You are on page 1of 5

ĐỀ THI TỰ LUẬN

BẬC 1/5 LÊN 2/5

Câu 1: Trình bày sơ đồ nguyên lý nén 3 cấp của chiller tại nhà ga T1?
Câu 2: Trình bày quy trình bảo dưỡng thiết bị xử lý không khí (AHU)?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỰ LUẬN
BẬC 1/5 LÊN 2/5

Câu 1: Trình bày sơ đồ nguyên lý nén 3 cấp của chiller tại nhà ga T1?

Hình 1: Sơ đồ nhiệt động máy làm lạnh nước

- Chiller tại nhà ga T1 sử dụng một máy nén 3 cấp.


- Cấp nén đầu tiên:
+ Môi chất lạnh từ bình bay hơi, đi qua van đầu vào máy nén, đi vào tầng nén thứ nhất
và được nén lên áp suất cao, nhiệt độ cao.
+ Van ở đầu vào ở cấp nén này có thể thay đổi được lưu lượng môi chất lạnh đi vào
máy nén, giúp tăng giảm công suất lạnh của hệ thống cho phù hợp với tải lạnh yêu
cầu.
- Cấp nén thứ hai:
+ Môi chất lạnh sau cấp nén thứ nhất hòa trộn cùng một lượng môi chất lạnh dạng hơi
sinh ra từ bình tiết kiệm, giúp làm giảm nhiệt độ môi chất lạnh sau tầng nén thứ nhất.
+ Hỗn hợp này đi vào cấp nén thứ hai thông qua một van cố định, được nén lên áp
suất và nhiệt độ cao hơn.
- Cấp nén thứ ba:
+ Môi chất lạnh sau cấp nén thứ hai hòa trộn cùng một lượng môi chất lạnh dạng hơi
sinh ra từ bình tiết kiệm, giúp làm giảm nhiệt độ nhiệt độ môi chất lạnh sau tầng nén
thứ hai.
+ Hỗn hợp này đi vào cấp nén thứ ba thông qua một van có thể thay lưu lượng, được
nén lên áp suất và nhiệt độ cao hơn và đưa vào bình ngưng tụ để bắt đầu quá trình
ngưng tụ.

Câu 2: Trình bày quy trình bảo dưỡng thiết bị xử lý không khí (AHU)?

1. Bảo dưõng định kỳ chu kỳ 3 tháng

1.1. Hiện trạng bên ngoài của máy

a. Kiểm tra

- Kiểm tra các kết cấu cơ khí của máy, các bu lông, đai ốc phải đảm bảo chắc
chắn.

- Kiểm tra đường ống nước: bảo ôn đường ống, các van điện từ, van tay...

- Kiểm tra các dụng cụ chỉ thị: đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất.

- Kiểm tra tình trạng ống nối mềm,bảo ôn các đường ống gió, phin lọc..

- Kiểm tra động cơ, lồng quạt và điều chỉnh độ căng dây đai truyền động.

- Kiểm tra đường ống, rãnh thoát nước ngưng.

- Kiểm tra miệng gió hồi.

b. Bảo dưỡng, sửa chữa:

- Khắc phục hoặc thay thế những phần khiếm khuyết không đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.

- Tiến hành vệ sinh công nghiệp

1.2. Tủ điện động lực, điều khiển:

a. Kiểm tra
- Kiểm tra các khí cụ điện, mối nối của mạch động lực và mạch điều khiển bên
trong tủ phải đảm bảo tiếp xúc thật tốt.

- Kiểm tra các công tắc, nút ấn, đèn hiển thị, quạt thông gió tủ điện, đèn chiếu
sáng phải đảm bảo kỹ thuật.

- Kiểm tra tủ điều khiển và thông số của biến tần

b. Bảo dưỡng, sửa chữa:

- Làm vệ sinh công nghiệp tủ điện.

- Khắc phục những phần khiếm khuyết không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

1.3. Hiện trạng hoạt động của máy:

a. Kiểm tra

- Kiểm tra độ rung, ồn khi máy hoạt động.

- Kiểm tra các thông số khi hoạt động (nhiệt độ vào ra, áp suất...)

- Kiểm tra chế độ hoạt động điều khiển tại máy.

- Kiểm tra chế độ hoạt động điều khiển từ buồng điều khiển trung tâm và kết
nối tới hệ thống BMS.

- Kiểm tra chế độ làm việc tự động theo lịch trình (schedule) cài đặt trước.

- Kiểm tra các kết nối với các thiết bị ngoại vi khác như bơm nước, tháp giải
nhiệt, báo cháy tự động
- Kiểm tra thông số dòng điện, điện áp và tần số của biến tần...

b. Bảo dưỡng, sửa chữa:

- Khắc phục và thay thế những khiếm khuyết không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

2. Định kỳ 6 tháng:

a.Thực hiện như nội dung bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ 1 tháng

b. Thực hiện thêm các nội dung sau.

- Kiểm tra các cảm biến (sensor) nhiệt độ, áp suất, chênh áp,

- Kiểm tra, bôi mỡ các trục tay van cơ khí.

- Kiểm tra toàn bộ phần cơ, điện, dầu bôi trơn của van điện....

- Kiểm tra cuộn dây động cơ stato đảm bảo >1MΩ


c. Bảo dưỡng, sửa chữa:

- Xiết lại các bu lông, đai ốc tại các khớp nối cứng, khớp nối mềm, van nước,
đồng hồ đo lưu lượng, đồng hồ áp suất và nhiệt độ, giá treo ống nước.

- Bơm mỡ bổ sung các ổ bi, gối đỡ, các khớp chuyển động, vòng bi động cơ,
lồng quạt.

- Làm vệ sinh công nghiệp lọc bụi, dàn trao đổi nhiệt và toàn bộ thiết bị.

- Khắc phục và thay thế những khiếm khuyết không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

You might also like