp hiệu chuẩn là khá khác nhau, kết
quả có thể được tương tự như hình ảnh dưới đây cho thấy.

Các phương pháp khác nhau để hiệu chuẩn quy trình in có thể dẫn đến kết
quả tương tự: bên trái là bản in thử theo FOGRA39, bên phải là GRACoL2006_
coated1, từ cùng một dữ liệu.

54

You might also like