You are on page 1of 20

Họ và tên : Lê Văn Đạo

Mã sinh viên : MPP22PA-180

Bài tập cuối kỳ

Tác động của các chương trình giáo dục và đào tạo lên nghề nghiệp

1. Giới thiệu

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa giáo dục ở các cấp độ
tới xác suất có việc làm (có hợp đồng lao động) và tiền lương (bài toán tỷ suất) là hết sức phổ
biến (xem thêm [1-4]). Trong đó, nghiên cứu của Gallup được chỉ ra bởi Liu (2006) [5] đo lường
tỷ suất lợi nhuận của Việt Nam dao động từ 4,2-5,9% (1992) và có xu hướng giảm cho nhóm
nam trong năm 1998 (3,5 – 4,8%) và nhóm nữ khoảng hơn 4% (xem [6]). Trong giai đoạn 1998-
2008, tỷ suất lợi nhuận thu nhập tại Việt Nam từ khoảng 2,9-3,5% (1998) lên đến 9,5-10,3%
(2008) [1]. Giai đoạn 2011-2014, nghiên cứu của Demombynes & Testaverde (2018) [2], cũng
cho thấy tỷ suất lợi nhuận ở các cấp học khác nhau dao động dưới 10%. Nghiên cứu cũng xem
xét tác động của giáo dục tới xác suất có việc của người lao động, đặc biệt là cải thiện công việc
có hợp đồng dài hạn. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận tại Việt Nam, trung bình, dao động từ 5-
6% sau khi kiểm soát các yếu tố (giới tính, khu vực làm việc, khu vực kinh tế, chỉ số PCI) [3] so
với trung Quốc là 12,2% (1993); Estonia là 5,4% (1994); Poland là 7% (1996) [1]. Có thể nói
cách nghiên cứu liên quan đến tỷ suất lợi nhuận là tương đối bao trùm trong xuyên suốt giai đoạn
nghiên cứu từ 1992-nay và có xu hướng suy giảm kể từ 2010.

Bên cạnh các nghiên cứu về tỷ suất, sự quan tâm lớn về việc đối xử bất bình đẳng đối với
các đối tượng lao động cũng nhận được sự quan tâm của các học giả. Hầu hết, các nghiên cứu
đều chỉ ra mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam – nữ không chỉ ở cơ hội tìm kiếm việc làm [2] mà
còn chế độ lương thưởng và môi trường làm việc [7]. Trong khi đó, Việt Nam đang triển khai
mạnh mẽ chiến lược phát triển bao trùm với khẩu hiệu “Không để một ai bị bỏ lại phía sau” thì
xu hướng phân biệt đối xử ngày càng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh thế giới biến
động, có việc là chưa đủ mà phải là những việc có hợp đồng với chế độ bảo hiểm đầy đủ.

Giai đoạn 2011-2014 là một giai đoạn đầy biến động với hệ thống giáo dục và môi trường
kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, luật giáo dục 2012 được ban hành quy định nghiêm ngặt hơn
ranh giới giáo dục & đào tạo. Luật nhanh chóng được triển khai với hơn mười nghị định và thông
tư ban hành (tính đến hết năm 2014) 1. Do đó, nghiên cứu tác động của giáo dục tới công việc
trong giai đoạn này là hết sức phù hợp vì sự biến động của chúng. Hơn nữa, bối cảnh 2011-2014
Việt Nam có lợi thế mạnh mẽ từ các nguồn đầu tư nước ngoài và kỳ vọng phát triển mạnh mẽ từ
thế giới về sự ổn định môi trường đầu tư sau những biến động khủng hoảng 2008, giá dầu biến
động, khủng bố (2011).

Nghiên cứu này, cung cấp thêm những bằng chứng đánh giá tác động của giáo dục đại học
và các yếu tố khác (giới tính, dân tộc, độ tuổi) đến: (i) Xác suất có việc làm; (ii) Xác suất có việc
làm với hợp đồng lao động và (iii) tỷ suất lợi nhuận việc đi học tại Việt Nam giai đoạn 2011-
2014. Theo đó, nghiên cứu trả lời những câu hỏi quan trọng sau:

Giáo dục & đạo tạo ở các cấp khác nhau tác động như thế nào tới xác suất có việc (có hợp
đồng/không có hợp đồng) và tiền lương của người lao động tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và
so sánh với bối cảnh tổng thể?

Sự chênh lệch/phân biệt đối xử về giới tính trong tìm kiếm việc làm, mức lương trong
công việc của người lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2014 ở mức độ nào và xu hướng này so
sánh với nghiên cứu tương quan?

Sự chênh lệch/phân biệt đối xử về dân tộc trong tìm kiếm việc làm, mức lương trong công
việc của người lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2014 ở mức độ nào?

2. Mô hình nghiên cứu

Để đánh giá tác động của giáo dục lên nghề nghiệp và việc làm của người lao động,
nghiên cứu sử dụng hai mô hình nghiên cứu được xây dựng căn cứ trên Demombynes &
Testaverde (2018) [2] và Tran & Huong (2020) [8]:

Mô hình thứ nhất, nghiên cứu đánh giá tác động của từng cấp giáo dục đến việc duy trì
công việc (làm công ăn lương), cụ thể:

pi N M
Log = β 0 + ∑ β i X i + ∑ δ j Z j + u (1)
1− pi i j

1
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT _ Tra cứu, Nắm bắt Pháp Luật Việt Nam (thuvienphapluat.vn)
Tại đó: p là xác suất duy trì công việc làm công ăn lương. Tại đây, công việc làm công ăn
lương cần được chia làm: (1) làm công ăn lương có hợp đồng (ít nhất trên 3 tháng) và (2) không
hợp đồng. Mỗi loại xác suất thường sẽ có tác động khác nhau bởi các biến số. Ví dụ, nghiên cứu
của Demombynes & Testaverde (2018) [2] chỉ ra rằng phụ nữ yếu thế hơn trong việc ký kết các
công việc làm công ăn lượng có thời hạn hợp đồng dài (thường trên 3 năm). Dẫu vậy, nghiên cứu
của chúng tôi sử dụng các loại hợp đồng lao động tối thiểu 3 tháng để trả lời câu hỏi: “Có thực
sự phụ nữ tại Việt Nam chịu thiệt trong các ký kết công việc hợp đồng hay không?”

β i là các biến giải thích mô hình và Z j là các biến kiểm soát khác. Theo đó, các biến giải
thích được đề suất căn cứ trên nghiên cứu [2-4, 8-10] bao gồm: đặc tính về tuổi tác, tình trạng
hôn nhân, giới tính, thành thị hoặc nông thôn, chủ hộ gia đình, các cấp giáo dục (từ không đi học
cho tới đại học và sau đại học), kiểm soát về khu vực địa lý (Bắc – Trung Nam). Cụ thể các biến
kỳ vọng và cơ chế tác động được thể hiện tại bảng dưới

Bảng 1. Biến sử dụng và kỳ vọng xu hướng tác động của các biến

Biến Mô tả Dấu kỳ vọng Dấu kỳ vọng


(mô hình 1) (mô hình 2)
Làm công ăn lương Biến phụ thuộc 1
Làm công ăn lương Biến phụ thuộc 2
có hợp đồng
Log(tiền lương) theo Biến phụ thuộc 3
tháng [3]
Trình trạng hôn nhân Kiểm soát đặc tính cá nhân -/+ -/+
Tuổi Kiểm soát các đặc tính cá nhân. Trong - +
đó, những người có độ tuổi lớn thường
khó khăn trong duy trì được công việc
Tuổi bình phương -
Trình độ giáo dục Các biến giả từ không đi học tới học sau + +
đại học. Trình độ giáo dục càng cao,
càng có khả năng để ổn định công việc
Giới tính (=1 nếu là Nữ giới thường chịu thiệt trong việc tìm + +
nam) kiếm và duy trì công việc làm công ăn
lương
Dân tộc (=1 nếu là Dân tộc thiểu số khó khăn hơn trong + +
dân tộc Kinh) việc tìm kiếm và duy trì công việc làm
công ăn lương (xem thêm [11])
Chủ hộ hay không Kiểm soát đặc tính cá nhân -/+ -/+
Thành thị - nông Kiểm soát đặc tính vùng miền -/+ +
thôn
Biến khu vực Kiểm soát đặc tính khu vực -/+ -/+
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ngoài ra, mô hình (1) cũng được đối chiếu và so sánh kết quả với mô hình Logit (chi tiết
2
z −z
1
tại phụ lục). Theo đó, hàm xác suất được ước lượng như sau P(Yi|Xi) = ∫ 2π
e 2
với z =
−∞

N M
β 0 + ∑ β i X i + ∑ δ j Z j + u (1*)
i j

Mô hình thứ hai, nghiên cứu đánh giá tác động của giáo dục tới thu nhập. Nói cách khác
chính là mô hình đánh giá tỷ suất lợi nhuận thu nhập. Mô hình được xây dựng căn cứ trên nghiên
cứu [2, 3, 5, 12, 13].

N M N1
Log(income) = ∑ β i X i + ∑ δ j Z j + ∑ δ 1 i . province i +λ.t + u (2)
i j i=1

Tại đó, thu nhập được đo lường bởi tổng thu nhập cố định cộng với các khoản trợ cấp và
phụ cấp công việc. Xi, và Zj là các biến giải thích là kiểm soát bao gồm: giới tính, dân tộc, chủ
hộ, thành thị-nông thôn, các cấp bậc học (tại đây nghiên cứu so sánh với nhóm trung học cơ sở),
tình trạng hôn nhân, tuổi và tuổi bình phương (do căn cứ trên hàm Mincer tiền lương và tuổi sẽ
có quan hệ như một hàm parabol với đỉnh trung bình khoảng 42-44 tuổi, tương đương 24-26 năm
kinh nghiệm). Nghiên cứu kiểm soát sự khác biệt giữa các tỉnh/thành và thời gian (xem thêm [3,
7, 10]) nhằm kiểm soát (một phần) phương sai thay đổi giữa các tỉnh và thay đổi tổng thể (khoa
học công nghệ). Chi tiết cơ chế tác động và dấu kỳ vọng được trình bày tại bảng 1.

(Các giả định của hai mô hình được trình bày tại phụ lục 1)

3. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát lực lượng lao động do Tổng cục Thống kê (GSO)
thực hiện lần đầu tiên vào năm 2007 với thời gian nghiên cứu từ 2011 đến 2014, kết hợp với dữ
liệu CPI cả nước nhằm điều chỉnh giá tiền lương với năm gốc là 2011. Theo đó CPI 2012, 2013,
2014 lần lượt là 18.13%; 6.04% và 4.09%. Các biến nghiên cứu được sử dụng như mô tả tại bảng
1 (xem thêm [2]). Tại đó, các quan sát trong khảo sát được chia làm: (i) Lực lượng lao động độ
tuổi từ 15-64 bao gồm: lao động đang làm việc chính thức, lao động làm việc không chính thức
cho gia đình hoặc không lượng, lao động đang tạm nghỉ việc; (ii) Ngoài lực lượng lao động. Các
con số chi tiết được mô tả tại bảng dưới.
Bảng 2. Cơ cấu lực lượng lao động trong bảng khảo sát

Trong lực lượng lao động Ngoài lực Tổng số


Đang làm việc Đang làm việc Đang tạm lượng lao
chính thức không chính nghỉ việc động
thức (không
lương)
2011 607,227 20,345 152,709 350,077 1,130,358
2012 303,964 11,131 73,001 197,746 585,842
2013 170,657 16,411 43,956 128,095 359,119
2014 155,161 15,631 40,602 124,488 335,882
Tổng số 1,237,009 63,518 310,268 800,406 2,411,201
Nguồn: tác giả tính toán
Trong phạm vi nghiên cứu (đánh giá tác động giáo dục tới tiền lương và việc làm công ăn
lương), chúng tôi chỉ xét đến các nhóm đối tượng trong lực lượng lao động (1) và đang làm việc
chính thức và có lương (2). Con số này chiếm 51.3% tổng số quan sát và 76.8% số lao động
trong lực lượng lao động.
Trong số lực lượng lao động chính thức làm việc, nhóm nghiên cứu phân chia lao động có
hợp đồng (tối thiểu 3 tháng) và nhóm lao động không có hợp đồng chính thức. Tiền lương cũng
được quy đổi theo mốc so sánh là 2011 (theo CPI).
Hơn nữa, để đánh giá sự khác biệt giữa nhóm dân tộc (người Kinh và các dân tộc khác) và
giới tính (nam với nữ). Bảng dưới đây mô tả chi tiết các đặc tính này trong bộ dữ liệu.

Bảng 3. Dữ liệu nghiên cứu phân theo dân tộc và tới tính giai đoạn 2011-2014

Kinh-male Ethnic-male Male Kinh-female Ethnic-female Female


job_wage 0.50 0.22 0.44 0.39 0.17 0.35
job_wage_contract 0.10 0.04 0.09 0.11 0.04 0.09
lincome 5.30 2.95 4.90 4.43 2.30 4.05
host 0.56 0.59 0.56 0.20 0.12 0.18
city 0.06 0.02 0.05 0.07 0.02 0.06
noschool 0.01 0.11 0.03 0.01 0.22 0.06
primary 0.25 0.41 0.28 0.28 0.37 0.30
upper_sec 0.15 0.08 0.13 0.14 0.07 0.12
basic_voc 0.05 0.02 0.05 0.02 0.01 0.01
secondary_voc 0.08 0.05 0.08 0.08 0.05 0.07
pro_voc 0.01 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00
college 0.02 0.01 0.02 0.04 0.02 0.03
university 0.11 0.04 0.10 0.10 0.03 0.09
married 0.78 0.75 0.77 0.77 0.76 0.77
age 38.52 34.85 37.76 38.76 35.18 37.99
N 487470 127699 615169 458643 124361 583004
Nguồn: Tác giả tính toán

Số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, về trung bình, giai đoạn 2011-2014, xác suất của nam giới
có việc làm cao hơn nữ giới (44% so với 35%) và mức lương cao hơn (4.9 so với 4.05). Dẫu vậy,
xác suất nam và nữ giới có việc với hợp đồng trên 3 tháng là tương đương (9%). Các tiêu chí
khác về trình độ học vấn, hôn nhân là tương xứng. Cũng dễ nhận thấy rằng, người đàn ông nắm
quyền trong xã hội Việt Nam là chủ yếu với 56% (nam) so với 18% (nữ).
So sánh thêm yếu tố dân tộc. Rõ ràng, người Kinh đang có lợi thế hơn về gần như mọi mặt
trong xã hội so với người dân tộc: về công việc 28% với nam và 22% với nữ chênh lệch, công
việc có hợp động khoảng 7-8% chênh lệch, trình độ học vấn và quan trọng hơn là tiền lương.
Theo đó, 5.3 so với 2.95 ở nam giới và 4.43 so với 2.3 ở nữ giới. Sự chênh lệch về tiền lương
còn được thể hiện rõ hơn tại các mức thu nhập khác nhau (đường cong Lorenz) và được trình bay
tại hình sau:

Bảng 4. Chênh lệch thu nhập tại từng mức phân vị theo giới tính Bảng 5. Chênh lệch thu nhập tại từng mức phân vị theo dân tộc

Nguồn: tác giả tính toán


Như vậy, tại từng mức tiền lương (mức phân vị khác nhau) nữ giới đều tiền lương trung
bình thấp hơn nam giới và người Kinh có mức thu nhập trung bình cao hơn người dân tộc (ở mọi
mức phân vị).

4. Kết quả và thảo luận

Bảng 6. Kết quả nghiên cứu tác động giáo dục đến xác suất tìm kiếm và duy trì công việc
(Probit)

Việc làm công ăn (1) (2) (3) (4) (5)


lương
VARIABLES 2011 2012 2013 2014 2011-2014

age -0.0241*** -0.0246*** -0.0262*** -0.0268*** -0.0247***


(0.000192) (0.000274) (0.000356) (0.000372) (0.000134)
married -0.183*** -0.169*** -0.189*** -0.169*** -0.178***
(0.00473) (0.00671) (0.00896) (0.00931) (0.00331)
gender 0.274*** 0.263*** 0.268*** 0.231*** 0.264***
(0.00410) (0.00590) (0.00774) (0.00807) (0.00288)
city 0.161*** 0.0501 0.0866** 0.0838* 0.161***
(0.00635) (0.0371) (0.0430) (0.0495) (0.00606)
host 0.0138*** 0.0359*** -0.0559*** -0.0324*** 0.00398
(0.00454) (0.00662) (0.00862) (0.00903) (0.00321)
ethnic 0.565*** 0.654*** 0.613*** 0.654*** 0.604***
(0.00553) (0.00766) (0.0103) (0.0110) (0.00385)
noschool -0.0278** -0.0100 -0.0181 0.0222 -0.0198**
(0.0113) (0.0155) (0.0209) (0.0233) (0.00788)
primary -0.0398*** -0.0335*** 0.0584*** -0.0204** -0.0355***
(0.00493) (0.00700) (0.0128) (0.00974) (0.00352)
upper_sec 0.265*** 0.223*** 0.215*** 0.205*** 0.240***
(0.00585) (0.00854) (0.0106) (0.0116) (0.00410)
basic_voc 0.776*** 0.781*** 0.652*** 0.624*** 0.734***
(0.0110) (0.0147) (0.0168) (0.0195) (0.00724)
secondary_voc 1.348*** 1.323*** 1.218*** 1.197*** 1.305***
(0.00752) (0.0108) (0.0134) (0.0151) (0.00525)
pro_voc 1.212*** 1.161*** 1.147*** 1.118*** 1.177***
(0.0316) (0.0420) (0.0543) (0.0528) (0.0210)
college 1.802*** 1.708*** 1.609*** 1.483*** 1.705***
(0.0139) (0.0192) (0.0236) (0.0243) (0.00935)
university 1.984*** 2.054*** 1.951*** 1.890*** 1.981***
(0.00865) (0.0127) (0.0148) (0.0158) (0.00595)
North -0.0280*** -0.0605*** -0.0639*** -0.0744*** -0.0472***
(0.00491) (0.00688) (0.00887) (0.00945) (0.00340)
South 0.335*** 0.344*** 0.359*** 0.330*** 0.340***
(0.00490) (0.00705) (0.00915) (0.00952) (0.00343)
2012.year -0.00309
(0.00330)
2013.year 0.0721***
(0.00410)
2014.year 0.103***
(0.00417)
Constant -0.338*** -0.394*** -0.166*** -0.124*** -0.325***
(0.00897) (0.0125) (0.0158) (0.0176) (0.00636)

Observations 589,029 294,207 165,037 149,900 1,198,173


Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Mô hình hồi quy Probit được thực hiện với kết quả được trình bày tại bảng 6 là nhất quán
theo từng năm và các nghiên cứu trước đây như [2, 4, 9, 10]. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng
đối chiếu với ước lượng Logit (trình bày tại phụ lục 2) và nhất quán. Theo đó:

Thứ nhất, các dấu kỳ vọng trong mô hình ước lượng phù hợp về mặt lý thuyết và thống
nhất với các nghiên cứu trước đây (bảng 1). Trong đó, về tác động của giáo dục tới tìm kiếm và
duy trì công việc, nhóm nghiên cứu sử dụng nhóm đối chiếu là nhóm lao động học hết trung học
cơ sở và thấy rằng: việc học hết trung học cơ sở không giúp tạo thêm nhiều sự khác biệt trong
việc tìm kiếm và duy trì việc làm (phù hợp với [2]). Cụ thể, sự cải thiện xác suất có việc học hết
trung học cơ sở so với nhóm dưới là chưa đến 0.1% trong xuyên suốt giai đoạn 2011-2014,
trong điều kiện các yếu tố khác tại trung bình (VD: tuổi trung bình 38 tuổi). Thực tế cũng cho
thấy, nhóm lao động học hết trung học cơ sở không có nhiều lợi thế hơn so với nhóm lao động
học ở trình độ thấp hơn do công việc chủ yếu là lao động chân tay. Nếu tính riêng trong năm
2014, trong điều kiện các yếu tố khác tại trung bình, cải thiện xác suất có việc lần lượt là 8%,
24.4%, 43%, 40%, 48.7%, 58.6% tương ứng với các cấp học trung học cơ sở, so cấp nghề, trung
cấp nghề, cao cấp nghề, cao đẳng và đại học. Kết quả này cũng phù hợp với ước lượng của [3]
năm 2018 là 39% và 53% cho cao đẳng và đại học và chi tiết nghiên cứu của Demombynes &
Testaverde (2018) [2].

Thứ hai, đánh giá sự khác biệt trong tìm kiếm và duy trì việc làm của nữ giới cũng phù
hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Tran & cộng sự (2019) [2] chỉ ra sự chênh
lệch giữa nam và nữ giai đoạn 2011-2014 là từ 8.8-10.1% so với nghiên cứu của chúng tôi là 9-
10%, trong điều kiện các yếu tố khác ở giá trị trung bình. Thậm chí, nghiên cứu về sự chênh
lệch này còn lên đến gần 30% trong năm 2018 [3] cho thấy những căn cứ về phân biệt đối xử về
giới tính trong việc làm tại Việt Nam. Thực tế, áp lực công việc khiến chế độ thai sản và những
hạn chế liên quan đến sức khỏe cũng được đề cập như nguyên nhân cho sự bất bình đẳng ngày
càng lớn này.

Thứ ba, đánh giá sự khác biệt trong tìm kiếm và duy trì việc làm của nhóm dân tộc thiểu
số, kết quả nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch này dao động khoảng hơn 20%, trong điều kiện
các yếu tố khác ở giá trị trung bình. Nói cách khác, người Kinh có nhiều lợi thế hơn trong tìm
kiếm và duy trì việc làm so với người dân tộc. Con số này là lớn hơn khoảng 10% nghiên cứu
của Yaghoubi & cộng sự (2018) [14] trong cùng giai đoạn tính toán (từ 10-13%). Sự khác biệt
này đến từ một số nguyên nhân, trong đó, nghiên cứu của Demombynes & Testaverde (2018) [2]
không kiểm soát yếu tố độ tuổi mà theo đó có sự khác biệt đáng kể giữa người Kinh (độ tuổi
trung bình là 38.5) so với người dân tộc (trung bình 35 tuổi) trong mẫu nghiên cứu. Ngoài ra,
nghiên cứu của chúng tôi chỉ xem xét đến 3 khu vực Bắc – Trung – Nam thay vì kiểm soát theo 7
vùng kinh tế.

Dẫu vậy, thực tế, những công việc được trả lương có thể không phản ánh được tốt mức
sống người lao động do sự sa thải và các hợp đồng miệng ngày càng thường xuyên hơn. Sự
không ổn định trước những hợp đồng miệng hoặc thậm chí không thành hợp đồng, vì thế, không
đủ tốt để phản ánh công việc tốt (ổn định) cho người lao động. Do đó, nghiên cứu xem xét tác
động của giáo dục và các yếu tố khác (giới tính, dân tộc) tới xác suất có việc với hợp đồng lao
động ít nhất 3 tháng. Kết quả được trình bày tại bảng

Bảng 7. Kết quả nghiên cứu tác động giáo dục đến xác suất tìm kiếm và duy trì công việc có hợp
đồng lao động (Probit)

Việc làm công ăn (1) (2) (3) (4) (5)


lương có hợp đồng
VARIABLES 2011 2012 2013 2014 2011-2014

age -0.00762*** -0.0101*** -0.0211*** -0.0210*** -0.0161***


(0.000446) (0.000502) (0.000427) (0.000440) (0.000225)
married 0.0102 0.0209* 0.0503*** 0.121*** 0.0558***
(0.0106) (0.0118) (0.0105) (0.0108) (0.00541)
gender -0.0178** -0.0390*** -0.129*** -0.139*** -0.0746***
(0.00875) (0.00995) (0.00896) (0.00921) (0.00454)
city 0.0280** -0.0188 -0.103** -0.142*** -0.122***
(0.0112) (0.0500) (0.0449) (0.0497) (0.0104)
host 0.00624 0.0137 0.0173* -0.000694 -0.00146
(0.00979) (0.0114) (0.0102) (0.0106) (0.00517)
ethnic 0.157*** 0.246*** 0.438*** 0.485*** 0.361***
(0.0138) (0.0153) (0.0132) (0.0139) (0.00705)
noschool -0.828*** -0.794*** -0.835*** -0.794*** -0.862***
(0.0826) (0.0742) (0.0490) (0.0451) (0.0290)
primary -0.272*** -0.263*** -0.442*** -0.385*** -0.249***
(0.0160) (0.0165) (0.0204) (0.0126) (0.00798)
upper_sec 0.337*** 0.321*** 0.621*** 0.462*** 0.549***
(0.0142) (0.0160) (0.0117) (0.0127) (0.00694)
basic_voc 0.567*** 0.581*** 0.994*** 0.778*** 0.855***
(0.0216) (0.0233) (0.0173) (0.0200) (0.0104)
secondary_voc 0.794*** 0.891*** 1.764*** 1.580*** 1.384***
(0.0140) (0.0157) (0.0136) (0.0152) (0.00727)
pro_voc 0.854*** 0.875*** 1.714*** 1.569*** 1.381***
(0.0441) (0.0500) (0.0503) (0.0488) (0.0235)
college 0.809*** 1.025*** 2.140*** 1.854*** 1.538***
(0.0195) (0.0214) (0.0225) (0.0231) (0.0102)
university 0.909*** 1.068*** 2.617*** 2.387*** 1.727***
(0.0131) (0.0144) (0.0150) (0.0158) (0.00675)
North 0.0418*** -0.000367 0.0694*** 0.0870*** 0.0666***
(0.0109) (0.0121) (0.0107) (0.0112) (0.00554)
South 0.147*** 0.207*** 0.436*** 0.470*** 0.319***
(0.0114) (0.0127) (0.0110) (0.0114) (0.00575)
2012.year 0.410***
(0.00688)
2013.year 1.747***
(0.00648)
2014.year 1.818***
(0.00656)
Constant -2.307*** -1.995*** -1.047*** -0.963*** -2.714***
(0.0222) (0.0242) (0.0197) (0.0214) (0.0120)

Observations 589,029 294,207 165,037 149,900 1,198,173


Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Thứ nhất, xu hướng theo thời gian chứng tỏ sự gia tăng hợp đồng có việc làm (cột 6 bảng
7). Giá trị tác động biên của nhóm dân tộc thiểu số tới xác suất có việc với hợp động tối thiểu 3
tháng, trong điều kiện các yếu tố khác ở giá trị trung bình, năm 2014 là khoảng 12.3% phù
hợp với nghiên cứu của Demombynes & Testaverde (2018) [2]. Với tác động biên của các cấp
bậc giáo dục trung học phổ thông, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao cấp nghề, cao đẳng đại học
lần lượt là 15.04%, 27.6%, 56.7%, 56.7%, 64.5%, 76.3% và phù hợp với các nghiên cứu trước
đó.
Thứ hai, đối chiếu kết quả tại bảng 6 và 7 có một số điểm thú vị sau:

+ Sự khác biệt trong tìm kiếm và duy trì việc làm công ăn lương có hợp đồng (tối thiểu 3
tháng) giữa nam và nữ, trong điều kiện các yếu tố khác ở giá trị trung bình, năm 2014 là -4%.
Trái ngược với nghiên cứu của [2] khi cho rằng nữ giới chịu nhiều bất lợi hơn trong công việc.
Theo đó, sự khác biệt này có thể đến từ các nguyên nhân sau: (i) Nghiên cứu của Demombynes
& Testaverde (2018) [2] định nghĩa các hợp đồng phải kéo dài (hơn 1 năm) trong khi nghiên
cứu của chúng tôi cho rằng hợp đồng chỉ cần tối thiểu 3 tháng. Thực tế, các hợp đồng với các
công nhân may mặc (phụ nữ chiếm đa số) thương xuyên điều chỉnh hợp đồng trong thời gian
ngắn (6 tháng), do đó, việc không tính toán có thể so sánh đặc tính về giới thiếu công bằng. Hơn
nữa, nữ giới thường được ký hợp đồng với thời hạn ngắn hơn bởi sự không ổn định trong công
việc (chế độ thai sản); (ii) Kiểm soát các các đặc tính khác. Rõ ràng, trong bảng mô tả dữ liệu
nhóm nam và nữ, mặc dù khác nhau đáng kể về tỷ lệ có việc làm nhưng là như nhau về việc làm
có hợp đồng lao động (9%), do đó, kết quả ước lượng của mô hình là tương đối hợp lý. Ngoài ra,
trong suốt giai đoạn 2011-2014 thì sự chênh lệch này là không đáng kể.

+ Về tác động của giáo dục tới tìm kiếm và duy trì công việc (nhóm đối chiếu là trung học
cơ sở), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đi học ở mọi cấp đều góp phần cải thiện được việc tìm
kiếm và duy trì công việc có hợp đồng. Cụ thể, so sánh với những người không đi học và trình
độ tiểu học, trong điều kiện các yếu tố khác ở giá trị trung bình, năm 2014, nhóm học trung
học cơ sở cải thiện tỷ lệ có việc là 16.1% và 10.5%. Điều này hàm ý rằng: việc được đi học ở các
cấp học khác nhau có thể gia tăng khả năng đòi hỏi hợp đồng trong công việc và đảm bảo quyền
lợi cho người lao động.

+ Đánh giá sự khác biệt trong tìm kiếm và duy trì việc làm có hợp đồng của nhóm dân tộc
thiểu số, kết quả nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch này dao động ngày càng lớn trong suốt giai
đoạn 2011-2014. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyen & cộng sự (2020)
[7] cho thấy sự yếu thế của nhóm người dân tộc trong việc đảm bảo lợi ích.

Bên cạnh xác suất tìm kiếm được và duy trì công việc (có/không có hợp đồng), tiền lương
là một yếu tố phản ánh tốt chất lượng công việc. Trong đó, xem xét tác động giáo dục ở các cấp
học cũng như các nhân tố khác (giới tính, dân tộc) tới tiền lương là cần thiết. Kết quả được trình
bày tại bảng dưới.
Bảng 8. Kết quả mô hình tỷ suất lợi nhuận việc đi học giai đoạn 2011-2014

Log(income) (2) (3) (4) (5)


VARIABLES 2012 2013 2014 2011-2014

gender 0.162*** 0.156*** 0.151*** 0.648***


(0.00355) (0.00366) (0.00373) (0.00692)
ethnic 0.0975*** 0.0692*** 0.0941*** 0.770***
(0.00717) (0.00716) (0.00755) (0.0105)
host -0.00565 0.000783 -0.0121*** 0.0397***
(0.00385) (0.00427) (0.00446) (0.00773)
city -0.0668*** -0.0468*** -0.0234 0.712***
(0.0234) (0.0142) (0.0178) (0.0145)
noschool -0.340*** -0.273*** -0.336*** -0.0909***
(0.0180) (0.0151) (0.0182) (0.0161)
primary -0.0967*** -0.169*** -0.128*** -0.163***
(0.00556) (0.00813) (0.00571) (0.00900)
upper_sec 0.0895*** 0.132*** 0.0897*** 0.556***
(0.00618) (0.00591) (0.00639) (0.0116)
basic_voc 0.230*** 0.263*** 0.219*** 1.712***
(0.00753) (0.00756) (0.00852) (0.0194)
secondary_voc 0.265*** 0.329*** 0.262*** 2.768***
(0.00615) (0.00590) (0.00673) (0.0125)
pro_voc 0.354*** 0.346*** 0.328*** 2.329***
(0.0206) (0.0189) (0.0180) (0.0445)
college 0.375*** 0.430*** 0.339*** 3.260***
(0.00794) (0.00793) (0.00837) (0.0172)
university 0.573*** 0.617*** 0.524*** 3.483***
(0.00512) (0.00491) (0.00546) (0.0100)
married 0.0324*** 0.0428*** 0.0623*** -0.235***
(0.00431) (0.00447) (0.00460) (0.00796)
age 0.0492*** 0.0457*** 0.0423*** -0.0430***
(0.00141) (0.00140) (0.00143) (0.000316)
2012.year 3.756***
(0.00692)
2013.year 3.747***
(0.00785)
2014.year 3.790***
(0.00798)
age2 -0.000606*** -0.000547*** -0.000503***
(1.85e-05) (1.89e-05) (1.93e-05)
Control province YES YES YES YES
Constant 6.642*** 6.729*** 6.854*** 3.244***
(0.0251) (0.0240) (0.0246) (0.0150)

Observations 108,440 66,626 62,217 826,312


R-squared 0.264 0.365 0.342 0.491
Robust standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nghiên cứu đã xử lý tiền lương danh nghĩa bởi CPI

Thứ nhất, nghiên cứu kiểm soát các đặc tính theo từng tỉnh và sự biến động theo năm
nhằm kiểm soát các yếu tố khác biệt giữa các tỉnh và sự dao động tổng thể qua từng năm (ví dụ:
tiến bộ công nghệ,…)

Thứ hai, kết quả nghiên cứu, có các dấu kỳ vọng phù hợp với các nghiên cứu trước đây và
lý thuyết (bảng 1). Trong đó, độ tuổi làm việc tối ưu trung bình giai đoạn 2011-2014 là khoảng
42 tuổi (phù hợp với hàm Mincer). Nữ giới và người dân tộc có mức tiền lương thấp hơn đáng kể
([7, 15]) và các bậc học tác động tới tiền lương phù hợp khi đối chiếu với các nghiên cứu trước
đây.

Thứ ba, cụ thể chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ, trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, trong giai đoạn 2012-2014 dao động trong khoảng từ 16.24-17.53%. Tương tự, chênh
lệch tiền lương giữa người lao động dân tộc Kinh với dân tộc khác là 7.14-10.2%, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi giai đoạn 2012-2014. Lợi ích từ việc đi học (so sánh với nhóm
trung học cơ sở), tỷ suất lợi nhuận tăng thêm 9.35-85% phụ thuộc vào cấp học từ trung học cơ sở
đến sau đại học, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi giai đoạn 2012-2014 và phù hợp với
các nghiên cứu trước đây (xem thêm [2, 15])

5. Kiểm định độ vững của mô hình

Nghiên cứu xử lý các vấn đề ngoại vi thông qua loại bỏ theo công thức xác định: ngoại vi
(x) khi µ-3σ <|x|< µ+3σ ; Kiểm soát vấn đề đa cộng tuyến thông qua loại bỏ (từ ban đầu) các biến
age3 (lũy thừa bậc 3 của độ tuổi) và các biến khác; Kiểm soát phương sai sai số thông qua kiểm
soát các đặc tính về từng tình thành và biến thời gian (cụ thể kiểm soát sự thay đổi về công nghệ,
cách thức giao dịch,…). Đồng thời nghiên cứu cũng làm vững sai số theo White-Huber; Và các
kiểm định khác. Kết quả nghiên cứu sau khi kiểm định độ vững được trình bày tại phụ lục.

6. Kết luận và hàm ý chính sách

Như vậy, nghiên cứu này đã xem xét tác động của giáo dục ở từng cấp học cũng như các
đặc tính khác (giới tính, dân tộc, độ tuổi) tới xác suất có việc làm và việc làm có hợp đồng lao
động (tối thiểu 3 tháng) của người lao động, cũng như tiền lương trong khu vực này. Trong đó,
một số kết luận và hàm ý có thể được rút ra:

Thứ nhất, giáo dục ở mọi cấp độ đều có ảnh hưởng tích cực tới việc nâng cao khả năng
thỏa thuận (ký kết hợp đồng ít nhất 3 tháng) cho công việc. Theo đó, mặc dù, ở cấp trung học cơ
sở không có nhiều chênh lệch so với nhóm không đi học và nhóm học hết tiểu học xác suất có
việc làm, tuy nhiên, con số này lên đến hơn 10% với những công việc có hợp đồng lao động. Nói
cách khác, giáo dục ở cấp dưới phổ thông có thể không giúp người lao động tìm kiếm được
công việc nhưng giúp họ tự bảo vệ mình tốt hơn thông qua các hợp đồng lao động (dù hạn
chế thời gian). Đây là một phát hiện mới của nghiên cứu và, do đó, chính phủ cần tích cực
khuyến khích phổ cập mạnh mẽ hơn nữa phổ cập giáo dục cho người dân.

Thứ hai, nghiên cứu cũng đồng ý với các nghiên cứu trước đây thông qua bằng chứng thực
nghiệm cho rằng phụ nữ và người lao động thiểu số chịu nhiều bất lợi trong không chỉ tìm kiếm
việc làm mà còn chất lượng công việc do mức lương thấp. Hơn nữa, đối với người dân tộc còn
nghiêm trọng hơn khi tỷ lệ không tìm được việc có hợp đồng của người dân tộc thiểu số ngày
càng gia tăng trong suất giai đoạn 2011-2014. Điều này hàm ý rằng, bên cạnh những chính sách
mang tính hành chính khuyến khích tuyển dụng lao động nữ và hạn chế đăng tuyển có đặc tính
giới và dân tộc thì chính phủ cần tạo những động lực thực tế. Ví dụ: chế độ thai sản hợp lý, cung
cấp những nơi nuôi dạy trẻ nhỏ gần công sở hoặc tập huấn cho người lao động dân tộc…

Thứ ba, tác động của giáo dục ở các cấp độ sau phổ thông cũng phù hợp với các nghiên
cứu trước đây cho thấy lợi ích này không chỉ tác động tới xác suất tìm kiếm công việc mà lợi ích
lớn đến tiền lương của họ. Dẫu vậy, tỷ suất lợi nhuận này đang có xu hướng suy giảm trong bối
cảnh so sánh với các giai đoạn khác nhau (xem thêm [3, 4, 8]). Tỷ suất lợi nhuận này cũng hàm ý
tính hợp lý về lý thuyết vốn con người của [16], theo đó, khuyến khích thêm sự đóng góp công
tác giáo dục của toàn dân mà cụ thể là khu vực tư nhân (xem thêm [17-19]).

Tài liệu tham khảo


1. Doan, T. and J. Gibson, Return to schooling in Vietnam during economic transition: Does the
return reach its peak? 2010: MPRA Paper No. 24984, posted 19 Oct 2010 09:57 UTC.
2. Demombynes, G. and M. Testaverde, Employment Structure and Returns to Skill in Vietnam.
2018: Policy Research Working Paper 8364, Social Protection and Labor Global Practice.
3. Tran, T.Q., et al., Local governance, education and occupation-education mismatch:
Heterogeneous effects on wages in a lower middle income economy. International Journal of
Educational Development, 2019. 71: p. 102101.
4. McGuinness, S., et al., Returns to education in Vietnam: A changing landscape. World
Development, 2021. 138: p. 105205.
5. Liu, A.Y.C., Changing wage structure and education in Vietnam, 1992-1998: The roles of
demand. Economics of Transition, 2006. 14(4): p. 681-706.
6. Glewwe, P. and H.A. Patrinos, The role of the private sector in education in Vietnam (Working
Paper No 132). 1998: The World Bank, Living Standards Measurement Study.
7. Nguyen, H., T. Doan, and T.Q. Tran, The effect of various income sources on income inequality:
a comparison across ethnic groups in Vietnam. Environment, Development and Sustainability,
2020. 22(2): p. 813-834.
8. Tran, T.Q. and v.V. Huong, Wage earning differentials by field of study: Evidence from
Vietnamese university graduates. International Journal of Educational Development, 2020. 78(4):
p. 1-23.
9. World Bank, Improving the Performance of Higher Education in Vietnam: Strategic Priorities
and Policy Options, H.E.S. Report, Editor. 2020: Vietnam.
10. Tran, T.A., T.Q. Tran, and H.T. Nguyen, The role of education in the livelihood of households in
the Northwest region, Vietnam. Educational Research for Policy and Practice, 2020. 19(1): p. 63-
88.
11. Baulch, B., et al., Ethnic minority poverty in Vietnam. 2010: Chronic Poverty Research Centre,
Working Paper No. 169.
12. McGuinness, S., et al., Returns to Education and the Demand for Labor in Vietnam. 2015:
Economic and Social Research Institute (ESRI) Working Paper No. 506, July 2015.
13. Mincer, J.A., Schooling, Experience, and Earnings. 1974, New York, Columbia University Press
for the National Bureau of Economic Research.
14. Yaghoubi, M., M. Salimi, and M.R. Soltani Zarandi, What Factors affect Education Quality in
Higher Education? 2018. 4: p. 85-88.
15. Trần Quang Tuyến, Phạm Hiệp Hùng, and Lê Văn Đạo, Đánh giá hiệu quả hệ thống giáo dục
Việt Nam: chỉ dụng chỉ số FP. Tạp chí Giáo dục, 2020. 471(2): p. 4-11.
16. Becker, G.S., Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to
Education. 1964, University of Chicago Press, Chicago.
17. Choi, S. and X. Mao, Teacher autonomy for improving teacher self-efficacy in multicultural
classrooms: A cross-national study of professional development in multicultural education.
International Journal of Educational Research, 2020. 105: p. 101711.
18. Ngoc, H.V.K., Market-led Globalization And Higher Education: The Case of Da Nang
University, in Education in Vietnam. 2011: Institute of Southeast Asian Studies.
19. Dao, T.H.N., Private Higher Education in Vietnam: Issues of Governance and Policy.
International Higher Education, 2016: p. 22-24.

Phụ lục

Phụ lục 1: Các giả định của mô hình

Mô hình 1: Probit Mô hình 2: OLS


- Phương trình hồi quy có cấu trúc hàm - Phương trình tuyến tính theo các tham
mật độ dạng logist số Beta
- Mẫu được chọn ngẫu nhiên - Mẫu được chọn ngẫu nhiên
- Không có đa cộng tuyến hoàn hảo - Không có đa cộng tuyến hoàn hảo
- E(u|X,Z) = 0 - E(u|X,Z) = 0
- Phương sai không đổi var(u) = σ 2 - Phương sai không đổi var(u) = σ 2
- Sai số: u N(0,1) - Sai số: u N(0,1)

Phụ lục 2: Mô hình Logit cho xác suất làm việc khu vực làm công ăn lương

(1) (2) (3) (4) (5)


VARIABLES 2011 2012 2013 2014 2011-2014

age -0.0415*** -0.0427*** -0.0450*** -0.0457*** -0.0426***


(0.000334) (0.000479) (0.000616) (0.000641) (0.000233)
married -0.308*** -0.286*** -0.322*** -0.293*** -0.301***
(0.00807) (0.0115) (0.0153) (0.0159) (0.00565)
gender 0.469*** 0.450*** 0.458*** 0.399*** 0.453***
(0.00701) (0.0101) (0.0132) (0.0137) (0.00493)
city 0.281*** 0.128** 0.176** 0.200** 0.284***
(0.0109) (0.0653) (0.0751) (0.0872) (0.0105)
host 0.0247*** 0.0624*** -0.0978*** -0.0635*** 0.00592
(0.00780) (0.0114) (0.0148) (0.0154) (0.00551)
ethnic 0.978*** 1.142*** 1.051*** 1.123*** 1.045***
(0.00976) (0.0137) (0.0181) (0.0193) (0.00679)
noschool -0.0280 -0.00494 -0.0213 0.0559 -0.0171
(0.0200) (0.0278) (0.0369) (0.0405) (0.0139)
primary -0.0618*** -0.0523*** 0.104*** -0.0303* -0.0550***
(0.00837) (0.0120) (0.0216) (0.0164) (0.00598)
upper_sec 0.440*** 0.365*** 0.356*** 0.337*** 0.396***
(0.00977) (0.0143) (0.0176) (0.0193) (0.00684)
basic_voc 1.282*** 1.287*** 1.076*** 1.023*** 1.209***
(0.0182) (0.0245) (0.0281) (0.0325) (0.0120)
secondary_voc 2.260*** 2.218*** 2.047*** 2.007*** 2.189***
(0.0130) (0.0187) (0.0232) (0.0261) (0.00908)
pro_voc 2.036*** 1.943*** 1.933*** 1.870*** 1.973***
(0.0556) (0.0730) (0.0963) (0.0935) (0.0369)
college 3.104*** 2.933*** 2.772*** 2.550*** 2.933***
(0.0261) (0.0354) (0.0436) (0.0447) (0.0174)
university 3.454*** 3.579*** 3.401*** 3.317*** 3.453***
(0.0169) (0.0250) (0.0292) (0.0310) (0.0117)
North -0.0449*** -0.0971*** -0.111*** -0.125*** -0.0778***
(0.00851) (0.0120) (0.0153) (0.0163) (0.00589)
South 0.576*** 0.588*** 0.613*** 0.560*** 0.582***
(0.00840) (0.0121) (0.0156) (0.0162) (0.00587)
2012.year -0.00473
(0.00566)
2013.year 0.129***
(0.00702)
2014.year 0.183***
(0.00713)
Constant -0.550*** -0.643*** -0.247*** -0.188*** -0.529***
(0.0153) (0.0215) (0.0269) (0.0299) (0.0109)

Observations 589,029 294,207 165,037 149,900 1,198,173


Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Phụ lục 3. Mô hình Logit cho xác suất làm việc khu vực làm công ăn lương có hợp đồng ít
nhất 3 tháng
(1) (2) (3) (4) (5)
VARIABLES 2011 2012 2013 2014 2011-2014

age -0.0166*** -0.0201*** -0.0391*** -0.0385*** -0.0306***


(0.00105) (0.00107) (0.000789) (0.000806) (0.000436)
married 0.0305 0.0577** 0.0978*** 0.220*** 0.119***
(0.0244) (0.0247) (0.0192) (0.0197) (0.0104)
gender -0.0373* -0.0781*** -0.251*** -0.262*** -0.157***
(0.0201) (0.0207) (0.0163) (0.0167) (0.00870)
city 0.0490** -0.0303 -0.195** -0.272*** -0.158***
(0.0247) (0.0969) (0.0826) (0.0921) (0.0217)
host 0.00659 0.0154 0.0263 -0.00344 -0.00467
(0.0226) (0.0240) (0.0187) (0.0192) (0.00997)
ethnic 0.341*** 0.494*** 0.773*** 0.870*** 0.667***
(0.0335) (0.0342) (0.0244) (0.0257) (0.0139)
noschool -2.691*** -2.407*** -1.952*** -1.726*** -1.940***
(0.291) (0.238) (0.123) (0.105) (0.0730)
primary -0.760*** -0.657*** -0.887*** -0.725*** -0.570***
(0.0453) (0.0420) (0.0427) (0.0239) (0.0166)
upper_sec 0.873*** 0.749*** 1.112*** 0.805*** 1.007***
(0.0365) (0.0372) (0.0206) (0.0223) (0.0132)
basic_voc 1.406*** 1.296*** 1.736*** 1.328*** 1.571***
(0.0513) (0.0503) (0.0295) (0.0339) (0.0193)
secondary_voc 1.901*** 1.905*** 3.026*** 2.676*** 2.654***
(0.0340) (0.0341) (0.0238) (0.0264) (0.0139)
pro_voc 2.031*** 1.873*** 2.915*** 2.629*** 2.630***
(0.0928) (0.0962) (0.0845) (0.0822) (0.0440)
college 1.932*** 2.147*** 3.671*** 3.137*** 2.965***
(0.0445) (0.0430) (0.0406) (0.0409) (0.0192)
university 2.144*** 2.231*** 4.552*** 4.126*** 3.336***
(0.0321) (0.0315) (0.0294) (0.0306) (0.0131)
North 0.0988*** -0.00410 0.132*** 0.179*** 0.128***
(0.0253) (0.0253) (0.0197) (0.0204) (0.0106)
South 0.300*** 0.376*** 0.807*** 0.868*** 0.602***
(0.0266) (0.0265) (0.0204) (0.0210) (0.0111)
2012.year 0.844***
(0.0146)
2013.year 3.511***
(0.0134)
2014.year 3.646***
(0.0136)
Constant -4.568*** -3.768*** -1.733*** -1.601*** -5.211***
(0.0544) (0.0538) (0.0362) (0.0392) (0.0240)

Observations 589,029 294,207 165,037 149,900 1,198,173


Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Phụ lục 4. Mô hình sau khi đã làm mạnh

(1) (2) (3)


VARIABLES wage_job job_wage_contract RTE model

gender 0.231*** -0.252*** 0.679***


(0.00807) (0.0127) (0.00718)
ethnic 0.654*** 0.388*** 0.777***
(0.0110) (0.0197) (0.0107)
host -0.0325*** -0.00346 0.0346***
(0.00903) (0.0147) (0.00799)
city 0.0904* -0.615*** 0.681***
(0.0496) (0.0630) (0.0148)
noschool 0.0222 -0.626*** 0.0147
(0.0233) (0.231) (0.0163)
primary -0.0204** 0.252*** -0.0983***
(0.00974) (0.0376) (0.00930)
upper_sec 0.205*** 1.903*** 0.554***
(0.0116) (0.0329) (0.0121)
basic_voc 0.624*** 2.482*** 1.769***
(0.0195) (0.0365) (0.0201)
secondary_voc 1.197*** 3.250*** 2.836***
(0.0151) (0.0341) (0.0131)
pro_voc 1.117*** 3.228*** 2.394***
(0.0528) (0.0576) (0.0465)
college 1.483*** 3.483*** 3.362***
(0.0243) (0.0381) (0.0180)
university 1.891*** 4.075*** 3.581***
(0.0158) (0.0344) (0.0104)
married -0.169*** 0.189*** -0.261***
(0.00931) (0.0150) (0.00824)
age -0.0268*** -0.0289*** -0.0441***
(0.000372) (0.000642) (0.000325)
2012.year 3.801***
(0.00715)
2013.year 3.591***
(0.00846)
2014.year 3.611***
(0.00867)
North -0.0744*** 0.124***
(0.00945) (0.0152)
South 0.330*** 0.451***
(0.00952) (0.0165)
Constant -0.124*** -2.253*** 3.176***
(0.0176) (0.0412) (0.0155)

Observations 149,898 140,126 788,115


R-squared 0.487
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Phụ lục 5. Các kiểm định khác cho mô hình hồi tỷ suất lợi nhuận
Đa cộng tuyến
Kiểm định mô hình (RESET test)
H0: Dạng hàm xác định đúng
H1: Dạng hàm xác định sai

You might also like