You are on page 1of 2

 Giới thiệu UASB và EGSB

 UASB
UASB là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí.
Trên thực tế, bể UASB được thiết kế dành cho xử lý nước thải có nồng độ ô
nhiễm hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào được
giới hạn ở mức Min là 100mg/l. UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí,
trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc
phù hợp là: V < 1m/h.
Cấu tạo của một bể UASB gồm có 3 phần: hệ thống phân phối nước
đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.
Nguyên lí hoạt động:
- Nước thải được phân phối theo hướng từ dưới lên và đi qua lớp bùn
kỵ khí.
- Các chất hữu cơ sẽ phân hủy bởi các vi sinh vật.
- Hệ thống tách pha phía trên bể sẽ tách các pha rắn, lỏng và khí.
- Các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, phần bùn sẽ rơi xuống đáy
bể.
- Nước sau khi xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp
theo.
 EGSB
EGSB là bể xử lý nước thải kị khí sử dụng lớp bùn hạt mở rộng là
hình thức mới của UASB có điểm mới là bơm lại dòng nước thải ra, làm cho
vận tốc dòng thải đi lên qua lớp bùn hạt mở rộng cao hơn nhiều so với tốc
độ dòng lên của hệ thống UASB. Do có điểm mới này:
- Đã mở rộng được lớp bùn hạt
- Cải thiện được sự tiếp xúc giữa nước thải và quần thể vi sinh vật chứa
trong lớp bùn hạt
-Các chất hữu cơ thấm xong vào lớp bùn hạt mà không cần xáo trộn cơ học.
- Vận tốc dòng được tăng lên bằng việc tối đa hóa chiều cao bể phản ứng kết
hợp việc tuần hoàn dòng nước đầu ra.
- Gia tăng sự rữa trôi bùn từ hệ thống.
- Thu hồi khí sinh học được từ quá trình phân hủy hữu cơ.
- Ngăn ngừa bùn hạt trào ra và giảm chất rắn lơ lững ở dòng ra sau xử lý.

Ở bài báo: So sánh bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kị khí
(UASB) với bể xử lý nước thải kị khí sử dụng lớp bùn dạng hạt mở rộng
(EGSB) được vận hành với các chất nền khác nhau trong cùng điều kiện.
Được thử nghiệm với Ethanol, bia pha loãng (mô hình nước thải của nhà
máy bia) và nước thải từ ngành công nghiệp cà phê. Ethanol được nuôi ở hai
nồng độ khác nhau: 0,5 và 10 gCOD / I. Bia được pha loãng đến nồng độ
3gCODI và nước thải cà phê có nồng độ xấp xỉ 7 gCOD / l. Các mẫu bùn
được lấy từ cả hai bể để đo TSS, VSS, phân bố kích thước và hoạt động sinh
methanogenic.
Bể phản ứng EGSB là một sửa đổi của công nghệ UASB truyền
thống. Cả hai đều sử dụng bùn dạng hạt, nhưng lò phản ứng EGSB hoạt
động ở vận tốc bề mặt cao (7-10 m / h), thu được nhờ tốc độ tuần hoàn cao
và tỷ lệ chiều cao / đường kính tăng lên. Và bể phản ứng EGSB được chứng
minh là phù hợp để xử lý các hợp chất độc hại hoặc ức chế phân hủy sinh
học. Vì chúng hoạt động với tỷ lệ tuần hoàn cao, đầu vào được pha loãng
đến mức không còn nguy hiểm cho hoạt động của vi khuẩn. Vận tốc bề mặt
cũng cho thấy có ảnh hưởng đến kích thước và hoạt động của các hạt kỵ khí.

You might also like