You are on page 1of 11

MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm

Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT


1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu, tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng và đưa người dân thoát nghèo. Vào những năm 1990 ở Việt Nam, tăng trưởng
được thúc đẩy bởi tăng năng suất trong nông nghiệp, sau quá trình phi tập thể hóa các
trang trại và tạo ra quyền sử dụng đất có thể chuyển nhượng. Kể từ năm 2000, khi có yếu
tố chuyển dịch cơ cấu người lao động từ nông nghiệp sang sản xuất và các lĩnh vực khác
có năng suất cao hơn; từ đó bộ phận dân số làm công ăn lương được mở rộng. Sự chuyển
đổi này diễn ra đồng thời với sự gia tăng lớn về trình độ học vấn.
Một thước đo quan trọng của giáo dục là lợi tức sinh lợi của việc đi học đối với
người lao động làm công ăn lương. Quỹ đạo của thu nhập theo thời gian trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu là không chắc chắn bởi vì trong khi nhu cầu về kỹ năng gần như đang
tăng lên, thì nguồn cung của lao động có trình độ đang tăng lên cùng một lúc. Việc nhà
tuyển dụng yêu cầu lao động phải có trình độ học vấn cũng như kỹ năng cho thấy hiệu
quả của hệ thống giáo dục trong trang bị kĩ năng cho học sinh hay mức thu nhập của
người lao động có trình độ trong khu vực công – nơi sử dụng một lượng lớn lao động có
học vấn cao.
Nghiên cứu về tác động của giáo dục lên nghề nghiệp và thu nhập tại Việt Nam của
hai tác giả Demombynes và Testaverde (2018) đã cung cấp các bằng chứng tác động của
các chương trình giá dục và đào tạo lên nghề nghiệp dựa trên việc phân tích đối với bộ dữ
liệu LFS 2011 – 2014. Từ đó, dự báo cơ cấu thị trường lao động Việt Nam năm 2015 và
những thay đổi trong cơ cấu của thị trường giai đoạn này.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trong bài có đề cập đến câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Có sự khác biệt về tiền lương và việc làm giữa nhóm nam và nữ hay không?
- Có sự khác biệt về tiền lương và việc làm giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh
hay không?
- Sự chuyển dịch này có mối tương quan với lực lượng lao động có kỹ năng và trình
độ học vấn cao hay không?
1.3. Mục đích bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các chương trình giáo dục và đào tạo
lên nghề nghiệp thông qua việc chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của sự chuyển dịch cơ cấu
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

trong thị trường lao động Việt Nam cũng như vai trò quan trọng của yếu tố giáo dục trong
nghề nghiệp.
1.4. Khung lý thuyết
Các khung lý thuyết được sử dụng trong bài nghiên cứu đều dựa trên các nghiên
cứu trước đây về mối quan hệ giữa mức tiền lương của người lao động tăng nhanh trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu và trình độ học vấn cũng tăng tương đối theo đó. Ngoài ra
còn có các nghiên cứu về cơ cấu lao động. Từ những kết luận quan trọng trong những
nghiên cứu trước đây đã giúp xây dựng được một khung lý thuyết về mối quan hệ này.
Trong đó phải kể đến nghiên cứu của Doan, Tuyen, và Quan (2016) đã kết luận rằng sự
tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã dấn đến sự bùng nổ trong giáo dục đào tạo hệ đại
học và có thể đã dẫn đến việc cung cấp quá mức. Một nghiên cứu quan trọng khác là
nghiên cứu của Tien (2014) đã kết luận rằng phần lớn lực lượng lao động có trình độ học
vấn cao nhất bị thu hút vào khu vực công trong khi phần lớn đó lao động có trình độ học
vấn thấp hơn lại làm những công việc cấp thấp trong khu vực tư nhân.
II. MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ ƯỚC LƯỢNG
2.1. Đề xuất mô hình xây dựng mô hình đánh giá tác động của giáo dục lên lao
động và việc làm
2.1.1. Mô hình xác suất làm công ăn lương
Xây dựng mô hình Probit hầu hết bằng các biến định tính, trong đó biến quan trọng
là bậc học cao nhất cho thấy tác động của giáo dục lên lao động và việc làm. Bên cạnh đó,
hai biến kiểm soát là biến giới tính nữ (female) và biến dân tộc thiểu số (minority) được
thêm vào để xem xét có sự khác biệt về giới tính và yếu tố dân tộc thiểu số. Đề xuất mô
hình xác suất làm công ăn lương như sau:
Làm công ăn lương (wage_working) = β 0 + β 1 Bậc học cao nhất + β 2 Vùng kinh tế + β 3
Tuổi + β 4 Tuổi2 + β 5Tuổi3 + β 6Nữ + β 7 Dân tộc thiểu số + β 8 Nông thôn + u
2.1.2. Mô hình tỷ suất thu nhập
Dựa trên lý thuyết về vốn con người của Jacob Mincer sử dụng hàm logarithm tự
nhiên của thu nhập làm làm biến phụ thuộc và số năm đi học cũng như số năm kinh
nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập. Hệ số ước lượng cho số năm đi học
sẽ cho biết phần trăm gia tăng của thu nhập khi thời gian đi học tăng thêm một năm. Giả
định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh, hệ số ước lượng cho số
năm đi học có thể được lý giải là suất sinh lợi của việc đi học. Đề xuất mô hình lý thuyết
mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân như sau:
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

ln(l_hwage) = β 0 + β 1Năm đi học + β 2 Bậc học cao nhất + β 3 Vùng kinh tế + β 4 Tuổi + β 5
Tuổi2 + β 6Tuổi3 + β 7Nữ + β 8 Dân tộc thiểu số + β 9 Nông thôn + u
β 0 là tỷ lệ tăng lương cơ sở

u là các nhân tố không quan sát được


Dự đoán rằng thu nhập đồng biến với số năm đi học, nghĩa là β 1 có dấu dương.
Trong mô hình tác giả không đưa đồng thời biến số năm kinh nghiệm và số năm kinh
nghiệm bình phương vào vì biến số năm kinh nghiệm được tạo bằng “tuổi – 6 – số năm
đi học” nếu đưa đồng thời biến tuổi và biến số năm kinh nghiệm vào thì sẽ xảy ra vấn đề
(omitted) tại biến Tuổi.
2.1.3. Các giả định cần có khi xây dựng mô hình
Ước lượng của OLS là ước lượng tuyến tính, không chệch, và hiệu quả nhất (Best
Linear Unbiased Estimator - BLUE):
1. Tuyến tính theo tham số.
2. Chọn mẫu ngẫu nhiên.
3. Không có cộng tuyến hoàn hảo.
4. Trung bình có điều kiện của sai số bằng 0:
E(u|x 1 , ..., x k ) = 0
⇒ Ước lượng OLS của các tham số β là không chệch.
E( ^β ) = β
Hai điều kiện bậc nhất tương ứng với E(u) = 0 và E(xu) = 0 sẽ đảm bảo ước
lượng OLS là không chệch (unbiased) và nhất quán (consistent).
5. Giả định phương sai của sai số không đổi
Với các giá trị của các biến giải thích cho trước, phương sai của sai số là một
hằng số: Var(u|x1, ..., xk ) = σ2
2.2. Quá trình xử lý và thống kê mô tả bộ dữ liệu.
2.2.1. Quá trình xử lý
Học viên sử dụng dữ liệu 2 năm là LFS 2011 và LFS 2014. Sử dụng lệnh append để
ghép 2 bộ dữ liệu lại. Chỉ giữ lại các biến trong mô hình còn lại thì loại khỏi mô hình.
Biến năm year được thêm vào trong quá trình xử lý riêng từng bộ dữ liệu để xác định các
quan sát thuộc năm nào. Từ đó thấy được sự thay đổi qua hai năm.
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

Đối với biến Tổng thu nhập theo tiền lương thì được tính dựa trên thu nhập cộng với
thưởng của tháng. Từ đó, tính tiền lương theo giờ (hourwage) sẽ dựa trên tổng thu nhập
theo tiền lương chia cho bốn lần số giờ làm thông thường theo tuần của người lao động.
Bên cạnh đó, người lao động hưởng lương là người lao động có đi làm hưởng lương
trong 7 ngày vừa qua và trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 65 tuổi. Ngoài độ tuổi này được
xem là chưa đủ tuổi tham gia lực lượng lao động hoặc không đủ sức lao động.
Căn cứ quy định của Tổng Cục Thống Kê 1, vùng địa lý được chia theo vùng kinh tế - xã
hội dựa trên mã tỉnh thành của 6 vùng.
2.2.2. Thống kê mô tả bộ dữ liệu.
Hình 2.1. Tổng thu nhập trung bình giữa nam và nữ năm 2011 và 2014

Qua hình 2.1 có thể thấy tại năm 2011 và năm 2014 tổng thu nhập của nam luôn cao hơn
nữ. Vì vậy có thể nói chênh lệch tiền lương theo giới vẫn tồn tại mặc dù có giảm trong
những năm gần đây. Nam giới đang có thu nhập cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, mức tăng
lương trung bình của nữ từ năm 2011 đến năm 2014 cao hơn mức tăng lương trung bình
của nam (nữ từ mức 997.044 tăng lên 4392.481 trong khi nam tăng từ mức 1482.389 lên
4392.481).

1
Kho dữ liệu lao động và việc làm (2020), Tổng Cục Thông Kê

http://portal.thongke.gov.vn/khodulieuldvl/MetaData.aspx?Mct=3&NameBar=SIÊU%20DỮ%20LIỆU%20>%20Khái%20niệm,%20định
%20nghĩa,%20cách%20t%C3%ADnh
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

Hình 2.2. Tổng thu nhập trung bình


giữa nhóm dân tộc Kinh và nhóm dân tộc thiểu số năm 2011 và 2014

Qua hình 2.2 có thể thấy tại năm 2011 và năm 2014 tổng thu nhập của nhóm dân tộc Kinh
luôn cao hơn nhóm dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, qua thời gian thì khoảng cách chênh lệch
tổng thu nhập trung bình giữa hai nhóm đã được rút ngắn từ mức 880.792 (năm 2011)
xuống 559.055 (năm 2014)
Bảng 2.1. Phân bố tổng thu nhập trung bình theo cấp bậc học cao nhất
năm 2011 và năm 2014

Bậc học cao nhất Năm 2011 Năm 2014

Chưa đi học 275.866 2.542.150

Dưới tiểu học 494.414 3.004.371

Tiểu học 620.943 3.381.124

Trung học cơ sở 701.219 3.652.553

Sơ cấp nghề 2.055.364 4.880.903

Trung học phổ thông 1.174.855 4.063.789

Trung cấp nghề 2.506.257 5.226.673

Trung cấp chuyên nghiệp 2.414.355 4.963.163

Cao đẳng nghề 2.935.003 5.075.118

Cao đẳng 3.007.079 5.221.829


MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

Bậc học cao nhất Năm 2011 Năm 2014

Đại học trở lên 4.203.126 6.718.071

Hình 2.3. Phân bố tổng thu nhập trung bình theo cấp bậc học cao nhất
năm 2011 và năm 2014

Đại học trở lên


Cao đẳng
Cao đẳng nghề
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp nghề
Trung học phổ thông
Sơ cấp nghề
Trung học cơ sở
Tiểu học
Dưới tiểu học
Chưa đi học
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Năm 2014 Năm 2011

Lao động có bằng cấp từ Đại học trở lên đang có mức thu nhập cao nhất và những lao
động từ bậc Trung học cơ sở trở xuống đang có mức thu nhập thấp nhất.
Hình 2.4. Mối tương quan giữa cấp bậc học cao nhất và việc làm công ăn lương
Density
1.5

.5
2

năm 2011 và năm 2014


Khong co viec lam cong an luong Co viec lam cong an luong

0 5 10 0 5 10
Bac hoc cao nhat
Graphs by wage_working
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

Từ hình 2.4 có thể thấy người lao động tốt nghiệp từ Trung cấp nghề, Trung cấp
nghề chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề trở lên,… có khuynh hướng lựa chọn công việc làm
công ăn lương nhiều hơn, đặc biệt là bậc Đại học hoặc cao hơn Đại học.
Hình 2.5. Mối tương quan giữa cơ sở làm việc và việc làm công ăn lương
năm 2011 và năm 2014

Từ hình 2.5 có thể thấy hầu hết người lao động quyết định làm công việc làm công
ăn lương đều tập trung ở cơ sở làm việc thuộc về Tư nhân, Nhà nước hoặc Công ty có vốn
đầu tư nước ngoài. Các đối tượng còn lại không thuộc diện lao động làm công ăn lương
thường thuộc nhóm hộ cá nhân, kinh doanh cá thể, tập thể,...
III. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
3.1. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình tỷ suất thu nhập
Từ kết quả trình bày trong Hình 3.1 cho thấy sự tương đồng trong kết quả hồi quy
giữa mô hình nghiên cứu gốc và mô hình đề xuất.
Tuy nhiên, biến Districts_Wards trong bộ dữ liệu năm 2014 bị thiếu mất một lượng
lớn quan sát khi so sánh với năm gốc 2011
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

Hình 3.1 Kết quả hồi quy mô hình tỷ suất thu nhập

Nhận xét:
Tất cả các dấu của tham số ước lượng có đúng với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê.
Qua kiểm định F test và bảng kết quả trên ta thấy có sự khác biệt thu nhập theo giới tính,
trong đó tỷ suất thu nhập của nữ thấp hơn của nam 12,2% (e−0,13−1). Cũng như có sự
khác biệt về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, trong đó tỷ suất thu nhập của người
sinh sống ở nông thôn thấp hơn thành thị 3,92% (e−0 , 04 −1).
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

Kết quả cho thấy tỷ suất thu nhập năm 2014 có xu hướng tăng so với năm gốc. Kết quả
này trùng với hình 2.3. Trong xu hướng gia tăng này có thể do yếu tố lạm phát khiến cho
lương tăng đều qua các năm và mức lương cơ sở đối với khu vực nhà nước nói chung và
lương mỗi năm trong các công ty tư nhân, nước ngoài nói riêng đều tăng theo quy định
của Nhà nước.
Khi chọn vùng Trung du miền núi Bắc Bộ làm vùng tham chiếu ta sẽ thấy được sự khác
biệt về yếu tố vùng miền. Duy nhất chỉ có vùng Đông Nam Bộ có tỷ suất thu nhập lớn
hơn vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (khoảng 15%), còn lại các vùng khác đều thấp hơn.
Thêm vào đó, yếu tố số năm đi học đã tác động tích cực đối với tỷ suất thu nhập, cụ thể
cứ một năm học tập tăng thêm gắn liền với sự gia tăng 1,18% thu nhập.
Sau khi xem xét kết quả hồi quy, ta thấy biến age không mang nhiều ý nghĩa thống kê
trong cấu trúc hàm. Vì vậy có thể xem xét đến việc loại bỏ biến age ra khỏi mô hình và
xây dựng hàm mincer với biến số năm kinh nghiệm và số năm kinh nghiệm bình phương
3.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình xác suất làm công ăn lương (Mô hình
Probit và Logit)
Tập trung đánh giá tác động lên 2 nhóm đối tượng là phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số
bằng cách tính tác động biên. Đặc biệt, yếu tố bậc học cao nhất tác động đến xác suất
người lao động tham gia vào công việc làm công ăn lương trong Hình 3.2 và Hình 3.3 qua
2 năm.
Hình 3.2 Kết quả tác động biên của mô hình xác suất làm công ăn lương (Probit)
năm 2011 và năm 2014
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

Hình 3.3 Kết quả tác động biên của mô hình xác suất làm công ăn lương (Logit)
năm 2011 và năm 2014

Nhận xét:

Tất cả các dấu của tham số ước lượng có đúng với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê.
Khả năng nữ giới có việc làm công ăn lương thấp hơn nam giới từ 22,11% (mô hình
Probit) đến 35,6% (mô hình Logit).
Mô hình Logit cho kết quả tác động biên tương tự mô hình Probit. Cả hai mô hình đều
cho thấy nếu đối tượng là người dân tộc thiểu số và giới tính là nữ giới thì xác suất sẽ thấp
hơn nam giới từ 6,2% (mô hình Probit) đến 6,3% (mô hình Logit) trong xác suất tham gia
vào lực lượng lao động hưởng lương. Còn nếu đối tượng là nữ và là người dân tộc thiểu
số thì xác suất sẽ thấp hơn người dân tộc kinh từ 7,96% (mô hình Logit) đến 8,33% (mô
hình Probit).
Kiểm định độ vững của 2 mô hình và xác định khả năng dự đoán. Kết quả so sánh tác
động biên cho thấy không có sự khác biệt lớn khi sử dụng 2 mô hình thay thế cho nhau.
Đồng thời, sự khác biệt về xác suất trong các cấp bậc học vấn đều tương đồng khi so sánh
với trường hợp dưới tiểu học.
MPP22PA – 420 – Đỗ Ngọc Thanh Tâm
Bài thi cuối kỳ Các phương pháp định lương I

IV. KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết quả đã đánh giá tác động của các chương trình giáo dục và đào tạo lên nghề nghiệp
cũng như vai trò quan trọng của yếu tố giáo dục trong nghề nghiệp.
Khi đối chiếu kết quả bài thi với kết quả nghiên cứu của hai tác giả Demombynes và
Testaverde (2018), mô hình kiểm chứng về tỷ suất thu nhập và mô hình xác suất làm công
ăn lương đều liên quan với trình độ học vấn hay cấp bậc học. Cần lưu ý đến yếu tố khác
biệt như giới tính và dân tộc ảnh hưởng đều ảnh hưởng đến cả hai mô hình nghiên cứu.
Cả mô hình trong nghiên cứu gốc và mô hình kiểm chứng đều khẳng định nữ giới và
người dân tộc thiểu số thường có xác suất tham gia công việc làm công ăn lương lương
thấp hơn nam giới và người dân tộc kinh.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay là cần phải giảm thiểu khoảng cách lớn giữa giáo dục nghề
nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động. Vấn đề đào tạo vẫn chưa thực sự gắn liền với
sử dụng lao động và tính hiệu quả khi đầu tư vào kỹ năng của người lao động tại Việt
Nam. Do đó tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhóm sinh viên tốt nghiệp đại học hiện nay đã chỉ ra
sự bất cân bằng giữa kỹ năng làm việc mà các sinh viên này có với yêu cầu của doanh
nghiệp về kỹ năng làm việc khi tuyển dụng. Để tráng lãng phí nguồn lực đào tạo, tuyển
dụng cần tiếp tục đầu tư với chính sách giáo dục nhưng không phải đầu tư quá nhiều như
hiện nay mà nên tập trung vào các đối tượng yếu thế, điển hình như hai đối tượng nữ giới
và người dân tộc, để xóa bỏ sự khác biệt giữa nhóm dân tộc thiểu số cũng như sự bất bình
đẳng giới trong thu nhập được hưởng của lao động nam và lao động nữ có cùng các đặc
tính năng lực và năng suất lao động như nhau. Ngoài ra cải thiện chất lượng giáo dục
cũng là một trong những tiêu chí cần được quan tâm khi tiếp tục đầu tư cho giáo dục.

You might also like