You are on page 1of 5

HYDROCARBON

Hydrocarbon là tên gọi chung của các hợp chất hữu cơ trong thành phần phân tử chỉ chứa hai loại
nguyên tố là C và H. Đó là những hợp chất hữu cơ đơn giản nhất.
Chương II: HYDROCARBON MẠCH HỞ
I. HYDROCARBON MẠCH HỞ NO (ALKANE) (PARAFIN):
1-Khái niệm chung:
a. Định nghĩa:
- Alkane là các hydrocarbon no, mạch hở chỉ chứa liên kết đơn ()
- Công thức chung : CnH2n+2 (n 1) (n là số nguyên)
b. Đồng đẳng:
-Khi ta thay các giá trị n trong công thức chung CnH2n+2, ta sẽ được các chất thuộc dãy đồng đẳng của
alkane.
Phân tử của các chất này hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2 (metylen)
VD: CH4, C2H6, C3H8...
c. Đồng phân:
-Ba chất đầu: CH4, C2H6, C3H8 chỉ có một cách sắp xếp
-Bắt đầu từ butan (C4H10) mới xuất hiện đồng phân về mạch cacbon
+Cấu tạo mạch thẳng: trong phân tử chỉ có C bậc 1 và C bậc hai.
+Cấu tạo mạch nhánh: trong phân tử có C bậc 1, C bậc hai, C bậc ba, C bậc bốn
VD: + C5H12 có ba đồng phân
CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3

CH3 - CH - CH2 - CH3


CH3

CH3
CH3 - C - CH3
CH3
+C6H14 có năm đồng phân ; C7H16 có 9 đồng phân...
Như vậy khi số nguyên tử C trong phân tử tăng lên thì số đồng phân có thể có của các Hyđro cacbon
no sẽ tăng lên rất nhanh.
VD: C10H22 có 75 đồng phân
C12H26 có 355 đồng phân...
d. Danh pháp:
*Tên thông thường:
CH3 - CH2 - CH2 - CH3 n - butane

CH3 - CH - CH2 - CH3 (isopentane)


CH3
CH3
CH3 - C - CH3 (neopentane)
CH3
*Tên quốc tế ( IUPAC ):
- Mạch thẳng:
Số thứ tự Hydrocarbon Công thức
1 : Mono Methane CH4
2: Di Ethan C2H6
3: Tri Propane C3H8
4: Tetra Butane C4H10
5: Penta Pentane C5H12
6: Hexa Hexane C6H14
7: Hepta Heptane C7H16
8: Octa Octane C8H18
9: Nona Nonane C9H20
10: Deca Decane C10H22
- Đối với mạch nhánh:
+ Chọn mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
+ Đánh số nguyên tử carbon mạch chính sao cho mạch nhánh có số chỉ vị trí nhỏ nhất.
Gọi tên: Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + tên alkane mạch chính
(Gọi tên mạch nhánh theo trình tự chữ cái)
Tên nhánh: tên hyđrocacbon no tương ứng thay đuôi an bằng đuôi yl
VD: CH3 - CH - CH2 - CH3 : 2 - methylbutane
CH3
CH3
CH3 -CH2 - C - CH3 2,2 - dimethylbutane
CH3
2-Phương pháp điều chế:
a. Từ thiên nhiên:
-Dầu mỏ: bằng phương pháp chưng cất phân đoạn dầu mỏ có thể thu được các ankan từ C1  C50.
Trong quá trình Cracking dầu mỏ có thể thu được các hiđro cacbon không no.
-Từ khí thiên nhiên (từ các mỏ khí): chứa một hàm lượng khí CH4 lớn có thể có từ 85 - 90%.
b. Phương pháp tổng hợp:
*Phương pháp giữ nguyên mạch C :
-Tổng hợp từ C và H2:
C + H2  CH4
-Khử dẫn xuất halogen, ancol bằng HI/ P đỏ
RI + HI  RH + I2
ROH + HI  RH + H2O
-Thủy phân hợp chất cơ kim (R - Mg - X):
Mg + R - X   RMgX : dẫn xuất cơ magie
etekhan

RMgX + H2O  RH + MgCl(OH) (X - Mg - OH)


-Hiđro hóa alkene, alkyne: thường sử dụng xúc tác Ni, Pt, Pd
Ni  R - CH2 - CH2 - R'
0
( Pd ),t
R - CH = CH - R' + H2
t

0
, xt
CnH2n + H2 CnH2n+2
Ni

0
,t
R - C  C - R + H2
'
R - CH2 - CH2 - R'
*Phương pháp tăng mạch cacbon:
-Tổng hợp Vuyếc (Wurd-Pháp,1885) (gắn mạch)
R - X + 2Na + R - X   R - R + 2NaX
0
Ni ,t

+Nếu dùng hỗn hợp hai dẫn xuất halogen RX và R'X hỗn hợp gồm ba sản phẩm:

2Na
RX + R'X R-R

R - R' + 2 NaX

R' -R'

*Phương pháp giảm mạch C:


-Nhiệt phân muối của kim loại kiềm, kiềm thổ của axit cacboxilic với sự có mặt của ( NaOH, CaO) vôi
tôi xút
RCOONa + NaOH CaO
 RH + Na2CO3
CH3COOH + NaOH  CH4 + Na2CO3
CaO

3-Tính chất:
a. Lý tính:
- Ở điều kiện thường, alkane từ C1 đến C4 và neopentane tồn tại ở trạng thái khí.
+ Alkane từ C5 đến C17 (trừ neopentane) tồn tại ở trạng thái lỏng.
+ Alkane từ C18 trở lên là chất rắn màu trắng.
Tất cả đều không tan trong nước chỉ tan trong các dung môi hữu cơ. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,
tỉ trọng tăng theo chiều tăng của mạch C
VD:
t0nc (C) t0s (C) 0
d 20 C (tỉ trọng)
CH4 -183 -161,5 0,424
C2H6 -172 -88,6 0,546
C6H14 -95 +67,7 0,659

b. Hóa tính:
- Trong cấu tạo phân tử của các alkane chỉ có hai loại liên kết C-C và C-H, đó là những liên kết CHT
hầu như không phân cực nên ankan có khả năng phản ứng kém. Ở điều kiện thường tương đối trơ về mặt hoá
học.
Các phản ứng hóa học của alkane chỉ xảy ra khi đun nóng, chiếu sáng hoặc có chất khơi mào. Trong
đó đáng chú ý là hai khả năng tham gia phản ứng của alkane:
+ Phản ứng thuộc liên kết C-C (phản ứng thay đổi cấu tạo mạch C)
+ Phản ứng thế hiđro (C-H) bằng nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
b.1. Phản ứng thế (liên kết C-H):
*Tác dụng với halogen:

CnH2n+2 + X2
as
CnH2n+1X + HX
VD: CH4 + Cl2   CH3Cl + HCl
as

CH3Cl + Cl2  
as
CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2   CHCl3 + HCl
as

CHCl3 + Cl2  
as
CCl4 + HCl

Phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc tự do


+Giai đoạn khơi mào:
 
Cl : Cl 
as
Cl + Cl

+Giai đoạn phát triển mạch:


.

CH3 – H + Cl 
CH 3  HCl
. .
CH 3  Cl 2  CH 3Cl  Cl

+Giai đoạn kết thúc phản ứng:


. .
CH 3  CH 3  CH 3  CH 3
. .
CH 3  Cl  CH 3Cl
. .
Cl  Cl  Cl 2

Phản ứng thế dễ xảy ra ở những C bậc cao


VD: CH3 - CH2 - CH3 + Cl2 

CH3 - CHCl - CH3 +HCl (1)

CH3 - CH2 - CH2Cl +HCl (2)


Sản phẩm (1) > (2)

* Tác dụng với HNO3 (phản ứng nitro hóa, thế nitro: NO2+)

0
t
CnH2n+2 + HO-NO2(l) CnH2n+1NO2+ H2O

0
t
CH3-CH2-CH3 + HO-NO2(l) CH3-CH-NO2+ H2O
CH3
Với các đồng đẳng của CH4 khi nitro hóa thường có sự đứt mạch do đó thu được nhiều loại sản phẩm
khác nhau

0
t
VD: CH3-CH2-CH3 + HO-NO2(l) CH3-CH-NO2
CH3
CH3-CH2-CH2NO2 + H2O
CH3-CH2NO2
CH3NO2

*Tác dụng với H2SO4 (phản ứng sunfo hóa) (SO3H+)



0
t
CnH2n+2 + H2SO4(đ) CnH2n+1SO3H + H2O
SO3H
VD: CH3-CH-CH2-CH3 + H2SO4(đ)   CH3-C-CH2-CH3 + H2O
0
t

CH3 CH3
Phản ứng thế này cũng theo nguyên tắc như trên thường dễ thế ở C bậc cao
( thường phản ứng có hiệu suất thấp )
Áp dụng:
a) Tính tỉ lệ các sản phẩm monochlorine hoá ( tại nhiệt độ phòng) và monobromine hoá (tại 1270C)
isobutane. Biết tỉ lệ khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử H trên carbon bậc 1, bậc 2, bậc 3
trong phản ứng chlorine hoá là 1 : 3,8 : 5 và trong bromine hoá là 1: 82 : 1600.
b) Dựa vào kết quả tính được ở câu a, cho nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng các sản
phẩm của phản ứng halogen hoá alkane.

Bài 1:
a) Viết công thức cấu tạo của tất cả dẫn xuất monochloro sinh ra khi clo hoá 2,2,4-trimethylpentane.
b) Tính thành phần phần trăm các dẫn xuất monochloro trên. Cho biết tỉ lệ tốc độ thế H ở nguyên tử C
bậc 1, bậc 2 và bậc 3 là 1 : 3,3 : 4,4.

Bài 2: Một hỗn hợp khí gồm 1 alkane A và 2,479 lít Cl2 được chiếu sáng tạo ra hỗn hợp X gồm 2 sản
phẩm thế monochloro và dichloro ở thể lỏng có khối lượng 4,26 gam và hỗn hợp khí Y có thể tích
3,7185 lít. Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 200 ml dung dịch có tổng nồng
độ mol các muối tan là 0,6M. Còn lại 1 khí Z thoát ra khỏi dung dịch có thể tích bằng 1,2395 lít. Các
thể tích đo ở đktc.
a) Xác định công thức phân tử của A biết tỉ lệ số mol 2 chất dẫn xuất mono và dichloro là 2:3
b) Tính % thể tích của hỗn hợp ( A, Cl2) ban đầu.

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm 2 hydrocarbon cùng dãy đồng đẳng. Cho toàn bộ CO2 và
hơi H2O sinh ra lội chậm qua bình (I) chứa dung dịch Ba(OH)2 dư và bình (II) chứa H2SO4 đặc dư mắc
nối tiếp. Kết quả khối lượng bình (I) tăng thêm 6,12 gam và bình (II) tăng thêm 0,62 gam. Trong bình
(I) có tạo ra kết tủa cân nặng 19,7 gam.
a) Xác định công thức cấu tạo và tính khối lượng mỗi hydrocarbon trong hỗn hợp trên. Biết rằng khi
chlorine hoá mỗi hydrocarbon đều cho ra 2 đồng phân dẫn xuất monochloro, trong đó hydrocarbon có
khối lượng mol lớn hơn tác dụng với chlorine ở 1000C cho 2 đồng phân monochloro với tỉ lệ % là
56,25% và 43,75%.
b) Nếu bromine hoá mỗi hydrocarbon đó ở 1270C tạo được bao nhiêu đồng phân monobromo? Tính
thành phần phần trăm mỗi đồng phân tạo thành. Biết rằng khả năng phản ứng halogen hoá tương đối:

Halogen t0C Bậc của cacbon mà nguyên tử H bị thế


I II III
Chlorine 1000C 1 4,3 7
Bromine 1270C 1 82 1600

BÀI TẬP ALKANE

Bài 1: Khi cho propane tác dụng với Cl2 có chiếu sáng, tạo ra các sản phẩm monochloro. Viết
cơ chế phản ứng. Cho biết sản phẩm nào là sản phẩm chính và giải thích.
Bài 2: Khi cho isopentane tác dụng với Cl2 có chiếu sáng, thu được hỗn hợp các sản phẩm gồm
1-chloro-2-methylbutane (30%), 1-chloro-3-methylbutane (15%), 2-chloro-3-methylbutane
(33%) và 2-chloro-2-methylbutane (22%).
a) Viết phương trình phản ứng tạo ra các sản phẩm trên và cơ chế của từng phản ứng.
b) Cho biết sản phẩm nào dễ hình thành hơn và giải thích.
c) Tính khả năng phản ứng tương đối của các nguyên tử H ở các nguyên tử carbon bậc I, bậc II
và bậc III trong các phản ứng trên.
Bài 3:
a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các alkane đồng phân có khối lượng mol 86g/mol.
b) Một trong các đồng phân đó khi brom hoá có chiếu sáng chỉ cho hai dẫn xuất
monobromo.Cho biết công thức cấu tạo của đồng phân đó. Đồng phân này có bao nhiêu dẫn
xuất dibromo.
Bài 4: Cho 3 alkane X, Y, Z đều có tỉ khối hơi so với nitrogen nhỏ hơn 4,5. Khi tiến hành phản
ứng thế với Cl2, mỗi chất chỉ tạo ra được một dẫn xuất thế monochloro (không có đồng phân).
Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X, Y, Z và các dẫn xuất monochloro
của chúng.
Bài 5: Cho hỗn hợp 3 hydrocarbon A, B, C trong đó A là một alkane có 20% H theo khối
lượng, B cũng là một alkane và tỉ khối hơi của C so với H2 là 29. Lấy 8,8 gam B phản ứng với
Cl2 trong điều kiện chiếu sáng tạo thành 15,7 gam dẫn xuất một lần thế.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B, C. Biết C khi tác dụng với Cl 2 chỉ
thu được 2 dẫn xuất dichloro.
b) Trộn A, B, C theo tỉ lệ thể tích 1 : 2 : 3 với một lượng O2 dư vào bình kín có dung tích 50 lít
ở 1200C, áp suất P1 atm. Sau khi đốt cháy hoàn toàn, bình được làm lạnh ở 00C và toàn bộ sản
phẩm khí cho lội qua bình đựng pyrogallol không màu (hấp thụ O2) cho đến khi ngã màu xám
nhạt bền thì thấy khối lượng bình này tăng 105,6 gam và áp suất trong bình là P2 atm. Tính P1,
P 2.

You might also like