You are on page 1of 2

IV CÂU HỎI KIỂM TRA

1. Giải thích sự xuất hiện của lực nội ma sát, nêu rõ bản chất và viết biểu thức
của lực này. Đơn vị đo hệ số nhớt của chất lỏng.
Trả lời:
 Sự xuất hiện của lực nội ma sát:
Khi chất lỏng chuyển động thành lớp trong một ống hình trụ theo hướng song
song với trục Ox của ống, người ta nhận thấy vận tốc định hướng v của các
phân tử trong các lớp chất lỏng có trị số giảm dần tới 0. Sự khác nhau này là do
giữa các lớp chất lỏng đã xuất hiện các lực nội ma sát có tác dụng cản trở
chuyển động tương đối của chúng.
 Bản chất:
Sự trao đổi động lượng của các phân tử giữa các lớp chất lỏng có vận tốc định
hướng khác nhau. Các phân tử của lớp chuyển động nhanh A, khuếch tán sang
lớp chuyển động chậm B, truyền bớt động lựợng cho các phân tử của lớp B,
làm tăng vận tốc định hướng cho lớp B. Ngược lại, các phân tử của lớp chuyển
động chậm B, khuếch tán sang lớp chuyển động nhanh A, thu bớt động lượng
của các phân tử của lớp A, làm vận tốc định hướng của lớp A giảm.
 Biểu thức của lực:
dv
F ms=η ΔS
dz
Trong đó: η là hệ số nhớt của chất lỏng (kg/m.s).
dv
là gradient vận tốc theo phương Oz.
dz
Δ S là diện tích mặt tiếp xúc giữa hai chất lỏng.
2. Trình bày phương pháp Stokes xác định hệ số nhớt của chất lỏng. Giải thích
nguyên nhân và nêu tính chất của lực cản đối với chuyển động của viên bi rơi
trong chất lỏng.
Trả lời:
 Phương pháp Stokes:
Khi thả viên bi có khối lượng m qua phễu định tâm rơi vào trong chất lỏng,
viên bi sẽ chịu ba lực tác dụng:
 Trọng lực P hướng thẳng đứng từ trên xuống và có trị số bằng :
4
P=mg= π r 3 ρ1 g (1)
3
với r là bán kính, ρ1 là khối lượng riêng của viên bi, g là gia tốc trọng
trường.
 Lực đẩy Acsimét F A hướng thẳng đứng từ dưới lên và có trị số bằng
trọng lượng của khối chất lỏng bị viên bi chiếm chỗ :
4
F A= π r 3 ρg (2)
3
với ρ là khối lượng riêng của chất lỏng.
 Lực nội ma sát F C hướng thẳng đứng từ dưới lên và có trị số bằng :
F C =6 πηrv (3)
với v là vận tốc của viên bi và η là hệ số nhớt của chất lỏng .
 Dưới tác dụng của các lực nêu trên, viên bi sẽ chuyển động với gia tốc
dv
a= tuân theo định luật Newton 2:
dt

dv
m =⃗ P +⃗
F A +⃗
FC (4)
dt
Gia tốc a làm cho vận tốc rơi v của viên bi tăng dần, mặt khác khi v tăng
thì lực nội ma sát tăng theo. Khi v đạt đến giá trị vo thì lực đẩy Acsimét
và lực nội ma sát sẽ triệt tiêu hoàn toàn trọng lực P, viên bi sẽ chuyển
động đều.
 Cho phương trình (4) bằng 0 và chiếu xuống hướng chuyển động của
viên bi, ta được:
4 3 4 3
π r ρ1 g− π r ρg−6 πηr v 0=0
3 3
2
2 ( ρ1− ρ) r g
Rút ra η=
9 v0
 Nguyên nhân
Nguyên nhân xuất hiện lực cản là do sự tương tác giữa các phân tử chất lỏng,
mỗi một phân tử chất lỏng chịu sức hút của các phân tử lân cận, cản trở chuyển
động, dẫn đến lực cản.
 Tính chất
Lực cản phụ thuộc vào hệ số nhớt của chất lỏng, bán kính viên bi và vận tốc
chuyển động của viên bi.
3. Vận tốc của viên bi rơi trong chất lỏng thay đổi như thế nào? Tại sao việc đo
thời gian rơi của viên bi lại được thực hiện ở đoạn cuối của ống ống thuỷ
tinh?
Trả lời:
Ban đầu viên bi sẽ rơi nhanh dần. Các lực tác dụng lên viên bi sẽ là F ms , F A , P
không đổi, ban đầu P lớn hơn F ms+ F A nên viên bi sẽ rơi nhanh dần đều. Sau một
thời gian v tăng dần dẫn đến F ms tăng (vì F ms=6 πηrv phụ thuộc vào v) cho đến khi
F ms+F A =P thì viên bi sẽ rơi thẳng đều, đây là lúc khảo sát tốc độ rơi của viên bi.
Đây cũng chính là lí do tại sao mà chúng ta không tính thời gian rơi từ miệng ống
(vì ban đầu vận tốc cứ tăng dần chưa ổn định).

You might also like