You are on page 1of 11

Website: https://tyhh.

net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng

CHUYÊN ĐỀ 5: HIĐROCACBON ........................................................................................................................2


A. LÍ THUYẾT ...................................................................................................................................................2
I. LÍ THUYẾT BÀI 25: ANKAN ......................................................................................................................................2
II. ĐỀ TỰ TUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT ..............................................................................................................................4
2.1. Phần tự luận ..................................................................................................................................................4
2.2. Phần trắc nghiệm (20 câu) ............................................................................................................................4
III. LÍ THUYẾT BÀI 29: ANKEN ....................................................................................................................................6
IV. ĐỀ TỰ LUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT .............................................................................................................................9
4.1. Phần tự luận ..................................................................................................................................................9
4.2. Phần trắc nghiệm (20 câu) ............................................................................................................................9

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -1-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng

CHUYÊN ĐỀ 5: HIĐROCACBON
A. LÍ THUYẾT
I. LÍ THUYẾT BÀI 25: ANKAN
1. đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
1.1. Khái niệm – Đồng đẳng
* CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12,…, CnH2n+2 (n  1) lập thành dãy đồng đẳng ankan.
* Ankan (hay parafin) là những hiđrocacbon no không có mạch vòng.
1.2. Đồng phân
* Từ C4H10 trở đi, ankan có đồng phân mạch cacbon.
* Ví dụ: C5H12
CH3 -CH2 -CH2 -CH2 -CH3 ; CH3 -CH(CH3 )CH2 -CH3 ; CH3C(CH3 )2 CH3
1.3. Danh pháp
Bảng 5.1. Tên thay thế của một số ankan mạch không nhánh
CTCT thu gọn CTPT Tên hệ thống CT gốc ankyl Tên gốc ankyl Tên mạch C chính
CH4 CH4 Metan CH3- Metyl Met
CH3- CH3 C2H6 Etan C2H5- Etyl Et
CH3-CH2-CH3 C3H8 Propan C3H7- Propyl Prop
CH3-[CH2]2-CH3 C4H10 Butan C4H9- Butyl But
CH3-[CH2]3-CH3 C5H12 Pentan C5H11- Pentyl Pent
CH3-[CH2]4-CH3 C6H14 Hexan C6H13- Hexyl Hex
CH3-[CH2]5-CH3 C7H16 Heptan C7H15- Heptyl Hept
CH3-[CH2]6-CH3 C8H18 Octan C8H17- Octyl Oct
CH3-[CH2]7-CH3 C9H20 Nonan C9H19- Nonyl Non
CH3-[CH2]8-CH3 C10H22 Đecan C10H21- Đecyl Đec
a. Danh pháp thay thế (ankan mạch nhánh)
+ Chọn mạch cacbon dài nhất và có nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
+ Đánh số thứ tự các nguyên tử cacbon mạch chính từ phía gần nhánh hơn.
+ Gọi tên: số chỉ vị trí + tên nhánh + tên mạch C chính + an
Ví dụ: CH3 -CH(CH3 )-CH2 -CH3 (2-metylbutan)
b. Danh pháp thường
* Một số chất có tên thông thường.
* Thí dụ: CH3CH(CH3)CH2-CH3 (isopentan), CH3C(CH3)2CH3 (neopentan),...
c. Bậc của nguyên tử C
- Bậc của nguyên tử C trong phân tử hiđrocacbon được tính bằng số liên kết của nó với các nguyên
tử cacbon khác.
2. tính chất vật lí
* Ở điều kiện thường, bốn ankan đầu dãy đồng đẳng (từ CH4 đến C4H10) là những chất khí, các
ankan tiếp theo là chất lỏng, từ C18H38 trở đi là những chất rắn.
* Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước và hầu như không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung
môi hữu cơ.

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -2-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng

3. tính chất hóa học


- Do các liên kết δ bền vững nên các ankan khá trơ về mặt hoá học.
- Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, các ankan dễ dàng tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách hiđro
và phản ứng cháy.
3.1. Phản ứng thế bởi halogen
* Metan (CH4)
CH4 + Cl2 ⎯⎯
as
→ CH3Cl + HCl
CH3Cl + Cl2 ⎯⎯
as
→ CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 ⎯⎯
as
→ CHCl3 + HCl
CHCl3 + Cl2 ⎯⎯
as
→ CCl 4 + HCl
* Đồng đẳng metan
+ Cl2 CH -CH 2 -CH 2 Cl (43%)
CH3 -CH 2 -CH3 ⎯⎯⎯ → 3 + HCl
CH3 -CHCl-CH3 (57%)
* Nhận xét: Nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử
hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc thấp hơn.
3.2. Phản ứng tách
CH3 − CH3 ⎯⎯⎯⎯ → CH 2 = CH 2 + H 2
0
500 C, xt

 ⎯⎯
→ CH 4 + C 3H 6

CH 3 − CH 2 − CH 2 − CH 3 ⎯⎯⎯ →  ⎯⎯
→ C 2 H6 + C 2 H 4
0
t , xt


 ⎯⎯
→ H 2 + C 4 H8

3.3. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn


3n + 1
C n H 2n +2 + O2 ⎯⎯ t0
→ nCO2 + (n + 1)H 2 O
2
ankan ⎯⎯ → n CO2 < n H2O ⎯⎯ → nankan = n H2O - n CO2

iv. ứng dụng


* Ankan là nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hoá học.
* Các ankan từ C1 đến C4 (gas) được dùng làm chất đốt. Các ankan từ C5 – C19 được dùng làm nhiên
liệu cho động cơ xe máy, ôtô...
* Một số ankan được dùng làm dầu mỡ bôi trơn hoặc dùng làm nến thắp, giấy dầu, giấy nến,...
v. điều chế
5.1. Trong phòng thí nghiệm
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô 4 - 5 gam hỗn hợp bột mịn được trộn đều gồm natri axetat khan
và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.
Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm tại vị trí hỗn hợp bột phản ứng bằng đèn cồn.

PTHH: CH3COONa + NaOH ⎯⎯⎯ → CH 4  + Na 2 CO3


0
t , CaO

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -3-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng

5.2. Trong công nghiệp


Các ankan là thành phần chính của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.
- Từ dầu mỏ, bằng phương pháp chưng cất phân đoạn, ta thu được các ankan ở các phân đoạn khác
nhau.
- Từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu cũng thu được các ankan CH4, C2H6, C3H8, C4H10.

II. ĐỀ TỰ TUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT


2.1. Phần tự luận
Câu 1: Viết công thức cấu tạo các đồng phân ankan ứng với công thức phân tử C4H10, C5H12 và C6H14.
Gọi tên theo danh pháp tên thay thế.
Câu 2: Viết PTHH của các phản ứng sau:
a. Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ mol 1: 1) khi chiếu sáng.
b. Tách 1 phân tử hidro từ phân tử propan.
c. Đốt cháy hexan.
d. Điều chế metan trong phòng thí nghiệm.
Câu 3: Viết CTCT của các ankan có tên sau:
a. pentan, 2-metylbutan, isobutan và 2,2-đimetylbutan.
b. isopentan, neopentan, 3-etylpentan, 2,3-đimetylpentan.
Câu 4: Gọi tên các chất sau theo danh pháp danh pháp thay thế:
a. CH3-CH(CH3)-CH3; b. CH3-(CH2)4-CH3
c. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3; d. CH3-C(CH3)2-CH3
Câu 5: Gọi tên các chất sau theo danh pháp thay thế:
a. CH3-CH2-CH2-CH2-CH(CH3)-CH3 b. CH3-CH2-CH(C2H5)-CH2-CH3
c. CH3-CH2-C(CH3)2-CH3 d. CH3-CH(C2H5)-CH2-CH2-CH3
2.2. Phần trắc nghiệm (20 câu)
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no?
A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.
B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.
C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
Câu 2: Công thức tổng quát của ankan là:
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n+2 (n ≥ 0). C. CnH2n (n ≥ 2). D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 3: Công thức phân tử của ankan chứa 12 nguyên tử hiđro hiđro trong phân tử là
A. C7H12. B. C4H12. C. C5H12. D. C6H12.
Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12. D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
Câu 5: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 6: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 7: Công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. Neopentan. B. 2-metylpentan. C. Isobutan. D. 1,1-đimetylbutan.

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -4-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng
Câu 8: (Đề TSĐH A - 2013) Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 là
A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. B. 2,4,4-trimetylpentan.
C. 2,2,4-trimetylpentan. D. 2,4,4,4-tetrametylbutan.
Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-clo-3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2. B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl. D. CH3CH(Cl)CH2CH(CH3)CH3.
Câu 10: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. phản ứng tách. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng trùng hợp.
Câu 11: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là
A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan.
C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 12: Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol (1:
1): CH3CH2CH3 (a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH3 (e)?
A. (a), (e), (d). B. (b), (c), (d).
C. (c), (d), (e). D. (a), (b), (c), (e), (d).
Câu 13: Sản phẩm của phản ứng thế clo (1: 1, ánh sáng) vào 2,2- đimetylpropan là:
(1) CH3C(CH3)2CH2Cl;
(2) CH3C(CH2Cl)2CH3;
(3) CH3ClC(CH3)3.
A. (1); (2). B. (2); (3). C. (2). D. (1).
Câu 14: (Đề TSĐH B - 2007) Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất
có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là
A. 3,3-đimetylhecxan. B. 2,2-đimetylpropan.
C. isopentan. D. 2,2,3-trimetylpentan.
Câu 15: (Đề TSĐH A - 2013) Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với
clo theo tỉ lệ mol 1: 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. neopentan. B. pentan. C. butan. D. isopentan.
Câu 16: Đốt cháy các hiđrocacbon của dãy đồng đẳng nào dưới đây thì tỉ lệ mol H2O và CO2 giảm khi số
cacbon tăng?
A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren.
Câu 17: (Đề TSĐH B - 2012) Cho phương trình hóa học:
2X + 2NaOH ⎯⎯⎯ → 2CH 4 + K 2 CO3 + Na 2 CO3 . Chất X là
0
CaO, t

A. CH2(COOK)2. B. CH2(COONa)2. C. CH3COOK. D. CH3COONa.


Câu 18: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô 4 - 5 gam hỗn hợp bột mịn được trộn đều gồm natri axetat
khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1: 2 về khối lượng.
Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm tại vị trí hỗn hợp bột phản ứng bằng đèn cồn.
Cho các phát biểu sau:
(a) Thí nghiệm trên là thí nghiệm điều chế metan.
(b) Nếu thay CH3COONa bằng HCOONa thì sản phẩm phản ứng vẫn thu được hiđrocacbon.
(c) Dẫn khí thoát ra vào dd KMnO4 thì dung dịch này bị mất màu và xuất hiện kết tủa màu đen.
(d) Nên lắp ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng sao cho miệng ống nghiệm hơi dốc xuống.

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -5-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng
(e) Muốn thu khí thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 19: (Đề THPT QG - 2015) Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà
máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic,…Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan.
Công thức phân tử của metan là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 20: Các hidrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Hidrocacbon no có phản ứng thế.
B. Hidrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.
C. Hidrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.
D. Hidrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A A C C D A B C B B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B B D B B A C A A D

III. LÍ THUYẾT BÀI 29: ANKEN


1. đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
1.1. Đồng đẳng
* Etilen (CH2 = CH2), C3H6, C4H8, C5H10,… lập thành dãy đồng đẳng CnH2n (n  2) được gọi là
anken hay olefin.
* Anken là những hiđrocacbon mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C=C.
1.2. Đồng phân
a. Đồng phân cấu tạo
- Etilen và propilen không có anken đồng phân.
- Từ C4H8 trở đi có đồng phân anken về vị trí liên kết đôi và về mạch cacbon.
CH2 = CH − CH2 − CH3 ; CH3 − CH = CH − CH3 ; CH2 = C(CH3 ) − CH3
b. Đồng phân hình học
- Các chất có dạng: abC=Ccd (với a≠b và c≠d) xuất hiện đồng phân hình học (cis-trans)
- Ví dụ: CH3 − CH = CH − CH3

1.3. Danh pháp


a. Tên thông thường
- Tên thông thường của các anken này được xuất phát từ tên ankan có cùng số nguyên tử cacbon
bằng cách đổi đuôi –an thành –ilen.
- Ví dụ: C2H4 (etilen); C3H6 (propilen);...
Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -6-
Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng
Bảng 5.2. Tên thay thế của một số anken

Công thức cấu tạo Công thức phân tử Tên thay thế Tên thường
CH2=CH2 C2H4 Eten Etilen
CH2=CH–CH3 C3H6 Propen Propilen
CH2=CH–CH2-CH3 C4H8 But-1-en
CH2=C(CH3)2 C4H8 2-metylpropen Isobutilen
CH2=CH–[CH2]2-CH3 C5H10 Pent-1-en
CH2=CH-[CH2]3-CH3 C6H12 Hex-1-en
CH2=CH-[CH2]4-CH3 C7H14 Hept-1-en
CH2=CH-[CH2]5-CH3 C8H16 Oct-1-en
CH2=CH-[CH2]6-CH3 C9H18 Non-1-en
b. Tên thay thế
+ Chọn mạch cacbon dài nhất chứa C=C làm mạch chính.
+ Đánh số thứ tự các nguyên tử cacbon mạch chính từ phía gần C=C hơn.
+ Gọi tên: số chỉ vị trí + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí + en
Ví dụ: CH3 -C(CH3 )=CH-CH3 (2-metylbut-2-en)

2. tính chất vật lí


- Ở điều kiện thường, các anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí; từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc
chất rắn.
- Các anken đều nhẹ hơn nước (D  1g/cm3) và không tan trong nước.
3. tính chất hóa học
* Trong phân tử anken, liên kết đôi C=C gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π .
* Liên kết  trong phân tử anken kém bền hơn liên kết σ nên dễ bị phân cắt hơn, gây nên tính
chất hoá học đặc trưng của anken: dễ dàng tham gia phản ứng cộng tạo thành hợp chất no tương
ứng.
3.1. Phản ứng cộng
a. Phản ứng cộng H2
CH2 = CH2 + H2 ⎯⎯⎯ → CH3 − CH3
0
Ni, t

C n H2n + H 2 ⎯⎯⎯ → C n H 2n +2
0
Ni, t

b. Phản ứng cộng X2 (X: Cl, Br)


CH2 = CH2 + Br2(dd) ⎯⎯→ CH2 Br − CH2 Br
n©u ®á kh«ng mµu

Phản ứng trên được dùng để phân biệt anken với ankan.
C n H2n + X2 ⎯⎯→ C n H2n X2
c. Phản ứng cộng HX (X: Cl, Br, OH,...)
* Anken đối xứng
+
CH2 = CH2 + H2 O ⎯⎯
H
→ CH3 − CH2 OH
* Anken bất đối xứng
CH − CH 2 − CH 2 Br (spp)
CH 2 = CH − CH 3 + HBr ⎯⎯
→ 3
CH3 − CHBr − CH3 (spc)
C n H2n + HX ⎯⎯
→ C n H2n+1X

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -7-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng
Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay
phần mang điện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn
nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn
(có ít H hơn).
3.2. Phản ứng trùng hợp
n CH2 = CH2 ⎯⎯⎯
p, t, xt
→ ( CH2 − CH2 ) n
etilen polietilen (PE)

- Phản ứng trùng hợp (hay còn gọi là phản ứng polime hoá) là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều
phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là polime.
−CH 2 − CH 2 −: m¾t xÝch

 ( CH 2 − CH 2 ) n : polime

C 2 H 4 : monome
n: hÖ sè trïng hîp

3.3. Phản ứng oxi hóa


a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (cháy)
3n
C n H 2n + O2 ⎯⎯ t0
→ nCO2 + nH 2 O
2
Anken ⎯⎯ → n CO2 = n H2O
b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
* Thí nghiệm: Dẫn khí etilen qua dung dịch KMnO4 (màu hồng), thấy màu hồng của dung dịch
nhạt dần và có kết tủa đen của MnO2.
3CH2 = CH2 + 4H2O + 2KMnO4 ⎯⎯ → 3HO-CH2 -CH2 -OH + 2MnO2 + 2KOH
* Phản ứng được dùng để phân biệt anken với ankan.
4. điều chế
4.1. Trong phòng thí nghiệm

0
C 2 H5OH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯
H2SO4 ®Æc, 170 C
→ C 2 H4  + H2O
4.2. Trong công nghiệp
C n H2n +2 ⎯⎯⎯ → C n H2n + H2
0
p, xt, t

5. ứng dụng
* Etilen, propilen, butilen được dùng làm chất đầu tổng hợp các polime có nhiều ứng dụng.
* Từ etilen có thể tổng hợp được nhiều hoá chất quan trọng:
+ Dùng sản xuất PVC;
+ Dùng làm dung môi, nguyên liệu cho công nghiệp hoá học;
+ Nguyên liệu sản xuất axit axetic;
+ Nguyên liệu sản xuất nhựa epoxi, etylen glicol.

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -8-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng

IV. ĐỀ TỰ LUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT


4.1. Phần tự luận
Câu 1: Viết CTCT các đồng phân (cấu tạo) anken ứng với CTPT là C4H8 và C5H10 và gọi tên theo tên
thay thế.
Câu 2: Viết CTCT các anken có tên gọi sau:
a. Butilen, 2-metylbut-2-en, pent-1-en, 2,3-đimetylpent-2-en.
b. Propilen, hex-1-en, etilen, 2-metylpent-1-en, isobutilen.
Câu 3: Gọi tên các anken sau theo danh pháp thay thế
a. CH2=CH-CH2-CH3, CH2=C(CH3)-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH2-CH3.
b. CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH2-CH3, CH2=CH-CH3, CH2=CH2.
Câu 4: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi:
a. Propilen tác dụng với hidro, đun nóng (xúc tác Ni).
b. But-2-en tác dụng với hidroclorua.
c. Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.
d. Trùng hợp but-1en.
e. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.
Câu 5: Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học.
a. Metan và etilen.
b. Hexan và hex-1-en.
4.2. Phần trắc nghiệm (20 câu)
Câu 1: Công thức tổng quát của anken là:
A. CnHn+2 (n ≥ 1). B. CnH2n+2 (n ≥ 0). C. CnH2n (n ≥ 2). D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Anken là hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết bội.
B. Anken là hiđrocacbon không no, mạch hở, có một liên kết C=C.
C. Anken là hiđrocacbon không no, mạh hở, có nhiều liên kết C=C.
D. Anken là hiđrocacbon không no, trong phân tử có hai liên kết C=C.
Câu 3: Anken C4H8 có số đồng phân là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 4: (Đề TSCĐ - 2011) Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2.
C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3.
Câu 5: (Đề TSĐH A - 2008) Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-
CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 6: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-
metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?
A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (2), (3) và (4).
Câu 7: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 8: Chất Y có công thức: (CH3)2CHCH=CHCH3. Tên thay thế của Y là
A. 1-metyl-2-isopropyleten. B. 1,1-đimetylbut-2-en.
C. 1-isopropylpropen. D. 4-metylpent-2-en.

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -9-


Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng
Câu 9: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch nước brom có màu vàng nhạt. Thêm vào ống
thứ nhất 1 ml hợp chất hexan và ống thứ hai 1 ml hợp chất hex-1-en. Lắc đều hai ống nghiệm
sau đó để yên trong vài phút. Hiện tượng quan sát nêu không đúng là:
A. Có sự tách lớp chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.
B. Màu vàng nhạt không bị mất ở ống nghiệm thứ nhất.
C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.
D. Ở cả hai ống nghiệm màu vàng đều biến mất.
Câu 10: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
A. Butan. B. But-1-en. C. CO2. D. Metylpropan.
Câu 11: (Đề TN THPT - 2020) Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Butan. B. Metan. C. Etilen. D. Propan.
Câu 12: Quy tắc Maccopnhicop áp dụng vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 13: (Đề TSĐH B - 2013) Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-
đibrombutan?
A. But-1-en. B. Butan. C. Buta-1,3-đien. D. But-1-in.
Câu 14: (Đề TSCĐ - 2013) Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-
clobutan?
A. But-1-en. B. Buta-1,3-đien. C. But-2-in. D. But-1-in.
Câu 15: (Đề TSCĐ - 2009) Cho các chất: 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm
các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, t0), cho cùng một sản phẩm là:
A. 2-metylbut-2-en và but-1-en. B. cis-but-2-en và but-1-en.
C. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en. D. 2-metylpropen và cis-but-2-en.
Câu 16: (Đề TSĐH B - 2012) Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được
sản phẩm chính là
A. 2-metylbutan-2-ol. B. 3-metylbutan-2-ol. C. 3-metylbutan-1-ol. D. 2-metylbutan-3-ol.
Câu 17: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. ( CH2 = CH2 ) n . B. ( CH2 − CH2 ) n . C. (CH = CH ) n . D. ( CH3 − CH3 ) n .

Câu 18: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 19: (Đề TN THPT – 2020) Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen được tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi
thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí
rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi
một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1
xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút
cao su có ống dẫn khí. Nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống
nghiệm (ống số 3).
Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -10-
Website: https://tyhh.net/ Fanpage: Tôi Yêu Hóa Học | Thầy Phạm Thắng
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng không trào lên khi đun nóng.
(b) Ở bước 1, nếu thay ancol etylic bằng ancol metylic thì trong thí nghiệm vẫn thu được etilen.
(c) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra.
(d) Phản ứng trong ống số 3 sinh ra etylen glicol.
(e) Nếu thu khí etilen đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 20: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 1700C) thường lẫn các oxit như
SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là
A. dd brom dư. B. dd NaOH dư. C. dd Na2CO3 dư. D. dd KMnO4 loãng dư.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B A C C D C D D B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C D A A B A B A A B

Tài liệu: dành cho hs LIVEVIP 2K5 - TYHH -11-

You might also like