You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

CƠ SỞ TT: TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ


‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐

BÁO CÁO TÌM HIỂU


THỰC TẾ GIÁO DỤC

Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Thu Trà


Lớp chủ nhiệm : 11A14
Giáo sinh thực tập : Nghiêm Ngọc Ánh
Chuyên ngành : Sư phạm Địa lí

Năm 2023

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cơ sở TT: THPT Đồng Hỷ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC


Thực tập sư phạm 1

Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Thu Trà


Lớp chủ nhiệm : 11A14
Giáo sinh thực tập : Nghiêm Ngọc Ánh
Chuyên ngành : Sư phạm Địa lí

A. Phương pháp tìm hiểu


1. Nghe báo cáo:
- Nghe báo cáo về nhà trường, cụ thể về đặc điểm, tình hình của địa phương và của
Trường THPT Đồng Hỷ, quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, chức năng
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức.
- Triển khai kế hoạch TTSP1 năm học 2023 - 2024 tại trường THPT Đồng Hỷ.
- Báo cáo và hướng dẫn thực hiện công tác đoàn thanh niên trong trường học.
Số lượng: 03
2. Nghiên cứu hồ sơ học sinh
- Sổ điểm, sơ yếu lý lịch, sổ đầu bài, và các loại sổ theo dõi học sinh.
Số lượng: 04
3. Điều tra thực tế
- Thông qua các hình thức thăm hỏi, trò chuyện, qua phiếu điều tra.
4. Thăm gia đình học sinh
- Thăm hỏi nhà học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt
5. Giao lưu với học sinh
- Tổ chức các trò chơi, hoạt động vào tiết sinh hoạt lớp - ngày thứ 7
B. Kết quả tìm hiểu
1. Tình hình giáo dục ở địa phương
Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, nằm bên bờ sông Cầu, là một
trong những thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm
của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm
1962 và được biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực rất lớn.
Thành phố Thái Nguyên là đơn vị hành chính đông dân nhất của tỉnh Thái Nguyên,
cho nên số lượng các trường trung học phổ thông cũng đặc biệt nhiều hơn so với các thành

2
phố, thị xã, các huyện khác với 11 trường THPT công lập, 03 trường THPT dân lập và tư
thục, cùng 02 trường phổ thông thuộc khối công an, quân đội.
Từ ngày 18/08/2017, theo nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, xã Sơn Cẩm (huyện
Phú Lương), thị trấn Chùa Hang (huyện Đồng Hỷ), cùng 03 xã khác được sáp nhập về
thành phố. Theo đó, trường THPT Khánh Hoà (nằm trên địa bàn xã Sơn Cẩm) và trường
THPT Đồng Hỷ (nằm trên địa bàn thị trấn Chùa Hang) thuộc địa bàn thành phố Thái
Nguyên.
Danh sách các trường THPT (công lập):
- Trường THPT Chu Văn An
- Trường THPT Chuyên Thái Nguyên
- Trường THPT Dương Tự Minh
- Trường THPT Đồng Hỷ
- Trường THPT Gang Thép
- Trường THPT Khánh Hoà
- Trường THPT Ngô Quyền
- Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- Trường THPT Thái Nguyên
- Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc
- Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Thái Nguyên
2. Đặc điểm tình hình nhà trường
● Các thông tin cơ bản
- Địa chỉ: Thị trấn Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Hotline: 02083503919
- Website: http://thptdonghy.thainguyen.edu.vn
- Email: tnn-thptdonghy@edu.viettel.vn
● Quá trình thành lập và phát triển
- Trường được thành lập theo Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 08/8/1986 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).
- Tên gọi ban đầu là Trường Phổ thông trung học kỹ thuật Đồng Hỷ, đến ngày
18/9/2021, thực hiện Quyết định số 3586/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên, trường được đổi là Trường Trung học phổ thông Đồng Hỷ.
- Nhà trường đón nhận học sinh là các em học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở từ các
xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ.
- Năm học 1986-1987, nhà trường tuyển sinh khóa đầu tiên có 04 lớp 10 với 200
học sinh và được học gửi tại Trường Phổ thông trung học Lương Ngọc Quyến
(thành phố Thái Nguyên). Sau một năm xây dựng cơ sở vật chất, năm học 1987-
1988, Trường Phổ thông trung học kỹ thuật Đồng Hỷ chính thức khai giảng năm

3
học mới tại trường, đón nhận 10 lớp với tổng số 435 em học sinh và có 26 cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Từ năm học đầu tiên với quy mô chỉ có 200 học sinh với 04 lớp, đến năm học
2007-2008 quy mô của nhà trường đã tăng lên 55 lớp với tổng số 2.850 học sinh
và là một trong ba trường có quy mô lớn nhất của tỉnh. Từ năm 2010, sau khi chia
sẻ vùng tuyển sinh cho Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, hiện tại nhà
trường duy trì quy mô tuyển sinh 42 lớp với gần 1.900 học sinh mỗi năm học.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường có những chuyển biến tích cực, năm sau cao
hơn năm trước, tỷ lệ học sinh khá, giỏi và chất lượng giáo dục mũi nhọn qua các
kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liên tục tăng, có 02 học sinh đoạt giải Ba
trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia môn Vật lí và môn Máy tính cầm tay.
Đặc biệt, nhà trường có em Lê Tất Minh Đức là đại biểu duy nhất của ngành giáo
dục dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8. Trường có nhiều thành tích
xếp vào tốp đầu khối các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên qua các
Hội khỏe Phù Đổng, các giải thể thao, văn nghệ của tỉnh Thái Nguyên.
- Với các thành tích đạt được của thầy và trò, nhiều năm qua nhà trường đã được
nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên,
Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Đồng Hỷ và đến năm 2021, Trường Trung học
phổ thông Đồng Hỷ đã vinh dự được nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc
gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
 Đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ giáo viên có chất lượng: Cán bộ quản lý, giáo viên là khoảng 110 người.
+ Tổng số Ban giám hiệu và giáo viên: 94
+ Tổng số nhân viên: 05
+ Tổng số nhân viên hợp đồng tạp vụ: 07
+ Tổng số đảng viên: 88
+ Nhà giáo Ưu tú: 01
+ Tổng số giáo viên hợp đồng: 02
+ 100% đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 52 thạc sỹ; 81 giáo viên là giáo viên dạy
giỏi các cấp
 Cơ sở vật chất
+ Nhà trường đã có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại gồm: 03 tòa nhà lớp học
cao tầng (A, B và C) với 43 phòng học, mỗi toà có phòng chờ giáo viên, 01 toà
nhà văn phòng với đầy đủ các phòng làm việc, phòng chuyên môn, phòng thư
viện, phòng truyền thống, phòng học hướng nghiệp, phòng thực hành, thí
nghiệm, nhà đa năng… đáp ứng được nhu cầu giảng dạy - học tập của giáo viên
và học sinh.
+ Có một văn phòng là nơi làm việc của hội đồng nhà trường

4
+ Có văn phòng làm việc của hiệu trưởng.
+ Có văn phòng làm việc của phó hiệu trưởng.
+ Có văn phòng của các phòng ban
+ Lớp học có trang thiết bị đầy đủ: bàn ghế, bảng, máy chiếu,...
+ Trường có đủ lớp học, sân chơi và sân thể dục cho học sinh.
+ Đảm bảo đủ phòng học, sân chơi, Phòng học bộ môn, nhà đa năng phục vụ cho
các hoạt động chung của trường.
 Số lượng học sinh: > 1800 học sinh
+ Tổng số lớp học: 42 lớp
- Khối 10: 14 lớp
- Khối 11: 14 lớp
- Khối 12: 14 lớp
 Kết quả học tập của học sinh (Năm học 2022 - 2023)

Chia ra theo khối lớp


STT Nội dung Tổng số
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Số học sinh chia theo


I 1846 625 619 602
hạnh kiểm - Rèn luyện

Tốt 1572 511 473 588


1
(tỷ lệ so với tổng số) (85,3%) (81,8%) (76,4%) (97,7%)

Khá 257 110 133 14


2
(tỷ lệ so với tổng số) (13,9%) (17,6%) (21,5%) (2,3%)

Trung bình - Đạt 15 04 11 0


3
(tỷ lệ so với tổng số) (0,8%) (0,6%) (1,8%) (0%)

Yếu - Chưa đạt 0 0 2 0


4
(tỷ lệ so với tổng số) (0%) (0%) (0,3%) (0%)

Số học sinh chia theo học


II 1846 625 619 602
lực

Giỏi - Xuất sắc 410 112 128 170


1
(tỷ lệ so với tổng số) (22,2%) (17,9%) (20,7%) (28,2%)

Khá 1043 325 326 392


2
(tỷ lệ so với tổng số) (56,5%) (52%) (52,7%) (65,1%)

5
Trung bình - Đạt 384 184 160 40
3
(tỷ lệ so với tổng số) (20,8%) (29,5%) (25,8%) (6,7%)

Yếu - Chưa đạt 09 04 05 0


4
(tỷ lệ so với tổng số) (0,5%) (0,6%) (0,8%) (0%)

Kém 0 0
5 0 0
(tỷ lệ so với tổng số) (0%) (0%)

Tổng hợp kết quả cuối


III 1846 625 619 602
năm

Lên lớp 1837 621 614 602


1 (tỷ lệ so với tổng số) (99,5%) (99,4%) (99,2%) (100%)

Học sinh giỏi - Xuất sắc 410 112 128 170


a
(tỷ lệ so với tổng số) (22,2%) (17,9%) (20,7%) (28,2%)

Học sinh tiên tiến 326 392


b
(tỷ lệ so với tổng số) (52,7%) (65,1%)

Thi lại, RLHK trong hè 08 04 04 0


2
(tỷ lệ so với tổng số) (0,4%) (0,6%) (0,6%)

3 Lưu ban 07 02 05 0

Số học sinh đạt giải các kỳ


IV 103 45 21 37
thi HSG

1 Cấp tỉnh/thành phố 103 45 21 37

Số học sinh dự xét hoặc


V 602 602
dự thi tốt nghiệp

Số học sinh công nhận tốt


VI 597 597
nghiệp

Số học sinh nam/số học


VII 739/1107 247/378 254/355 238/364
sinh nữ

6
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường
- Ban giám hiệu gồm có: 01 hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởng
(Chuyên môn - Thi đua - Cơ sở vật chất)
+ Hiệu trưởng: Đ/c Phạm Mạnh Thuỷ
+ Phó hiệu trưởng: Đ/c Nguyễn Thị Bích Hường
Đ/c Ngô Thu Thuỷ
Đ/c Trần Thị Quỳnh Trang

- Tổ chức - đoàn thể


+ Công đoàn:
- Chủ tịch công đoàn: Đ/c Trần Anh Sơn
- Phó chủ tịch: Đ/c Nguyễn Thị Anh Huyền

+ Đoàn thanh niên:


- Bí thư: Đ/c Nguyễn Đoàn Trung Hiếu
- Phó bí thư: Đ/c Nguyễn Viết Hoằng
Đ/c Hoàng Thuỳ Linh
Đ/c Lăng Thị Bích

+ Tổ chuyên môn và văn phòng gồm:


- Tổ Toán – Tin (tổ trưởng - Đ/c Nguyễn Thị Hương Giang)
- Tổ Ngữ văn (tổ trưởng - Đ/c Khâu Lê Hà)
- Tổ Ngoại ngữ (tổ trưởng - Đ/c Đinh Thị Thuý
- Tổ Xã hội (tổ trưởng - Đ/c Trần Thị Hường)
- Tổ Sinh – Hoá (tổ trưởng - Đ/c Nông Thị Ngọc Hoa)
- Tổ Lý - TD – (tổ trưởng - Đ/c Bùi Xuân Thái)
QPAN
- Tổ Văn phòng (tổ trưởng - Đ/c Lê Thị Hằng)

+ Tổ chức Đảng: Chi bộ trường THPT Đồng Hỷ


- Bí thư Chi bộ: Đ/c Phạm Mạnh Thuỷ

4. Nhiệm vụ của giáo viên


Theo thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT là về Điều lệ trường Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông các cấp. Trong Thông tư mới này thì nhiệm vụ của giáo viên được
quy định chung với những nội dung như nhau, nên dù là giáo viên chủ nhiệm hay giáo
viên bộ môn học tập đều có nội dung nhiệm vụ như vậy.

7
8
Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo
dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh
trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên
môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
b) Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín
của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn
trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;
đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
c) Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,
đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
d) Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
e) Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
f) Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục,
các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu
sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
g) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức
xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại điều 27, còn có những
nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý lớp học: Giáo viên chủ nhiệm phải quản lý và kiểm soát lớp học, đảm bảo
sự tổ chức và kỷ luật trong lớp học.
b) Điều hành các hoạt động giáo dục: Giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch và tổ
chức các hoạt động giáo dục, bao gồm cả các buổi học, thí nghiệm, bài kiểm tra, trò
chơi và các chương trình giáo dục ngoài giờ học.
c) Chăm sóc và quan tâm đến học sinh: Giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm đến sức
khỏe, sự phát triển và học tập của từng học sinh trong lớp học. Họ phải tạo điều
kiện cho các em học sinh tương tác và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.
d) Liên lạc với phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm phải giữ liên lạc với phụ huynh, cập
nhật thông tin về tình trạng học tập của học sinh và hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ
các em trong quá trình học tập.

9
e) Quản lý hồ sơ học sinh: Giáo viên chủ nhiệm phải quản lý hồ sơ học sinh, bao gồm
các bài kiểm tra, điểm số và báo cáo đánh giá học kỳ. Họ cũng phải cập nhật thông
tin hồ sơ học sinh và bảo vệ thông tin cá nhân của học sinh.
f) Giúp đỡ học sinh trong việc phát triển các kỹ năng xã hội và sự tự tin trong bản
thân: Giáo viên chủ nhiệm phải giúp đỡ các em học sinh phát triển các kỹ năng xã
hội và sự tự tin trong bản thân, bao gồm cả kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột
và tư duy sáng tạo.
g) Định hướng cho tương lai của học sinh: Giáo viên chủ nhiệm phải giúp đỡ học sinh
hiểu rõ về tương lai của mình, đưa ra lời khuyên về các tùy chọn nghề nghiệp và
định hướng cho họ trong hành trình học tập.
5. Các loại hồ sơ giáo viên
- Giáo án - kế hoạch bài dạy - kế hoạch bài giảng
- Kế hoạch giảng dạy
- Phân phối chương trình
- Lịch báo giảng
- Sổ ghi điểm cá nhân
6. Các loại hồ sơ học sinh
- Học bạ của học sinh
- Giấy khai sinh
- Sơ yếu lý lịch trích ngang của học sinh
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
- Phiếu khám sức khỏe định kỳ
- Giấy tờ ưu tiên
7. Cách đánh giá, xếp loại học sinh
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi
đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên,
với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết
quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung
dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp
THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

10
2. Xếp loại hạnh kiểm: Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình
(TB), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ
yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật
tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động
tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em
nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn;
chăm lo giúp đỡ gia đình;
d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc
sống, trong học tập;
e) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
f) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích
cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung
môn Giáo dục công dân.
2. Loại khá: Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt
đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô
giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản
1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp
thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu: Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết
điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện
quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên
nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

11
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an
toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC


Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực
1. Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:
a) Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp Trung học
cơ sở,cấp Trung học phổ thông;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (G), loại khá (K), loại trung bình (TB), loại
yếu (Y), loại kém (Kém).
Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
1. Hình thức đánh giá
a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối
với các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của
học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): nếu đảm bảo ít nhất 1 trong 2 điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với nội dung trong
bài kiểm tra;\
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn
kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): các trường hợp còn lại
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với các môn học
còn lại:
- Đánh giá bằng xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ
học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, động giáo dục quy định trong
Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối
với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang
điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học

12
a) Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét Và đánh giá bằng điểm
số: Nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kỳ,
cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau
mỗi học kỳ, cả năm học;
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả
năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng
khiếu (nếu có).
Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số kiểm tra, đánh giá
1. Các loại kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục,
nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập rèn luyện
của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo
dục phổ thông do Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực
tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành thí nghiệm, sản phẩm học tập;
- Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh
giá thường xuyên quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
b) Kiểm tra, đánh giá định kỳ:
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo
chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ
thông do Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm: kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá
cuối kỳ, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài
thực hành, dự án học tập.
+ Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên
máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút, đề kiểm tra
được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn
học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ
trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước
khi thực hiện.
2. Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ

13
a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1;

b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2;

c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3.
Điều 8. Số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm
1. Trong mỗi học kỳ, số ĐĐGtx, ĐĐGgk và ĐĐGck của một học sinh đối với từng môn
học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) như sau:
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

- Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;

- Môn học có từ trên 35 tiết đến 75 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;

- Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.


b) Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

Trong mỗi học kỳ, 1 môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck.
2. Điểm các bài kiểm tra, đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ
số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
3. Những học sinh không đủ điểm số kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Khoản 1
Điều này nếu có lý do chính đáng thì được kiểm tra, đánh giá bù bài kiểm tra, đánh giá
còn thiếu, với hình thức mức độ kiến thức, kỹ năng và thời gian tương đương. Việc
kiểm tra, đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học.
4. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại
Khoản 1 Điều này mà không có lý do chính đáng hoặc có lý do chính đáng nhưng
không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh
giá còn thiếu.
Điều 9. Kiểm tra, đánh giá các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học
1. Môn học tự chọn:
Việc kiểm tra, đánh giá, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung
bình các môn học thực hiện như các môn học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
Các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham gia tính điểm
trung bình môn học đó.
Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:

14
a) Điểm trung bình môn học kỳ (viết tắt là ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm kiểm
tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và điểm kiểm tra, đánh
giá cuối kỳ với các hệ số quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này như sau:

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck


ĐTBmhk = ——–——————————–————————
Số ĐĐGtx + 5

TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với
ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2.

c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân
thứ nhất khi làm tròn số.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số điểm kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8
và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại cả năm:
- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp
loại Đ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ
II xếp loại CĐ
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học
bạ.
3. Đối với các môn học chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của
học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTB hk) là trung bình cộng của điểm trung bình
môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng điểm số.
2. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân
được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

15
Điều 12. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ
Thuật, phần thực hành môn Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)
1.Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương
trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính,
bị khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.
2. Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy
chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp
dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu
dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.
4. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm
nhạc, môn Mỹ thuật trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm
học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm
học nếu chỉ được miễn học một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã
học để đánh giá, xếp loại cả năm học.
5. Đối với môn GDQP-AN:
Thực hiện “thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012” ban hành
quy định tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn GDQP-AN.
Các trường hợp học sinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra bù bằng lý
thuyết để có đủ cơ số điểm theo quy định
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong
ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của một
trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu đủ các tiêu chuẩn sau đây:

16
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong
ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm
trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức ở từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này
nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại
đó nên học lực bị xét thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do điểm kết quả của duy nhất một
môn học nào đó mà phải xuống loại TB thì được điều chỉnh xếp loại K.

b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do điểm kết quả của duy nhất một
môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại TB.
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do điểm kết quả của duy nhất một
môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại TB.
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do điểm kết quả của duy nhất một
môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
Điều 14. Đánh giá học sinh khuyết tật
1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên
tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương pháp giáo dục hòa nhập, Kết quả
giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu
cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường
nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo
dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá
theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; Không đánh giá những nội dung
môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
3. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả
giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được
yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo
dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật
không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả
thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân.

17
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép,
nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục
hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học môn đánh giá bằng điểm có điểm
trung bình dưới 5,0 hay môn học đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại
lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong
kỳ nghỉ hè nên sẽ bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
3. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật. Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn
học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết
tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch
giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo
dục chung để xét lên lớp.
Điều 16. Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên, nhưng học lực cả năm
học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung bình cả
năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kết quả kiểm tra lại lấy
thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình
các môn cả năm học và xếp loại lại để học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên
lớp.
Điều 17. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học
xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện
do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia
đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư
trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Ủy ban nhân dân xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ
thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại
trung bình thì được lên lớp.

18
Điều 18. Xét công nhận danh hiệu học sinh
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm
loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh
kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
3. Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện
được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
8. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường
8.1.1. Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, GD hướng nghiệp với lớp 11, 12:
- Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp 18 tiết/lớp/năm (sau khi đã tích hợp).
- Hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp lớp 11, 12: 17 tiết/lớp/năm (sau khi đã tích hợp).
8.1.2. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10: Trong chương trình tổng thể theo
chương trình GDPT 2018
8.1.3. Hoạt động giáo dục địa phương:
- Với lớp 11, 12 đưa nội dung giáo dục địa phương lồng ghép trong các bài giảng của
môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD.
- Với lớp 10 thực hiện theo Quyết định 839/UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của
UBND tỉnh Thái Nguyên, công văn 1858/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 19 tháng 8 năm
2022 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên. Kế hoạch thực hiện theo công văn số
5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT.
8.1.4. Hoạt động Giáo dục Nghề phổ thông khối 11: 105 tiết/năm học. Bao gồm 6 nghề:
Móc len, Điện dân dụng, Nhiếp ảnh, Thủ công, Làm hoa, Mĩ thuật.
8.1.5. Hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm sáng tạo gồm các nội dung sau (từng nội
dung có Kế hoạch riêng):
8.1.6. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
8.1.7 Dạy học Stem hoặc trải nghiệm Stem: Các môn Toán, KHTN, Công nghệ Tin học
8.1.8. Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi tối thiểu 10 buổi/môn (30 tiết/môn theo Kế hoạch từng khối
12 và 10,11)
- Phụ đạo học sinh yếu kém: Giao nhiệm vụ phụ đạo HS yếu kém là trách nhiệm của
GV bộ môn. Mỗi GV bộ môn phụ đạo không thu tiền ít nhất 04 buổi/ học kì/ khối lớp;
8.1.9. Hoạt động dạy thêm, học thêm. Hoạt động đảm bảo thực hiện theo đúng các văn
bản quy định.
8.2. Hoạt động chuyên môn
- Từng bước cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn, chú trọng vào thảo luận
bài dài, bài khó, đề kiểm tra, đề thi, tiếp cận hướng mới đề thi TN THPT, góp ý kiến

19
qua các tiết dạy và tiết dự giờ nhằm giúp cho giáo viên từng bước nâng cao hiệu quả
giảng dạy; giảm thiểu công việc mang tính hành chính.

C. Bài học rút ra từ thực tế


Qua thời gian thực tập 03 tuần tại Trường THPT Đồng Hỷ, em đã học tập được rất
nhiều từ các thầy cô BGH nhà trường, các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Sau đợt thực tập, em đã rút ra được một số bài
học kinh nghiệm như sau:
- Nắm được tình hình giáo dục của thành phố Thái Nguyên
- Nắm được đặc điểm tình hình của Trường THPT Đồng Hỷ.
- Nắm được cơ cấu tổ chức của Trường THPT Đồng Hỷ.
- Nắm được nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
- Nắm được các loại hồ sơ chuyên môn theo quy chế ban hành đối với giáo viên phổ
thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nắm được cách đánh giá, xếp loại học sinh.
- Nắm được các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Biết cách ứng xử sư phạm.
● Về chuyên môn:
+ Nắm được các phương pháp dạy học kết hợp ứng dụng CNTT vào việc dạy để phù
hợp với đặc điểm, điều kiện của từng lớp học và trình độ của học sinh.
+ Cần chuẩn bị kỹ giáo án, thiết bị phục vụ cho tiết học khi tới lớp. Sau buổi dự giờ rút
được kinh nghiệm viết phiếu dự giờ, cách nhận xét và đánh giá tiết dự giờ.
+ Tổ chức dạy học theo các bước đã xây dựng trong giáo án hướng tới phát triển phẩm
chất và năng lực của học sinh.
● Về công tác chủ nhiệm:
+ Nắm được mọi thông tin về lớp, biết chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần có
+ Cần thường xuyên có mặt tại lớp, theo dõi học sinh để tìm hiểu tình hình lớp thông
qua đầu giờ truy bài, sổ đầu bài, sổ thanh niên kiểm tra, ban cán sự lớp
+ Thường xuyên giao lưu, nói chuyện với học sinh để tìm hiểu tâm lý học sinh thông
qua thời gian nghỉ giải lao sau mỗi tiết học và cuối buổi học.
+ Nắm rõ các hoạt động của lớp, trường và đoàn để nhắc nhở lớp tham gia đầy đủ và
nhiệt tình.
+ Có sự liên hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và ban cán sự lớp để
nắm rõ tình hình lớp và quản lý lớp tốt hơn.
+ Quán sát chú ý đến các em học sinh trong lớp chủ nhiệm.
+ Thăm hỏi, động viên một số em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt; tuyên dương
những học sinh có ý thức học tập và tham gia hoạt động tốt; khen thưởng những học
sinh đạt các thành tích của trường; kịp thời giải quyết những khó khăn xảy ra.

20
+ Luôn trau dồi phẩm chất và đạo đức nhà giáo.
+ Là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.

Ngày tháng năm 2023


SINH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP GIÁO DỤC
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký tên)

21

You might also like