You are on page 1of 3

DỰ ÁN SOẠN THEO BÀI HÓA HỌC`

BÀI TẬP XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Câu 1: Nguyên tử Y có Z = 22.
a.Viết cấu hình electron ngtử Y, xác định vị trí của Y trong BTH ?
b.Viết cấu hình electron của Y2+; Y4+ ?
Câu 2: Ngtố A ở chu kì 5, nhóm IA, nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5.
a.Viết cấu hình electron của A, B ?
b.Xác định cấu tạo ngtử, vị trí của ngtố B ?
c.Gọi tên A, B và cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?

Câu 1: M tạo ra được ion bền M3+, tổng số hạt n, p, e trong ion này là 37. Vị trí của M là
A. chu kỳ 4, phân nhóm IIIA B. chu kỳ 4, phân nhóm VIIB
C. chu kỳ 3, phân nhóm IIA D. chu kỳ 3, phân nhóm IIIA
Câu 2: Nguyên tố X không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là
3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở
hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Điện tích hạt nhân của X và Y là
A. X (18+); Y (10+). B. X (13+); Y (15+).
C. X (12+); Y (16+). D. X (17+); Y (12+).
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt
nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu
kì, nhóm) của X trong bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm VIIA.
C. chu kì 2, nhóm VA. D. chu kì 2, nhóm VIIA.
Câu 4: Cho 2 ion X và Y đều có cấu hình electron là: 1s22s22p6. Tổng số hạt mang điện
n+ n-

của Xn+ nhiều hơn của Yn- là 4 hạt. Cấu hình electron nguyên tử của X và Y là
A. 1s22s22p63s23p1 và 1s22s22p3 B. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p4
C. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p5 D. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p4
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp eletron và có 2 eletron lớp ngoài cùng. Điện
tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố Y là +14,418.10-19C (culông). Vậy X và Y lần lượt là
A. phi kim, phi kim. B. kim loại, phi kim. C. kim loại, kim loại. D. phi kim, kim
loại.
Câu 6: Nguyên tử X và Y có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng lần lượt là 3s x và 3py.
Biết tổng số electron trên hai phân lớp này là 7 và hiệu của chúng là 3. Hợp chất tạo từ X và
Y có dạng
A. XY. B. X2Y. C. XY2 D. X2Y3.
Câu 7: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của
nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và
Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng ?
A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Câu 8: Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M 2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron,
proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không

10BT7 - Vị trí trong BTH và cấu tạo nguyên tử Trang 1


DỰ ÁN SOẠN THEO BÀI HÓA HỌC`

mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X 2- ít hơn số hạt mang điện của ion M 2+ là 20
hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 9: Một hợp chất ion Y được cấu tạo từ ion M + và ion X-. Tổng số hạt electron trong Y
bằng 36. Số hạt proton trong M+ nhiều hơn trong X- là 2. Vị trí của nguyên tố M và X trong
bảng HTTH các nguyên tố hóa học là
A. M: chu kì 3, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
B. M: chu kì 3, nhóm IB; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
C. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 4, nhóm VIIA.
D. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt
mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 8 hạt. Cấu hình
electron và số hiệu nguyên tử của X là
A. 1s22s22p63s23p1 và . B. 1s22s22p63s1 và .
C. 1s22s22p63s23p64s1 và . D. 1s22s22p5 và .
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt
nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu
kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.
C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA.
Câu 12: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IIA B. chu kì 2, nhóm IIA
C. chu kì 3, nhóm IIIA D. chu kì 2, nhóm IIIA
Câu 13: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang
điện gấp đôi số hạt không mang điện. M thuộc
A. chu kì 2, nhóm IIA. B. chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIA. D. chu kì 2, nhóm IVA.

Câu 14: Một nguyên tử A có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng tổng số hạt
mang điện. A thuộc
A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 4, nhóm VIA.
C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm VA.
Câu 15: Cation X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 80, trong đó tỉ số hạt electron so với
2+

hạt nơtron là 4/5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm VIA.
C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm IIB.
Câu 16: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi
hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a: b = 11: 4. Phát biểu nào
sau đây là đúng?

10BT7 - Vị trí trong BTH và cấu tạo nguyên tử Trang 2


DỰ ÁN SOẠN THEO BÀI HÓA HỌC`

A. Phân tử oxit cao nhất của R tác dụng bazơ có thể tạo 2 muối.
B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
Câu 17: Ion M2+ có tổng số hạt proton, electron, nơtron là 80. Biết trong ion M 2+ có Số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Trong bảng tuần hoàn M thuộc
A. Chu kì 4, nhóm VIIIB B. Chu kì 4, nhóm VIIIA
C. Chu kì 3 nhóm VIIIB D. Chu kì 4, nhóm IIA
Câu 18: Hợp chất ion A được tạo ra từ ion M và X2-. Biết rằng trong phân tử A, tổng số
2+

hạt là 84. Trong hạt nhân nguyên tử M và X có tổng số nơtron bằng tổng số proton. Số khối
của X lớn hơn số khối của M là 8. Vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn lần lượt là
A. M thuộc ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA; X thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA
B. M thuộc ô số 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; X thuộc ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA
C. M thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA; X thuộc ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA
D. M thuộc ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA; X thuộc ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA
Câu 19: Hợp chất ion A được tạo ra từ ion M 2+ và X2-. Biết rằng trong phân tử A, tổng số
hạt là 84. Trong hạt nhân nguyên tử M và X có tổng số nơtron bằng tổng số proton. Số khối
của X lớn hơn số khối của M là 8. Công thức của hợp chất A là
A. MgS. B. FeS. C. NaCl. D. NaF.
Câu 20: Hợp chất ion A được tạo ra từ ion M và X . Biết rằng trong phân tử A, tổng số
2+ 2-

hạt là 84. Trong hạt nhân nguyên tử M và X có tổng số nơtron bằng tổng số proton. Số khối
của X lớn hơn số khối của M là 8. Số hiệu nguyên tử của M và X lần lượt là
A. 12 và 16. B. 18 và 10. C. 12 và 18. D. 16 và 12.

10BT7 - Vị trí trong BTH và cấu tạo nguyên tử Trang 3

You might also like