You are on page 1of 30

PHÒNG GD&ĐT TP.

TAM KỲ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*** Quảng Nam, ngày 18 tháng 03 năm 2022

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Họ và tên: Trần Thị Xuân Trang


Ngành thực tập (Khoa): Giáo dục Tiểu học, Khoa Tiểu học – Mầm non
Tên trường thực tập: Trường tiểu học Kim Đồng

I. Phương pháp tìm hiểu:


1. Nghe báo cáo
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
3. Điều tra thực tế
II. Kết quả tiềm hiểu:
1. Tình hình giáo dục tại địa phương
Trường Tiểu học Kim Đồng thuộc địa bàn khối phố Mỹ Nam phường An Mỹ, nằm
ở trung tâm thành phố Tam Kỳ. Phường An Mỹ là đơn vị hành chính loại I, diện
tích tự nhiên 189,1 ha với số dân 12.372 gồm 2.785 hộ, chia thành 11 khối phố và
82 tổ đoàn kết. Phía Đông giáp phường Phước Hòa, phía Tây giáp phường Trường
Xuân, phía Bắc giáp phường Tân Thạnh và phía Nam giáp phường An Xuân. Cơ
sở hạ tầng được thành phố đầu tư xây dựng, nâng cấp, trên địa bàn có cơ quan,
công sở, bệnh viện, trường học nên có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế đặc biệt là
thương mại và dịch vụ, mở ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm, cải thiện nâng cao
đời sống của nhân dân.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường
- Tổng số cán bộ quản lý : 03; Nữ: 02, đạt chuẩn 100%.
+ Cô Nguyễn Thị Như Anh – Hiệu trưởng
+ Cô Bùi Thị Cẩm Thụy – Phó Hiệu Trưởng
+ Thầy Lê Ngọc Hùng – Phó Hiệu trưởng
- Tổng số giáo viên : 44 ; Nữ: 41, đạt chuẩn 93%.
+ Trong đó : - Thạc sĩ: 01 - Tỷ lệ: 2,4 %
- Đại học : 40 - Tỷ lệ: 93% - Cao đẳng : 3 -Tỷ lệ: 7%
1
+ Giáo viên Âm nhạc: 02 + Giáo viên Mĩ thuật: 02
+ Giáo viên Thể dục: 02 + Giáo viên Ngoại ngữ: 04
+ Giáo viên Tin học 02
- Kinh nghiệm số năm trong nghề của GV, CB-VC: Tổng số giáo viên, cán bộ
quản lí nhân viên 52 trong đó hạng chức danh nghề nghiệp gồm:
*Giáo viên:
+ Hạng IV: 7
+ Hạng III:12
+ Hạng II: 24
*Cán bộ quản lí
+ Hạng II: 3
- Tỉ lệ giáo viên/lớp: 1,43
- Tổng phụ trách: 01
- Tổng số nhân viên: 05 (trong đó: 01 kế toán, 01 thiết bị, 01 thư viện, 01 y tế, 02
bảo vệ).
- Cơ sở vật chất:
Trường Tiểu học Kim Đồng được xây dựng với quy mô gồm 03 dãy nhà
03 tầng tạo thành hình chữ U với tổng diện tích 7093,9m2. Trong đó:
+ Phòng học: 30 phòng
+ Phòng dạy các bộ môn: 06 phòng (Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật)
+ Khu hiệu bộ: 05 phòng
+ Phòng truyền thống: 01 phòng
+ Thư viện: 03 phòng (phòng đọc HS, GV, kho sách)
- Thiết bị dạy học:
+ Thiết bị: 01 phòng
+ Hội trường: 01
+ Nhà đa năng: 01
+ Sân bóng: 01
- Trang thiết bị dạy học:
Nhà trường rất chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
học và tổ chức công tác bán trú. Trong học kỳ I/2021-2022, mua sắm sửa chữa từ
nguồn kinh phí hoạt động ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí mua sắm bán
trú ban đầu, cụ thể:

 Tham mưu Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ trang bị gói thiết bị dạy và
học khối lớp 2 theo chương trình GDPT mới, 05 bộ máy vi tính bàn phòng tin
học và 03 tivi 55 inch LG, tổng kinh phí 163.154.000 đồng.

2
 Mua ghế ngồi chào cờ cho hoc sinh khối 1, sửa chữa bàn ghế học sinh+giáo
viên, sửa tivi các phòng học bị hư nguồn, thay dây HDIM. Làm bục thuyết
trình + tủ gỗ và bàn gỗ phòng họp trực tuyến.
 Mua bổ sung sách giáo viên, học sinh của khối 2 theo CTGDPT mới.
 Lắp đặt hệ thống wife phủ sóng toàn trường, phòng họp trực tuyến… tạo
điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến thích ứng với tình hình dịch bệnh.
 Xử lí cân pha, tách tải dòng điện 3 pha dãy 30 phòng học với khu nhà bếp,
chuyển trụ điện ra phía ngoài đường Tiểu La.
 Công tác phòng chống dịch covid đảm bảo: trang bị máy đo thân nhiệt + sát
khuẩn tự động, nước sát khuẩn, nước rửa tay lifeboy ….phục vụ đo cổng và
các lớp. Thuê mướn nhân viên phục vụ vệ sinh các tầng, giặt màn rèm, lau
chùi bàn ghế + quạt, quét vôi các gốc cây xanh khuôn viên nhà trường.
 Làm mới pano, khẩu hiệu, biểu mẫu trang trí trong khuôn viên nhà trường
đón năm học mới.
 Thực hiện công tác kiểm định chất lượng, nhà trường đã cải trang sắp xếp
thêm 01 phòng tin học và 01 phòng tiếng anh theo đúng qui định, lắp dây điện
+ mạng internet nhưng máy vi tính còn hạn chế, cần bổ sung đầu tư thêm.

-Số lượng học sinh, số lớp.


+ Số lớp: 30 lớp
Số HS Số HS khuyết tật
Số HS học
Khối lớp Số lớp TSố HS học Tin xếp loại theo Kế
Tiếng Anh
học hoạch cá nhân
Lớp 1 5 179 179 / 01
Lớp 2 6 215 215 / 01
Lớp 3 6 212 212 212 04
Lớp 4 7 250 250 250 01
Lớp 5 6 214 214 214 02
T. cộng: 30 1070 1070 676 10
- Thành tích, kết quả học tập của học sinh.
+Kết quả học tập từng môn học được đánh giá bằng điểm số và hoạt động
giáo dục:
Khối lớp 1, lớp 2: Đánh giá theo Thông tư 27 của Bộ giáo dục và Đào tạo

3
Mức độ
Số HS
Hoàn Chưa
Môn được đánh Tỉ lệ Hoàn Tỉ lệ Tỉ lệ
thành hoàn
giá (%) thành (%) (%)
tốt thành
Toán 394 316 80.2 74 18.8 4 1.0
Tiếng Việt 394 276 70.1 115 29.2 3 0.8
Đạo đức 394 287 72.8 106 26.9 1 0.3
Tự nhiên xã hội 394 294 74.6 99 25.1 1 0.3
Tiếng Anh 394 260 66.0 132 33.5 2 0.5
HĐTN 394 290 73.6 103 26.1 1 0.3

- Khối lớp 3, 4, 5:
Đánh giá theo văn bản hợp nhất số 03 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Số Mức độ
HS
Hoàn Chưa
Môn được Tỉ lệ Hoàn Tỉ lệ Tỉ lệ
thành hoàn
đánh (%) thành (%) (%)
tốt thành
giá
Toán 675 282 41.8 360 53.3 33 4.9
Tiếng Việt 675 313 46.4 349 51.7 13 1.9
Khoa học 464 353 76.1 106 22.8 5 1.1
Lịch sử và Địa lí 464 277 59.7 167 36.0 20 4.3
Tiếng Anh 676 285 42.2 363 53.7 28 4.1
Tin học 676 395 58.4 276 40.8 5 0.7
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
Khối lớp 1, 2
Số Mức độ
HS
Năng lực được
Tỉ lệ Tỉ lệ Cần
đánh Tốt Đạt Tỉ lệ (%)
(%) (%) cố gắng
giá
Năng lực chung
Tự chủ và tự học 394 295 74.9 94 23.9 5 1.3
Giao tiếp và Hợp tác 394 302 76.6 89 22.6 3 0.8
4
Giải quyết vấn đề và
394 276 70.1 111 28.2 7 1.8
sáng tạo
Năng lực đặc thù
Ngôn ngữ 394 299 75.9 92 23.4 3 0.8
Tính toán 394 307 77.9 82 20.8 5 1.3
Khoa học 394 303 76.9 89 22.6 2 0.5
Thẩm mĩ 394 294 74.6 98 24.9 2 0.5
Thể chất 394 293 74.4 100 25.4 1 0.3
Phẩm chất
Yêu nước 394 366 92.9 27 6.9 1 0.3
Nhân ái 394 374 94.9 19 4.8 1 0.3
Chăm chỉ 394 303 76.9 87 22.1 4 1.0
Trung thực 394 368 93.4 25 6.3 1 0.3
Trách nhiệm 394 316 80.2 75 19.0 3 0.8
- Khối lớp 3, 4, 5
Số HS Mức độ
được
Năng lực Cần
đánh Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
Tốt Đạt cố
giá (%) (%) (%)
gắng
Tự phục vụ 676 516 76.3 158 23.4 2 0.3
Hợp tác 676 486 71.9 187 27.7 3 0.4
Tự học, tự giải quyết vấn đề 676 434 64.2 207 30.6 35 5.2
Phẩm chất
Chăm học, chăm làm 676 471 69.7 190 28.1 15 2.2
Tự tin, trách nhiệm 676 487 72.0 186 27.5 3 0.4
Trung thực, kỉ luật 676 589 87.1 87 12.9 0 0.0
Đoàn kết, yêu thương 676 638 94.4 38 5.6 0 0.0

- Thành tích, kết quả tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia các phong
trào thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục.
*Thành tích tham gia phong trào thi đua, các cuộc vận động giáo dục:
+ Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và
5
sáng tạo”; cuộc vận động “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành
tích trong giáo dục”:
Nhà trường đã phối hợp với công đoàn và các tổ chức trong nhà trường cùng
với Ban ĐDCMHS tổ chức các đợt tuyên truyền rộng rãi trong CBGVNV, học sinh
và phụ huynh thông qua các lần sinh hoạt, hội họp, thực hiện các chuyên đề lồng
ghép nội dung các cuộc vận động. Nhà trường đã lập kế hoạch cụ thể, phân công
nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo để theo dõi kiểm tra và đánh giá
việc thực hiện các cuộc vận động.
Hầu hết CB-GV-NV của nhà trường đều thực hiện tốt đường lối chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các quy định của
ngành và của nhà trường đề ra, luôn thể hiện đầy đủ vai trò của người giáo viên,
luôn thực hiện tốt các mối quan hệ ở cộng đồng dân cư.
Tích cực tham gia các đợt học tập, sinh hoạt do trường và địa phương tổ
chức cũng như các phong trào, các cuộc vận động của ngành đề ra.
+ Thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:
Tiếp tục thực hiện Công văn số 109/KH-PGDĐT ngày 27/01/2016 về việc phát
động phong trào Xanh hóa trường học, nhà trường đã phối hợp với công đoàn và huy
động các nguồn lực từ phụ huynh triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.
Cảnh quan sư phạm nhà trường đảm bảo xanh-sạch- đẹp, đội ngũ giáo viên và học
sinh có ý thức và tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. Các lớp đều tổ chức
trang trí lớp học thân thiện, gần gũi học sinh, thực hiện và chăm sóc công trình xanh
trước lớp học, tiếp tục duy trì và phát huy góc thư viện của lớp. Toàn thể CB-GV-NV
nhà trường đã hưởng ứng tích cực ngày Đô thị Việt Nam, tham gia trồng cây xanh và
vệ sinh trường học sạch sẽ, thoáng mát, thân thiện.
Các thầy cô giáo đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục
kĩ năng sống thông qua các môn học, dạy học và quản lí lớp bằng biện pháp tích
cực. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường. Tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú. Qua các hoạt động đó,
nhà trường đã chú ý giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.
Lễ khai giảng năm học 2021-2022 được tổ chức tập trung cho học sinh lớp 1
và lớp 5, lớp 2,3,4 các em được thông tin về lễ khai giảng của trường tại nhà do
ảnh hưởng của dịch covid 19.

6
- Thực hiện chương trình giáo dục:
Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo Thông tư số
32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 (đối với lớp 1, 2) và Chương trình giáo dục
phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (đối với lớp
3,4,5) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã xây dựng và thực
hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trong học kì I nhà trường thực hiện tinh giảm chương trình theo công văn số
3969/BGDĐT–GDTH ngày 10 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với
dịch covid-19 với thời lượng 13 tuần. Trong đó dạy học bằng hình thức trực tiếp và
chuyển qua trực tuyến khi tình hình dịch bệnh diễn biến phúc tạp, lớp học có đối
tượng F0, F1.
+ Thực hiện kế hoạch giáo dục trong giờ lên lớp:
Lớp 1, lớp 2 tổ chức dạy các môn học và hoạt động giáo dục: Tiếng Việt,
Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Giáo dục thể
chât; Hoạt động trải nghiệm; Tiếng Anh, Tiết đọc thư viện, tăng cường tiết Âm
nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Việt và Toán với thời lượng 32 tiết/tuần.
Lớp 3, 4, 5 thực hiện dạy học đủ tiết theo chương trình Giáo dục phổ thông
cấp tiểu học với thời lượng 32 tiết/tuần. Các tiết học tăng thời lượng (2 buổi/ngày)
ở các khối lớp 1,2,3 gồm Tiết đọc thư viện thực hiện theo mô hình Room to Red,
thực hiện dạy lồng ghép ATGT theo chương trình ATGT vì nụ cười trẻ thơ,
GNRRTT, các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sử
dụng tài liệu: “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống” vào tiết sinh hoạt lớp
và lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy của môn Đạo đức,
lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh vào các môn học: Đạo đức, Tiếng
việt,TNXH, Lịch sử, Địa lí. Tiết ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn
luyện các kỹ năng và phát triển các năng lực phẩm chất. Tổ chức thực hiện nội
dung giáo dục địa phương ở cấp tiểu học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công
văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 và hướng dẫn của Sở GDĐT, trong
đó thực hiện tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào dạy học các môn học, hoạt
động trải nghiệm theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục NGLL:

7
+ Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện :
Trên cơ sở hướng dẫn hoạt động GDNGLL của các cấp, nhà trường đã xây
dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa của năm học theo đúng nội dung hướng dẫn
và phù hợp với thực tế của đơn vị. Triển khai các chủ đề, chủ điểm hằng tháng theo
chương trình và triển khai các hoạt động ngoại khóa khác đến từng giáo viên chủ
nhiệm để thực hiện, đồng thời đã kiểm tra đánh giá theo đúng quy định. Chỉ đạo tổ
chuyên môn cùng các bộ phận trong nhà trường thực hiện chương trình, đặc biệt là
phối hợp với Liên đội trong việc tổ chức các hoạt động.
+Tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm gồm:
Chào cờ vào sáng thứ hai tại lớp, GVCN lồng ghép các hoạt động xây dựng
văn hóa nhà trường, truyền thông các vấn đề xã hội như tuyên truyền các dịch
bệnh, tuyên truyền chủ đề hoạt động tháng.
+ Sinh hoạt lớp vào cuối tuần gồm các hoạt động chung của tập thể lớp
(tham quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh...). Ngoài ra có thể tổ chức các
hoạt động truyền thông, các thông điệp; triển khai các phong trào của nhà trường.
- Kết quả thực hiện:
Tháng
Chủ điểm Nội dung trọng tâm

9/2021 Truyền - Làm quen với bạn mới, những việc nên làm trong giờ học, giờ
thống nhà chơi.
trường - HĐTN: Chúng em vui Trung thu (tổ chức tại lớp).
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng ATGT.
- Tổ chức cuộc thi “Góc học tập truyền cảm hứng” và giới thiệu
góc học tập bằng Tiếng Anh.

10/2020 Chăm - Thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương phù
ngoan học hợp với hoàn cảnh.
giỏi - HĐTN: Tìm hiểu truyền thống ngày PNVN, kể chuyện, đọc thơ
về mẹ và cô, làm thiệp gửi lời yêu thương đến người phụ nữ em
yêu quý. (tổ chức tại lớp)
- Xây dựng kế hoạch tổ chức Giải cầu lông nhưng do tình hình
dịch bệnh Covid-19 phức tạp nên chưa tổ chức được.

11/2020 Tôn sư - Tìm hiểu về truyền thống nhà trường. Thể hiện sự thân thiện với
8
trọng đạo bạn bè, thầy cô; kính yêu thầy cô. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt
Nam: làm lọ hoa và khung ảnh bằng các vật liệu tái chế, làm thiệp
tặng thầy cô, làm báo tường, thi đua “Tiết học tốt-giờ học
hay”... (tổ chức tại lớp).

 12/2020 Uống - Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ, đảm bảo an toàn cho
nước nhớ bản thân khi vui chơi, khi bị bắt nạt và khi sử dụng đồ dùng trong
nguồn gia đình. Thăm gia đình bộ đội có hoàn cảnh khó khăn trong nhà
trường, viếng hương Tượng đài Mậu Thân.
- Tổ chức thi vẽ tranh chủ đề “Nét đẹp người chiến sĩ”

1/2021 Mừng - Thực hiện tự chăm sóc bản thân phù hợp.
Đảng - Tổ chức Giải thể thao cấp trường môn Cờ vua và tham gia giải
mừng cờ vua cấp thành phố.
xuân - Ngoại khóa Mừng xuân mới – Thực hiện chương trình “Xuân
ấm áp – Tết yêu thương”
- Công tác thi đua, khen thưởng:
Trong học kì I đã khen thưởng cho học sinh ở tất cả các hội thi do nhà trường
tổ chức. Khen thưởng cho các cá nhân đạt Lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua. Tập
thể nhà trường được khen thưởng Tập thể Lao động tiên tiến.
Tập thể CBGVNV nhà trường đã hưởng ứng tích cực các cuộc vận động và
phong trào thi đua do ngành phát động.
Kết quả thực hiện phong trào Xanh-sạch-đẹp và thư viện lớp học: 100% các
lớp và các bộ phận thực hiện đảm bảo tiêu biểu là công trình xanh của Thư viện và
các lớp từ khối 1 đến khối 5. Nhiều lớp đã thực hiện duy trì và chăm sóc công trình
xanh luôn đảm bảo xanh tốt.
Tập thể được Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ tặng giấy khen Trường học
xanh nhất – sạch nhất – đẹp nhất.
*Hoạt động nhân đạo, từ thiện:
- Huy động và kêu gọi giáo viên, học sinh ủng hộ giúp đỡ ủng hộ học sinh
nam Trà My theo chương trình “Khăn hông tình nguyện - Thắp sáng ước mơ” học
sinh Tam Kỳ, giúp đỡ học sinh nghèo học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường
và công trình măng non của Liên đội với tổng số tiền là 79.050.000 đồng.
9
- Công ty Ga Hùng Vương ủng hộ học sinh khó khăn 10.000.000 đồng vào
đầu năm học. Mạnh thường quân thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn Mai Huy Vũ
10.000.000 đồng, phụ huynh em Lê Nữ Hoàng Mai (HS cũ) 1.000.000 đồng.
- Trao quà và học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
+ Trong học kì I, nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của các mạnh thường
quân là phụ huynh của trường, các tổ chức xã hội hỗ trợ cho học sinh nghèo, học
sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập. Số lượt học sinh
nhận học bổng và quà cụ thể như sau:
+ Học sinh nhận quà nhân dịp Trung thu 56 suất mỗi suất trị giá 100.000
đồng. Quỹ khuyến học thành phố phối hợp với làng Hoa Sen quốc tế Hàn Quốc
trao học bổng cho 5 học sinh nghèo vượt khó mỗi suất 800.000 đồng. Công ty
trách nhiệm hữu hạn MTV Panco Tam Thăng hỗ trợ 11 suất, mỗi suất 700.000
đồng. Nhóm doanh nghiệp KCN Tam Thăng hỗ trợ 1 suất 700.000 đồng. Hội
khuyến học và mặt trận phường An Mỹ tặng 15 suất mỗi suất 500.000 đồng. Học
bổng do ngân hàng Cathay chi nhánh Chu Lai phối hợp với Hội khuyến học tỉnh
trao 5 suất mỗi suất 500.000 đồng.
+ Hiện nay, nhà trường lập danh sách học sinh đề nghị nhận hỗ trợ máy tính cho
em đợt 1 gồm 5 em, và 6 em nhận học bổng Anllen Neson của trường Đông Du
Nhật Bản nhân dịp Tết Nguyên Đán.
3. Cơ cấu tổ chức nhà trường (Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, BCH các
đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh...)

4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường


- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục
của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo
dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội
dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu
quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của
chương trình giáo dục,phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của
nhà trường.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường;
thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học
10
và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn
khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với
cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự
chủ trong học tập và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết,
giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công
bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học
sinh.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp
trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên
môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị
các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử
dụng trong quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở
địa phương.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh,
cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu
trưởng phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân
công của hiệu trưởng.
- Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1
của Điều này, còn có các nhiệm vụ sau đây:

+ Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công
tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu,
nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm
học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả
lớp và của từng học sinh.

11
+ Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu
trưởng phê duyệt.

+ Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng
phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo
dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ
nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học;
hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh
đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
+ Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
+ Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện học sinh.

5. Cách đánh giá, xếp loại học sinh


5.1. Đánh giá thường xuyên
Về học tập
- GV dùng lời nói chỉ ra cho HS biết được chỗ nào đúng, chưa đúng và cách sữa
chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện
pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
- HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
- Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá HS bằng các
hình thức phù hợp và phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện.
Về năng lực, phẩm chất
- GV căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của HS ở từng năng
lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- HS được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu
hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.

12
- Khuyến kích cha mẹ HS trao đổi, phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS rèn
luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.
5.2. Đánh giá định kỳ
Đánh giá định kỳ về học tập
- Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV căn cứ vào
quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá HS đối
với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
 Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục.
 Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục.
 Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học
hoặc hoạt động giáo dục.
- Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa
học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì.
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào
giữa học kì I và giữa học kì II.
- Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển
năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ như sau:
 Mức độ 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
 Mức độ 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến
thức theo cách hiểu của cá nhân.
 Mức độ 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn
đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
 Mức độ 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới
hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh
hoạt.
13
- Bài kiểm tra được GV sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho
0 điểm, không cho điểm thập phân và được trả lại cho HS. Điểm của bài kiểm tra
định kì không dùng để so sánh HS này với HS khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối
học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, GV đề xuất với
nhà trường có thể cho HS làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tâpkj
của HS.
Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
- Vào giữ học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV chủ nhiệm căn
cứ vào các biển hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh
giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi
HS, tổng hợp theo các mức sau:
 Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
 Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
 Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa
rõ.
5.3. Hồ sơ và tổng hợp kết quả đánh giá
- Hồ sơ đánh giá gồm:
 Học bạ
 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp
- Giữa học kì và cuối học kì, GV ghi kết quả đánh giá giáo dục của HS vào Bảng
tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo
dục của lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định.
- Cuối năm học, GV chủ nhiệm ghi kết quảv đánh giá giáo dục của HS vào Học bạ.
Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian HS học tại trường, được giao
cho HS khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc đi học trường khác.
5.4. Xét hoàn thành chương trình lớp học, chương trình tiểu học
- HS được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:
14
 Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động
giáo dục. Hoàn thành tốt hoặc hoàn thành.
 Đánh giá định kì về từng năng lực và phậm chất cuối năm học: Tốt hoặc
Đạt.
 Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt điểm 5 trở lên.
- Đối với HS chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, GV lập kế
hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ, đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp
học.
- Đối với HS đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đử điều kiện hoàn thành
chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động
giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, GV lập
danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hay ở lại lớp.
5.5. Khen thưởng
- HS hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các
môn học đạt hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì
cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.
- HS có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít
nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.
6. Các hoạt động giáo dục của nhà trường
6.1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

6.1.1. Thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chỉ đạo thực hiện
chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương

* Nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống
dịch bệnh Covid-19

- Triển khai thực hiện Quyết định số 3888/QĐ-BYT Bộ Y tế ngày 08/9/2020 về


việc ban hành sổ tay hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại cộng đồng trong
trạng thái bình thường mới về nội dung phòng chống dịch Covid-19 tại trường học.
15
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID -19 theo
các văn bản hướng dẫn của các cấp chính quyền, ngành y tế và Sở, Phòng GDĐT.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu, linh hoạt điều chỉnh phân phối chương
trình theo hướng ưu tiên các nội dung kiến thức trọng tâm để phát huy hình thức
dạy học trực tiếp trong thời gian học sinh được đến trường; tập trung dạy học 2
môn Toán và Tiếng Việt ở khối lớp 1, 2; dự kiến các nội dung kiến thức phù hợp
hơn với hình thức trực tuyến hoặc giao nhiệm vụ học tập tại nhà trong trường hợp
nếu học sinh không thể học trực tiếp. Chủ động xây dựng phương án dạy học từ xa
(nếu tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp theo chỉ đạo của cấp trên).

* Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không đủ điều kiện để học trực tuyến theo
quy định, phối hợp cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện giải pháp học tập
qua truyền hình:

- Đối với môn Tiếng Việt lớp 1:

+ Học tập qua truyền hình trong chuyên mục “Dạy Tiếng Việt lớp 1” đã được Bộ
GDĐT phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV7) xây dựng để giúp học sinh
lớp 1 học phần Học vần môn Tiếng Việt được phát trên sóng (kênh) VTV7 và các
ứng dụng khác bắt đầu từ ngày 06/9/2021, cụ thể như sau:

+ Lịch phát sóng trực tiếp trên sóng (kênh) VTV7 vào khung giờ 14h30’-15h00’
các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy hằng tuần và được lưu trên ứng dụng VTVgo,
kênh Youtube VTV7 và cổng thông tin điện tử vtv7.vtv.vn để nhà trường phối hợp
với gia đình tổ chức cho học sinh học vào khung giờ và cách thức phù hợp với
từng gia đình.

+ Nội dung chuyên mục “Dạy Tiếng Việt lớp 1” gồm 56 chủ đề tương ứng với 56
số phát sóng theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 (dùng
chung cho các sách giáo khoa Tiếng Việt 1), tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ học
sinh học tốt phần Học vần, từ đó có thể dần làm chủ các kỹ năng đọc, viết, nói và
nghe ở lớp 1.

+ Hướng dẫn giáo viên sử dụng các bài giảng trong chuyên mục “Dạy Tiếng Việt
lớp 1” để gửi bài giảng đến cha mẹ học sinh qua các ứng dụng phổ biến, thông
dụng như Facebook, Zalo, Email…, phối hợp cùng giáo viên hướng dẫn học sinh

16
chủ động học tập ở nhà phù hợp với khung thời gian, điều kiện cụ thể và khả năng
đáp ứng của gia đình học sinh.

- Đối với môn Tiếng Anh lớp 1, 2: Các trường phối hợp cùng cha mẹ học sinh triển
khai thực hiện giải pháp học Tiếng Anh qua truyền hình trong chuyên mục “Làm
quen với Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 đã được Bộ GDĐT phối hợp với Đài Truyền
hình Việt Nam (VTV7) xây dựng và phát trên sóng (kênh) VTV7 và các ứng dụng
khác bắt đầu từ ngày 06/9/2021 theo lịch cụ thể ; sử dụng kho bài giảng này để
hướng dẫn giáo viên gửi đến cha mẹ học sinh qua các ứng dụng phổ biến, thông
dụng như Facebook, Zalo, Email … phối hợp hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng đáp ứng của gia đình học sinh; khi học
sinh trở lại học trực tiếp tại trường, bố trí thời khóa biểu học môn Tiếng Anh cho
lớp 1 và lớp 2 với thời lượng 01 tiết/tuần học với sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm
hoặc giáo viên các môn học khác trong trường hợp chưa có giáo viên dạy tiếng
Anh lớp 1 và lớp 2 để giúp học sinh trải nghiệm để hình thành kỹ năng tiếng Anh
tự tin khi bước vào học tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 theo quy định.

- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: Môn Tiếng Việt:

- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5:

Môn Tiếng Việt: https://youtu.be/CM3W0CW8SWI;


Môn Toán: https://youtu.be/TG_gZUIl1vA;
Môn Tự nhiên và Xã hội: https://youtu.be/nMTe1UNBkNE;
Môn LS và ĐL: https://youtu.be/Lsu7lfrPYSg),
dạy học trực tuyến (Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT) đảm bảo yêu cầu cần đạt
của chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, kỹ năng của giáo
viên, khả năng tiếp thu, lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

6.1.2 Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương

Triển khai thực hiện đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, xây dựng các phương
án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả
năng đáp ứng của cơ sở giáo dục, điều kiện thực tế của người học; nghiêm túc triển
khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh Covid-19, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn và hoàn thành chương trình giáo dục phổ
17
thông cấp tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương với các nội dung
cụ thể sau:
a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thực hiện Chương trình giáo dục
phổ thông cấp tiểu học
Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt
động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại Công văn số 579/PGDĐT
ngày 14/7/2021 với các kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi, cần
thiết, phù hợp với khung thời gian năm học, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo
dục phổ thông cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh,
điều kiện thực hiện của mỗi nhà trường; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm
học; kế hoạch thời gian năm học của địa phương và các chỉ đạo của cơ quan quản
lý nhà nước về giáo dục; tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt
buộc, môn học tự chọn; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa
học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện
dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương, nhà trường và học sinh, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt
theo quy định của chương trình; trong điều kiện cho phép tạo môi trường cho học
sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt
được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.
Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo
mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn
học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong
sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà
trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động xây
dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích
hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức
tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây
dựng kế hoạch môn học/phân phối chương trình dạy học linh hoạt phù hợp với đối
tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của
chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất.
a) Thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 và lớp 2
Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2
theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn đối với cấp tiểu học đã được Bộ, Sở và
Phòng GDĐT ban hành, cụ thể:

18
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35
phút; tổ chức 10 buổi/tuần với 32 tiết/tuần.
- Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp
học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình: Đảm bảo
dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (HĐTrN, nội dung Giáo dục
địa phương) theo quy định của Bộ GDĐT; tổ chức các hoạt động củng cố để hoàn
thành nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT và bồi dưỡng, phát
triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; tăng cường các hoạt động giáo dục đáp
ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; phát triển văn hóa đọc; các hoạt
động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương...;
tăng cường các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức.
- Thời khóa biểu được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các
nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm
trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học; đảm
bảo việc tổ chức dạy học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh.
- Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt
động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học
chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào nhu
cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt
câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập,
nhà đa năng…) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức
trong ngày; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày bảo đảm an
toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu đã đề ra dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ
được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Thực hiện Chương trình GDPT 2006 từ lớp 3, lớp 4 và lớp 5
Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, các trường xây dựng và thực
hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 cụ thể:
- Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu,
mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời từng bước
thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực
của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù
19
hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa
các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực
sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo
các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập
trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động
giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt
động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.
- Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã
hội cho học sinh; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động thực hành, hoạt động
trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và 10 buổi/tuần cho học sinh.
- Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
để học sinh được chuẩn bị học lớp 6 Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
d) Tổ chức bán trú cho học sinh
Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh và điều kiện thực tế của mỗi địa phương,
Hiệu trưởng quyết định thời gian và phương án tổ chức bán trú cho học sinh khi
thực hiện dạy học 2 buổi/ngày và báo cáo về Phòng GDĐT.
Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp
điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh
và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; các hoạt động bán trú
được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu
giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ
năng sống, đạo đức, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc
tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn
trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,…cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo
đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.
đ) Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học đối với cấp tiểu học
Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục Giáo dục địa phương, giáo dục
chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học sinh tiểu học theo Quyết định số
1078/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, giáo dục về quyền
con người… linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của
đối tượng học sinh, địa phương và nhà trường. Khuyến khích các địa phương có
điều kiện tham khảo những nội dung giáo dục tiên tiến của các mô hình giáo dục
20
hiện đại để đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường một cách phù hợp với thực tế
của địa phương; xây dựng đề án liên kết giáo dục từ đó có thể triển khai giảng dạy
chương trình giáo dục tích hợp theo quy định.
Triển khai thực hiện chương trình giáo dục An toàn giao thông cấp tiểu học theo
Kế hoạch số 585/KH-PGDĐT ngày 15/7/2021.
e) Lựa chọn sách giáo khoa và hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh
Thực hiện đảm bảo quy trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 theo Thông tư số
25/2020/TT-BGDĐT và trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo trong trường
tiểu học theo quy định, trong đó cần đặc biệt quan tâm ý kiến từ các tổ chuyên môn
trong quá trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Phối hợp với các Nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn để đảm bảo cung
ứng sách giáo khoa và tham gia tập huấn sử dụng sách giáo khoa.
Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện rà soát đối tượng được hỗ trợ sách giáo
khoa để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh có đầy đủ sách giáo
khoa, không để học sinh nào bị thiếu sách giáo khoa trước khi vào năm học mới.
f) Thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học
Các trường xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích
hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn của Phòng
GDĐT tại Công văn số 671/PGDĐT ngày 28/9/2020 với hình thức linh hoạt, phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục
tiêu và chất lượng giáo dục. Khi xây dựng kế hoạch, cần chú ý lồng ghép, tích hợp
nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình các môn học, hoạt động trải
nghiệm để phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh
theo từng khối lớp đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động
giáo dục theo quy định, không gây áp lực, quá tải cho học sinh khi thực hiện.
6.1.3 Đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy
tính chủ động, linh hoạt và tự chủ của nhà trường, sáng tạo của tổ chuyên
môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu
học
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về kế hoạch dạy học và giáo dục theo quy định đảm bảo sự tham gia của
các lực lượng xã hội như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ
học sinh, cộng đồng xã hội... để giúp nhà trường huy động được các nguồn lực và
cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện kế
hoạch giáo dục nhà trường.
21
Thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch về chất lượng giáo dục và
điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, phù hợp với loại hình nhà trường và quy
định của pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; đảm bảo cơ sở
giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu
quả; chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình
học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương
theo quy định của pháp luật; tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao
chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử
dụng các nguồn tài trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của
pháp luật.
Xây dựng kế hoạch, tiêu chí cụ thể triển khai thực hiện xây dựng “Trường học
hạnh phúc” theo Kế hoạch số 4640/KH-UBND ngày 12/8/2020 và đăng ký thực
hiện. Triển khai thực hiện phát triển văn hóa đọc cho học sinh theo Kế hoạch số
3916/KH-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.
6.1.4. Tăng cường huy động các nguồn lực để chăm lo cho giáo dục và đào
tạo
Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp
tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT và đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ
của ngành Giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
6.1.5. Ðổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh
tiểu học
a) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của
các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; triển khai
giáo dục STEM, STEAM trong giáo dục tiểu học; tăng cường tổ chức thực hành
trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực
tế cuộc sống.
Tiếp tục áp dụng một cách phù hợp mô hình trường học mới; triển khai dạy học
theo phương pháp Bàn tay nặn bột; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp
Đan Mạch; tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong
22
trường và cụm trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên
môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học theo hướng dẫn của Sở
GDĐT tại Công văn số 374/PGDĐT ngày 09/6/2020.
b). Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
Đối với học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
2006, tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ
GDĐT. Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
2018, được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày
04/9/2020 của Bộ GDĐT.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và
học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho
giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng
nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen
thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan
gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
6.2. Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ, Tin học và chuẩn bị các điều
kiện để triển khai thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
6.2.1. Dạy học Tiếng Anh
Thực hiện tổ chức dạy học Tiếng Anh năm học 2021-2022 cấp tiểu học theo
Công văn số 222/PGDĐT ngày 31/3/2020 của Phòng GDĐT Tam Kỳ; lưu ý các
nội dung sau:
- Triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, 2 đảm bảo các yêu cầu
được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Công văn số
681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2010.
- Tiếp tục triển khai Chương trình thí điểm tiếng Anh cấp Tiểu học ban hành kèm
theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 đối với học sinh lớp 3, lớp 4
và lớp 5. Tổ chức dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5.
- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT, cụ
thể: đối với lớp 1, 2: sử dụng bộ tài liệu I Learn Smart Start ; lớp 3, 4, 5: Sử dụng
bộ giáo trình Tiếng Anh 3, 4, 5 chỉnh lý mới nhất của Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam do Bộ GDĐT ban hành.

23
- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh;
tập trung vào đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập; bài kiểm tra cuối học kỳ
cần có đủ cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết theo quy định.
- Khuyến khích các nhà trường thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện
trong dạy học Tiếng Anh để tăng cường thời lượng học Tiếng Anh; dạy học bằng
Tiếng Anh đối với môn Toán và môn Khoa học; tăng cường tổ chức cho giáo viên,
học sinh học Tiếng Anh qua truyền hình, các phương tiện truyền thông phù hợp
khác và đẩy mạnh thực hành Tiếng Anh qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt
động trải nghiệm, các sân chơi, giao lưu.
- Tổ chức và tham gia “Giao lưu Olympic tiếng Anh” cấp trường/thành phố/tỉnh.
- Đẩy mạnh hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh trong giáo viên và học sinh.
6.2.3. Dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học
Tổ chức dạy học môn Tin học và hoạt động giáo dục tin học cấp tiểu học theo
Công văn số 538/PGDĐT ngày 06/9/2019 của Phòng GDĐT Tam Kỳ.
Tiếp tục tổ chức dạy học môn Tin học với thời lượng 2 tiết/tuần ở các lớp 3, lớp
4, lớp 5.
Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục môn học và đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, có
giải pháp giúp học sinh tiếp cận Chương trình môn Tin học trong Chương trình
giáo dục phổ thông 2018 một cách linh hoạt.
Tổ chức hiệu quả dạy học môn Tin học theo quy định trong chương trình và thực
hiện các giải pháp phù hợp tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục tin học, hoạt
động giáo dục STEM tiếp cận công nghệ số nhằm phát triển tư duy khoa học máy
tính, các năng lực đặc thù: năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công
nghệ và năng lực tin học cho học sinh tiểu học; tạo cơ hội cho học sinh lớp 1, lớp 2
được tiếp cận giáo dục Tin học.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Tin học; tăng
cường đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học
môn Tin học.
Đẩy mạnh hoạt động Câu lạc bộ Tin học trong giáo viên và học sinh.
6.3 Thực hiện quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố kết
quả phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện công bằng trong giáo dục
6.3.1. Thực hiện rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp đáp ứng
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

24
Thực hiện rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật
chất theo hướng dẫn của Bộ GDĐT bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho việc học
của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tham mưu cấp có thẩm quyền đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dục.
6.3.2.Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của
Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT
ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội
dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ.
Tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp kiện
toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch, tập trung mọi
nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo
dục bắt buộc theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
6.3.3. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi
khối lớp và của cấp học.
Bố trí nguồn kinh phí thực hiện mua sắm thiết bị, tài liệu dạy học "Tăng cường
Tiếng Việt", chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó
khăn nhằm động viên, khích lệ học sinh chuyên cần tới trường, làm tốt công tác xã
hội hoá nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số đảm bảo quyền bình đẳng của học sinh.
Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc
tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
6.4.4. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn
a) Đối với trẻ khuyết tật
Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật tại địa phương
theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
người khuyết tật.
Bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tăng
cường giáo dục hòa nhập; tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý,
25
giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập, trong đó học sinh học hòa nhập được học
tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy theo dạng tật, mức độ khuyết
tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học với mục
tiêu giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu
cuộc sống.
Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh
khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập và đối với các cơ sở giáo dục có
học sinh khuyết tật học hòa nhập (lưu ý thực hiện đảm bảo hồ sơ theo quy định).
b) Đối với trẻ em lang thang cơ nhỡ
Thực hiện đảm bảo theo Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 19/12/2009 của
Bộ GDĐT ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn. Nội dung học tập cần tập trung vào các môn Tiếng Việt, Toán nhằm rèn kĩ
năng đọc, viết và tính toán cho học sinh.
Đánh giá và xếp loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt
được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số
39/2009/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT.
1. Nội quy, quy chế trường thực tập, các chế độ, chính sách đối với ngành giáo
dục đối với giáo viên.
7.1 Nội quy, quy chế trường
- Giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường
+Trường tiểu học giáo dục truyền thống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh hiểu mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, quá trình xây dựng và phát
triển của nhà trường, từ đó có ý thức, trách nhiệm xây dựng, giữ gìn và phát huy
truyền thống nhà trường.
+ Giáo dục truyền thống nhà trường thông qua các hoạt động tìm hiểu về lịch sử,
văn hóa, thành tích của nhà trường; lưu giữ, trưng bày, giới thiệu các hiện vật, sản
phẩm, công trình về thành tích, thành tựu giáo dục của nhà trường. 3. Trường tiểu
học có ngày truyền thống của nhà trường.
-Xây dựng và phát triển văn hóa đọc
+ Xây dựng và phát triển văn hoá đọc, thói quen đọc sách của cán bộ, giáo viên và
học sinh trong nhà trường. Tổ chức cho học sinh đọc tại thư viện, lớp hoặc mượn
tài liệu về nhà; tổ chức các tiết đọc ở thư viện; tổ chức các hoạt động khuyến đọc
và các hoạt động giáo dục có sử dụng thông tin từ thư viện.
+Thực hiện đa dạng các hình thức thư viện, khuyến khích xây dựng thư viện điện
tử ở những nơi có điều kiện và nhu cầu. Trang trí, sắp xếp thư viện thân thiện, sinh
động, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
+Thường xuyên bổ sung sách, xuất bản phẩm tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng
nước ngoài phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế tại nhà trường. Tạo điều kiện
26
cho học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và xuất bản phẩm tham khảo; có thể luân
chuyển sách, xuất bản phẩm tham khảo giữa các lớp, điểm trường.
+ Hướng dẫn học sinh tự quản các hoạt động thư viện tại lớp, tại trường.
+ Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá, huy động sự tham gia của cộng đồng
trong xây dựng và tổ chức hoạt động của thư viện; thường xuyên tổ chức quyên
góp sách và các xuất bản phẩm tham khảo cho thư viện.
- Hợp tác quốc tế Khuyến khích các nhà trường phát triển các chương trình hợp tác
quốc tế phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của nhà trường theo quy định của
pháp luật.
7.2. Chính sách đối với ngành giáo dục
7.2.1 Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Triển khai hiệu quả Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ
thông giai đoạn 2017-2025, trong đó tập trung tham mưu đầu tư sửa chữa các hạng
mục đã xuống cấp, xây dựng thêm phòng Tin học, xây dựng thư viện điện tử.
Cân đối, bố trí ngân sách phù hợp đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện mua sắm thiết bị
dạy học để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp
tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT.
Triển khai sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong tổ chức các hoạt động
giáo dục, kiên quyết không để tình trạng “thiết bị đến trường mà không ra lớp”; rà
soát nhu cầu và có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định; thực hiện rà
soát, đề xuất các nội dung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, các hạng
mục, ưu tiên đầu tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch giai
đoạn 2021-2025.
7.2.2. Đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia
Tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định.
Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ
đạo tập trung các nguồn lực để xây dựng, nâng cao về chất lượng trường tiểu học
nhằm đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia tạo nền tảng vững chắc thực hiện thành công Chương trình
GDPT 2018.
Rà soát, điều chỉnh báo cáo tự đánh giá và thiết lập hồ sơ minh chứng về Kiểm
định chất lượng giáo dục.
Năm học 2021-2022 phấn đấu nhà trường được tỉnh kiểm tra công nhận KĐCLGD
cấp độ 3 và chuẩn quốc gia mức độ 2.
7.2.3 Xây dựng, phát triển thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
27
Nhân rộng mô hình thư viện thân thiện của tổ chức Room to Read, phát triển văn
hóa đọc trong nhà trường nhằm tiếp tục củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng
hiệu quả hoạt động thư viện trong các trường tiểu học, trong đó đảm bảo thư viện
lưu trữ sách giáo khoa để sử dụng lâu dài và góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh (lưu ý: Hằng năm
tăng cường đầu tư, thay đổi đầu sách, bổ sung tài liệu tham khảo phục vụ
CTGDPT 2018, bổ sung Tạp chí Giáo dục tiểu học, thiết kế, khai thác hiệu quả
hoạt động thư viên trên trang Web nhà trường, đầu tư CSVC thư viện như máy
quét mã vạch…).
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên thư
viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh;
Dành thời lượng phù hợp cho tiết đọc thư viện; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện
kĩ thuật, học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ
chức hoạt động thư viện.
Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức
hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
7.2.4 Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học
- Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về đổi mới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai sách giáo khoa cấp tiểu
học, chú trọng các nội dung liên quan đến lớp 1, lớp 2 và công tác chuẩn bị đối với
lớp 3 từ năm học 2022-2023.
- Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ
trương, chính sách mới về giáo dục; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để
đáp ứng yêu cầu truyền thông của Ngành; đẩy mạnh truyền thông về nội dung,
giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong bối cảnh dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã
hội.
- Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ, bảo đảm các chủ trương đổi mới, các
quy định của Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong các cấp
quản lý và cơ sở giáo dục; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông
nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục.
- Khuyến khích đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục viết bài và đưa tin về các
hoạt động của Ngành việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
2018, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học…. để tạo sức
lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

7.3. Chính sách đối với giáo viên


7.3.1.Điều kiện đảm bảo đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
đáp ứng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

28
- Đảm bảo đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp
tiểu học
a) Thực hiện rà soát, tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên đảm bảo
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Thực hiện rà soát, bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả; đồng thời đề xuất quy
hoạch, tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học, bảo đảm
giáo dục toàn diện học sinh; khắc phục tình trạng thiếu hoặc bố trí, sử dụng giáo
viên không đúng cơ cấu, không phù hợp với chuyên ngành đào tạo đối với cấp tiểu
học.
Rà soát số lượng giáo viên hiện có, xác định số lượng giáo viên cần để thực hiện
việc giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tiếng Anh, Tin học
cấp tiểu học; xác định lộ trình cụ thể để tham mưu các cấp bố trí đủ giáo viên.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bằng các hình thức khác nhau
như: giáo viên dạy các môn học mới, đào tạo văn bằng 2, đào tạo liên thông, đào
tạo sau đại học...
Tích cực tham mưu chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách đặc thù
để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng
của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng có hiệu quả cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý giáo dục về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho CBQL và giáo viên đại trà thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương về các mô đun 4, 5, 9 trong năm 2021.
Thực hiện tốt quy định của Bộ GDĐT về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục phổ thông cốt cán và giáo viên cốt cán các môn học để triển khai bồi
dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên đại trà theo phương
thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung
bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường
và cụm trường theo Công văn số 1367/SGDĐT-GDTH ngày 03/9/2019 của Sở
GDĐT về việc lựa chọn và cử giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán tham gia
tập huấn.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn
tham gia cùng xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn
và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi
thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Dự kiến phân công giáo viên dạy học
lớp 3 năm học 2022-2023 để tập trung bồi dưỡng.
Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
cấp thành phố (2 năm 1 lần) theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT.

29
7. Nội quy, quy chế trường thực tập; các chế độ, chính sách đối với ngành giáo
dục và đối với giáo viên

30

You might also like